-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiểm sát dân sự - Luật tố tụng dân sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Kiểm sát dân sự - Luật tố tụng dân sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật tố tụng dân sự 5 tài liệu
Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Kiểm sát dân sự - Luật tố tụng dân sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Kiểm sát dân sự - Luật tố tụng dân sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật tố tụng dân sự 5 tài liệu
Trường: Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Kiểm sát Hà Nội
Preview text:
NHỮNG VĂN BẢN CẦN LƯU Ý ĐỂ HỌC KIỂM SÁT DÂN SỰ BLTTDS năm 2015
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 BLDS năm 2015
Bộ luật Dân sự năm 2015 Nghị quyết số 326/2016/
Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 UBTVQH14
ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội quy định về mức thu, miễn,
giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án
Nghị quyết số 42/2017/QH14
Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày
21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý
nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày
13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao ban hành một số biểu
mẫu trong tố tụng dân sự
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP
Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP ngày
05/5/2017 của Hội đồng Thẩm phán
TAND tối cao hướng dẫn một số quy định
tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật
tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại
đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án TTLT số 02/2016/TTLT-
Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT- VKSNDTC-TANDTC VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016
quy định việc phối hợp giữa VKSND và
TAND trong việc thi hành một số quy định của BLTTDS
Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày
02/20/2016 của Viện trưởng VKSNDTC
ban hành quy chế tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC
Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết 1
các vụ việc dân sự (Ban hành kèm theo
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày
02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Quyết định số 204/QĐ-VKSTC
Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày
01/6/2017 của Viện trưởng VKSNDTC
về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng,
nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp
Quyết định số 379/QĐ-VKSTC
Quyết định số 379/QĐ-VKSTC ngày
10/10/2017 của Viện trưởng VKSNDTC
về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu cơ bản
đánh giá kết quả công tác nghiệp vụ trong
ngành Kiểm sát nhân dân và hướng dẫn thực hiện
Quyết định số 546/QĐ-VKSTC
Quyết định số 546/QĐ-VKSTC ngày
03/12/2018 của Viện trưởng VKSNDTC
ban hành quy định về quy trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải
quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật
và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố
cáo trong hoạt động tư pháp
Quyết định số 399/QĐ-VKSTC
Quy định về quy trình, kỹ năng kiểm sát
bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự
của Tòa án (Ban hành kèm theo Quyết
định số 399/QĐ-VKSTC ngày 06/9/2019
của Viện trưởng VKSNDTC)
Quyết định số 201/QĐ-VKSTC
Quy trình tiếp nhận, phân loại, thụ lý, xử
lý và giải quyết đơn đề nghị xem xét lại
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm
hoặc tái thẩm, ban hành kèm theo Quyết
định số 201/QĐ-VKSTC ngày 20/5/2019 của Viện trưởng VKSNDTC
Quyết định số 458/QĐ-VKSTC
Quyết định số 458/QĐ-VKSTC ngày
04/10/2019 của Viện trưởng VKSNDTC
ban hành Quy định về hướng dẫn hoạt 2
động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm
Quy định số 02/QĐ - VKSTC
Quy định số 02/QyĐ - VKSTC ngày
26/10/2018 về việc Viện trưởng
VKSNDTC xem xét, giải quyết đơn đề
nghị kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái
thẩm đối với trường hợp Viện trưởng
VKSND cấp cao, Viện trưởng
VKSQSTW đã có thông báo không
kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC-V5 Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC-V5 ngày
22/5/2014 về việc lập hồ sơ kiểm sát việc
giải quyết các vụ, việc dân sự
Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC
Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC ngày
19/10/2018 hướng dẫn lập hồ sơ kiểm sát
giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc
kinh doanh thương mại, lao động, phá sản
và xem xét, quyết định áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân
Quyết định số 363/QĐ-VKSTC
Quyết định số 363/QĐ-VKSTC ngày
12/10/2020 của Viện trưởng VKSNDTC
ban hành Quy định về hướng dẫn hoạt
động của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm
Quyết định số 201/QĐ-VKSTC ngày
Quyết định số 201/QĐ-VKSTC
20/5/2019 về việc ban hành việc phân loại
xử lý đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm
bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ……………………. ................. 3 Chương I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ
1.1. Đối tượng, phạm vi của kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự
* Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- Luật Tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 4);
- BLTTDS năm 2015 (Điều 21);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 1, Điều 2 và Điều 3);
a) Vị trí: Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là Công tác kiểm sát việc
giải quyết các vụ án dân sự) là nội dung cơ bản của công tác kiểm sát việc giải
quyết các vụ việc dân sự - lĩnh vực công tác thực hiện chức năng kiểm sát hoạt
động tư pháp của VKSND, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự của
Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
- Đối tượng: là sự tuân thủ pháp luật của các chủ thể sau:
+ Tòa án và người tiến hành tố tụng của Tòa án, bao gồm: Chánh án, Phó
Chánh án, Thẩm phán, Thư ký, Thẩm tra viên.
+ Người tham gia tố tụng và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong
quá trình giải quyết vụ án dân sự. b) Phạm vi: - Phạm vi về thời gian:
+ Từ khi Tòa án thông báo trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự đến khi
không có khiếu nại, kiến nghị hoặc đã có văn bản trả lời khiếu nại, kiến nghị là quyết định cuối cùng.
+ Từ khi Tòa án thông báo thụ lý vụ án dân sự đến khi bản án, quyết định
giải quyết vụ án dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không có kháng
nghị, không có yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại theo quy định của BLTTDS năm 2015.
- Phạm vi về loại vụ án: Kiểm sát các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 26, Điều 28, Điều 30, Điều 32
BLTTDS năm 2015 và khoản 2 Điều 14 BLDS năm 2015.
Có thể tham khảo một số ví dụ và giải thích về từng loại tranh chấp thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án tại các điều 4, 5 và 6 Nghị quyết số
03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC 4
hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định
chung” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- Luật Tổ chức VKSND năm 2014 (Điều 27);
- BLTTDS năm 2015 (Điều 21, Điều 57, Điều 58, điểm c khoản 1 Điều
254, khoản 3 Điều 257, Điều 255, Điều 258, khoản 4 Điều 236, khoản 2 Điều
329, Điều 357, Điều 515, khoản 1 Điều 194, khoản 3 Điều 364);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (Điều 20);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 4, Điều 6);
- Quyết định số 204/QĐ-VKSTC (Mẫu số 10/DS, 20/DS).
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS
Nhiệm vụ, quyền hạn của VKS được quy định tại Điều 4 Quyết định số
364/QĐ-VKSTC và được thực hiện bởi Viện trưởng VKS và Kiểm sát viên. * Lưu ý:
(i) Đối với các quyền yêu cầu của VKS:
+ Có thể được thực hiện ở bất kỳ giai đoạn nào.
+ Một số yêu cầu của VKS thì Tòa án phải thực hiện, ví dụ như yêu cầu
thay đổi Thẩm phán, thay đổi Thư ký phiên tòa, yêu cầu triệu tập người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…Trường hợp Tòa án không thực hiện thì Kiểm
sát viên kháng nghị vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
+ Một số yêu cầu của VKS thì Tòa án có thể xem xét thực hiện hoặc
không thực hiện, ví dụ như yêu cầu Tòa án thu thập, tài liệu chứng cứ…
(ii) Đối với các quyền kiến nghị của VKS với Tòa án
- Hình thức: có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói. Việc
kiến nghị bằng lời nói được thực hiện tại phiên tòa và được Tòa án thực hiện
theo điểm a khoản 1 Điều 28 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
- Đối với kiến nghị của VKS bằng văn bản, phải được thực hiện theo mẫu
số 10/DS và mẫu số 20/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC
và pháp luật quy định trách nhiệm trả lời của Tòa án như sau:
+ Kiến nghị quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm
quyền; các kiến nghị quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc việc không ra 5
quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; các kiến nghị
văn bản trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, quyết định giữ nguyên việc trả lại
đơn khởi kiện, đơn yêu cầu; kiến nghị quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo
thủ tục rút gọn; kiến nghị quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao…
BLTTDS 2015 đã quy định Tòa án có trách nhiệm giải quyết trong một thời hạn
cụ thể và phải gửi quyết định giải quyết kiến nghị cho VKS.
+ Đối với kiến nghị Tòa án cùng cấp và cấp dưới khắc phục vi phạm pháp
luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, TTLT số 02/2016/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC đã quy định Tòa án có trách nhiệm trả lời bằng văn bản
trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của VKS. Trường hợp
vụ việc phức tạp, cần có thêm thời gian thì Tòa án có văn bản thông báo lý do
cho VKS biết và trả lời cho VKS trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được
kiến nghị (khoản 3 Điều 35 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC).
+ Đối với kiến nghị tổng hợp Tòa án khắc phục vi phạm theo Điều 6
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC trong quá trình giải quyết các vụ án, vụ việc,
Kiểm sát viên phải xây dựng văn bản kiến nghị, báo cáo Lãnh đạo VKS ký văn
bản theo Mẫu số 10/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC. Tại
văn bản kiến nghị, VKS có thể nêu rõ thời hạn trả lời, nếu hết thời hạn mà Tòa
án không trả lời thì báo cáo VKS cấp trên để kiến nghị. Tòa án có trách nhiệm
trả lời theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Tổ chức VKSND năm 2014.
+ Kiểm sát viên cần theo dõi, đôn đốc việc các cơ quan, tổ chức trả lời
kiến nghị của VKS. Trường hợp cơ quan, tổ chức không trả lời hoặc không khắc
phục vi phạm theo kiến nghị của VKS thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn
vị, lãnh đạo VKS để tiếp tục có văn bản kiến nghị tổng hợp vi phạm.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng VKSND
Viện trưởng VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 57
BLTTDS năm 2015 và khoản 1 Điều 20 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC. * Lưu ý:
- Viện trưởng trực tiếp hoặc ủy nhiệm cho một Phó Viện trưởng thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi Viện trưởng vắng mặt (trừ quyết định kháng nghị);
- Viện trưởng khi quyết định việc kháng nghị thì thực hiện theo Điều 2
TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
1.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên
Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo Điều 58 BLTTDS năm
2015 và Điều 20 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC. 6
Lưu ý: Kiểm sát viên có thể có Kiểm tra viên giúp việc theo Điều 59
BLTTDS năm 2015 và theo phân công. Tại phiên tòa, Kiểm tra viên có thể thực
hiện các hoạt động có tính chất hỗ trợ, giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự, nhưng Kiểm tra viên chỉ có tư cách “tham dự
phiên tòa”, không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa.
1.3. Phân công, thay đổi Kiểm sát viên
* Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (Điều 60, 61, 62);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (Điều 24, Điều 25);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 5, Điều 9);
- Quyết định số 204/QĐ-VKSTC (Mẫu số 01/DS, 02/DS, 03/DS, 04/DS).
Nội dung công việc:
1.3.1. Phân công Kiểm sát viên
- Thời điểm phân công: Việc phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc giải
quyết vụ án dân sự phải được thực hiện trong mọi trường hợp, sau khi nhận
được Thông báo thụ lý vụ án hoặc văn bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án. Tùy
từng trường hợp mà Viện trưởng VKS quyết định phân công Kiểm sát viên khác
hoặc Kiểm sát viên đã kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự tham gia phiên tòa
nếu vụ án thuộc trường hợp VKS phải tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 21 BLTTDS 2015.
- Thẩm quyền: Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy quyền.
- Hình thức: Quyết định phân công được thực hiện theo Mẫu số 01/DS và
số 03/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC và được lưu hồ sơ kiểm sát.
- Trình tự, thủ tục: Thực hiện theo Điều 24 TTLT số 02/2016/TTLT-
VKSNDTC-TANDTC và Điều 5, khoản 1 Điều 9 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC. * Lưu ý:
- Trường hợp phân công nhiều Kiểm sát viên kiểm sát việc giải quyết vụ
án dân sự thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ
đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn (Điều 83 Luật Tổ chức VKSND năm
2014). Trường hợp các Kiểm sát viên được phân công có ngạch ngang bằng
nhau thì Viện trưởng VKS cần chỉ định rõ Kiểm sát viên nào là người chịu trách nhiệm chính. 7
- Trường hợp Viện trưởng VKS trực tiếp tham gia phiên tòa thì Viện
trưởng trực tiếp hoặc ủy quyền cho một Phó Viện trưởng ký Quyết định phân
công Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, phiên họp. Phó Viện trưởng ký quyết
định phân công phải ghi rõ là “ký thay Viện trưởng” (khoản 1 Điều 5 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC).
1.3.2. Thay đổi Kiểm sát viên
- Căn cứ: Viện trưởng VKS phải thay đổi Kiểm sát viên kiểm sát việc giải
quyết vụ án dân sự hoặc Kiểm sát viên tham gia phiên tòa khi có căn cứ theo
quy định tại Điều 60 BLTTDS năm 2015.
- Thẩm quyền thay đổi: Điều 62 BLTTDS năm 2015
- Hình thức: Quyết định thay đổi Kiểm sát viên được lập theo Mẫu số
02/DS và 04/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC và được lưu hồ sơ kiểm sát.
- Trình tự, thủ tục: Việc thay đổi Kiểm sát viên được thực hiện theo Điều
62 BLTTDS năm 2015, Điều 25 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-
TANDTC và Điều 5 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC. Cụ thể như sau:
+ Trước phiên tòa: Thực hiện theo khoản 2 Điều 25 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC;
+ Tại phiên tòa: Thực hiện theo khoản 2 Điều 62 BLTTDS năm 2015,
khoản 3 Điều 25 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC, trừ trường
hợp có Kiểm sát viên dự khuyết ngay từ đầu. * Lưu ý:
- Khi tiến hành thay đổi Kiểm sát viên, VKS đồng thời phải kiểm sát căn
cứ, trình tự thủ tục tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên của
Tòa án theo các điều 60, 61, 62 BLTTDS năm 2015 và Điều 25 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
- Trường hợp Tòa án hoặc đương sự yêu cầu thay đổi Kiểm sát viên mà
Viện trưởng VKS không chấp nhận thay đổi thì gửi cho Tòa án văn bản thông
báo không thay đổi Kiểm sát viên có nêu rõ lý do.
- Tham khảo giải thích về căn cứ thay đổi người tiến hành tố tụng tại Điều
13 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm
phán TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất
“Những quy định chung” của BLTTDS đã được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS.
1.4. Lập hồ sơ kiểm sát 8
Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của * Viện trưởng VKSNDTC
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 12);
- Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC-V5;
- Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC.
Nội dung công việc: 1.4.1. Lưu ý chung
- Thời điểm lập hồ sơ kiểm sát: Mọi trường hợp sau khi được phân công
kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự, Kiểm sát viên đều phải lập hồ sơ kiểm sát.
- Về hình thức: Bìa hồ sơ theo mẫu của Ngành. Tài liệu được đánh số thứ tự,
ghi mục lục hồ sơ và sắp xếp các tài liệu theo trình tự thời gian, đóng dấu bút lục
của VKS ở góc phải phía trên cùng của từng trang, theo thứ tự từ 01 đến cuối cùng
của tập cuối cùng. Người lập hồ sơ ghi ngày, tháng, năm kết thúc, có chữ ký, ghi rõ họ và tên.
- Về bố cục, nội dung và việc quản lý, bảo quản hồ sơ: Hồ sơ kiểm sát
được lập, quản lý, sử dụng và bảo quản theo Hướng dẫn số 27/HD-VKSTC-V5
và Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC.
1.4.2. Kỹ năng lập hồ sơ kiểm sát
a) Bước 1: Trích cứu hồ sơ, dự thảo những văn bản cần thiết
- Đầu tiên, cần trích tóm tắt loại vụ việc, quan hệ pháp luật tranh chấp, các
đương sự để có cái nhìn tổng quát về hồ sơ vụ án.
- Tiếp đến đi sâu vào trích hồ sơ theo 4 loại: Nguyên đơn; bị đơn; người
có quyền và nghĩa vụ liên quan; ý kiến khác của người làm chứng, cơ quan tổ
chức, cá nhân có liên quan. Việc trích nên thể hiện một bên là yêu cầu, ý kiến,
lời trình bày của đương sự, cột bên kia là chứng cứ chứng minh và nêu bút lục
kèm theo. Khi trích cứu phải trích đầy đủ những nội dung chủ yếu, cần thiết, có
thể trích tóm tắt hoặc trích nguyên văn nhưng phải đảm bảo đủ ý và phải bảo
đảm tính trung thực, khách quan. Những nội dung trích quan trọng, cần phải
đánh dấu (in đậm hoặc gạch chân…). Việc trích cứu trong điều kiện hiện nay
cần được trích bằng dữ liệu word (sau đó in ra) để thể hiện rõ ràng, dễ theo dõi
và còn tận dụng dữ liệu này làm báo cáo duyệt án và bài phát biểu…
Quá trình trích cứu, Kiểm sát viên có thể trích dẫn điều luật hoặc copy
văn bản liên quan đến giải quyết vụ án giúp Kiểm sát viên có căn cứ pháp luật
khi phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật và đề xuất quan điểm giải quyết vụ án. 9
Lưu ý: Hiện nay không ít Kiểm sát viên được phân công nghiên cứu hồ sơ
chưa quan tâm đúng mức việc trích cứu nội dung tài liệu, chứng cứ (nhất là lời
khai của các đương sự) mà chủ yếu là photocopy tất cả tài liệu, chứng cứ trong
hồ sơ vụ án do Tòa án lập. Ngoài ra, Kiểm sát viên thường chỉ photo mặt chính
của tài liệu nhưng có tài liệu có thông tin liên quan được ghi hoặc thể hiện ở mặt
sau của tài liệu nhưng không được photo dẫn đến bỏ sót thông tin liên quan.
Thực trạng này dẫn đến hệ quả là Kiểm sát viên tham gia phiên tòa có thể không
nhận định, đánh giá đúng giá trị chứng minh của chứng cứ với tình tiết của vụ án
hoặc mối liên hệ giữa chứng cứ này với chứng cứ khác của vụ án. Do đó, cần
chú trọng kết hợp trích cứu nội dung tài liệu trong hồ sơ với việc sao chụp các tài liệu đó.
b) Bước 2: Sao chụp tài liệu, chứng cứ cần thiết để xây dựng hồ sơ kiểm sát
- Việc trích cứu hồ sơ kiểm sát là để phục vụ cho việc nghiên cứu, giải
quyết án, tránh sao chụp quá nhiều tài liệu, chứng cứ. Song thông thường chỉ
trích cứu những nội dung cơ bản, không trích cứu hết được toàn thể tài liệu,
chứng cứ. Ngoài ra, việc nghiên cứu đánh giá chứng cứ có thể có sự khác nhau
giữa người xây dựng hồ sơ kiểm sát và Kiểm sát viên tham gia xét xử, nên cần
phải sao chụp những loại tài liệu, chứng cứ cần thiết kèm theo.
- Lưu ý đối với loại chứng cứ điện tử như tập tin ghi âm, ghi hình, hình
ảnh… thể hiện dưới dạng file mềm (ghi âm, ghi hình) cũng xuất hiện ngày càng
nhiều hiện nay nên cần chú ý sao chép lưu trữ trong máy tính, chỉ in ra giấy
(hình ảnh) hoặc lưu trữ bằng USB hoặc đĩa DVD để đưa vào hồ sơ kiểm sát khi thật sự cần thiết.
c) Bước 3: Bố cục, thứ tự sắp xếp hồ sơ
- Trên cơ sở những tài liệu, chứng cứ được sao chụp hoặc được cung cấp,
người xây dựng hồ sơ phải thiết lập bìa hồ sơ theo mẫu chung của toàn ngành,
trong đó sắp xếp tài liệu, chứng cứ sao cho phục vụ tốt việc tham gia phiên tòa,
theo từng đương sự, Tòa án, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan (như UBND, cơ
quan giám định…) và được đánh số bút lục.
- Lập danh mục tài liệu, lưu ý phải có cột đối chiếu giữa bút lục của tài
liệu trong hồ sơ kiểm sát với bút lục của tài liệu đó trong hồ sơ chính. Chú ý ghi
chú những tài liệu nào còn thiếu phải bổ sung, những tài liệu phát sinh để tránh
bỏ sót trong quá trình kiểm sát. Kết thúc quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ
án, Kiểm sát viên xác nhận những tài liệu đã có trong hồ sơ kiểm sát, đánh số
thứ tự, ghi mục lục hồ sơ. * Lưu ý: 10
- Hồ sơ kiểm sát vụ án ở cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm: Có
thể do Kiểm sát viên của VKS cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm
nghiên cứu và tự mình lập từ đầu hoặc lập trên cơ sở hồ sơ kiểm sát của cấp
dưới (VKS cấp trên có yêu cầu thì VKS cấp dưới chuyển ngay hồ sơ kiểm sát
lên VKS cấp trên nhằm bảo đảm thời hạn giải quyết. VKS cấp trên tiến hành sao
y đối với những tài liệu cần thiết để đưa vào hồ sơ kiểm sát cấp phúc thẩm hoặc
giám đốc thẩm, tái thẩm. Sau khi giải quyết xong, VKS cấp trên hoàn trả lại hồ
sơ kiểm sát cho cấp dưới lưu trữ).
- Có thể áp dụng số hóa hồ sơ để thực hiện lập hồ sơ kiểm sát.
1.5. Nghiên cứu hồ sơ vụ án và báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án
* Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (khoản 2 Điều 220, Điều 292, khoản 3 Điều 318,
khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (Điều 5);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (các điều 19, 20, 30, 31, 38, 43 và 44).
Nội dung công việc:
a) Các trường hợp nghiên cứu hồ sơ:
- Nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa: Tòa án chủ động chuyển hồ sơ
cho VKS nghiên cứu theo khoản 2 Điều 220, Điều 292, khoản 3 Điều 318,
khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS năm 2015.
- Nghiên cứu hồ sơ để xem xét, quyết định việc kháng nghị: VKS ban
hành văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ theo quy định tại Điều 5 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
b) Nhiệm vụ khi nghiên cứu hồ sơ
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án;
- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong quá
trình Tòa án giải quyết vụ án;
- Xem xét, đánh giá tài liệu, chứng cứ để hình thành quan điểm của Kiếm
át viên về việc giải quyết vụ án.
c) Người nghiên cứu hồ sơ
Kiểm sát viên trực tiếp nghiên cứu hồ sơ hoặc tổ chức cho Kiểm tra viên,
Kiểm sát viên khác được phân công nghiên cứu hồ sơ. 11
d) Thời hạn nghiên cứu hồ sơ
- Trường hợp nghiên cứu hồ sơ để tham gia phiên tòa: thời hạn nghiên
cứu hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 220, Điều 292, khoản 3 Điều
318, khoản 2 Điều 323, khoản 2 Điều 336, Điều 357 BLTTDS năm 2015.
- Trường hợp nghiên cứu hồ sơ để xem xét, quyết định việc kháng nghị:
thời hạn nghiên cứu hồ sơ thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1, điểm a
khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 5 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC.
đ) Yêu cầu đối với việc nghiên cứu hồ sơ:
- Nghiên cứu kỹ, toàn diện tất cả tài liệu có trong hồ sơ;
- Nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ trong mối liên hệ với nhau;
- Khách quan trong nghiên cứu (không có định kiến trước với tài liệu,
chứng cứ nào; không mặc định trước hướng xử lý trước khi nghiên cứu…).
e) Một số phương pháp nghiên cứu hồ sơ:
- Phân loại tài liệu, chứng cứ thành từng nhóm (tài liệu, chứng cứ liên
quan đến người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp hoặc do Tòa án thu thập; tài liệu, chứng
cứ liên quan đến kháng cáo hoặc kháng nghị…); có thể nghiên cứu tài liệu,
chứng cứ theo từng yêu cầu của các đương sự để làm rõ căn cứ của các yêu cầu đó.
- Nghiên cứu tuần tự từng loại tài liệu, chứng cứ;
- Nghiên cứu theo vấn đề (tố tụng, nội dung) và sử dụng đồng thời các
loại tài liệu, chứng cứ liên quan đến vấn đề đó.
g) Các hồ sơ cần nghiên cứu và các tài liệu cần nghiên cứu trong hồ sơ
(i) Hồ sơ trong giai đoạn sơ thẩm: Thực hiện Điều 19 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC;
(ii) Hồ sơ trong giai đoạn phúc thẩm: Thực hiện Điều 30 và Điều 38
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC;
(iii) Hồ sơ trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm: Thực hiện Điều 43
Quyết định số 364/QĐ-VKSTC.
h) Báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án
Kiểm sát viên thực hiện báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án theo Điều
20, Điều 31 và Điều 44 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC.
1.6. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và báo cáo kết quả xét xử 12
* Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (Điều 232, Điều 294, Điều 320, Điều 338);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (Điều 27);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (các điều 25, 39 và 52);
- Quyết định số 458/QĐ-VKSTC (Điều 37);
- Quyết định số 204/QĐ-VKSTC (Mẫu số 21/DS, Mẫu số 41/DS). Nội dung công việc: a) Tham gia phiên tòa
- Kiểm sát viên phải có mặt tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm theo quy định tại Điều 232, Điều 294, Điều 320, Điều 338
BLTTDS năm 2015 và Điều 27 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC.
- Trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm mà Kiểm sát viên
không thể có mặt tại phiên tòa thì báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện cử
Kiểm sát viên dự khuyết thay thế; trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết
thì báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để thông báo cho Tòa án biết.
- Tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm mà Kiểm sát viên không thể tiếp tục
tham gia thì đề nghị Hội đồng xét xử cho Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại
phiên tòa từ đầu thay thế. Đối với phiên tòa phúc thẩm có kháng nghị của VKS,
trường hợp không có Kiểm sát viên dự khuyết hoặc Kiểm sát viên dự khuyết
không có mặt tại phiên tòa từ đầu thì Kiểm sát viên đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa.
Lưu ý: Khoản 3 Điều 59 BLTTDS năm 2015 quy định Kiểm tra viên có
nhiệm vụ “giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự”, có nghĩa là Kiểm tra viên được có mặt tại phiên tòa để thực hiện các
hoạt động có tính chất hỗ trợ, giúp Kiểm sát viên được phân công kiểm sát việc
tuân theo pháp luật tại phiên tòa. Tuy nhiên, Kiểm tra viên chỉ có tư cách “tham
dự phiên tòa”, không được thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa.
b) Báo cáo kết quả xét xử
Sau phiên tòa, Kiểm sát viên thực hiện việc báo cáo kết quả xét xử theo
các điều 25, 39 và 52 Quyết định số 364/QĐ-VKSTC và theo Mẫu số 21/DS,
Mẫu số 41/DS Quyết định số 204/QĐ-VKSTC và lưu hồ sơ kiểm sát. 13
1.7. Xử lý việc khiếu nại, tố cáo trong quá trình kiểm sát việc giải quyết vụ án dân sự
* Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (Chương XLI);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 7);
- Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12;
- Quyết định số 546/QĐ-VKSTC.
Nội dung công việc:
1.7.1. Tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo
Việc tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo thực hiện theo Chương III
Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12.
1.7.2. Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
VKS tiến hành kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiến
hành tố tụng của Tòa án theo Điều 515 BLTTDS năm 2015, Chương V Quyết
định số 51/QĐ-VKSTC-V12 và Chương IV Quyết định số 546/QĐ-VKSTC.
1.7.3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của VKS thực hiện theo Điều
504 và Điều 512 BLTTDS năm 2015.
Thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo Chương XLI
BLTTDS năm 2015, Chương IV Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 và Chương
II, Chương III Quyết định số 546/QĐ-VKSTC. * Lưu ý:
Trường hợp khiếu nại đã được giải quyết đúng pháp luật, nhưng người
khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại nên đã tố cáo người
giải quyết khiếu nại thì chỉ thụ lý tố cáo khi người tố cáo cung cấp được thông
tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho nội dung tố cáo. 14 Chương II
KIỂM SÁT VIỆC TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN
2.1. Kiểm sát văn bản trả lại đơn khởi kiện
*Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (Điều 192);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (Điều 21);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 8);
- Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC.
Nội dung công việc:
2.1.1. Tiếp nhận, vào sổ thụ lý
- Ngay sau khi nhận được văn bản nêu lý do trả lại đơn khởi kiện có kèm
theo tài liệu, chứng cứ (nếu có), Kiểm sát viên hoặc cán bộ thụ lý vào sổ thụ lý
kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện (ghi đúng, đầy đủ các cột mục theo mẫu và
theo hướng dẫn, tránh tẩy xóa, nhầm lẫn) để xác định ngày nhận được văn bản
về việc trả lại đơn khởi kiện. Từ đó có cơ sở để thực hiện các quyền tiếp theo của VKS.
- Kiểm sát viên hoặc cán bộ thụ lý báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện
để phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
2.1.2. Lập hồ sơ kiểm sát và nghiên cứu tài liệu đã nhận
Kiểm sát viên sau khi được phân công kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện
của Tòa án có trách nhiệm tiến hành lập hồ sơ kiểm sát và lập phiếu kiểm sát
việc trả lại đơn khởi kiện. a) Lập hồ sơ kiểm sát:
Việc lập hồ sơ kiểm sát được thực hiện theo Hướng dẫn số 28/HD-VKSTC. b) Lập phiếu kiểm sát
Kiểm sát viên phải tiến hành lập phiếu kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện
để theo dõi vi phạm của Tòa án như: Về thời hạn gửi thông báo trả lại đơn khởi
kiện; về nội dung thông báo trả lại đơn khởi kiện; ý kiến của Kiểm sát viên về
việc Tòa án đã ra văn bản trả lại đơn khởi kiện có vi phạm không, nếu vi phạm thì đó là vi phạm gì. 15
c) Nghiên cứu tài liệu, chứng cứ
Khi nghiên cứu các tài liệu, chứng cứ, Kiểm sát viên cần chú ý kiểm sát các vấn đề sau:
- Kiểm tra về thời hạn gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện: Theo quy định tại
khoản 2 Điều 192 BLTTDS năm 2015, thời điểm VKS kiểm sát văn bản trả lại đơn
khởi kiện là thời điểm ngay sau khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu
chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. Vì vậy, khi có cơ sở phát hiện thời điểm
người khởi kiện đã nhận được văn bản nêu lý do trả lại đơn khởi kiện cách xa thời
điểm VKS nhận được thì Tòa án có thể đã vi phạm thời hạn gửi văn bản.
- Kiểm tra về hình thức văn bản trả lại đơn khởi kiện: Theo quy định của
pháp luật, văn bản trả lại đơn khởi kiện phải đảm bảo theo Mẫu số 27-DS (Thông
báo trả lại đơn khởi kiện) ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
- Kiểm tra nội dung văn bản nêu rõ lý do trả lại đơn khởi kiện: Kiểm sát
viên cần kiểm tra lý do trả lại đơn khởi kiện mà Thẩm phán đã nêu trong thông báo
trả lại đơn khởi kiện có thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản
1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 không? Nếu không thuộc một trong các trường
hợp được quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 thì việc trả lại đơn
khởi kiện được coi là không có căn cứ pháp luật. Nếu thuộc một trong những
trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 thì đó là
trường hợp nào? Kiểm sát viên cần đánh giá việc Thẩm phán vận dụng điểm,
khoản của điều luật đã đúng tinh thần của điều luật chưa, cũng như việc áp dụng
pháp luật. Các trường hợp trả lại đơn khởi kiện được hướng dẫn cụ thể tại các
điều 2, 3, 4, 5 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP. Lưu ý các trường hợp Tòa án
phải thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP.
Tình huống 1 về việc trả lại đơn khởi kiện:
Ông A và bà B khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông C tháo dỡ
tài sản và trả lại nhà, đất mà ông C đang chiếm dụng. TAND huyện Q đã xác
định mối quan hệ tranh chấp trong vụ án này là tranh chấp “Quyền sử dụng
đất” buộc phải có thủ tục hòa giải ở cơ sở mới tiếp tục giải quyết vụ án nên
Tòa án đã Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện.
Quá trình kiểm sát: Qua công tác kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện của
TAND thì VKS cùng cấp xác định đây không phải là quan hệ tranh chấp
“Quyền sử dụng đất” mà là tranh chấp “ Đòi lại tài sản là nhà và đất bị chiếm
dụng”, thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp
không phải là điều kiện khởi kiện vụ án. Do đó VKS đã ban hành kiến nghị
yêu cầu TAND huyện xem xét lại Thông báo trả lại đơn khởi kiện, việc Tòa 16
án căn cứ vào khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 dẫn đến việc áp dụng
điểm b khoản 1 Điều 192 BLTTDS để ra Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho
người khởi kiện sau khi nhận đơn khởi kiện là không đúng theo quy định pháp luật.
Tình huống 2 về việc trả lại đơn khởi kiện:
Ngày 29/1/2019, TAND thành phố A nhận được Đơn khởi kiện của
chị B yêu cầu chia thừa kế là nhà, công trình gắn liền với quyền sử dụng
đất. Đơn ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tại Khoản 4, Điều 189
BLTTDS. Ngày 13/02/2019, Tòa án ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung
đơn khởi kiện số 02/TB-TA gồm: Nộp bản sao Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất hoặc Văn bản xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác
nhận chủ sử dụng diện tích đất yêu cầu chia thừa kế. Ngày 22/2/2019, Tòa
án ra Thông báo trả lại đơn khởi kiện số 13/TB-TA vì: Người khởi kiện
không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
Quá trình kiểm sát: Đơn khởi kiện đã thể hiện đầy đủ các nội dung
chính theo khoản 4 Điều 189 BLTTDS năm 2015 và trình bày lý do không
thể giao nộp tài liệu này do bị đơn đang quản lý và đề nghị Tòa án thu thập.
Mặc dù vậy, Tòa án lại ra Thông báo với tiêu đề “yêu cầu sửa đổi, bổ sung
đơn khởi kiện”, nhưng nội dung lại không thể hiện yêu cầu bổ sung đơn
khởi kiện mà lại yêu cầu chị B giao nộp “bản sao Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất...hoặc Văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước...xác nhận chủ
sử dụng diện tích đất ...chia thừa kế”, là mâu thuẫn. Chị B không thể nộp tài
liệu này, Tòa án đã căn cứ khoản 1 Điều 193 BLTTDS năm 2015 xác định
đây không thuộc trường hợp phải yêu cầu, sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện và
trả đơn khởi kiện là vi phạm khoản 5 Điều 189 BLTTDS và mục 5 Giải đáp
một số vấn đề về hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự số 01/GĐ-
TANDTC ngày 25/7/2016 của TANDTC.
- Kiểm tra xem họ và tên đương sự, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện nay,
những thông tin cơ bản của đương sự như tuổi, quốc tịch, nơi ở, nơi thường trú,
… bước đầu có thể xác định được thông tin cá nhân của người khởi kiện, đối
tượng khởi kiện là gì,… Qua đó, Kiểm sát viên có thể xác định được thẩm quyền
của Tòa án trong việc xem xét đơn khởi kiện có đúng thẩm quyền hay không.
Nếu có tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc đơn khiếu nại về việc trả lại đơn
khởi kiện của người khởi kiện thì Kiểm sát viên nghiên cứu để xác định rõ hơn
lý do trả lại đơn khởi kiện của Tòa án có đúng quy định của pháp luật không. 17
- Trường hợp lý do trả lại đơn là do đã quá thời hạn ghi trong Thông báo
yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện mà người khởi kiện, người yêu cầu
không sửa đổi bổ sung, tài liệu chứng cứ hoặc có sửa đổi, bổ sung nhưng không
đủ hoặc không đúng yêu cầu của Tòa án thì cần chú ý: Xác định theo căn cứ của
pháp luật tố tụng và nội dung thì những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án yêu cầu
người khởi kiện, người yêu cầu sửa đổi, bổ sung là có căn cứ hay không?
Trường hợp thiếu thì có thể thụ lý để giải quyết thì có đúng quy định pháp luật
hay không? Việc Tòa án yêu cầu người khởi kiện, người yêu cầu sửa đổi, bổ
sung tài liệu, chứng cứ có hợp lý không, bởi nhiều trường hợp Tòa án yêu cầu
bổ sung những chứng cứ mà người khởi kiện, người yêu cầu không thể nào bổ
sung được (như trường hợp tài liệu, chứng cứ đang thuộc sự quản lý của cơ quan
có thẩm quyền, người khởi kiện, người yêu cầu không thể nào nào cung cấp cho
Tòa án được mà chỉ trong quá trình giải quyết vụ án sau khi Tòa án thụ lý đương
sự mới có thể yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ đối với những chứng cứ không
thể tự mình thu thập được). Nếu phát hiện vi phạm trong trả lại đơn, VKS có
kiến nghị yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu
của người khởi kiện, người yêu cầu và tiến hành giải quyết vụ án.
2.1.3. Yêu cầu Tòa án cho sao chụp tài liệu, chứng cứ; nhận tài liệu,
chứng cứ từ người khởi kiện (nếu có) và nghiên cứu tài liệu, chứng cứ đó
Nếu thấy các tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ để kiểm sát thì VKS mượn và tự
sao chụp tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán đã trả lại cho người khởi kiện được lưu
tại Tòa án theo Điều 21 của TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC -TANDTC.
VKS cũng có thể nhận tài liệu, chứng cứ về việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện
từ người khởi kiện nếu người khởi kiện cung cấp cho VKS.
2.1.4. Báo cáo kết quả nghiên cứu và đề xuất hướng xử lý
- Về hình thức báo cáo, Kiểm sát viên phải báo cáo kết quả kiểm sát văn
bản trả lại đơn khởi kiện và đề xuất phương hướng giải quyết (nếu có) với Viện
trưởng VKSND bằng văn bản theo Mẫu số 13/DS ban hành kèm theo Quyết
định số 204/QĐ-VKSTC. Báo cáo có chữ ký của Kiểm sát viên, người nghiên
cứu. Bản báo cáo, đề xuất này phải được lưu trong hồ sơ kiểm sát.
Trường hợp cần thiết, ngoài việc báo cáo và đề xuất bằng văn bản, Kiểm
sát viên còn có thể gặp trực tiếp lãnh đạo để giải thích thêm (báo cáo bổ sung)
các nội dung đã nêu trong báo cáo.
- Về nội dung báo cáo, Kiểm sát viên báo cáo những vấn đề sau:
+ Ngày nhận được văn bản nêu lý do trả lại đơn khởi kiện; 18
+ Tóm tắt nội dung vụ việc và việc trả lại đơn khởi kiện, lý do trả lại đơn khởi kiện;
+ Quan điểm của Kiểm sát viên về việc Tòa án trả lại đơn khởi kiện đúng
hay sai. Nếu sai thì cụ thể sai như thế nào, căn cứ pháp lý? Có cần phải kiến
nghị Tòa án về việc trả lại đơn khởi kiện không?
Trường hợp đủ căn cứ thì Kiểm sát viên dự thảo văn bản kiến nghị việc
trả lại đơn khởi kiện và báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định;
+ Ngoài ra có vi phạm gì để kiến nghị khắc phục hay không?
Trên cơ sở xác định các vi phạm về thời hạn gửi, vi phạm về hình thức,
nội dung văn bản trả lại đơn khởi kiện và các vi phạm khác, Kiểm sát viên tập
hợp các vi phạm đã xác định được, đồng thời đánh giá mức độ các vi phạm, ghi
vào phiếu kiểm sát đã lập trước đó và đề xuất Viện trưởng ban hành văn bản
kiến nghị Tòa án khắc phục khi phát hiện các vi phạm pháp luật trong việc trả lại đơn khởi kiện.
2.2. Kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện (kiến nghị lần 1) và kiểm sát
việc giải quyết kiến nghị
Văn bản quy phạm pháp luật và quy định của Viện trưởng VKSNDTC
- BLTTDS năm 2015 (Điều 194);
- TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC (khoản 3 Điều 24, Điều 25, Điều 26);
- Quyết định số 364/QĐ-VKSTC (Điều 9);
- Quyết định số 204/QĐ-VKSTC (Mẫu số 20/DS)
Nội dung công việc:
2.2.1. Kiến nghị việc trả lại đơn khởi kiện (kiến nghị lần 1)
a) Xây dựng bản kiến nghị:
- Thẩm quyền kiến nghị: Viện trưởng hoặc Kiểm sát viên cùng cấp với
Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
Lưu ý: Do thẩm quyền ra văn bản trả lại đơn khởi kiện là Thẩm phán nên
đối với kiến nghị lần 1 có thể để Kiểm sát viên ký với tư cách độc lập của mình.
- Thời hạn kiến nghị: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn
bản trả lại đơn khởi kiện của Tòa án gửi đến, VKS phải có kiến nghị Tòa án. 19
- Về hình thức kiến nghị, Kiểm sát viên phải bảo đảm đúng theo biểu mẫu
về kiến nghị khắc phục vi phạm pháp luật của VKSND tối cao ban hành (Mẫu
số 20/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC).
- Thủ tục kiến nghị: Kiểm sát viên dự thảo văn bản kiến nghị việc trả lại
đơn khởi kiện theo mẫu và báo cáo Lãnh đạo Viện xem xét, quyết định. Văn bản
kiến nghị gửi đến Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn theo quy định.
- Về nội dung kiến nghị, Kiểm sát viên phải chỉ rõ vi phạm của Tòa án,
nêu căn cứ pháp lý một cách cụ thể, có thể trích dẫn điều khoản,...
b) Chuẩn bị bài phát biểu để tham gia phiên họp xem xét, giải quyết kiến
nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
Về nội dung và hình thức bài phát biểu, Kiểm sát viên phải bảo đảm đúng
theo Mẫu số 23/DS ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC.
2.2.2. Kiểm sát việc giải quyết kiến nghị a) Trước phiên họp
- VKS gửi cho Tòa án quyết định phân công Kiểm sát viên tham gia phiên
họp theo khoản 3 Điều 24 TTLT số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC.
- Kiểm sát việc Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho VKS cùng cấp về
ngày mở phiên họp xem xét, giải quyết kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện
ngay sau khi quyết định mở phiên họp theo quy định tại khoản 2 Điều 12 TTLT
số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC. Thời hạn giải quyết kiến nghị về việc
trả lại đơn khởi kiện ghi trong thông báo mở phiên họp phải trong 05 ngày kể từ
ngày Tòa án nhận được văn bản kiến nghị. Nếu quá thời hạn 05 ngày thì Tòa án
bị xem là vi phạm về thời hạn giải quyết kiến nghị.
- Kiểm sát viên cũng cần kiểm tra tư cách Thẩm phán được phân công
xem xét, giải quyết kiến nghị (không phải là Thẩm phán đã trả lại đơn khởi
kiện). Nếu phát hiện vi phạm thì kiến nghị để khắc phục ngay.
- Nếu Kiểm sát viên vắng mặt không thể tham gia phiên họp thì báo cáo
Lãnh đạo Viện để báo cho Tòa án biết. b) Tại phiên họp
- Tại phiên họp, Kiểm sát viên có quyền tiến hành kiểm sát những nội dung sau:
(1) Thành phần tham gia phiên họp: Theo khoản 3 Điều 194 BLTTDS
năm 2015. Trường hợp có kiến nghị của VKS mà không có mặt Kiểm sát viên
thì Tòa án phải hoãn phiên họp. Kiểm sát viên kiểm sát thành phần phiên họp
phải xác định đúng thành phần được ghi trong thông báo mở phiên họp. 20