-
Thông tin
-
Quiz
Kiểm tra chất lượng nước rửa tay khô của công ty AVCO - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kiểm tra chất lượng nước rửa tay khô của công ty AVCO - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Kiểm tra chất lượng nước rửa tay khô của công ty AVCO - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kiểm tra chất lượng nước rửa tay khô của công ty AVCO - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181) 475 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN BÁO CÁO
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI:
Kiểm tra chất lượng
nước rửa tay khô của công ty AVCO
Môn học: Quản trị Chất lượng.
Lớp: QTCL – 1472.
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Đinh Văn Hiệp.
Sinh viên: Nguyễn Ngọc Thùy Dương
Mã số sinh viên: 22112002 TPHCM, Tháng 06 Năm 2024 TRÍCH YẾU
Trong xã hội ngày nay, khi mọi thứ ngày càng phát triển, nhu cầu của chúng ta cũng trở nên
đa dạng và khắt khe hơn. Chúng ta không chỉ cần những sản phẩm chất lượng mà còn phải
đảm bảo an toàn tuyệt đối. Điều này đặc biệt quan trọng với các sản phẩm chăm sóc sức
khỏe cá nhân. Hôm nay, mình muốn chia sẻ về quy trình kiểm định nước rửa tay khô của
công ty AVCO, đảm bảo rằng sản phẩm này đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng,
hiệu quả và độ an toàn.
Qua bài báo cáo, ta có thể hiểu về quy trình làm nước rửa tay khô của AVCO được sản xuất
bằng công nghệ tiên tiến và sử dụng nguyên liệu chọn lọc kỹ lưỡng. Từ khâu kiểm tra
nguyên liệu đầu vào, AVCO đảm bảo mọi thành phần đều đạt chuẩn chất lượng cao nhất.
Trong suốt quá trình sản xuất, sản phẩm được giám sát chặt chẽ để ngăn ngừa sai sót. Sau
khi hoàn thành, sản phẩm phải trải qua các cuộc kiểm tra nghiêm ngặt trước khi ra thị trường.
Nước rửa tay khô của AVCO là lựa chọn lý tưởng để vệ sinh tay nhanh chóng và hiệu quả,
đặc biệt trong những tình huống thiếu xà phòng và nước. Với quy trình kiểm định khắt khe
và toàn diện, AVCO cam kết mang đến cho khách hàng sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng
mọi nhu cầu và kỳ vọng. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng mà còn đem
lại sự yên tâm tuyệt đối khi sử dụng. 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Văn Hiệp - người đã tận tình
hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập môn Quản trị Chất lượng.
Nhờ sự giảng dạy nhiệt tình, tận tâm của thầy, em đã có được những kiến thức cơ bản và
chuyên sâu về lĩnh vực Quản trị chất lượng. Em đặc biệt ấn tượng với những tiết học lý thú,
những bài tập thực hành bổ ích t rên lớp cũng như bài tập cá nhân. Nhờ vậy, em đã hiểu rõ
hơn về tầm quan trọng của quản trị chất lượng đối với sự thành công của một doanh nghiệp.
Cuối cùng, em xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em được học tập và nghiên cứu
trong môi trường giáo dục hiện đại và đầy chất lượng. 2 MỤC LỤC
TRÍCH YẾU ...................................................................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................................... 2
MỤC LỤC ..........................................................................................................................................................
Chương 1: Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................................ 6
1.1 Khái niệm: ................................................................................................................................................ 6
1.1.1 Khái niệm chất lượng: ..................................................................................................................... 6
1.1.2 Khái niệm Quản trị chất lượng: ...................................................................................................... 7
1.1.3 Khái niệm Tiêu chuẩn: .................................................................................................................... 7
1.1.4 Khái niệm kiểm soát chất lượng: .................................................................................................... 8
1.1.5 Khái niệm đánh giá chất lượng: ...................................................................................................... 9
1.1.6 Khái niệm đảm bảo chất lượng ....................................................................................................... 9
1.1.7 Khái niệm cải tiến chất lượng: ...................................................................................................... 10
1.1.8 Khái niệm kế hoạch chất lượng: ................................................................................................... 10
1.1.9 Khái niệm hệ thống chất lượng: .................................................................................................... 11
1.1.10 Khái niệm về sản phẩm: .............................................................................................................. 11
1.1.11 Vai trò của chất lượng.................................................................................................................. 12
1.1.12 8 nguyên tắc của quản trị chất lượng ........................................................................................ 13
1.1.13 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ............................................................................................... 14
Chương 2: Xây dựng hệ thống Chất lượng nhằm kiểm soát quy trình sản xuất nước rửa tay khô của
công ty TNHH AVCO ..................................................................................................................................... 15
2.1 Chính sách Chất lượng của công ty: .................................................................................................... 15
2.2 Mục tiêu Chất lượng của công ty: ........................................................................................................ 16
2.3 Kế hoạch kiểm soát Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO:
....................................................................................................................................................................... 1
2.4 Hoạt động kiểm soát Chất lượng của công ty AVCO: ....................................................................... 17
2.5 Hoạt động đảm bảo Chất lượng của công ty AVCO:......................................................................... 17 3
2.6 Hệ thống kiểm soát Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO:
....................................................................................................................................................................... 1
2.7 Hoạt động cải tiến Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO: 17
2.8 Tổ chức thực hiện hệ thống Chất lượng:............................................................................................. 17
2.9 Chi phí Chất lượng của công ty TNHH AVCO: ................................................................................. 18
2.10 Sản phẩm: ............................................................................................................................................ 18
2.11 Sổ tay Chất lượng: ............................................................................................................................... 19
2.12 Thủ tục quy trình: ............................................................................................................................... 19
2.13 Hồ sơ trong công ty AVCO: ............................................................................................................... 19
Chương 3: Hoạt động kiểm soát Chất lượng tại công ty TNHH AVCO .................................................... 20
3.1 Các công cụ hỗ trợ cho việc kiểm soát Chất lượng trong quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản
phẩm nước rửa tay khô: ............................................................................................................................. 20
3.1.1 Thiết kế hệ thống phiếu kiểm tra: ................................................................................................. 20
3.1.2 Xây dựng sơ đồ nhân quả (sơ đồ xương cá): ................................................................................ 20
3.1.3 Xây dựng biểu đồ pareto (Nguyên lý 80-20) ................................................................................ 22
3.2 Lưu đồ tiến trình: .................................................................................................................................. 23
Chương 4: Hoạt động đánh giá chất lượng: ................................................................................................. 26
4.1 Mô hình đánh giá Chất lượng .............................................................................................................. 26
4.2 Đánh giá các quá trình kiểm tra .......................................................................................................... 29
4.2.1 Đánh giá kiểm tra trước khi sản xuất ........................................................................................... 30
4.2.2 Đánh giá kiểm tra trong khi sản xuất ........................................................................................... 31
4.2.3 Đánh giá kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bao gồm một số nội dung chủ yếu ........................... 32
4.2.4 Đánh giá kiểm tra quá trình sử dụng ........................................................................................... 33
4.3 Trình tự các bước đánh giá Chất lượng .............................................................................................. 34
4.4 Các phương pháp đánh giá Chất lượng .............................................................................................. 35
4.4.1 Phương pháp phòng thí nghiệm .................................................................................................... 37
4.4.2 Phương pháp cảm quan ................................................................................................................. 38
4.4.3 Phương pháp chuyên gia ............................................................................................................... 39 4
Chương 5: Các hoạt động đảm bảo Chất lượng tại công ty AVCO ........................................................... 40
5.1 Phương hướng đảm bảo Chất lượng ................................................................................................... 40
5.2 Các biện pháp đảm bảo Chất lượng: ................................................................................................... 41
5.2.1 Phương pháp 5S: ............................................................................................................................ 42
5.2.2 Phương pháp Não công .................................................................................................................. 46
5.2.3 Phương pháp Kaizen (Sử dụng công cụ PDCA) .......................................................................... 47
5.2.4 Phương pháp TQM (Total Quality Management) ...................................................................... 48
Kết luận: ........................................................................................................................................................... 55
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................................................... 56 5
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 1.1 Khái niệm:
1.1.1 Khái niệm chất lượng:
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015, “Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có
của một đối tượng đáp ứng các yêu cầu”.
• Đặc tính: Có thể là đặc tính vật lý (đặc tính cơ, điện, hóa hoặc sinh); đặc tính cảm
quan (liên quan đến khứu giác, xúc giác, vị giác, thị giác, thính giác); đặc tính hành vi
(nhã nhặn, trung thực, tin cậy); đặc tính thời thời gian (đúng lúc, tin cậy, sẵn có, liên
tục); đặc tính về chức năng (tốc độ tối đa của động cơ, thiết bị).
Các đặc tính này là vốn có của một đối tượng liên quan đến một yêu cầu, được hiểu là
đặc tính chất lượng của sản phẩm.
• Đối tượng: Hạng mục thực thể. Bất cứ điều gì có thể cảm nhận được hoặc nhận biết
được. Ví dụ: Sản phẩm, dịch vụ, quá trình, cá nhân, tổ chức, hệ thống, nguồn lực.
Ví dụ: Đối tượng có thể là vật chất (động cơ, tờ giấy, kim cương), phi vật chất (tỷ lệ
chuyển đổi, kế hoạch dự án) hoặc được hình dung (tình trạng của tổ chức trong tương lai).
• Yêu cầu: Nhu cầu hoặc mong đợi được tuyên bố, ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc.
Theo từ điển en.wikipedia.org định nghĩa chất lượng là một thuộc tính cảm nhận, có điều
kiện và hơi chủ quan, có thể được hiểu khác nhau bởi những người khác nhau. Và người
tiêu dùng có thể tập trung vào chất lượng đặc điểm kỹ thuật của một sản phẩm/dịch vụ
hoặc so sánh nó với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Chú thích 1: Thuật ngữ “chất lượng” có thể được sử dụng với những tính từ như kém, tốt, tuyệt hảo.
Chú thích 2: “Vốn có”, trái nghĩa với “được gán cho”, nghĩa là có trong đối tượng.
Định nghĩa về chất lượng theo góc nhìn của một số chuyên gia nổi tiếng
Một số chuyên gia nhận định về chất lượng như sau:
- Theo Juran - một Giáo sư người Mỹ : "Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu".
- Theo Giáo sư Crosby: "Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định". 6
- Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa. "Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường
với chi phí thấp nhất". (Isocert, 2024b)
1.1.2 Khái niệm Quản trị chất lượng:
Theo TCVN ISO 9000:2015, “Quản trị chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức
năng quản trị nhằm xác định mục tiêu và chính sách chất lượng cũng như trách nhiệm thực
hiện chúng thông qua các biện pháp như lập kế hoạch chất lượng, đảm bảo chất lượng, và
cải tiến chất lượng trong khuôn khổ của hệ thống chất lượng”.
Nhìn chung, quản lý chất lượng tập trung vào các mục tiêu dài hạn thông qua việc thực hiện
các sáng kiến ngắn hạn.
- Quản trị chất lượng là hành động giám sát tất cả các hoạt động và nhiệm vụ cần thiết để
duy trì mức xuất sắc mong muốn.
- Quản lý chất lượng bao gồm việc xác định chính sách chất lượng, lập và thực hiện hoạch
định và đảm bảo chất lượng, kiểm soát chất lượng và cải tiến chất lượng.
- TQM yêu cầu tất cả các bên liên quan trong một doanh nghiệp làm việc cùng nhau để cải
thiện các quy trình, sản phẩm, dịch vụ và văn hóa của chính công ty đó. (chungnhanquocgia, 2022)
1.1.3 Khái niệm Tiêu chuẩn: •
Tiêu chuẩn định lượng
Là những tiêu chuẩn có thể đo lường được bằng số liệu cụ thể. Ví dụ: Tỷ lệ lỗi sản phẩm. Thời gian giao hàng.
Mức độ hài lòng của khách hàng. Ưu điểm:
Dễ dàng thu thập và phân tích dữ liệu.
Có thể so sánh được với các tiêu chuẩn khác. Nhược điểm:
Không thể đo lường được tất cả các khía cạnh của chất lượng.
Dữ liệu số có thể không phản ánh đầy đủ thực tế. 7 • Tiêu chuẩn định tính
Là những tiêu chuẩn không thể đo lường được bằng số liệu cụ thể. Ví dụ:
Thái độ của nhân viên.
Mức độ sáng tạo của sản phẩm. Hình ảnh thương hiệu. Ưu điểm:
Có thể đo lường được những khía cạnh mà tiêu chuẩn định lượng không thể đo lường được.
Cung cấp thông tin chi tiết hơn về chất lượng. Nhược điểm:
Khó khăn trong việc thu thập và phân tích dữ liệu.
Khó so sánh được với các tiêu chuẩn khác.
1.1.4 Khái niệm kiểm soát chất lượng:
Kiểm soát chất lượng (Quality Control - QC) là quá trình mà doanh nghiệp nỗ lực để đảm
bảo chất lượng sản phẩm được duy trì hoặc cải thiện, đồng thời giảm thiểu lỗi và sai sót. Bên
cạnh đó kiểm soát chất lượng yêu cầu tạo ra một môi trường trong đó cả quản lý và nhân
viên đều hướng tới sự hoàn hảo. Điều này được thực hiện thông qua việc đào tạo nhân viên,
thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm, và thử nghiệm sản phẩm để kiểm tra
các biến động có ý nghĩa thống kê.
Một trong những khía cạnh quan trọng của kiếm soát chất lượng là thiết lập các tiêu chuẩn
rõ ràng. Những tiêu chuẩn này giúp tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và cách phản ứng đối
với các vấn đề liên quan đến chất lượng.
Đồng thời, việc giảm khả năng xảy ra lỗi được thực hiện bằng cách giao nhiệm vụ một cách
rõ ràng cho nhân viên và hạn chế khả năng nhân viên thực hiện các công việc mà họ không
đủ trình độ để thực hiện.
Kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất là quan trọng để đảm bảo sản phẩm cuối cùng
đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu của người tiêu dùng. Quy trình này bao gồm kiểm tra từ
nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng để phát hiện và khắc phục sự cố, giúp nâng cao chất
lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. 8
1.1.5 Khái niệm đánh giá chất lượng:
Đánh giá chất lượng là “một quá trình có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản để
nhận được bằng chứng đánh giá và xem xét đánh giá chúng một cách khách quan để xác
định mức độ thực hiện các chuẩn mực đã thoả thuận ( theo ISO 9000:2000)
1.1.6 Khái niệm đảm bảo chất lượng
Đảm bảo chất lượng tiếng Anh gọi là Quality Assurance (QA), là quá trình có kế hoạch và
hệ thống để quản lý chất lượng và đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ đáp ứng các yêu
cầu về chất lượng. Nó là hoạt động chủ động nhằm phòng ngừa khiếm khuyết và nhận ra sai
sót, thực hiện trước khi kiểm soát chất lượng. 9
Mục tiêu của đảm bảo chất lượng là tạo lòng tin cho khách hàng, đối tác và những bên liên
quan về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. (Isocert, 2021)
1.1.7 Khái niệm cải tiến chất lượng:
Cải tiến chất lượng trong tiếng Anh là: Quality improvement.
Cải tiến chất lượng là những hoạt động được tiến hành trong toàn tổ chức nhằm nâng cao
hiệu quả của các hoạt động và quá trình để tạo thêm lợi ích cho cả tổ chức và khách hàng
của tổ chức đó. (Theo ISO 9000)
Theo Masaaki Imai, "Cải tiến chất lượng có nghĩa là nỗ lực không ngừng nhằm không
những duy trì mà còn nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm". (vietnambiz, 2020)
1.1.8 Khái niệm kế hoạch chất lượng:
Kế hoạch chất lượng là một tài liệu mô tả các mục tiêu, phương pháp và nguồn lực cần thiết
để đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu đề ra.
Kế hoạch chất lượng bao gồm:
Mục tiêu chất lượng: Xác định rõ ràng những gì doanh nghiệp muốn đạt được về chất lượng
sản phẩm hoặc dịch vụ.
Chính sách chất lượng: Cam kết của doanh nghiệp về chất lượng.
Trách nhiệm và quyền hạn: Xác định trách nhiệm của từng cá nhân và bộ phận trong việc
thực hiện kế hoạch chất lượng.
Quy trình và thủ tục: Mô tả các quy trình và thủ tục cần thiết để đảm bảo chất lượng.
Nguồn lực: Xác định các nguồn lực cần thiết để thực hiện kế hoạch chất lượng, bao gồm
nhân lực, tài chính, trang thiết bị,...
Đo lường và giám sát: Xác định các phương pháp đo lường và giám sát chất lượng.
Cải tiến liên tục: Cam kết cải tiến chất lượng liên tục.
Lợi ích của kế hoạch chất lượng:
Đảm bảo chất lượng: Giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ đáp
ứng các yêu cầu đề ra.
Nâng cao hiệu quả: Giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động và giảm chi phí.
Tăng cường sự hài lòng của khách hàng: Giúp doanh nghiệp tăng cường sự hài lòng của
khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh. 10
Lập kế hoạch chất lượng là một bước quan trọng trong việc quản lý chất lượng. Doanh
nghiệp cần xây dựng kế hoạch chất lượng phù hợp với mục tiêu, sản phẩm hoặc dịch vụ và nguồn lực của mình.
1.1.9 Khái niệm hệ thống chất lượng:
Hệ thống quản lý chất lượng được viết tắt là QMS (Quality management system) là một hệ
thống quản lý gồm các quy trình, thủ tục và những yêu cầu để đạt được những chính sách và
mục tiêu về chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng giúp điều phối và định hướng hoạt
động của doanh nghiệp giúp thoả mãn các yêu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm chất
lượng ổn định đến người tiêu dùng. Có một số yếu tố chung mà tất cả mọi hệ thống đều có, bao gồm:
• Chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp; • Sổ tay chất lượng;
• Thủ tục, hướng dẫn và hồ sơ; • Quản lý dữ liệu; • Quy trình nội bộ;
• Sự hài lòng của khách hàng từ chất lượng sản phẩm; • Cơ hội cải tiến;
• Phân tích chất lượng.
Mục đích của hệ thống quản lý chất lượng
Cải tiến quy trình giúp: • Giảm lãng phí; • Giảm chi phí;
• Tạo điều kiện và xác định các cơ hội đào tạo; • Thu hút nhân viên;
• Thiết lập hướng phát triển cho doanh nghiệp. (Isocert, 2024a)
1.1.10 Khái niệm về sản phẩm:
Sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đưa ra thị trường để đáp ứng nhu cầu hoặc ước muốn của khách hàng. 11 Loại hình:
Vật thể hữu hình (điện thoại, xe cộ...)
Dịch vụ (du lịch, giáo dục...)
Kinh nghiệm (sự kiện, ứng dụng...)
Con người (diễn viên, ca sĩ...)
Địa điểm (khu du lịch, nhà hàng...)
Tổ chức (công ty, trường học...)
Ý tưởng (bài hát, sách, phim...)
1.1.11 Vai trò của chất lượng
- Đối với doanh nghiệp:
Tăng lợi thế cạnh tranh: Chất lượng tốt giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, tạo dựng uy
tín và thương hiệu, và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Nâng cao hiệu quả hoạt động: Chất lượng tốt giúp giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài
nguyên, và tăng năng suất lao động.
Tăng lợi nhuận: Chất lượng tốt giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm với giá cao hơn, và
tăng doanh thu và lợi nhuận. - Đối với khách hàng:
Đảm bảo sự hài lòng: Chất lượng tốt giúp khách hàng hài lòng với sản phẩm và dịch vụ, và
khuyến khích họ mua hàng trở lại.
Nâng cao chất lượng cuộc sống: Chất lượng tốt giúp khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch
vụ an toàn, hiệu quả, và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bảo vệ môi trường: Chất lượng tốt giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. - Đối với xã hội:
Chất lượng tốt giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra việc làm, và nâng cao đời sống xã hội.
Nâng cao uy tín quốc gia: Chất lượng tốt giúp nâng cao uy tín quốc gia trên trường quốc tế.
Nhìn chung, chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, khách hàng và xã hội.
Doanh nghiệp cần quan tâm đến chất lượng trong mọi khâu của hoạt động kinh doanh để
đảm bảo thành công và phát triển bền vững. 12
1.1.12 8 nguyên tắc của quản trị chất lượng
8 nguyên tắc quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000 (02/04/2015)
• Nguyên tắc 1: Định hướng khách hàng
Nội dung: Doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu
hiện tại và tương lai của khách hàng, để không những đáp ứng mà còn phấn đấu vượt cao
hơn sự mong đợi của khách hàng
• Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Nội dung: Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa mục đích và đường lối của doanh
nghiệp. Lãnh đạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ trong doanh nghiệp để hoàn toàn
lôi cuốn mọi người trong viêc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp
• Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người
Nội dung: Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một doanh nghiệp và sự tham gia đầy
đủ với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ rất có ích cho doanh nghiệp.
• Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình
Nội dung: Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn và các hoạt
động có liên quan được quản lý như một quá trình.
• Nguyên tắc 5: Quản lý theo hệ thống
Nội dung: Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn
nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của doanh nghiệp.
• Nguyên tắc 6. Cải tiên liên tục
Nội dung: Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi doanh
nghiệp. Muốn có được khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, doanh nghiệp
phải liên tục cải tiến.
• Nguyên tắc 7. Quyết định dựa trên sự kiện
Nội dung: Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn
có hiệu quả phải được xây đựng dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin.
• Nguyên tắc 8. Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng
Nội dung: Doanh nghiệp và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, và mối quan hệ tương hỗ
cùng có lợi sẽ nâng cao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị. 13
1.1.13 Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Yếu tố nội bộ: 4M • Men (Con người):
- Kỹ năng và trình độ chuyên môn của nhân viên.
- Thái độ và ý thức trách nhiệm trong công việc.
- Sức khỏe và tinh thần của người lao động.
- Khả năng làm việc nhóm và phối hợp. • Methods (Phương pháp):
- Quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng.
- Hướng dẫn công việc và tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Phương pháp bảo trì và sửa chữa thiết bị.
- Phương pháp đào tạo và phát triển nhân viên. • Machines (Máy móc):
- Tình trạng và độ chính xác của thiết bị.
- Khả năng vận hành và hiệu suất của máy móc.
- Mức độ tự động hóa trong sản xuất.
- Việc bảo trì và sửa chữa máy móc. •
Materials (Nguyên vật liệu):
- Chất lượng và độ tinh khiết của nguyên vật liệu.
- Nguồn gốc và xuất xứ của nguyên liệu.
- Điều kiện bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu.
- Việc kiểm tra và đánh giá chất lượng nguyên liệu. 14
Chương 2: Xây dựng hệ thống Chất lượng nhằm kiểm soát quy trình sản xuất nước
rửa tay khô của công ty TNHH AVCO
Input của nước rửa tay khô Tiêu chuẩn Tên NVL, PL, NL Định lượng Định tính Cồn 70 độ 400-415ml Không màu Oxy già 3% 20-25ml Không màu Glyxerin 90% 70-75ml Tinh dầu 2-3ml Nước cất 20-25ml Không màu Chai Trong suốt Nắp Màu trắng Process Tên công đoạn Định lượng Định tính Trộn 442-445ml Không màu Thêm nước cất 20-25ml Không màu Cho tinh dầu 2-3ml Không màu
Chiết ra chai và đóng nắp 70ml Không màu Output Nước rửa tay khô 750-850ml Không màu Máy móc thiết bị
Tên máy móc, thiết bị Định lượng Định tính Máy trộn Tốc độ 20mm/1phút
Máy sạch không tạp chất Máy chiết Tốc độ 15mm/1phút
Máy sạch không tạp chất Máy đóng chai Tốc độ 14mm/1phút
2.1 Chính sách Chất lượng của công ty:
Chính sách chất lượng của công ty TNHH AVCO, công ty chúng tôi thực hiện việc kiểm
soát các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp 15
ứng nhu cầu thị trường. Công ty chúng tôi luôn luôn cải tiến công nghệ mẫu mã, sản phẩm
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu hơn nữa cho thị trg trong nước định
hướng phát triển ra thị trg quốc tế, thực phẩm thì chúng tôi luôn cải tiến sp nhằm nâng cao
khả năng cạnh tranh đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.
2.2 Mục tiêu Chất lượng của công ty:
Mục tiêu chất lượng của công ty TNHH AVCO, công ty chúng tôi cam kết huấn luyện đào
tạo áp dụng và duy trì cải tiến hệ thống quản trị chất lượng trong quá trình kiểm soát các
hoạt động sản xuất kinh donah của doanh nghiệp, công ty chúng tôi thực hiện việc kiểm soát
tuân thủ bộ tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đánh giá khả năng thực hiện của các hoạt động trong tổ chức.
Công ty TNHH AVCO cam kết theo đuổi sự xuất sắc trong chất lượng. Chúng tôi đào tạo
nhân viên, áp dụng và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo rằng các sản
phẩm và dịch vụ của chúng tôi đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất. Bằng cách trao quyền cho
nhân viên và tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn đã đề ra, chúng tôi đảm bảo rằng chất
lượng luôn là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của chúng tôi.
2.3 Kế hoạch kiểm soát Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO:
Đối với hoạt động INPUT, tất cả các nguyên vật liệu, phụ liệu, nhiên liệu được mua từ nhà
cung cấp; xuất cho nhà máy sản xuất phải được lấy mẫu với tỉ lệ 10% mẫu để kiểm tra chất lượng.
Đối với hoạt động PROCESS, tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất sẽ được kiểm
soát với chu kỳ 30 phút/lần.
Các thiết bị đo lường phục vụ cho hoạt động sản xuất được kiểm định 2 lần/năm.
Tất cả máy móc thiết bị trong quy trình sản xuất phải được kiểm tra 1 ngày 2 lần, trước sản xuất và sau sản xuất.
Trong quá trình kiểm tra các hoạt động trên nếu phát hiện hoạt động nào không đạt tiêu
chuẩn thì công ty chúng tôi sẽ có hành động khắc phục.
Hằng năm công ty chúng tôi sẽ thực hiện 2 lần cải tiến quy trình công nghệ phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh. 16
2.4 Hoạt động kiểm soát Chất lượng của công ty AVCO:
Công ty chúng tôi thực hiện việc kiểm soát chất lượng (quy trình sản xuất) theo kế hoạch
chất lượng và tuân thủ nghiêm túc bộ tiêu chuẩn đã thiết lập ra.
2.5 Hoạt động đảm bảo Chất lượng của công ty AVCO:
Trong quá trình kiểm soát quy trình sản xuất nếu phát hiện công đoạn nào không đạt tiêu
chuẩn công ty chúng tôi sẽ có hành động khắc phục và phòng ngừa đồng thời công ty chúng
tôi còn áp dụng các công cụ chất lượng để tạo điều kiện cho các hoạt động đạt được các tiêu chuẩn đã đề ra.
2.6 Hệ thống kiểm soát Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO:
Hệ thống chất lượng của doanh nghiệp chúng tôi thiết lập ra nhằm mục đích để kiểm soát hiệu quả: - P ầ
h n cứng: Tài sản, trang thiết ị
b , nguyên vật liệu, tiền bạc… - P ầ
h n mềm: Các thông tin, công ng ệ
h , phương pháp quản lý điều hành, các chính sách, cơ
chế kiểm tra, kiểm soát… - Con ng ời
ư : Chính là nguồn nhân lực trong tổ chức.
2.7 Hoạt động cải tiến Chất lượng quy trình sản xuất nước rửa tay khô của công ty TNHH AVCO:
Công ty chúng tôi thực hiện việc cải tiến chất lượng nhằm nâng cao khả năng thực hiện các
yêu cầu thông qua kế hoạch chất lượng đã đề ra. Khi thực hiện các hành động trong doanh
nghiệp công ty chúng tôi sử dụng chu trình PDCA (Deming) để thực hiện việc cải tiến. Khi
cải tiến chúng tôi thực hiện cải tiến từng bước cho tới khi đạt được tối ưu.
2.8 Tổ chức thực hiện hệ thống Chất lượng:
Công ty chúng tôi vận hành hệ thống chất lượng theo cơ cấu tổ chức kiêm nhiệm và được
thể hiện qua sơ đồ như sau: 17
2.9 Chi phí Chất lượng của công ty TNHH AVCO:
Khi vận hành hệ thống quản trị chất lượng nhằm kiểm soát chặt các hoặt động công ty chúng
tôi phải đầu tư một khoản chi phí theo mô hình cụ thể như sau: 2.10 Sản phẩm:
Sản phẩm của doanh nghiệp chúng tôi được tạo ra dựa vào quy trình cơ bản như sau: Input → Process → Output 18
Thực hiện hóa thông qua quy trình sản xuất nước rửa tay khô.
2.11 Sổ tay Chất lượng:
Khi vận hành hệ thống quản trị chất lượng công ty chúng tôi thực hiện kiểm soát tốt: - P ầ
h n cứng: Tài sản, trang thiết ị
b , nguyên vật liệu, tiền bạc… - P ầ
h n mềm: Các thông tin, công ng ệ
h , phương pháp quản lý điều hành, các chính sách, cơ
chế kiểm tra, kiểm soát…
+ Hệ thống quản lý chất lượng và các quy trình.
+ Chính sách chất lượng phải:
a) sẵn có và được duy trì như một thông tin dạng văn bản;
b) được truyền đạt, được thấu hiểu và được áp dụng trong tổ chức;
c) sẵn có cho các bên hữu quan liên quan, khi thích hợp. - Con ng ời
ư : Chính là nguồn nhân lực trong tổ chức.
2.12 Thủ tục quy trình:
Công ty chúng tôi thực hiện các hoạt động theo quy trình bao gồm tất cả các quy tình cụ thể như sau:
Đối với hoạt động sản xuất: Trộn, thêm nước cất, cho tinh dầu, chiết ra chai và đóng nắp.
2.13 Hồ sơ trong công ty AVCO:
Tất cả các tài liệu, hồ sơ được sử dụng trong công ty chúng tôi phục vụ cho hệ thống quản trị
chất lượng đều phải được thiết kế, phê duyệt và ban hành và quy định thời gian lưu trữ (thời
hạn có hiệu lực) của tài liệu và hồ sơ đó. 19