Kiểm tra giữa kì lần 2 môn Triết học Mác | Học viện Phụ Nữ Việt Nam
Kiểm tra giữa kì lần 2 môn Triết học Mác | Học viện Phụ Nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (DHCT13)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Kiểm tra giữa kì lần 2 môn Triết học Mác – lênnin
Câu 1: Em hãy phân tích những quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất và ngược lại. Vận dụng trong quá trình học tập của bản thân.
Khái niệm chất và lượng
- Chất là tính quy định khách quan vốn có của sự vật, là tổng hợp các
thuộc tính làn cho sự vật là nó, khác với cái khác.
- Lượng là tính quy định vốn có của sự vật về mặt độ lớn, quy mô, trình
độ phát triển, tốc độ vận động, biểu thị bằng con số các thuốc tính, các yếu tố cấu thành nó.
Sự phân biệt giữa chất và lượng của sự vật chỉ mang tính tương đối.
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến n
hững thay đổi về chất
+ Bất kì một sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa mặt chất và mặt
lượng. Sự thay đổi về lượng có thể chưa làm thay đổi ngay lập tức
sự thay đổi về chất của sự vật mà có sự tích lũy dần dần.
+ Độ: Là phạm trù dùng để chỉ sư thống nhất giữa lượng và chất, nó
là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất
+ Điểm nút: Là giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm
thay đổi về chất của sự vật.
+ Bước nhảy: Là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa về
chất của sự vật do sự thay đổi về lượng của sự vật gây nên trước đó
+ Bước nhảy: là sự kết thúc một giai đoạn phát triển.
MQH giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: Chất và lượng là
hai mặt đối lập nằm trong một thể thống nhất (được giới hạn trong một
độ nhất định) => Khi lượng thay đổi đến điểm nút => chất phải thay đổi
- Những thay đổi về chất dẫn đến nhữ
ng thay đổi về lượng
Sau khi ra đời, chất mới sẽ làm thay đổi lượng của sự vật:
+ Thay đổi quy mô tồn tại của sự vật
+ Thay đổi nhịp điệu, tốc sộ vận động và phát triển của sự vật đó
- Các hình thức bước nhảy
+ Nhảy vọt dần dần: Là bước nhảy vọt được thực hiện bằng sự loại
bỏ dần dần những yếu tố, những bộ phận cuẩ chất cũ cho đến khi
loại bỏ được hoàn toàn chất cũ và chất mới được xác lập một cách toàn diện
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số mặt, một số
yếu tố, một số bộ phận của sự vật đó
+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi về chất tất cả các
mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật
Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, cần phải khắc phục được tư
tưởng nôn nóng “tả khuynh” và tư tưởng bảo thủ “hữu khuynh”
- Cần phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù
hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ thực tiễn
- Ví dụ về những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất:
Trong cả năm học bạn rất chăm chỉ, không ngừng tích lũy kiến thức,
đó gọi là lượng. Khi đó bạn vẫn là sinh viên năm nhất, tức là chất chưa
đổi chỉ có lượng đổi. Lượng kiến thức tích lũy đến kì thi cuối kì hai
(điểm nút), bạn thi qua môn, bạn lên năm 2 thì chất đã thay đổi. Bước
nhảy là từ sinh viên năm 1 lên năm 2. Độ là sinh viên năm 1.
- Ví dụ về những thay đổi về chất dẫn đến những thay đổi về lượng:
Một bạn học Đại học và không học Đại học sẽ có những suy nghĩ về
cách giải quyết công việc khác nhau và định hướng ngành nghề cho bản thân cũng khác nhau.
+ Ví dụ nữa: bạn được bố mẹ trang bị cho đầy đủ cho các thiết bị học
tập như laptop đời cao, điện thoại xịn, các khóa học khác ở ngoài
trường như thiết kế đồ họa, photoshop, chụp ảnh hoặc viết content
đó là chất. Vì được bố mẹ trang bị cho đầy đủ như thế bạn có thêm
nhiều cơ hội để tiếp thu kiến thức, hiểu biết chuyên sâu hơn so với
bạn bè ở trường, khi đó lượng của bạn sẽ nhiều hơn và lượng sẽ thay đổi.
Câu 2: Tại sao nói quy luật quan hệ sản xuất phải phù hơp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất ? Vận dụng ở Việt Nam
Khái niệm quan hệ sản xuất
- Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
- Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một phương thức sản
xuất thống nhất có sự tác động qua lại lẫn nhau, trong đó lực lượng sản
xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất có sự tác động
trở lại lực lượng sản xuất.
Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX
Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
- Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, như đã nói ở trên, công cụ lao
động là yếu tố thay đổi nhanh nhất. Sự thay đổi của công cụ lao động
sẽ làm thay đổi tự liệu lao động, tư liệu sản xuất, thay đổi lực lượng
sản xuất, từ đó đòi hỏi quan hệ sản xuất cũ không còn phù hợp nữa,
cần phải thay đổi cho phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất. Sự thay đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất sẽ dẫn tới
sự thay đổi của phương thức sản xuất, của các chế độ xã hội.
- Cụ thể hơn, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Nếu như lực lượng sản
xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất, thì quan hệ sản xuất là
hình thức xã hội của quá trình đó. Trong một phương thức sản xuất
nhất định, khi quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, sẽ tạo cơ hội cho lực lượng sản xuất được bảo tồn, sử
dụng và phát triển. Nhưng chính sự phát triển của lực lượng sản xuất,
đến lượt nó, lại phá vỡ sự thống nhất của quan hệ sản xuất trước đây -
hình thức xã hội của quá trình sản xuất. Hình thức này, so với sự phát
triển của lực lượng sản xuất, bây giờ không còn phù hợp nữa mà trở
nên kìm hãn sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo ra mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Kết quả tất yếu là cần
phải thiết lập lại mối quan hệ thống nhất giữa hai yếu tố này thông qua
cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội sẽ thay thế quan hệ sản xuất
cũ bằng quan hệ sản xuất mới, không những phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất, mà còn tạo điều kiện thúc đẩy sự phát
triển lực lượng sản xuất.
- Như vậy, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là
một quá trình vận động đi từ sự thống nhất đến sự khác biệt, đối lập,
đấu tranh và chuyển hóa. Sự thay đổi của phương thức sản xuất, của
các chế độ xã hội, xét cho cùng, bắt nguồn từ sự thay đổi của công cụ
lao động, của lực lượng sản xuất.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
- Đến lượt mình, quan hệ sản xuất có tác động trở lại lực lượng sản xuất.
Khi quan hệ sản xuất đưa ra một hình thức xã hội không phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sẽ kìm hãn, làm chậm lại sự
phát triển cuả lực lượng sản xuất và ngược lại, nếu quan hệ sản xuất
đưa ra một hình thức xã hội phù hợp với trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, sẽ thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
- Vai trò của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất được thực hiện
thông qua sự phù hợp biện chứng giữa quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất.
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất là đòi hỏi khách quan của nền sản xuất. Sự phù hợp của quan
hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái trong đó quan hệ
sản xuất là “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất và “tạo địa
bàn đầy đủ” cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự phù hợp bao gồm sự
kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất; sự kết
hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quan hệ sản xuất; sự kết hợp
đúng đắn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất. Sự phù hợp
bao gồm cả việc tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa
người lao động và tư liệu sản xuất; tạo điều kiện hợp lý cho người lao
động sáng tạo trong sản xuất và hưởng thụ thành quả vật chất, tinh thần của lao động.
- Nếu quan hệ sản xuất “tiến bộ” hơn hay “lạc hậu” hơn so với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất đều là không phù hợp. Sự phù hợp
không có nghĩa là đồng nhất tuyệt đối mà chỉ là tương đối, trong đó
chứa đựng cả sự khác biệt. Sự phù hợp diễn ra trong sự vận động phát
triển, là một quá trình thường xuyên nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn.
- Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất quy định mục
đích, xu hướng phát triển của nền sản xuất xã hội, là động lực thúc đẩy
sản xuất phát triển; đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền sản xuất.
- Sự tác động của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất diễn ra
theo hai chiều hướng, đó là thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản
xuất thì nền sản xuất phát triển đúng hướng, quy mô sản xuất được mở
rộng; những thành tựu khoa học công nghệ được áp dụng nhanh
chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất, lợi ích của người
lao động được đảm bảo và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Nếu
quan hệ sản xuất không phù hợp thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá hoại lực
lượng sản xuất. Tuy nhiên, sự kìm hãm đó chỉ diễn ra trong những giới
hạn, với những điều kiện nhất định. Ví dụ thực tiễn
Nguồn lao động nước ta mặc dù chất lượng ngày càng được nâng cao
nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.So với yêu
cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán
bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều, 75% lao động nước ta
vẫn là lao động chưa qua đào tạo.
Các loại máy móc, trang thiết bị được sử dụng rộng rãi trong các ngành
kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên nhìn chung công cụ
lao động của nước ta vẫn còn lạc hậu so với thế giới. Máy móc phục vụ cho sản
xuất vẫn còn chậm cải tiến, chủng loại máy móc nhìn chung khá nghèo nàn.
Như vậy, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển song ở các trình độ không
đều khiến cho nền kinh tế ước ta mặc dù đã phát triển theo hướng tích cực hơn
trước nhưng vẫn chưa ổn định và còn nhiều hạn chế.
Thực trạng các quan hệ sản xuất ở Việt Nam:
Trước hết cần khẳng định: quan hệ sản xuất chúng ta thiết lập và xây dựng
là quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường và theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chính xác hơn là quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì
chúng ta chưa thực sự có chủ nghĩa xã hội mà mới đang trên đường xây dựng nó.
Sự sở hữu tư liệu sản xuất còn chưa đồng đều trong nhân dân dẫn đến sự
phân hóa giàu nghèo càng trở nên sâu sắc, tạo nên sự phân tầng xã hội về mặt
kinh tế trong đó tầng lớp trên chiếm tỉ trọng lớn tài sản và các ưu thế kinh tế và
tầng lớp dưới chiếm một tỉ trọng nhỏ các tài sản và một phần nhỏ các ưu thế kinh tế.
Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức kinh
doanh đa dạng, phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế gồm kinh tế nhà nước kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh
tế tư bản tư nhân , kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Các quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, quan hệ sản xuất tư bản, manh mún của
quan hệ sản xuất phong kiến… được công nhận.
Quan hệ sản xuất được xây dựng và hoàn thiện bao gồm cả Quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa đại diện cho định hướng đi lên Chủ nghĩa xã hội trình độ
cao, Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa – thấp hơn…
Như vậy, trong thời kỳ này, nhà nước ta đã biết áp dụng đúng quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã đem lại nhiều tín
hiệu tích cực cho nền kinh tế nước nhà, đó là sự tăng nhanh về năng suất, chất
lượng sản phẩm, khiến cho Tổng sản phẩm trong nước mỗi năm tăng cao, Việt
Nam từ một nước thiếu ăn với nền kinh tế chậm phát triển đã vươn lên thành
một nước xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới cũng như là một nước có nền kinh tế đang phát triển.
Các quan hệ sản xuất ở trình độ khác nhau được thiết lập đa dạng hoá các
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đã từng bước tạo nên sự phù hợp với
trình độ phát triẻn không đồng đều về mọi yếu tố trong kết cấu của lực lượng sản xuất.