-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kiểm tra học phần - Luật Dân Sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Kiểm tra học phần - Luật Dân Sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Kiểm tra học phần - Luật Dân Sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Kiểm tra học phần - Luật Dân Sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự(DHLH) 35 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
KIỂM TRA HỌC TRÌNH Môn: Luật Dân Sự 1
Trường: Đại học Luật Huế - Hệ VHVL K2023B
Họ và tên: Trần Công Nhơn Ngày sinh: 17/02/1993
Địa chỉ: IaKhai - Ia Grai - Gia Lai BÀI TẬP:
Câu 1. Phân tích nguyên tắc “Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện,
chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực”. Lấy ví dụ minh họa.
Trả lời: Theo Khoản 3, Điều 3 của Bộ Luật Dân sự 2015: “Cá nhân, pháp
nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách
thiện chí, trung thực”. Trung thực trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của
mình là một trong những yêu cầu quan trọng mà pháp luật quy định cho các bên. Sự
trung thực đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể được thực hiện đúng với thực
tế, tránh gây thiệt hại cho chủ thể tham gia quan hệ dân sự. Ngoài ra đòi hỏi các bên
phải tìm mọi biện pháp cần thiết để khắc phục và hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, trong
quan hệ dân sự các bên được suy đoán là thiện chí, trung thực. Nếu một bên cho rằng
bên kia không thiện chí, trung thực thì phải có chứng cứ.
Ví dụ minh họa: Ông A là cháu gọi bà B là cô ruột. Gia đình bà B thuộc diện
hộ nghèo, bà B có một người con gái. Bản thân và B và con gái là đối tượng bảo trợ
xã hội, gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không am hiểu về luật pháp.
Bà B ở cùng con gái trên mảnh đất có Giấy chứng nhận QSD đất bao gồm đất ở và
đất trồng cây lâu năm, diện tích trên 1000 m2. Ông A đã có gia đình, sinh sống và
làm việc ở một xã gần đó. Nhận thấy bà B đã già yếu, con gái bà B lại không bình
thường, lại có mảnh đất rộng, ông A nảy sinh lòng tham muốn có được mảnh đất đó.
Ông A thường xuyên về thăm bà B, nói với bà B là chuyển tên mảnh đất sang tên ông
A,ông A sẽ chăm lo cho hai mẹ con bà B, sửa sang nhà cửa để hai mẹ con bà B ở cho
đỡ vất vả. Bản thân bà B là người thật thà, tuổi đã cao lại không am hiểu pháp luật
nên đã đồng ý với ý kiến của ông A, đưa Giấy chứng nhận QSD đất để ông A lên
UBND xã làm thủ tục chuyển nhượng. Hôm đó,ông A dẫn hai mẹ con bà B lên
UBND xã để làm thủ tục. Sau quá trình trao đổi, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã
nhận thấy có điểm bất thường nên đã giải thích để bà B hiểu việc chuyển nhượng này
là như thế nào. Sau đó, bà B quyết định sẽ suy nghĩ lại, chưa đồng ý làm hồ sơ ngay
lúc đó. Sau sự việc đó, ông A rất tức giận, nhiều lần về nhà bà B, đe dọa bà B phải ký
vào hồ sơ, giấy tờ cho ông A nhưng không thành. Ông A đã dùng lời ngon ngọt để bà
B tin tưởng và đồng ý làm hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất. Sự việc không thành,ông
A tức giận nói những lời không hay với bà B. Như vậy, ông A đã vi phạm nguyên tắc
thiện chí, trung thực mà pháp luật dân sự đã quy định. Nếu sự việc thành, sau khi đã
sang tên cho ông A, mẹ con bà B
Câu 2. Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích và nêu căn cứ pháp lý? Trả lời:
a. Nhận định này là Sai: Vì chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo quy
định của Bộ luật dân sự năm 2015 bao gồm: Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp
tác. Năng lực pháp luật của từng chủ thể pháp luật này cũng đều được Bộ luật dân sự
năm 2015 quy định một cách chi tiết.
b. Nhận định này là Sai: Vì căn cứ quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì có
thể hiểu thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời
điểm khác; thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc
bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
c. Nhận định này là Sai: Căn cứ vào "Điều 23. Người có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi:
1. Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết
định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và
chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ".
d. Nhận định này là Đúng:
Với người chưa đủ 6 tuổi:
Giao dịch dân sự của người chưa thành niên trong trường hợp này sẽ do người
đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Trong đó, người đại diện theo
pháp luật của cá nhân là con chưa thành niên là cha, mẹ.
Như vậy, giao dịch dân sự của người chưa thành niên dưới 6 tuổi sẽ do cha,
mẹ của người này thực hiện. Tuy nhiên, nếu giao dịch đó được thực hiện để đáp ứng
nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó thì sẽ không bị vô hiệu theo quy định của
khoản 2 Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015.