Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác LêNin
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|46342819
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN CHƯƠNG 2
1. Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường độ lao động là giống nhau. Nhận định sai
- NSLĐ là năng lực sản xuất của người lao động được tính bằng số lượng
sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian
lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa
Ví dụ: người công nhân A trong 1 giờ sản xuất được 3 sản phẩm-> NSLĐ của
người công nhân A là 3sp/1gio
- CĐLĐ là mức độ khẩn trương,tích cực của lao động trong sản
xuất.CĐLĐ chịu ảnh hưởng của các yếu tố sức khoẻ,thể chất,tâm
lý,trình độ tay nghề,. Nếu giải quyết tốt những vấn đề này thì người lao
động sẽ thao tác nhanh hơn,thuần thục hơn,tập trung hơn,.
Ví dụ: Công nhân A một ngày làm việc 8 giờ -> CĐLĐ của người công nhân A là 8 giờ/ngày
2. Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là
phương tiện thanh toán. Nhận định sai.
Khi tiền rút ra khỏi lưu thông,lúc này nó sẽ thực hiện chức năng là phương tiện cất
trữ.Khi sản xuất hàng hoá phát triển,lượng hàng hoá nhiều,tiền cất trữ được đưa vào
lưu thông.Ngược lại,khi sản xuất hàng hoá giảm,lượng hàng hoá giảm,một phần tiền
vàng rút ra khỏi lưu thông,đưa vào cất trữ.Tiền cất trữ có tác dụng dự trữ tiền cho lưu
thông,sẵn sàng tham gia lưu thông.
3. Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì đều có tình hai mặt là
cụ thể và trừu tượng Nhận định sai:
- Lao động giản đơn hay lao động phức tạp là 2 mức độ của tính chất phức tạp
của lao động. Trong đó lao động giản đơn không đòi hỏi có quá nhiều trình
độ,chuyên sâu về chuyên môn,kỹ năng,nghiệp vụ;còn lao động phức tạp yêu
cầu phải trải một quá trình đào tạo về kỹ năng nghiệp vụ theo yêu cầu của
những nghề nghiệp chuyên sâu.
- cụ thể và trừu tượng là tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá.Trong đó
lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá,phản ánh tính chất tư nhân
của lao động sản xuất hàng hoá; còn lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng
hoá,phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá
4. Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong lOMoARcPSD|46342819 hàng hóa. Nhận định sai.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị, hai thuộc tính đó không phải do
có hai loại lao động khác nhau kết tinh trong nó, mà do lao động của người sản xuất
hàng hoá có tính hai mặt: lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
- lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề
nghiệp chuyên môn nhất định.Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích,đối
tượng,phương pháp riêng và kết quả riêng.Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử
dụng của hàng hoá.Ngoài ra,lao động cục thể còn phản ánh tính chất tư nhân
của lao động sản xuất hàng hoá.
- Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá mà không
kể đến hình thức cụ thể của nó,chỉ chú ý tới sự hao phí sức lao động (hao phí
cơ bắp,trí óc,. .). Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá.Ngoài ra,lao
động trừu tượng còn phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá.
5. Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, giống nhau với mọi thứ hàng hóa. Nhận định sai
Về bản chất, tiền là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng
hóa. Tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa, đây cũng là điểm
đặt biệt mà tất cả các loại hàng hóa khác không có, hay nói cách khác, chỉ có tiền mới
có thể đóng vai trò vật ngang giá chung thống nhất biểu hiện giá trị của mọi loại hàng
hóa khác → tiền là hàng hóa đặc biệt, và khác với mọi thứ hàng hóa khác.
6. Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa
trên cơ sở kết hợp giá trị cá biệt và giá trị xã hội. Nhận định sai
Về nội dung ,quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá.Ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị.Quy luật giá
trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được tiến hành trên cơ sở của hao
phí lao động xã hội cần thiết.
Trên thị trường,người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội thì sẽ thu được
nhiều lợi nhuận.Ngược lại,người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị xã hội thì sẽ bị thua lỗ.
7. Giá trị sử dụng của mợi hàng hóa đặc biệt đều giống nhau. Nhận định sai
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm,để thoả mãn nhu cầu nào đó
của con người.Giá trị sử dụng của hàng hóa không đồng nhất với nhau, nên mỗi loại
hàng hóa đặc biệt khác nhau thì sẽ có giá trị sử dụng khác nhau
Ví dụ: Hàng hóa sức lao động và tiền đều là hàng hóa đặc biệt, nhưng giá trị sử dụng lOMoARcPSD|46342819
của chúng lại rất khác nhau, cụ thể
+ Hàng hóa sức lao động: để thỏa mãn nhu cầu có được giá trị lớn hơn, giá trị tăng thêm của người mua
+ Tiền: là dùng làm vật ngang giá chung thống nhất để biểu hiện giá trị của mọi hàng hóa.
Vậy rõ ràng giá trị sử dụng của hai hàng hóa đặc biệt trên hoàn toàn khác nhau.
8. Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn toàn giống nhau. Nhận định sai
Hàng hoá dịch vụ là một loại hàng hoá,nhưng là hàng hoá vô hình.Ví dụ: dịch vụ y
tế,dịch vụ xe công nghệ,. .Hàng hoá dịch vụ khác với hàng hoá thông thường ở việc
nó vô hình,không thể cất trữ,việc sản xuất và tiêu dùng của hàng hoá dịch vụ được
diễn ra đồng thời.Ví dụ: Khi bác sĩ khám chữa bệnh cho bệnh nhân tức là bác sĩ đã và
đang sản xuất ra dịch vụ khám chữa bệnh, đồng thời bệnh nhân cũng đang hưởng dịch
vụ đó của bác sĩ. Với dịch vụ khám chữa bệnh mà bác sĩ sản xuất ra, bệnh nhân không
thể đem đi cất trữ được.Vậy hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là khác nhau
9. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ thuận với lượng giá trị
của một đơn vị hàng hóa. Nhận định sai
- NSLĐ tỉ lệ nghịch mới lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa ( lượng giá trị hàng
hóa khác với giá trị hàng hóa) vì NSLĐ tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian
hao phí lao động cần thiết trong 1 đơn vị hàng hóa → lượng giá trị hàng hóa giảm.
- Khi tăng CĐLĐ thì về cơ bản ko làm thay đổi thời gian lao động xã hội cần
thiết hap phí để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa, việc tăng CĐLĐ chỉ làm tăng tổng số sản
phẩm → lượng giá trị của tất cả hàng hóa gộp lại tăng lên. Vậy tăng CĐLĐ không làm
thay đổi lượng giá trị 1 đơn vị hàng hóa.
- Tóm lại cả NSLĐ và CĐLĐ đều không tỉ lệ thuận với lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
10. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Nhận định đúng.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường bởi cơ chế
thị trường là phương thức cơ bản để phân phối và sử dụng các nguồn vốn,tài
nguyên,công nghệ,sức lao động,thông tin,trí tuệ,. trong nền kinh tế thị trường.Thị
trường trở nên sống động bởi có sự vận hành của cơ chế thị trường
11. Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ nghịch với tổng lượng
giá trị của hàng hóa.
12. Giá trị xã hội là cơ sở để sản xuất và trao đổi hàng hóa. lOMoARcPSD|46342819
13. Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nhau.
14. Bằng lao động cụ thể, người công nhân đã tạo ra giá trị mới là 20 USD.
15. Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế.
16. Lượng giá trị xã hội của hàng hóa là một đại lượng cố định, không thay đổi.
17. Tất cả hàng hóa đặc biệt giống nhau ở đặc điểm không do hao phí lao
động trực tiếp tạo ra.
18. Quy luật giá trị thể hiện sự hoạt động của nó thông qua sự vận động của
giá cả thị trường.
19. Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó.
20. Lưu thông hàng hóa dựa trên nguyên tắc ngang giá. Điều này được hiểu là
giá cả có thể tách rời giá trị và xoay quanh giá trị của nó.
21. Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay đổi thì sẽ làm thay đổi
lượng giá trị xã hội của hàng hóa.
22. Tính hai mặt và hai tính chất của lao động sản xuất hàng hóa là hoàn toàn giống nhau.
23. Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) không ngang bằng số
lượng tiền cần thiết (Md) cho lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế.
24. Thị trường có vai trò quan trọng trong mối quan hệ với thúc đẩy sản xuất,
trao đổi hàng hóa, tiến bộ xã hội.
25. Vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp nhất định, Nhà nước
có thể can thiệp trực tiếp và gián tiếp vào giá cả hàng hóa.
26. Cạnh tranh trong nội bộ ngành sẽ dẫn đến hình thành giá cả thị trường
của hàng hóa trong ngành đó.
27. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội ảnh hưởng giống
nhau đến lượng giá trị xã hội của một hàng hóa. CHƯƠNG 3
28. Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá trị thặng dư và cấu tạo
hữu cơ của tư bản.
29. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa có ảnh hưởng quyết định đến tỷ suất giá
trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận.
30. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá trị thặng dư vừa được
tạo ra trong lưu thông, vừa không được tạo ra trong lưu thông.
31. Lợi nhuận và giá trị thặng dư là hoàn toàn giống nhau.
32. Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng dư cho tư bản thương
nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.
33. Xét về mặt chất, giá trị thặng dư với lợi nhuận, lợi nhuận thương nghiệp là khác nhau. lOMoARcPSD|46342819
34. Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướng của giá trị thặng dư
tuyệt đối và tương đối.
35. Tiết kiệm tư bản bất biến cũng như nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản
sẽ giúp làm tăng tỷ suất lợi nhuận.
36. Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư. Nhận định đúng.
Giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn luôn có sự
chênh lệch, cho nên sau khi bán hàng hóa (giả định: giá cả = giá trị), nhà tư bản
không những bù đắp đủ số tư bản đã ứng ra, mà còn thu về được một số tiền lời
ngang bằng với giá trị thặng dư (ký hiệu: m). Số tiền này được gọi là lợi nhuận (ký hiệu: p).
Từ công thức tính giá trị hàng hóa : W = c + v + m = k + m ta có thể chuyển thành W = k + p
Và C. Mác cũng khái quát: “Giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của
toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận”
Vì vậy, lợi nhuận cũng chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị thặng dư trên bề
mặt nền kinh tế trường.
37. Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến đều dịch chuyển giá
trị vào sản phẩm mới như nhau. Nhận định đúng
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá trị
được người công nhân bảo tồn và chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm, tức
là không biến đổi (hay bất biến) vào trong quá trình sản xuất, ký hiệu: c. Tư
bản bất biến gồm 2 loại: máy móc, thiết bị nhà xưởng (c1) và nguyên vật liệu (c2).
Loại c1 và c2 khác nhau ở cách thức chuyển giá trị vào sản phẩm. Máy móc,
thiết bị nhà xưởng chuyển dần dần giá trị của mình vào sản phẩm thông qua
hao mòn trong nhiều chu kỳ sản xuất. Ngược lại, nguyên vật liệu thường dịch
chuyển hết hoàn toàn vào sản phẩm trong quá trình sản xuất. Vì vậy từng bộ
phận của tư bản bất biến chuyển giá trị của mình một cách khác nhau vào sản phẩm mới.
38. Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch đều dựa
trên tiền đề tăng năng suất lao động xã hội. Nhận định đúng
39. Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền với sự chuyển hóa sức lao
động thành hàng hóa. Nhận định đúng
Sự chuyển hóa tiền thành tư bản được thể hiện qua công thức chung là T- H-T’
vì tư bản dù tồn tại dưới hình thức nào cũng đều là giá trị mang lại giá trị thặng
dư. Tuy nhiên công thức chung này lại tồn tại mâu thuẫn, điều đó thể hiện: giá lOMoARcPSD|46342819
trị thặng dư vừa được tạo ra trong lưu thông vừa không được tạo ra trong lưu
thông, lại vừa được tạo ra ngoài lưu thông vừa không được tạo ra ngoài lưu
thông. Để giải quyết vấn đề đó, các nhà tư bản phải tìm trên thị trường loại
hàng hóa đặc biệt có khả năng tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị bản thân nó, đó
chính là hàng hóa sức lao động. Từ đó, chuyển hóa tiền tệ thành tư bản chính là
sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa. Vì khi đó đã có hai điều kiện: có
một nhóm người tự do về thân thể nhưng không có tư liệu để sản xuất. Họ cần
kết hợp sức lao động để tạo ra hàng hóa, cho nên họ bán sức lao động. Một
nhóm người có đủ tiền để tham gia sản xuất và mua sức lao động tiến hành sản
xuất nhằm bóc lột lao động làm thuê.
40. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị
sản phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản bất biến và tư bản khả biến. Nhận định sai
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn của tư bản với tư cách là quá trình định kỳ,
thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Xét theo phương thức
chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản được chia
thành 2 loại là tư bản lưu thông và tư bản cố định. Ngược lại, nếu xét vai trò
khác nhau của các bộ phận tư bản tạo ra giá trị thặng dư và để làm rõ hơn
nguồn gốc của giá trị thặng dư là do hao phí sức lao động tạo ra, C. Mác đã
nghiên cứu nội hàm của hai thuật ngữ: tư bản khả biến và tư bản bất biến.
41. Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị
sản phẩm, có thể chia tư bản thành hai loại là tư bản cố định và tư bản lưu động. Nhận định đúng
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn của tư bản với tư cách là quá trình định kỳ,
thường xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Xét theo phương thức
chu chuyển giá trị của tư bản sản xuất vào giá trị sản phẩm, tư bản được chia
thành 3 loại là tư bản lưu thông và tư bản cố định. Tư bản cố định là bộ phận tư
bản tồn tại dưới hình thái tư liệu lao động tham gia toàn bộ vào quá trình sản
xuất, nhưng giá trị của nó chỉ chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm theo
mức độ hao mòn. Tư bản lưu động là bộ phận sản xuất tồn tại dưới hình thái
sức lao động, nguyên nhiên vật liệu, vật liệu phụ, giá trị của nó chuyển ngay
một lần vào toàn bộ giá trị sản phẩm khi kết thúc từng quá trình sản xuất. Việc
phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức sản xuất và quản lý
kinh doanh, giúp các nhà quản lý đưa ra các biện pháp đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển của tư bản và sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư.
42. Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn phần giá trị của nó
sang sản phẩm mới. lOMoARcPSD|46342819 Nhận định sai.
Tư bản bất biến là bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản phẩm mà giá
trị được lao động cụ thể của công nhân làm thuê bảo tồn và chuyển nguyên vẹn
vào giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, từng bộ phận của tư bản bất biến lại có cách
thức dịch chuyển giá trị vào sản phẩm mới khác nhau. Tư bản bất biến gòm 2
bộ phận là nhà xưởng, máy móc, thiết bị ( ký hiệu là c1) và nguyên nhiên vật
liệu ( ký hiệu là c2). Đối với bộ phận là nhà xưởng, máy móc, thiết bị, chúng
chuyển dần từng phần giá trị của mình vào sản phẩm. Ngược lại, đối với bộ
phận nguyên nhiên vật liệu, chúng chuyển toàn bộ giá trị của mình vào sản phẩm.
43. Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt. Nhận định đúng.
Không giống các loại hàng hóa thông thường khác, hàng hóa sức lao động là
loại hàng hóa đặc biệt vì nó được hình thành bởi sức lao động con người và
những nhu cầu phức tạp, đa dạng của con người
Thứ nhất, để sức lao động trở thành hàng hóa phải đáp ứng được hai điều kiện:
Người lao động tự do về thân thể và người lao động không đủ tư liệu sản xuất
để kết hợp với sức lao động của mình tạo thành hàng hóa.
Thứ hai, giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất quyết định. Giá trị của hàng hóa sức lao động
bao gồm các bộ phận như: Giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra
sức lao động, phí tổn đào tạo người lao động, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết
để nuôi con của người lao động.
Cuối cùng, hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng mà không có loại hàng hóa
nào có được chính là khi sử dụng nó không những giá trị của nó được bảo tồn
mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn.
44. Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết quyết định.
Nhận định sai (đúng) *khum biết nữa…
Giá trị hàng hóa sức lao động được quyết định bởi số lượng lao động xã hội
cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động. Nhưng sức lao động là khả
năng lao động gắn liền với cơ thể sống của con người, vì vậy tái sản xuất ra
năng lực đó cũng có nghĩa là duy trì sự sống, sự hoạt động bình thường của
người lao động. Để thực hiện điều đó đòi hỏi phải có những tư liệu sinh hoạt
nhất định. Do đó, giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng giá trị của những
tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động
45. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi loại hàng hóa là giống nhau. Nhận định sai
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là cũng đều nhằm mục đích là thỏa lOMoARcPSD|46342819
mãn nhu cầu người mua. Nhưng hàng hóa sức lao động có giá trị sử dụng mà
không có loại hàng hóa nào có được chính là khi sử dụng nó không những giá
trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được lượng giá trị lớn hơn. Điều đó giúp
hàng hóa sức lao động trở thành loại hàng hóa đặc biệt.
46. Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng
thêm xét trên phạm vi xã hội. Nhận định đúng
Trong lưu thông là có thể xảy ra hai trường hợp:
+ Trao đổi ngang giá: hai bên trao đổi không được lợi về giá trị, chỉ được lợi về
giá trị sử dụng. Vì vậy thông qua trao đổi không tạo ra giá trị tặng thêm cho xã hội
+ Trao đổi không ngang giá: gồm 3 trường hợp
Trường hợp 1: Bán cao hơn giá trị, khi đó được lợi khi bán nhưng mua bị thiệt
vì người bán cũng đồng thời là người mua
Trường hợp 2: Mua thấp hơn giá trị, khi đó được lợi khi là người bán và bị thiệt khi là người mua.
Trường hợp 3: Mua rẻ bán đắt. Tổng giá trị toàn xã hội không tăng lên bởi vì số
giá trị mà người này được là số giá trị mà người khác bị mất
Cả ba trường hợp trên chỉ đang phân phối lại thu nhập giữa các bên tham gia
trao đổi, tổng giá trị của xã hội cũng không thay đổi
Việc mua, bán hàng hóa thấp hơn hoặc bằng giá trị sẽ không có giá trị tăng
thêm, nếu người mua hàng hóa để bán hàng hóa đó cao hơn giá trị thì chỉ được
lợi xét về người bán, nhưng xét về người mua thì lại bị thiệt. Trong nền kinh tế
thị trường, mỗi người đều đóng vai trò là người bán và đồng thời cũng là người
mua. Do đó, nếu được lợi khi bán thì lại bị thiệt khi mua. Vì vậy, lưu thông
(mua, bán thông thường) không tạo ra giá trị tăng thêm xét trên phạm vi xã hội
47. Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ thuận với lạm phát. Nhận định đúng
Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng
và dịch vụ mà công nhân mua bằng tiền công danh nghĩa. Nghĩa là, số lượng tư
liệu sinh hoạt và dịch vụ mà công nhân có thể mua được bằng số tiền công danh nghĩa.
Ví dụ: lương thực, các đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại, các hoạt động vui chơi, giải trí,. .
Lạm phát là hiện tượng tăng mức giá chung một cách liên tục của các loại hàng
hóa và dịch vụ theo thời gian dẫn đến việc mất giá trị của một loại tiền tệ nào
đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và
dịch vụ hơn so với trước đây, dẫn đến suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền
tệ. Vì vậy, nếu lạm phát tăng dẫn đến số tiền mà người công nhân phải dành lOMoARcPSD|46342819
cho số hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ cũng tăng và ngược lại.
48. Tiền công thực tế phục thuộc hoàn toàn vào tiền công danh nghĩa.
49. Ngày lao động bao gồm thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
50. Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá trình tập trung tư bản.
51. Quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào cấu tạo hữu cơ của tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư.
52. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàng hóa sức lao động.
53. Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
54. Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bản là hình thức của sự
vận động của tư bản.
55. Tăng tốc độ chu chuyển của tư bản cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng tư
bản cố định và tư bản lưu động.
56. Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư trong sản xuất.
57. Thời gian chu chuyển của tư bản bao gồm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông hàng hóa.
58. Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với quy mô tích lũy tư bản.
59. Lợi nhuận bằng giá trị thặng dư khi mua và bán hàng hóa đúng giá trị.
60. Sự cạnh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao động có tác động tích
cực đến sự phát triển của nền kinh tế.
61. Khi mức độ khai thác sức lao động càng tăng thì sẽ làm cho tỷ suất lợi
nhuận ngày càng giảm.
62. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô giá trị thặng dư thu được càng tăng.
63. Tư bản bất biến và tư bản cố định giống nhau ở đặc điểm biến đổi giá trị.
64. Sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc biệt.
65. Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản bất biến.
66. Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.
67. Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
68. Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong thị trường tư bản chủ nghĩa.
69. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối khác về chất so với
phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
70. Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.
71. Tích lũy tư bản dẫn đến những hệ quả nhất định trong nền kinh tế thị trường.
72. Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến hình thành tỷ suất lợi lOMoARcPSD|46342819 nhuận bình quân. -
73. Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính như mọi hàng hóa thông
thường, nhưng có đặc điểm riêng.
74. Công thức ‘T - H - T’ gồm 3 giai đoạn, 3 hình thức và 3 chức năng.
75. Nghiên cứu chu chuyển của tư bản là nghiên cứu về mặt lượng của sự vận
động của tư bản. CHƯƠNG 4,5,6
76. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự tiến
bộ của khoa học kỹ thuật.
77. Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa bị chi phối và quyết định bởi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất.
78. Cạnh tranh và độc quyền có mối quan hệ chặt chẽ trong nền kinh tế thị trường.
79. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa có những đặc trưng
giống, vừa có những đặc trưng khác với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
80. Trong nền kinh tế thị trường, tồn tại một số quan hệ lợi ích kinh tế cơ bản.
81. Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm cơ bản và phổ biến của
độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
82. Một trong những nội dung cơ bản của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam là thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
83. một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam là từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất XHCN phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất.
84. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất vì địa vị của chủ thể trong hệ
thống quan hệ sản xuất xã hội có ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế
trong nền kinh tế thị trường.
85. Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các
quan hệ lợi ích chủ yếu trong nền kinh tế thị trường là theo nguyên tắc thị trường.
86. Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn. Nhận định đúng
-Những người sử dụng lao động có quan hệ lợi ích kinh tế chặt chẽ với
nhau.Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa
là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa lOMoARcPSD|46342819 họ
-Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liênkết
chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ chặt chẽ về lợi ích kinh tế giữa những
người sử dụng lao động làm cho họ trở thành đội ngũ doanh nhân. Trong cơ chế
thị trường, đội ngũ này đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội nên
cần được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.
87. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan. Nhận định Đúng.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản và toàn diện nền sản
xuất, doanh nghiệp và hoạt động xã hội từ sử dụng phổ biến lao động thủ công sang sử
dụng phổ biến sức lao động, được đào tạo bằng công nghệ, phương tiện và phương
pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, tạo sự chuyển biến
về chất trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.
Từ chủ nghĩa tư bản hay từ trước chủ nghĩa tư bản quá độ lên chủ nghĩa hội, xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan, một quy luật
kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước công nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ
thuật nghèo nàn, lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
mới hình thành. Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa là quá trình xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Mỗi bước của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất, góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội.
88. Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau. Nhận định Đúng.
Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế:
Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ phận cấu thành của chủ
thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện. Trong nền kinh tế thị trường, sản lượng
đầu ra và các yếu tố đầu vào đều được thực hiện thông qua thị trường. Điều đó có
nghĩa là, mục tiêu của các chủ thế chỉ được thực hiện trong mối quan hệ và phù hợp
với mục tiêu của các chủ thề khác. Như vậy, khi các chủ thể kinh tế hành động vì mục
tiêu chung hoặc các mục tiêu thống nhất với nhau thì các lợi ích kinh tế của các chủ
chể đó thống nhất với nhau.
Chẳng hạn, để thực hiện lợi ích của mình, doanh nghiệp cải tiến kỹ thuật, nâng cao lOMoARcPSD|46342819
chắt lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sản phẩm. . thì lợi ích doanh nghiệp và lợi ích
xã hội thống nhất với nhau
Sự mâu thuẫn trong quan hệ lợi ích kinh tế:
Các quan hệ lợi ích kinh tế mâu thuẫn với nhau vì các chủ thể kinh tế có thể hành
động theo những phương thức khác nhau đê thực hiện các lợi ích của mình. Sự khác
nhau đó đến mức đối lập thì trở thành mâu thuẫn. Ví dụ, vì lợi ích của mình, các cá
nhân, doanh nghiệp có thể làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế. . thì lợi ích của cá nhân,
doanh nghiệp và lợi ích xã hội mâu thuẫn với nhau
89. Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cực đến sự phát triển của
nền kinh tế Việt Nam. Nhận định Đúng.
Hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát
triển, tạo diều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta
trong phân công lao dộng quốc tế, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh,
bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiệu quả cao. Tác động tích cực:
- Tạo động lực thúc đẩy chuyền dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn
- Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đồi công nghệ sản xuất, tiếp cận với
phương thức quản trị phát triển đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Nâng cao trinh độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công nghệ quôc gia
- Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa, tạo diều kiện để tiếp thu nhũng giá trị tinh
hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế
giới đề làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
- Đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ôn định ở khu vực và quôc tế đê
tập trung cho phát triên kinh tế xã hội
90. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan. Nhận định đúng
Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề lOMoARcPSD|46342819
mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Một
quốc gia đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập,
sớm muộn quốc gia đó sẽ bị đào thải trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, Việt Nam là
nước đang phát triển, vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt. .thì việc chủ động hội
nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Hội nhập kinh tế là xu hướng tất yếu đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Đó là con đường giúp cho Việt Nam tận dụng các thời cơ phát triển được rút ngắn, thu
hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến và khắc phục tìnhtrạng lạc hậu rõ rệt. Ngoài
ra, hội nhập kinh tế còn tác động tới việc ổn định nền kinh tế vĩ mô. Với việc mở cửa
thị trường, thu hút vốn vừa thúc đẩy công nghiệphóa, vừa tăng tích lũy, cải thiện thâm
hụt ngân sách, tạo niềm tin cho các chương trình hỗ trợ quốc tế, tạo cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập
91. Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong các quan hệ lợi ích chủ
yêu trong nền kinh tế thị trường là hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
92. Một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam là xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
93. Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế là
một trong những nội dung chủ yếu của hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
94. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tồn tại đa
dạng hình thức sở hữu; thành phần kinh tế; loại hình phân phối.
95. Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động vừa thống
nhất, vừa mâu thuẫn.
96. Độc quyền trong nền kinh tế thị trường vừa có những tác động tích cực
vừa có những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
97. Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động tiêu cực đến sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam.
98. Tạo lập những điều kiện và thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi từ nền sản
xuất xã hội lạc hậu sang tiến bộ là nội dung cơ bản của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa ở Việt Nam.
99. Sự hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt là đặc điểm cơ bản
của độc quyền trong chủ nghĩa tư bản.
Document Outline
- KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
- 1.Xét về mặt bản chất, năng suất lao động và cường đ
- 2.Khi tiền rút ra khỏi lưu thông, lúc này nó sẽ thực
- 3.Dù là lao động giản đơn hay lao động phức tạp thì
- 4.Hàng hóa có hai thuộc tính vì có hai loại lao động
- 5.Xét về mặt bản chất, tiền là một loại hàng hóa đặc
- 6.Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi
- 7.Giá trị sử dụng của mợi hàng hóa đặc biệt đều giốn
- 8.Hàng hóa dịch vụ và hàng hóa thông thường là hoàn
- 9.Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ
- 10.Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành the
- 11.Năng suất lao động và cường độ lao động đều tỉ lệ
- 13.Giá trị trao đổi và giá trị là hoàn toàn giống nha
- 15.Quy luật giá trị có những chức năng to lớn đối với
- 17.Tất cả hàng hóa đặc biệt giống nhau ở đặc điểm khô
- 19.Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức nă
- 21.Khi số lượng hàng hóa cung cấp vào thị trường thay
- 23.Lạm phát xảy ra khi số lượng tiền đang có (Ms) khô
- 25.Vận dụng quy luật giá trị, trong một số trường hợp
- 27.Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động x
- 28.Tỷ suất lợi nhuận chịu ảnh hưởng bởi tỷ suất giá t
- 30.Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản là giá tr
- 32.Tư bản công nghiệp nhường một phần giá trị thặng d
- 34.Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thái biến tướn
- 36.Lợi nhuận chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của
- 37.Không phải bất cứ bộ phận nào của tư bản bất biến
- 38.Sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặ
- 39.Sự chuyển hóa của tiền tệ thành tư bản gắn liền vớ
- 40.Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản
- 41.Xét theo phương thức chu chuyển giá trị của tư bản
- 42.Tư bản bất biến và các bộ phận của nó chuyển toàn
- 43.Hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệ
- 44.Giá trị của hàng hóa sức lao động do giá trị tư li
- 45.Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động và mọi l
- 46.Lưu thông hàng hóa (mua, bán thông thường) không t
- 47.Tiền công thực tế thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ
- 48.Tiền công thực tế phục thuộc hoàn toàn vào tiền cô
- 50.Bản chất của tích lũy tư bản là kết quả của quá tr
- 52.Nguồn gốc của giá trị thặng dư là từ tiêu dùng hàn
- 54.Tuần hoàn tư bản là nội dung, còn chu chuyển tư bả
- 56.Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị th
- 58.Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với quy mô tí
- 60.Sự cạnh tranh trong cung ứng và tuyển dụng sức lao
- 62.Tốc độ chu chuyển của tư bản càng chậm thì quy mô
- 64.Sức lao động của người làm thuê là hàng hóa đặc bi
- 66.Hàng hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết m
- 68.Có nhiều phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tro
- 70.Năng suất lao động xã hội ảnh hưởng đến quy mô tíc
- 72.Sự cạnh tranh giữa các ngành khác nhau sẽ dẫn đến
- -
- 74.Công thức ‘T - H - T’ gồm 3 giai đoạn, 3 hình thức
- CHƯƠNG 4,5,6
- 77.Quan hệ phân phối trong nền kinh tế thị trường địn
- 79.Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa
- 81.Xuất khẩu tư bản là một trong những đặc điểm cơ bả
- 83.một trong các nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa
- 85.Một trong những phương thức cơ bản thực hiện lợi í
- Nhận định đúng
- 87.Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một tấ
- 88.Các quan hệ lợi ích kinh tế vừa thống nhất vừa mâu
- 89.Hội nhập kinh tế quốc tế có những tác động tích cự
- 90.Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất y
- 91.Nguyên tắc cơ bản thực hiện lợi ích kinh tế trong
- 93.Thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nh
- 95.Quan hệ lợi ích giữa người sử dụng lao động và ngư
- 97.Hội nhập kinh tế quốc tế cũng có những tác động ti
- 99.Sự hình thành tư bản tài chính và hệ thống tài phi