-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kinh tế học là gì? Hãy phân tích mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kinh tế học là gì? Hãy phân tích mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết q
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1 (1.5đ): Kinh tế học là gì? Hãy phân tích mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô và cho ví dụ minh họa.
- Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm để sản
xuất ra những hàng hóa và dịch vụ, nhằm thõa mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
- Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ chặc chẽ với nhau. Có thể thấy, kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành
vi của kinh tế vi mô. Theo đó, nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp,
các tế bào kinh tế. Ngược lại, hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián
tiếp của kinh tế vĩ mô.
VD: Một nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô có thể nghiên cứu ảnh hưởng của sự cách giảm thuế thu nhập đối với việc
phát triển hàng hóa và dịch vụ nói chung. Để phân tích vấn đề này, họ phải nghiên cứu sự giảm thuế ảnh hưởng như
thê nào đối với quyết định của các hộ gia đình trong việc tiêu dùng.
Câu 2 (1đ): Nêu các yếu tố tác động đến cầu hàng hóa. Phân tích sự tác động của yếu tố “thu nhập của người tiêu dùng”
đến cầu hàng hóa và cho ví dụ minh họa.
* Cầu: Là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau
trong khoảng thời gian nhất định.
* Lượng cầu: là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà người tiêu dùng mua tại 1 mức giá nhất định(với các yếu tố khác có thể
ảnh hưởng đến lượng mua cố định) trong khoảng thời gian nhất định.
Nêu các yếu tố tác động đến cầu hàng hóa:
Thu nhập: Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định mua gì và bao nhiêu đối với người tiêu dùng. Vì thu nhập quyết định
đến khả năng mua của người tiêu dùng. Khi thu nhập người tiêu dùng thay đổi thì cầu đối với hàng hoá cũng thay đổi.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại hàng hoá mà mức độ dao động cũng khác nhau.
- Đối với hàng hoá thông thường: Bao gồm hàng hoá thiết yếu và hàng hoá xa xỉ. Khi thu nhập tăng lên thì cầu đối với hàng
hoá và dịch vụ đó tăng lên và ngược lại
+ Hàng hoá thiết yếu: (lương thực, thực phẩm, áo quần...) khi thu nhập tăng lên cầu hàng hoá tăng và ngược lại, nhưng tăng
ở mức độ tương đối nhỏ hoặc xấp xỉ. VD: khi TN tăng 10 lần thì chi tiêu tăng nhưng không thể nhiều đến như vậy
+ Hàng hoá xa xỉ: (bảo hiểm, du lịch, giáo dục tư nhân..) Thu nhập tăng thì cầu tăng rất nhiều và ngược lại
- Đối với hàng hoá thứ cấp (cấp thấp):(sắn, khoai, ngô). Thu nhập tăng thì cầu hàng hoá giảm xuống và ngược lại
Ví dụ: Khi thu nhập hàng tháng của bạn tăng lên bạn sẽ mua nhiều đồ dùng cá nhân hơn, còn ngược lại khi bạn bị giảm thu
nhập, có nghĩa là tổng mức chi tiêu của bạn giảm đi và vì vậy bạn sẽ chi tiêu ít hơn để mua một số hàng hóa và cũng có thể là hầu hết hàng hóa.
* Thị hiếu: Có ảnh hưởng rất lớn đến cầu của tiêu dùng. Là sở thích hay sự ưu tiên của của tiêu dùng đối với hàng hoá hay
dịch vụ, thị hiếu thường rất khó quan sát. Thị hiếu phụ thuộc vào phong tục tập quán, tâm lý, giới tính, tôn giáo, văn hoá- thị
hiếu thay đổi theo thời gian và chịu sự ảnh hưởng của quảng cáo. người tiêu dùng sẵn sàng bỏ tiền mua các hàng hoá có
nhãn mác nổi tiếng. Như vậy, Khi người tiêu dùng thay đổi ý thích, quyết định mua thì cầu đối với hàng hoá hay dịch vụ cũng sẽ thay đổi.
* Giá cả hàng hoá liên quan: Cũng tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng Cầu đối với hàng hoá không chỉ phụ
thuộc vào giá cả của bản thân hàng hoá đó. Mà nó còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá liên quan.
Khi giá của hàng hoá thay đổi thì cầu đối với hàng hoá kia cũng thay đổi.
Hàng hoá liên quan có 2 loại hàng hoá: hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung
+ Hàng hoá thay thế: là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác, giống hàng hoá đang xem xét, có cùng giá trị sử
dụng hay thoả mãn cùng nhu cầu.
Khi giá hàng hoá này tăng thì cầu hàng hoá kia tăng và ngược lại. VD: cá và thịt, trứng; chè và cà phê.
+ Hàng hoá phổ sung: Là hàng hoá được sử dụng đồng thời cùng với hàng hoá khác
Khi giá của 1 hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá kia giảm xuống và ngược lại VD: Đường và cà phê; xăng dầu và xe máy
* Dân số (số lượng người tiêu dùng): Là một trong những nhân tố quan trọng xác định lượng tiêu dùng tiềm năng thị
trường càng nhiều người tiêu dùng thì cầu tiềm năng càng lớn. Khi thị trường có nhiều người tiêu dùng thì cầu sẽ lớn hơn và
ngược lại VD: So sánh thị trường Việt Nam và Trung Quốc
* Kỳ vọng: Sự mong đợi của người tiêu dùng Nếu người tiêu dùng hi vọng rằng giá của hàng hoá và dịch vụ nào đó thay
đổi trong tương lai thì cầu hiện tại đối với hàng hoá thay đổi Cầu đối với hàng hoá và dịch vụ sẽ thay đổi phụ thuộc vào các
kỳ vọng của người tiêu dùng: giá, thu nhập, thị hiếu VD: vàng, điện thoại di động Cung:
Cung: Là số lượng hàng hoá hoặc dịch vụ mà người sản xuất muốn bán và có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong
khoảng thời gian nhất định.
* Lượng cung: là lượng hàng hoá hay dịch vụ mà các hãng muốn bán tại mức giá đã cho (với các yếu tố khác không đổi)
trong khoảng thời gian nhất định.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung hàng hoá:
* Công nghệ sản xuất: có ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng hàng hoá được sản xuất ra. Công nghệ tiên tiến làm cho năng
suất tăng, do đó nhiều hàng hoá được sản xuất ra (đường cung dịch chuyển sang phải hay xuống dưới)
* Giá các yếu tố đầu vào: Tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng đến quyết định cung
của doanh nghiệp. Nếu giá cả yếu tố đầu vào giảm chi phí sản xuất giảm do đó doanh nghiệp sản xuất nhiều hàng hoá hơn
làm cho cung tăng và ngược lại.
* Chính sách thuế: là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Thuế có ảnh hưởng đến đường cung của doanh nghiệp. Bởi vì
thuế là chi phí của doanh nghiệp phải chịu. Do đó các chính sách thuế sẽ có kích thích hoặc hạn chế việc tăng cung hoặc giảm cung
* Số lượng người sản xuất: có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng hàng hoá sản xuất ra trên thị trường. Càng nhiều người sản
xuất thì lượng hàng hoá càng nhiều và ngược lại.
* Kỳ vọng: Mọi mong đợi về sự thay đổi giá của hàng hoá, giá các yếu tố sản xuất, chính sách thuế đều có ảnh hưởng đến
đường cung của hàng hoá. Nếu các kỳ vọng thuận lợi thì cung tăng và ngược lại.
* Chính sách của chính phủ: Chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ...nếu có lợi cho người sản xuất thì cung tăng và ngược lại.
Câu 3 (1.5đ): Thế nào là thị trường độc quyền bán? Hãy so sánh những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường độc quyền.
Thị trường độc quyền bán:
Độc quyền là một hình thái thị trường không hoàn hảo trong đó chỉ có một doanh nghiêp sản xuất và bán cho nhiều người mua thứ sản phẩm đặc biệt -
sản phẩm đặc biệt là sản phẩm không có sản phẩm gần gũi
Đặc điểm thị trương CTHH:
Đ.điểm thị trường độc quyền
- Nhiều người bán, nhiều người mua
- Nhiều người mua, duy nhất một người bán
- Sản phẩm tương đối đồng nhất - Sản phẩm là duy nhất
- Doanh nghiệp ko có sức mạnh thị trường,
- Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường, là
giá cả do thị trường quyết định người quyết định giá - Rào cản gia nhập thấp - Rào cản gia nhập cao Chương 1:
Kinh tế vi mô: nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ chi tiết, riêng lẻ. Nó định nghiên cứu cách thức mà các hộ gia đình, các
doanh nghiệp ra quyết định và tác động lẫn nhau trong một thị trường sản phẩm hay dịch vụ nào đó, để lý giải sự hình thành
và vận động của giá cả sản phẩm trong mỗi dạng thị trường.
Kinh tế vĩ mô: nghiên cứu nền kinh tế ở giác độ tổng thể, toàn bộ, thông qua các biến số kinh tế như: Tổng sản phẩm quốc
gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cán chân thương mại…trên cơ sở đó đề ra các chính sách
kinh tế nhằm ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế học thực chứng: là việc sử dụng các lý thuyết và mô hình để mô tả, giải thích và dự báo các hiện tượng kinh tế đã,
đang và xảy ra như thế nào. Nó mang tính khách quan và khoa học.
Kinh tế học chuẩn tắc: đưa ra những chỉ dẫn, những quan điểm cá nhân về cách giải quyết các vấn đề về kinh tế
Đường giới hạn khả năng sản xuất: là tập hợp những phối hợp tối đa số lượng các sản phẩm và dịch vụ mà nền kinh tế có
thể sản xuất, khi sử dụng toàn bộ các nguồn lực của nền kinh tế.
Chi phí cơ hội: Là cơ hội tốt nhất bị bỏ qua khi đưa ra một lựa chọn kinh tế (hoặc những hàng hoá, dịch vụ cần thiết bị bỏ
qua để thu được những hàng hoá và dịch vụ khác)
VD: Chi phí cơ hội của giữ tiền là lãi suất; người nông dân trồng hoa thay trồng cây ăn trái Như vậy khi đưa ra bất cứ lựa
chọn kinh tế nào chúng ta cũng phải cân nhắc và so sánh các phương án với nhau dựa vào chi phí cơ hội của sự lựa chọn Chương 2:
Giá trần: Giá trần là mức giá cao nhất đối với một loại hàng hoá nào đó do chính phủ ấn định. Giá trần thấp hơn gía cân
bằng dấn đến hiện tượng thiếu hụt hàng hoá. để giữ giá trần ổn định chính phủ can thiệp vào cung
Giá sàn: là mức giá thấp nhất đối với một loại hàng hoá nào đó do chính phủ ấn định. Giá sàn cao hơn gía cân bằng dẫn đến
hiện tượng dư thừa hàng hoá. để giữ giá sàn ổn định chính phủ can thiệp vào cầu