-
Thông tin
-
Quiz
Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975 | Tiểu luận Lịch sử kinh tế quốc dân
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954 hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, còn miền Nam vẫn tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ chính trị, kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lịch sử kinh tế quốc dân 6 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Kinh tế miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975 | Tiểu luận Lịch sử kinh tế quốc dân
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954 hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, còn miền Nam vẫn tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ chính trị, kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lịch sử kinh tế quốc dân 6 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA: KINH TẾ CHÍNH TRỊ ~~~~~~~~~~*~~~~~~~~~~ BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI: KINH TẾ MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN 1955-1975
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Đào Anh Quân
SINH VIÊN THỰC HIỆN : Nguyễn Thảo Phương
LỚP : Quản lý kinh tế K39 A2 MÃ SINH VIÊN : 1955270100 Năm học 2020-2021 1 Mụ c l ụ c
Mở Đầu..................................................................................................................2
Phần Nội Dung......................................................................................................3
I. Bối cảnh miên Bắc sau ngày lập lại hòa bình....................................................3
II. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành tựu đạt được.......................4
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1955 -1957)........................4
Cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế (1958 - 1960)................8
Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội - kế hoạch 5 năm lần
thứ nhất (1961 - 1965).........................................................................................11
Chuyển hướng kinh tế chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và khôi phục
kinh tế (1965 - 1975)...........................................................................................12
III. Những hạn chế của kinh tế miền Bắc thời kì 1955-1975..............................14
Kết Luận..............................................................................................................16 2 Mở Đầu 1. Lý do chọn đề tài
Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta kết thúc
thắng lợi, tháng 7-1954 hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc, còn miền Nam vẫn
tạm thời phải sống dưới ách thống trị của Mỹ – ngụy. Từ đó hai miền có chế độ
chính trị, kinh tế – xã hội hoàn toàn khác nhau. Miền Bắc đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa, miền Nam đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và ngày càng lệ
thuộc nặng nề vào Mỹ nên nhân dân ta phải tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân. Miền Bắc được coi là hậu phương lớn và miền Nam được coi là tiền tuyến lớn.
Miền Bắc vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh, gặp muôn vàn khó khăn.
Hầu hết các cơ sở sản xuất công nghiệp bị tàn phá, đồng ruộng nhiều nơi bị bỏ
hoang. Đường xá, cầu cống hầu như bị phá huỷ. Nền tài chính còn yếu kém, đời
sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, văn hoá giáo dục, y tế còn nhiều hạn chế.
Nhưng vẫn luôn giữ vững khẩu hiệu “Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để đánh thắng
giặc Mỹ xâm lược”. Đó là tinh thần của nhân dân miền Bắc trong suốt 21 năm
thực hiện công cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Thắng lợi của cuộc đấu
tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước có sự đóng góp vô cùng to lớn
của quân và dân miền Bắc. Không chỉ chi viện sức người và sức của, miền Bắc
còn là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào,
cán bộ, chiến sỹ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam. Không thể nào có thắng
lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc xã
hội chủ nghĩa, suốt 20 năm luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược.
Trên cơ sở tìm hiểu về bối cảnh, thành tựu, hạn chế của kinh tế miền Bắc giai
đoạn 1955-1975 để tìm hiểu rõ miền Bắc đã làm gì để hoàn thành tốt hai nhiệm
vụ vừa phát triển kinh tế, vừa hỗ trợ miền Nam kháng chiến, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm. 3 Phần Nội Dung I.
Bối cảnh miên Bắc sau ngày lập lại hòa bình
Sau tháng 7 năm 1954, đất nước ta tạm chia làm hai miền. Miền Bắc tiến
lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh thực hiện nhiệm vụ cách
mạng dân tộc, dân chủ, tiến tới thống nhất nước nhà.
Trước khi rút quân ra khỏi miền Bắc theo Hiệp định Giơnevơ, thực dân
Pháp cùng đế quốc Mỹ tiến hành nhiều hoạt động nhằm chống phá công cuộc
xây dựng miền Bắc. Trong các thành phố, chúng tháo dỡ máy móc chuyển vào
Nam, đóng cửa một số nhà máy cửa hàng, lôi kéo lực lượng trí thức, cán bộ kỹ
thuật tay nghề cao vào Sài Gòn. Hồ sơ, tài liệu trong các công sở bị thiêu huỷ
hoặc chuyển về vùng kiểm soát. Chúng xuyên tạc, dụ dỗ, cưỡng bức gần một
triệu đồng bào di cư vào Nam, xúi dục bạo loạn, cài gián điệp ở lại… Cuộc đấu
tranh chống địch phá hoại miền Bắc diễn ra khá gay go, trên tất cả các lĩnh vực.
Nhờ chuẩn bị chu đáo nên ta đã tiếp quản Hà Nội nhanh, gọn, an toàn. Hà
Nội trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà. Ngày 16 tháng 5 năm 1955, khi những người lĩnh viễn chinh Pháp
cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc mới thật sự được hoàn toàn giải phóng
để bắt tay vào khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
Khó khăn bao trùm của miền Bắc sau khi tiếp quản là nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vùng nông thôn, thực hiện
chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch (chúng gọi là chính sách tam quang),
thực dân Pháp đã làm cho hơn 140.000 ha ruộng đất, chiếm 8% diện tích canh
tác bị bỏ hoang, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 320.000 ha bị phá hỏng,
hàng chục vạn trâu bò bị giết... Mặt khác, nông cụ bị thiếu trầm trọng, kỹ thuật
canh tác lạc hậu, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, đời sống nhân dân vô
cùng khó khăn. Vùng đô thị chủ yếu là tiêu thụ, sản xuất yếu kém. Hàng ngoại
tràn ngập thị trường, làm cho công nghiệp dân tộc không phát triển được, thủ
công nghiệp bị chèn ép, sa sút hoặc phá sản. Các cơ sở công nghiệp như nhà
máy, xí nghiệp (xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, diêm Hà Nội, than Hòn Gai)
thiết bị mất nhiều do địch tháo gỡ hoặc phá hoại trước khi chúng rút khỏi miền
Bắc, nên tất cả đều không hoạt động được, công nhân thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Ở vùng tự do, các cơ sở xí nghiệp nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao
động thấp, sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng của nhân dân trong nước, khiến cho kinh tế gặp nhiều khó khăn. 4
Lực lượng chủ yếu của cách mạng là nông dân sống ở nông thôn nhưng
vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn vì chế độ chiếm hữu ruộng đất mới chỉ thực
hiện ở vùng tự do, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển sản xuất của
nhân dân. Các yếu tố sản xuất chưa được giải phóng (sức lao động, công cụ, đối
tượng lao động), chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp bóc lột.
Trong công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp máy móc thiếu, hoặc quá lạc
hậu. Khai thác mỏ giảm một nửa so với trước chiến tranh. Hệ thống giao thông
và kết cấu hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng triệu người miền
Bắc mù chữ. Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Số kỹ sư và cán
bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước đây rất ít. Hệ thống y tế,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hầu như không đáng kể.
Thực trạng trên đòi hỏi phải khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh. Đó là nhiệm vụ trung tâm, nặng nề của nhân dân miền Bắc sau tháng 7- 1954. II.
Những chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành tựu đạt được 1.
Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1955 -1957)
Ngay trước khi tiếp quản Thủ đô Hà Nội (tháng 10 năm 1954), từ tháng 8
năm 1954, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 3 (khóa II) đã đề ra kế
hoạch 3 năm 1955 - 1957, xác định nhiệm vụ của miền Bắc là hàn gắn vết
thương chiến tranh, tạo cơ sở kinh tế, chính trị vững chắc đưa miền Bắc tiến lên
chủ nghĩa xã hội, trong đó “công tác cải cách ruộng đất vẫn là công tác trung
tâm, nhưng công tác khôi phục kinh tế là công tác rất trọng yếu”.
Triển khai chủ trương trên, Hô v
i nghị Trung ương lần thứ 7 (tháng 3 năm 1955) và hô v
i nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 8 năm 1955), đã cụ thể các mục tiêu khôi phục kinh tế.
Để khôi phục kinh tế có trọng điểm, đúng hướng một sự kiện quan trọng
đã diễn ra vào năm 1955 đó là kỳ họp lần thứ năm Quốc hội khoá I. Trong kỳ
họp này, Quốc hội đã đề ra nhiệm vụ trong thời kỳ khắc phục kinh tế gồm 3 nhiệm vụ:
Thứ nhất, khôi phục kinh tế bị phá hoại trong chiến tranh.
Thứ hai, ổn định tình hình kinh tế - tài chính.
Thứ ba, củng cố phát triển kinh tế quốc doanh và xây dựng bộ phận kinh tế hợp tác xã.
- Tiếp tục thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất 5
Triệt để giảm tô thuế và cải cách ruộng đất được phát động và thực hiện
từ cuối năm 1953 nhanh chóng được tiến hành trên phạm vi cả nước, có ý nghĩa
cực kỳ quan trọng cho công cuộc kháng chiến của nhân dân ta, đã động viên sức
người sức của trên cơ sở giải phóng sức lao động và tư liệu sản xuất dẫn đến sản
xuất phát triển ở địa phương, là động lực quan trọng giúp tiền tuyến liên tiếp thu
được những thắng lợi rất cơ bản. Khi kết thúc đợt 5 giảm tô và thực hiện đợt 1
của cải cách ruộng đất thì hoà bình được lập lại. Từ đợt 1 đến đợt 5, cải cách
ruộng đất được tiến hành trong 3.653 xã, đã chia khoảng 334.100 ha ruộng đất
cho khoảng 2 triệu hộ nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Sau cải cách ruộng
đất, các tầng lớp nông dân có diện tích canh tác tương đối đồng đều.
Trong vòng hai năm (1954 - 1956) cải cách ruộng đất được tiến hành 4
đợt trên địa bàn 3.314 xã đạt được kết quả vô cùng to lớn lao: 81 vạn ha ruộng
đất, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay giai cấp địa chủ được chia cho 2
triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã được hiện, giai cấp địa
chủ phong kiến hoàn toàn bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng và đưa
lên địa vị người chủ ở nông thôn. Do nông dân thực sự được quyền sở hữu
ruộng đất và do các chính sách khuyến nông như, thủy lơi, phân bón, sức kéo...
nền nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng. Đến năm 1957, sản lượng lúa của
miền Bắc đạt khoảng 4 triệu tấn, tăng hơn 1,5 triệu tấn so với năm 1939.
Trong quá trình thực hiện đã phạm phải một số sai lầm rất nghiêm trọng,
cụ thể là: không nắm vững tình hình thực tế để phân định thành phần giai cấp;
áp dụng máy móc giáo điều trong đấu tranh giai cấp.
Năm 1957 ta đã tiến hành nhiều biện pháp sửa sai, khắc phục. Những hậu
quả do sai lầm của cải cách ruộng đất như thiếu thực tế, tả khuynh, giáo điều,
nóng vội…Bộ mặt nông thôn miền Bắc không ngừng được cải thiện đời sống
vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao, trường học bệnh viện, các khu
vui chơi giải trí được xây dựng khắp mọi nơi, hàng triệu người được đi học và
chữa bệnh miễn phí, không khí tưng bừng phấn khởi xây dựng nông thôn mới
trở thành cao trào thi đua ở các địa phương. Khối liên minh công nông củng cố,
thắng lợi cải cách ruộng đất tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ khôi
phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.
- Tình hình khôi phục kinh tế trong ba năm 1955 - 1957 đạt và vượt mức trước chiến tranh + Về nông nghiệp:
Đảng và nhà nước chủ trương lấy khôi phục nông nghiệp làm chủ yếu,
trên cơ sở đó khôi phục toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vì nông nghiệp có vị trí
quan trọng. Nhiều đoạn đê mương bị phá trong thời kháng chiến được sửa chữa, 6
nhiều công trình thuỷ lợi mới xây dựng, có tác dụng mở rộng diện tích tưới tiêu
tạo điều kiện để tăng vụ và tăng diện tích cây trồng. Trồng trọt và chăn nuôi
được khôi phục nhanh chóng góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực và hoa
màu. Năm 1956 được mùa lớn, lần đầu tiên miền Bắc đạt được sản lượng trên 4 triệu tấn thóc.
Tính chung cả ba năm, tổng sản lượng lương thực bình quân đạt
4.000.000 tấn, vượt xa mức trước chiến tranh (năm 1939: 2.407.000 tấn). Tổng
sản lượng màu quy thóc đạt bình quân hàng năm là 680.000 tấn, gấp 3 lần so với
mức trước chiến tranh. Đàn trâu, bò, lợn cũng tăng nhanh trong đó, với vai trò
sức kéo chủ yếu của nông nghiệp, đàn trâu trong năm 1957 đã tăng 10,5% so với
năm 1956. Nạn đói xảy ra liên tục ở miền Bắc trước đây đã được khắc phục, đời
sống nhân dân không ngừng được cải thiện. + Về công nghiệp:
Suốt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, nền công nghiệp và thủ công
nghiệp cả nước nói chung và miền Bắc nói riêng đều bị kìm hãm rất nặng nề,
gần như không có một cơ hội nào để phát triển. Công nghiệp nặng hầu như
không có. Công nghiệp nhẹ rất nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu lại bị chiến tranh tàn
phá. Cuối năm 1954, giá trị sản lượng công nghiệp chỉ chiếm 1,5 % tổng giá trị
sản xuất công, nông nghiệp.
Đứng trước thực trạng đó, Đảng và Chính phủ đã có những chủ trương
sau đây: Trước hết phải tập trung khôi phục phát triển công nghiệp nhẹ đồng
thời củng cố và phát triển cơ sở công nghiệp nặng có trọng điểm trong phạm vi
cần thiết và khả năng cho phép.
Chúng ta đã nhanh chóng khôi phục và mở rộng hầu hết các cơ sở công
nghiệp, các nhà máy xí nghiệp quan trọng như mỏ than Hòn Gai, nhà máy dệt
Nam Định, xi măng Hải Phòng, điện Hà Nội, diêm Thống nhất, gỗ Cầu Đuống,
thuốc lá Thăng Long, cá hộp Hải Phòng, chè Phú Thọ… trong đó xây dựng nhà
máy cơ khí Hà Nội là sự kiện quan trọng trong lịch sử phát triển công nghiệp ở
Việt Nam. Đây là cơ sở đầu tiên của ngành chế tạo máy ở nước ta. Đến cuối năm
1957, miền Bắc đã có tất cả 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản lý. Cùng
với việc phát triển công nghiệp, các ngành thủ công nghiệp ở miền Bắc cũng
được phục hồi và phát triển mạnh. Hầu hết các cơ sở sản xuất cũ được khôi
phục, hơn 50 cơ sở mới, chủ yếu thuộc ngành sản xuất tiêu dùng được xây dựng.
Bên cạnh việc xây dựng cơ sơ sản xuất quốc doanh, khu vực công nghiệp tư
nhân, bao gồm các cơ sở sản xuất tư bản tư doanh và tiểu thủ công nghiệp được
khuyến khích phát triển sản xuất. 7
Đến cuối năm 1957, số thợ thủ công có 460.000 người, ngành thủ công
nghiệp đã cung cấp 58,8% lượng hàng hoá công nghiệp trong nước, các ngành
sản xuất vật liệu xây dựng, nông cụ dệt, may mặc, làm muối đều vượt mức trước năm 1941.
Tóm lại, trong 3 năm khôi phục kinh tế, giá trị tổng sản lượng công
nghiệp và thủ công nghiệp hàng năm tăng nhanh, góp phần quan trọng vào việc
hàn hắn vết thương chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân. + Về thương nghiệp:
Sau khi hoà bình lập lại, ngành thương nghiệp miền Bắc gặp nhiều khó
khăn, thị trường hầu như không hoạt động do sự lũng đoạn của tư sản Pháp.
Trên thực tế miền Bắc lúc này tồn tại trên hai loại hình thương nghiệp.
- Thương nghiệp độc lập tự chủ phục vụ dân sinh trong vùng tự do thực
chất do nhà nước chỉ huy điều phối.
- Thương nghiệp vùng mới giải phóng còn mang nặng tính chất phụ
thuộc kinh tế đế quốc, thực chất là những tư thương, nhà nước chưa nắm được
hàng hoá, phần lớn hàng hoá giao lưu trên thị trường năm trong tay tư thương.
Thương nghiệp do nhà nước nắm còn rất nhỏ bé. Tăng cường mậu dịch quốc
doanh, tạo điều kiện cho mậu dịch quốc doanh phát huy tác dụng đối với sản
xuất và phục vụ nhân dân. Đến năm 1957, thương nghiệp miền Bắc đã nâng
tổng mức bán lẻ lên 70,6% so với năm 1955. Doanh số thương nghiệp tăng gấp
hai lần so với năm 1955, giá cả thị trường được thống nhất và ổn định góp phần
ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.
- Hệ thống mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán được mở rộng và
cung cấp ngày một nhiều hàng hoá cho nhân dân, việc giao lưu hàng hoá giữa
các địa phương ngày càng phát triển, hoạt động ngoại thương dần dần tập trung
trong tay nhà nước, quan hệ buôn bán với nước ngoài đã được tăng cường trong
nhiều lĩnh vực. Đến năm 1957 miền Bắc đã đặt quan hệ buôn bán với 27 nước trên thế giới.
+ Về giao thông vận tải:
Hệ thống giao thông vận tải trước ngày miền Bắc giải phóng rất lạc hậu,
nghèo nàn lại bị tàn phá nặng nề, do đó giao lưu kinh tế giữa các địa bàn trong
nước rất khó khăn. Trước tình hình đó, nhà nước chủ trương khôi phục xây dựng
lại một loạt cầu cống. Cuối năm 1957, miền Bắc đã khôi phục được 700 km
đường sắt, đặc biệt là tuyến Hà Nội, Lạng Sơn nối liền ta với Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa anh em ở Châu Âu, con đường huyết mạch để xuất nhập
khẩu hàng hoá và nhận viện trợ về kinh tế kỹ thuật, văn hoá… Ngoài ra, ta còn
khôi phục và làm mới hàng ngàn km đường ô tô, xây dựng và mở rộng nhiều 8
bến cảng, cửa sông như Hải Phòng, Hòn Gai, Cẩm Phả, Bến Thuỷ, góp phần
quan trọng vào việc phát triển giao lưu hàng hoá trong nước và thế giới; đường
hàng không dân dụng quốc tế được khai trương.
Trong thời kỳ này, kinh tế nhà nước vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ bé, các
thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã phát huy được vai trò tích cực. Trong cơ
cấu giá trị sản xuất toàn xã hội năm 1957, kinh tế quốc doanh và công tư hợp
doanh chiếm 17,9%, kinh tế tập thể hợp tác xã chiếm 0,2%, kinh tế tư nhân cá
thể chiếm 71,9%. Đây là bài học lớn và quan trọng về việc phát huy sức mạnh
tổng hợp của các thành phần kinh tế.
Với những thành tựu thu được trong thời kỳ khôi phục kinh tế, phát triển
văn hoá xã hội (1955-1957), miền Bắc đã cơ bản khắc phục được hậu quả của
chiến tranh. Đây là thời đoạn lịch sử quá độ chuẩn bị cho miền Bắc bước vào thời kỳ mới. 2.
Cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế (1958 - 1960) a. Tình hình kinh t - x hô i và nhiệm vụ chủ y u:
Sau 3 năm khôi phục kinh tế, kinh tế miền Bắc có nhiều thay đổi, thành
phần kinh tế đế quốc, phong kiến đã bị xoá bỏ hoàn toàn. Thành phần kinh tế
nhà nước (quốc doanh) chiếm ưu thế và giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế quốc doanh
chiếm 58% giá trị sản lượng trong công nghiệp. Nhà nước nắm phần lớn những
ngành then chốt, 100% trong các ngành ngân hàng, xây dựng cơ bản, bưu điện,
đường sắt; 61% trong các ngành buôn bán; 97% ngành ngoại thương. Đứng về
mặt phát triển thì nền kinh tế miền Bắc có nhiều đổi mới, song xét về mặt cơ sở
vật chất thì kinh tế miền Bắc vẫn nằm trong tình trạng hết sức lạc hậu, cơ sở vật
chất nghèo nàn. Nền kinh tế nông nghiệp phân tán là phổ biến, lao động thủ
công là chính, năng suất lao động rất thấp. Các thành phần kinh tế dựa trên chế
độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất còn phổ biến, trong đó kinh tế cá thể
của nông dân và thợ thủ công, tiểu thương chiếm phần lớn. Thành phần kinh tế
công thương nghiệp trình độ tư doanh chưa được cải tạo triệt để. Trước thực
trạng đó, tháng 12 năm 1958, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá I đã thông qua kế
hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế xã hội hai năm (1958 - 1960) với ba nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất
nông nghiệp là khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, chú
trọng phát triển công nghiệp nặng sản xuất các tư liệu sản xuất và giải quyết
phần lớn hàng tiêu dùng. 9
- Ra sức cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp tư bản tư
doanh theo chủ nghĩa xã hội, khâu chính là đẩy mạnh hợp tác hoá nông nghiệp,
đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.
- Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thêm một bước đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân lao động và tăng cường lực lượng quốc phòng.
Ba nhiệm vụ liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau, trong đó trọng tâm
là cải tạo xã hội chủ nghĩa, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b. Quá trình cải tạo x hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh t
Cải tạo xã hội chủ nghĩa được quan niệm là cải tạo những quan hệ sản
xuất phi xã hội chủ nghĩa thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, trong đó mấu
chốt là cải biến chế độ sở hữu cá thể và tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất
thành các hình thức sở hữu xã hội chủ nghĩa (sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể).
Đối tượng cải tạo bao gồm: cải tạo nông nghiệp, công thương nghiệp tư bản tư
doanh, thủ công nghiệp và tiểu thương trong đó, nông nghiệp là khâu chính.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp:
Các bước cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp được xác định là:
Tiếp tục cải cách ruộng đất ở những nơi chưa làm (vùng mới giải phóng).
+ Dùng con đường hợp tác hoá (đi từ tổ đổi công lên hợp tác bậc thấp sau
đó lên hợp tác xã bậc cao), biến sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thành sở hữu
tập thể, biến nông dân cá thể thành nông dân tập thể.
Kết quả là sau 3 năm cải tạo nông nghiệp nông thôn đến cuối năm 1960
toàn miền Bắc có 58% hộ nông dân với 68% diện tích ruộng đất vào hợp tác xã
nông nghiệp, trong đó có 12% hợp tác xã bậc cao. Vai trò hợp tác xã có tác động
tích cực đến tinh thần hăng say lao động của nông dân. Phong trào thi đua trong
nông nghiệp được dấy lên ở khắp mọi nơi, thi đua tăng năng suất lao động và
tăng vụ liên tiếp được phát động. Giai cấp nông dân tập thể tích cực hưởng ứng
các biện pháp kỹ thuật liên hoàn như đủ nước, đủ phân, cày sâu bừa kỹ, giống
tốt đúng thời vụ… Nhờ vậy, sản lượng lương thực tăng lên gấp bội. Công cuộc
hợp tác hoá nông nghiệp góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo các thành phần kinh tế khác.
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa trong các ngành và lĩnh vực khác:
Đảng và nhà nước chủ trương cải tạo thợ thủ công thông qua hình thức tổ
hợp tác, hợp tác xã cung tiêu, hợp tác xã sản xuất thủ công nghiệp. Đến cuối
năm 1960 miền Bắc có 87,9% số thợ thủ công tham gia cải tạo đi vào hình thức sản xuất tập thể. 10
Cũng trong thời kỳ này, việc cải cách tiền tệ được thực hiện vào đầu năm
1959 với nội dung phát hành tiền mới, thu đổi tiền cũ với tỷ lệ 1 đồng tiền mới
bằng 1.000 đồng tiền cũ. Trong 5 năm, giá cả hàng hóa và dịch vụ biến động
trong phạm vi rất hẹp, có 3 năm chỉ số giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng, có 2
năm chỉ số này giảm; bình quân hàng năm giá cả chỉ tăng 4,4%.
- Bước đầu phát triển kinh tế
Trong nông nghiệp, có thể nói đây là thời kỳ tăng trưởng đột phá của nền
nông nghiệp tiểu nông vừa thoát khỏi chế độ phong kiến nhưng chưa đi vào hợp
tác hóa. Với mức tăng trưởng giá trị sản lượng bình quân 6,2%/năm, sản lượng
lương thực bình quân đầu người đã đạt tới 325kg/năm, con số mà cho tới năm
1975 chưa bao giờ đạt được, chứng tỏ đây là thời kỳ “hoàng kim” của sản xuất lúa gạo ở nước ta.
Trong công nghiệp, mức tăng trưởng bình quân trong 3 năm là
21,5%/năm, một mức tăng rất cao nhờ có hàng loạt nhà máy xây dựng từ thời kỳ
trước nay đã đi vào sản xuất. Cụ thể, từ (1958 - 1960) về điện, tăng từ 160 triệu
kwh lên 255 triệu kwh, than từ 1,5 triệu tấn lên 2,6 triệu tấn, xi măng từ 302.000
tấn lên 408.000 tấn, vải từ 66 triệu m lên 90 triệu m, đường các loại từ 16.000 tấn lên 32.000 tấn…
Trong phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển thành
phần kinh tế quốc doanh. Tính đến năm 1960 miền Bắc đã có 56 nông trường
quốc doanh với diện tích 10 vạn ha.
Công nghiệp sản xuất các tư liệu sản xuất được chú trọng đầu tư. Đi đôi
với việc phát triển công nghiệp quốc doanh trung ương, chúng ra còn xây dựng
các xí nghiệp địa phương. Trong kế hoạch 3 năm (1958 - 1960) số vốn đầu tư
vào xây dựng cơ bản trong công nghiệp chiếm 46,52% tổng số vốn đầu tư cho
các ngành kinh tế và văn hoá. Với số vốn đầu tư trên, ta đã xây dựng được nhiều
xí nghiệp. Năm 1957 ta có 97 xí nghiệp quốc doanh. Năm 1960 ta có 172 xí
nghiệp do trung ương quản lý và 500 cơ sở do địa phương quản lý. Một hệ thống
các nhà máy xí nghiệp thuộc các ngành điện lực khai khoáng, luyện kim, chế tạo
nông cụ, chế tạo cơ khí, hoá chất phân bón, vật liệu xây dựng được hình thành.
Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên - cơ sở luyện kim đầu tiên của nước ta
được xây dựng trong thời kỳ này.
Ngành công nghiệp tiêu dùng được phát triển và đạt nhiều kết quả. Năm
1959 tổng số hàng tiêu dùng được sản xuất trong nước tăng 238,7% so với năm
1955. Mặc dù sức mua của nhân dân ngày càng tăng lên nhưng đã cung cấp
được 90% hàng tiêu dùng cần thiết cho đời sống nhân dân. Giá trị sản lượng 11
công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ lệ cao, năm 1957 là 26,9% đến năm 1960 là 52,4%.
Ngành thương nghiệp xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh. Năm 1959, mậu
dịch quốc doanh có 12 tổng công ty chuyên nghiệp bao gồm 1.400 cửa hàng. 3.
Xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội - kế
hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965)
Trên toàn miền Bắc đã dấy lên phong trào thi đua sôi nổi tấn công vào
nghèo nàn và lạc hậu. Trong nông nghiệp có phong trào thi đua học tập tiến kịp
và vượt hợp tác xã nông nghiệp Đại Phong. Trong công nghiệp có phong trào thi
đua với Thành Công, trong quân đội có phong trào thi đua với Ba nhất, trong
giáo dục có phong trào thi đua Hai tốt… Cả nước như một guồng máy thống
nhất hoạt động nhịp nhàng để phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Nhà nước đã đầu tư xây dựng kinh tế gấp 3 lần so với thời kỳ khôi phục
kinh tế, chiếm 61,2% tổng số chi ngân sách. Nông nghiệp được coi là cơ sở để
phát triển công nghiệp. Từ năm 1963 - 1965 ta đã tiến hành vận động cải tiến
quản lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật. Nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng,
nhiều trạm bơm, hồ chứa được hoàn thành. Công nông trường quốc doanh, trại
thí nghiệm cây trồng, chăn nuôi được đầu tư xây dựng và phát triển. Tỷ lệ sử
dụng cơ khí nông nghiệp được tăng lên, số máy năm 1965 tăng hơn 3,3 lần so
với năm 1960. Những biện pháp trên đã làm cho năng suất lao động trong nông
nghiệp tăng. Đến cuối năm 1965, có 7 huyện và 640 hợp tác xã nông nghiệp đạt
hoặc vượt 5 tấn thóc trên 1 ha. Kết thúc kế hoạch 5 năm có 90,1% tổng số hộ
nông dân và hợp tác xã, trong đó có 601 hợp tác xã bậc cao với số lượng diện
tích đất đưa vào sản xuất tập thể là 80,3% toàn bộ diện tích canh tác.
Công nghiệp được nhà nước ưu tiên đầu tư đến 48% vốn xây dựng cơ bản
của nền kinh tế quốc dân. Nhờ sự nỗ lực của giai cấp công nhân và sự giúp đỡ
của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Bắc đã xây
dựng được nhiều cơ sở công nghiệp quan trọng. Đến năm 1965, có 1.132 xí
nghiệp công nghiệp quốc doanh, trong đó có 205 xí nghiệp Trung ương và 927
xí nghiệp địa phương. Công nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng 93,1% trong tổng
giá trị sản lượng công nghiệp toàn miền Bắc. Tiêu biểu trong công nghiệp nặng
có khu gang thép Thái Nguyên, các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thuỷ điện Thác
Bà, phân đạm Bắc Giang, supe phốt phát Lâm Thao. Trong công nghiệp nhẹ có
các nhà máy đường Vạn Điểm, đường Sông Lam, pin Văn Điển, sứ Hải Dương, dệt 8 - 3. 12
Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp: 2.600 hợp tác xã tiểu công nghiệp
và thủ công nghiệp được thành lập, giải quyết được 80% hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
Thương nghiệp quốc doanh được nhà nước ưu tiên phát triển đã chiếm
lĩnh được thị trường, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Năm 1965
cùng với hợp tác xã mua bán, thương nghiệp quốc doanh đã bán lẻ được khối
lượng hàng hoá tăng 84,3% so với năm 1960. Riêng ngoại thương, năm 1965 có
10 nước trong đó có 7 nước xã hội chủ nghĩa, năm 1965 đã có 35 nước trong đó
12 nước xã hội chủ nghĩa buôn bán với chúng ta.
Giao thông vận tải: nhiều mạng lưới đường sắt, đường thuỷ, cầu cống
được xây dựng và cải tạo lại phục vụ cho mục tiêu kinh tế và quốc phòng (cầu
Hàm Rồng, đoạn đường sắt từ Vinh đi Đồng Hới).
Tính chung trong kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) thu nhập quốc dân tăng
bình quân 3,4% riêng thu nhập của nông dân tăng 25%. 4.
Chuyển hướng kinh tế chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
và khôi phục kinh tế (1965 - 1975)
Để chống lại những âm mưu của địch, Ban Chấp hành trung ương Đảng
đã ra Nghị quyết 11, quyết định chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế.
Nội dung cơ bản của việc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế là
tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện công
nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa phù hợp với chiến tranh, đảm bảo vừa sản xuất vừa
chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Trong quá trình chuyển hướng, cùng với phát triển kinh tế trung ương,
chúng ta rất chú trọng phát triển kinh tế địa phương. Xây dựng kinh tế địa
phương là một chủ trương sáng tạo của Đảng ta đã được nêu ra từ kế hoạch 5
năm lần thứ nhất (1961 - 1965), đến thời kỳ này phát triển kinh tế địa phương lại
càng phù hợp với điều kiện chống chiến tranh phá hoại.
- Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) và khôi phục kinh tế (1969 - 1971)
Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc,
Đảng và Nhà nước đã có chủ trương chuyển hướng kinh tế thời chiến với nô v i dung:
+ Ra sức phát triển kinh tế địa phương bao gồm nông nghiê v p và công nghiê v p. + Tích cực chi viê v
n cho tiền tuyến với khẩu hiê v
u “tất cả để đánh thắng giă v c Mỹ xâm lược” 13
+ Tranh thủ tới mức cao nhất sự viê v
n trợ quốc tế, chủ yếu là sự giúp đỡ của các nước XHCN
+Tăng cường tiềm lực kinh tế, tích cực đào tạo cán bô v và công nhân
- Tình hình kinh tế trong giai đoạn này: + Về công nghiê v p và nông nghiê v
p: công nhân và nông dân cùng với các
tầng lớp tri thức đã thể hiện được vai trò lịch sử của mình. Giai cấp công nhân
nêu cao quyết tâm chắc tay súng vững tay búa thi đua đạt 3 điểm cao; giai cấp
nông dân với khẩu hiệu chắc tay súng, vững tay cày phấn đấu đạt 3 mục tiêu:
một lao động đạt 5 tấn thóc, nuôi hai con lợn, trên một ha diện tích gieo trồng
trong một năm. Cán bộ, nhân viên thực hiện 3 cải tiến: công tác cải tiến, cải tiến
tổ chức, cải tiến lề lối làm việc. Trí thức thực hiện 3 quyết tâm phục vụ sản xuất
chiến đấu, quyết tâm đẩy mạnh cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư
tưởng văn hoá, quyết tâm xây dựng đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa. Trong
thanh niên có 3 phong trào 3 sẵn sàng, phụ nữ có 3 phong trào 3 đảm đang…
Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động
không ngừng được nâng cao, hợp tác xã địa phương đạt 3 mục tiêu. Trong hai vụ
đầu năm 1967 có 30 huyện và 2.485 hợp tác xã đạt 5 tấn/ha. Trong công nghiệp
nặng, năng lực sản xuất một số ngành được giữ vững, các cơ sở công nghiệp lớn
kịp thời sơ tán và sản xuất đáp ứng nhu cầu của chiến đấu, sản xuất và đời sống,
công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng trong hai năm (1966 -
1967) tăng 1,5 lần. Các ngành thương nghiệp tài chính ngân hàng đạt thành tựu
đáng kể, đời sống nhân dân được ổn định.
+ Về giao thông vận tải:
Ta chủ trương giữ vững giao thông suốt trong mọi tình huống. Để thực
hiện được chủ trương, đó ta đã tiến hành xây dựng các tổ chức cơ động, sửa
chữa cầu cống, đường sá và mở đường mới, xây dựng thêm hệ thống bến phà,
tăng cường mạng lưới giao thông trên toàn miền Bắc, đồng thời không ngừng
giáo dục ý thức nêu cao cảnh giác, chống sự phá hoại của địch.
+ Về thương nghiệp giá cả, tài chính, ngân hàng, trong tình hình mới vẫn
phải tiếp tục phát triển theo hướng tích cực phục vụ công cuộc xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất
mới, phải làm tốt hai nhiệm vụ phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu.
- Giai đoạn chiến tranh phá hoại lần thứ hai (năm 1972) và khôi phục kinh tế (1973 - 1975)
Ngày 6 tháng 4 năm 1972, Ních xơn tuyên bố chính thức mở rộng chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với quy mô và cường đô v ác liêt vhơn trước nhiều lần. Mô v
t lần nữa, miền Bắc lại chuyển hướng kinh tế sang thời chiến. 14
Ngày 1 tháng 6 năm 1972 Bộ Chính trị trung ương Đảng ra nghị quyết
nêu rõ: mọi hoạt động của miền Bắc phải khẩn trương chuyển hướng nhằm đẩy
mạnh sản xuất và chiến đấu. Nghị quyết đề ra 3 nhiê v m vụ cấp bách:
+ Chuyển hướng kinh tế cho thích hợp với thời chiến, giữ giao thông vân
tải thông suốt, bảo đảm sản xuất và đời sống. + Tăng cường các mă v
t quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế
+ Thực hành chính sách tiết kiê v m chă v t chẽ
Trong thời gian này, toàn miền Bắc rơi vào tình trạng chiến tranh, khói
lửa bom đạn xảy ra khắp mọi nơi nhưng tinh thần vừa sản xuất, vừa chiến đấu
trên tất cả các mặt trận vẫn diễn ra một cách vững vàng, sôi nổi, các chỉ tiêu về
sản xuất và lưu thông vẫn đạt kết quả khả quan.
Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, buộc đế quốc Mỹ
phải rút khỏi nước ta. Trong cuộc chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã phá huỷ
hầu hết những cơ sở vật chất, kỹ thuật mà nhân dân ta đã tốn bao nhiêu công sức
để xây dựng nên, nên miền Bắc sau ngày hoà bình lập lại phải đứng trước những
khó khăn rất lớn, quá trình tiến lên sản xuất lớn bị chậm và làm đảo lộn nề nếp quản lý kinh tế.
Trong vòng hai năm 1973 - 1974, về cơ bản miền Bắc đã khôi phục xong
các cơ sở kinh tế. Tổng sản phẩm xã hội năm 1973 cao hơn năm 1965, năm
1974 cao hơn năm 1973 là 12,4%. Sản lượng lúa năm 1973 là 5 triệu tấn. Đến
năm 1974 ta gặp rất nhiều thiên tai vẫn đạt 4,8 triệu tấn. Giá trị tổng sản phẩm
công nghiệp và thủ công nghiệp năm 1974 tăng 15% so với năm 1973. Tổng
khối lượng hàng vận chuyển năm 1974 tăng 30% so với năm 1973 và tăng 60%
so với năm 1964. Nhiều tuyến đường, bến cảng, nhà kho đã được khôi phục nhanh chóng. III.
Những hạn chế của kinh tế miền Bắc thời kì 1955-1975
Khó khăn bao trùm của miền Bắc sau khi tiếp quản là nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Vùng nông thôn, thực hiện
chính sách đốt sạch, giết sạch, phá sạch (chúng gọi là chính sách tam quang),
thực dân Pháp đã làm cho hơn 140.000 ha ruộng đất, chiếm 8% diện tích canh
tác bị bỏ hoang, hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu cho 320.000 ha bị phá hỏng,
hàng chục vạn trâu bò bị giết... Mặt khác, nông cụ bị thiếu trầm trọng, kỹ thuật
canh tác lạc hậu, hàng chục vạn nông dân không nhà ở, đời sống nhân dân vô
cùng khó khăn. Vùng đô thị chủ yếu là tiêu thụ, sản xuất yếu kém. Hàng ngoại
tràn ngập thị trường, làm cho công nghiệp dân tộc không phát triển được, thủ
công nghiệp bị chèn ép, sa sút hoặc phá sản. Các cơ sở công nghiệp như nhà 15
máy, xí nghiệp (xi măng Hải Phòng, dệt Nam Định, diêm Hà Nội, than Hòn Gai)
thiết bị mất nhiều do địch tháo gỡ hoặc phá hoại trước khi chúng rút khỏi miền
Bắc, nên tất cả đều không hoạt động được, công nhân thất nghiệp, đời sống gặp nhiều khó khăn.
Ở vùng tự do, các cơ sở xí nghiệp nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, năng suất lao
động thấp, sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng của nhân dân trong nước, khiến cho kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Lực lượng chủ yếu của cách mạng là nông dân sống ở nông thôn nhưng
vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn vì chế độ chiếm hữu ruộng đất mới chỉ thực
hiện ở vùng tự do, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến việc phát triển sản xuất của
nhân dân. Các yếu tố sản xuất chưa được giải phóng (sức lao động, công cụ, đối
tượng lao động), chủ yếu còn nằm trong tay giai cấp bóc lột.
Trong công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp máy móc thiếu, hoặc quá lạc
hậu. Khai thác mỏ giảm một nửa so với trước chiến tranh. Hệ thống giao thông
và kết cấu hạ tầng nói chung bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng triệu người miền
Bắc mù chữ. Số trường lớp thiếu, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Số kỹ sư và cán
bộ kỹ thuật ở lại trong các công sở thuộc Pháp trước đây rất ít. Hệ thống y tế,
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hầu như không đáng kể.
Thực trạng trên đòi hỏi phải khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn
vết thương chiến tranh. Đó là nhiệm vụ trung tâm, nặng nề của nhân dân miền Bắc sau tháng 7- 1954.
Nền công nghiệp miền Bắc có những hạn chế đáng kể: các ngành công
nghiệp nặng then chốt còn nhỏ yếu, phát triển thiếu đồng bộ, chưa đủ khả năng
trang bị hiện đại hoá cho các ngành kinh tế quốc dân. Đặc biệt, công nghiệp phát
triển chưa gắn bó phục vụ tốt cho nông nghiệp; sản xuất chưa ổn định, chưa có
cơ sở nguyên liệu trong nước vững chắc; chưa tạo được tích luỹ và chưa có thị
trường cho các sản phẩm của mình, nhất là công nghiệp nặng; trình độ quản lý
còn thấp và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hơn
nữa cơ chế này lại bị chiến tranh kéo dài, làm cho sâu sắc thêm những nhược điểm cố hữu của nó. 16 Kết Luận
Trong giai đoạn 1955 - 1975, miền Bắc đã trải qua hai thời kỳ chính: xây
dựng kinh tế trong điều kiện hòa bình 1955 - 1964 và chống chiến tranh phá
hoại bằng không quân và giải phóng miền Nam 1965 - 1975, trong đó thời gian
chiến tranh nhiều hơn thời gian hòa bình xây dựng. Chiến tranh đã chi phối mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội miền Bắc nhưng không phải tất cả những hạn chế
của nền kinh tế trong những năm 1955 - 1975 đều bắt nguồn từ chiến tranh mà
có một phần không nhỏ do những thiếu sót trong chính sách và cơ chế quản lý
kinh tế gây ra. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh hay hòa bình, đường lối kinh tế
do Đảng ta đề ra vẫn được triển khai thực hiện một cách tích cực và đạt được
một só kết quả quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thực hiện nhiệm vụ chống
Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Trong hoàn cảnh
chiến tranh, GDP tăng trưởng bình quân 6,03% trong một thời gian dài 20 năm
là một cố gắng rất lớn.
Từ sự kiệt quệ về kinh tế vì bị tàn phá bởi chiến tranh, miền Bắc đã vưc
dậy mạnh mẽ và chi viện cho miền Nam thực hiện thành công cuộc kháng chiến
dành độc lập nhờ những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và nhà nước,
dù còn nhiều sai xót nhưng Đảng đã nhìn vào thực thế và sửa sai kịp thời, đây
chính là những kinh nghiệm quý giá để phát triển kinh tế đất nước sau này. 17