Kinh Tế Và Kinh Tế Xây Dựng| Tài liệu Môn Quản trị học căn bản Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế là tổng hoà các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dung các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
128 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Kinh Tế Và Kinh Tế Xây Dựng| Tài liệu Môn Quản trị học căn bản Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế là tổng hoà các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dung các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

55 28 lượt tải Tải xuống
CHƯƠNG 1 : KINH TẾ VÀ KINH TẾ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về kinh tế và các phạm trù kinh tế
1.1.1 Khái niệm về kinh tế và kinh tế học
1) Khái niệm về kinh tế
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người liên quan đến sản
xuất, phân phối, trao đổi tiêu thụ hàng hoá dịch vụ. Kinh tế tổng hoà các mối
quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dung các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người trong một hội với một nguồn lực giới hạn. Nói
đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Từ đầu thế kỷ XX, người ta hiểu về kinh tế với nghĩa hiện đại hơn, hàm nghĩa hiện
đại này bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế chỉ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng,… Các
hoạt động liên quan đến các yếu tố trong nội bộ từng khâu và mối quan hệ giữa các khâu
sao cho đem lại lợi ích cao nhất phù hợp với các mục tiêu của các tổ chức kinh tế và mục
tiêu của nền sản xuất xã hội gọi là hoạt động kinh tế.
Thứ hai, kinh tế chỉ nền kinh tế quốc dân của mỗi nước hoặc các ngành của nền
kinh tế quốc dân như: kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế giao thông vận
tải,…
Mỗi ngành trong nền sản xuất hội, với những đặc thù kỹ thuật khác nhau, sản
xuất ra những sản phẩm ích lợi khác nhau nhằm phục vụ cho những nhu cầu của con
người. Dựa trên những đặc điểm đặc thù đó chia ra các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu kinh tế là những hoạt động mang lợi ích khác nhau.
Thứ ba, kinh tế chỉ sự tiết kiệm. Sự tiết kiệm được đo lường bằng sự so sánh giữa
kết quả đầu ra các nguồn lực đầu vào, nghĩa chi phí các nguồn lực đầu vào cho kết
quả đầu ra ngày càng ít đi, đó là sự tiết kiệm.
Ngày nay trên các phương tiện truyền thông hai từ “kinh tế” được sử dụng rất
thường xuyên, dường như ý nghĩa của từ này rất rộng. Nói đến kinh tế, người ta
thường nghĩ đến “chứng khoán”, “lạm phát”, rồi “đầu tư”, “tín dụng”,… Vậy đâu mới
bản chất, ý nghĩa của từ kinh tế?
Thực ra, định nghĩa kinh tế rất đơn giản: “Kinh tế cách phân bổ các nguồn lực
có hạn một cách tối ưu nhất”.
“Nguồn lực” đây có thể là tiền, thời gian, chất xám,…, và những thứ này không
phải là vô hạn. Do đó ta cần biết sử dụng chúng một cách hợp lý, làm sao có lợi nhất cho
mình, cho xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường “làm kinh tế”, chỉ
có điều này chúng ta không để ý. Chẳng hạn như đi chợ, ta chợt thấy trong ví chỉ còn hơn
10 đồng, vậy ta nên ăn tối nay? Lượng tiền là hạn, ta muốn sử dụng số tiền ít ỏi
đó để có một bữa ăn ngon miệng nhất.
Đứng dưới góc độ một đất nước, “nguồn lực” tài nguyên thiên nhiên, trình độ
dân trí, máy móc, quan hệ với các nước khác,… Nền kinh tế của một quốc gia chỉ đơn
giản tập hợp các nguồn lực đó, cùng với các quyết định sử dụng chúng ra sao để phát
triển đất nước, tạo ra các giá trị vật chất – tinh thần mới. Ví dụ, thị trường chứng khoán là
một công cụ giúp cho lượng tiền thừa của các nhà đầu được sử dụng ích hơn
các doanh nghiệp. một “cách phân bổ” nguồn lực tiền mặt, như vậy một
thành phần của nền kinh tế.
Trong thực tế, sử dụng nguồn lực thế nào cho hợp một câu hỏi khó, đặc biệt
nếu đứng từ góc độ một quốc gia. rất nhiều yếu tố đan xen trong nền kinh tế. Để
điều hành nền kinh tế một cách tốt nhất, các nhà làm chính sách phải am hiểu
cấu vận hành của nó.
2) Khái niệm về kinh tế học
Kinh tế học (viết tắt kinh tế) môn khoa học nghiên cứu về việc con người
hội lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm sản
xuất ra các loại hàng hoá (dịch vụ) và phân phối cho tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai của
các các nhân và các nhóm người trong xã hội.
Ngày nay, các nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa chung về kinh tế học như sau:
Kinh tế học một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài
nguyên có hạn để thoả mãn nhu cầu vô hạn của mình. Định nghĩa nói trên nhấn mạnh hai
khía cạnh quan trọng của kinh tế học. Một là, nguồn tài nguyên được dùng để sản xuất ra
của cải vật chất thì giới hạn. Điều này nghĩa nguồn tài nguyên không thể đủ để
đáp ứng tất cả các nhu cầu của con người. Sự khan hiếm này giới hạn sự lựa chọn của
hội giới hạn cả hội dành cho con người sống trong hội. dụ: Không một
nhân nào có thể tiêu dùng nhiều hơn số thu nhập của mình; không một aithể có nhiều
hơn 24 giờ trong một ngày. Sự lựa chọn của con người thực chất việc tính toán xem
nguồn tài nguyên phải được sử dụng như thế nào.
Do đó, sự cần thiết phải lựa chọn dẫn đến khía cạnh thứ hai của định nghĩa kinh tế
học: mối quan tâm về việc nguồn tài nguyên được phân phối như thế nào. Bằng cách xem
xét các hoạt động của người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, chính phủ,…, các nhà
kinh tế học cố gắng tìm hiểu xem nguồn tài nguyên được phân bổ như thế nào?
Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế học đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.
Do nguồn tài nguyên hạn nhu cầu của con người hạn nên nguồn tài nguyên
(những yếu tố được dùng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ) được xem là khan hiếm.
Hiểu một cách đơn giản, kinh tế học có nghĩadựa vào nguồn tài nguyên sẵn
hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời các câu hỏi: “Sản xuất cái gì?
Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lưu thông, phân phối như thế nào? Phát triển sản
phẩm theo hướng nào?”.
Tóm lại: Kinh tế học môn khoa học nghiên cứu hội quản nguồn lực khan
hiếm. Trong hầu hết các hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch
định duy nhất trung ương thông qua các hoạt động qua lại của hàng triệu hộ gia
đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà nghiên cứu kinh tế muốn xem mọi người ra quyết định
như thế nào trong sản xuất, phân phối, trao đổi tiêu dùng. Đồng thời các quyết định
của nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tổng thể,
đến sự gia tăng thu nhập, đến mức sống, đến tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp.
Mặc kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng
môn học này thống nhất với nhau ở một ý tưởng cơ bản, tạm gọi đó là “Ba bài học” được
thể hiện bằng “mười nguyên lý” của kinh tế học. cung cấp cho người đọc cái nhìn
tổng quan về kinh tế học.
* Bài học thứ nhất: Con người ra quyết định như thế nào?
Nền kinh tế thực chất chỉ sự phản ánh hành vi của các nhân trong quá trình
sinh tồn của họ. Những hành vi này thường gắn liền với cách thức ra quyết định của
nhân và được chi phối bởi bốn nguyên lý sau:
- Con người phải đối mặt với sự đánh đổi (1);
- Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó (2);
- Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên (3);
- Con người phản ứng với các kích thích (4).
* Bài học thứ hai: Con người tương tác với nhau như thế nào?
Bốn nguyên lý đầu tiên bàn về cách thức ra quyết định cá nhân. Nhưng trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều quyết định của nhân không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ
còn tác động đến những người xung quanh. Ba nguyên tiếp theo liên quan đến cách
con người tương tác với nhau:
- Thương mại làm cho mọi người đều có lợi (5);
- Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế (6);
- Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường (7).
* Bài học thứ ba: Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào?
Bắt đầu bằng việc thảo luận về cách thức ra quyết định nhân, sau đó xem xét
phương thức các nhân tương tác với nhau. Những quyết định sự tương tác này tạo
thành “nền kinh tế”. Ba nguyên cuối cùng liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế
nói chung:
- Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá dịch vụ của
nước đó (8);
- Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền (9);
- Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát thất nghiệp
(10).
1.1.2 Các phạm trù kinh tế
Mỗi một phạm trù kinh tế một khái niệm logic nói lên một cách trừu tượng bản
chất của một hiện tượng của thực tế khách quan, giúp ta thấy được nội dung thực tế của
các quá trình kinh tế đằng sau bên ngoài của các hiện tượng. Phạm trù kinh tế mang tính
chất lịch sử và thay đổi cùng với quan hệ sản xuất mà chúng biểu hiện. Mỗi một hình thái
kinh tế - xã hội có một hệ thống các phạm trù kinh tế đặc biệt của nó (Ví dụ: giá trị thặng
dưới chủ nghĩa bản, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân dưới chủ nghĩa hội,…).
Hàng loạt các phạm trù kinh tế cùng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - hội khác
nhau (Ví dụ: thị trường hàng hoá - tiền tệ, cung - cầu) nhưng nội dung kinh tế - xã hội của
chúng có khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Các phạm
trù kinh tế sở để phản ánh mối liên hệ nhân quả sự phụ thuộc ổn định vững
chắc tạo thành nội dung của các quy luật kinh tế khách quan.
1.2 Khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và vai trò của kinh tế xây dựng
1.2.1 Khái niệm
Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành sâu về kinh tế của ngành xây dựng, kết hợp
giữa lĩnh vực kinh tế quản xây dựng với những công việc cụ thể như: tài chính, kế
toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm
tra thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá quản chi
phí trong xây dựng;…
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kinh tế xây dựng
Nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành công nghiệp xây dựng
trong nền kinh tế quốc dân, vận động theo chế thị trường; qua đó nghiên cứu một số
vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, các hình thức tổ chức sản xuất và
quản lý kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng hợp lý đạt hiệu quả cao;
Nghiên cứu những phương hướng bản của tiến bộ khoa học công nghệ xây
dựng, đồng thời nghiên cứu sở luận về kinh tế đầu thiết kế xây dựng nhằm
đánh giá, so sánh lựa chọn phương án kỹ thuật, các dự án đầu cũng như các giải
pháp thiết kế tốt nhất;
Nghiên cứu những vấn đề bản về tổ chức lao động tiền lương cũng như các
biện pháp quản lý vốn của doanh nghiệp xây lắp một cách có hiệu quả;
Nghiên cứu về quản chi phí xây dựng phương pháp xác định chi phí xây
dựng phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế;
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp tiên tiến để chúng trở
thành công cụ kinh tế kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế
cao nhất với chi phí hợp nhằm đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian thi công hạ
giá thành xây dựng. Thực hiện từng bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nói chung và
công nghiệp hoá ngành xây dựng bản nói riêng trước mắt lấy công nghiệp hoá
hiện đại hoá làm trung tâm.
1.2.3 Vai trò của kinh tế xây dựng
Việc di chuyển của con người hàng hoá về mặt không gian luôn luôn một
nhu cầu vốn của hội. Tuy nhiên không phải thế lúc nào giao thông vận tải
cũng được phát triển và giữ vị trí thích đáng của mình. Ở nền kinh tế phong kiến, do tính
chất tự túc, tự cấp khép kín trong từng đơn vị kinh tế, sản xuất do đó ít trao đổi nên
nhu cầu vận tải rất hạn chế làm cho giao thông vận tải không được phát triển.
Vai trò của vận tải đã được nâng lên rất cao do sự xuất hiện của chủ nghĩa bản.
Việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp đa dạng đã trở thành tiền đề
quan trọng đối với việc thiết lập phát triển nhanh chóng phương thức sản xuất bản
chủ nghĩa. Kinh tế bản chủ nghĩa không thể tồn tại nếu thiếu kinh tế vận tải. Chính
vậy vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa bản tất cả các nước, việc xây dựng đường
và công trình phục vụ vận tải được phát triển rất mạnh.
Ngày nay, vai trò của vận tải và xây dựng giao thông không giảm đi còn tăng
lên rất nhiều. Điều đó được quyết định bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của
mức tăng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, của việc mở rộng thị trường và tăng nhanh
khối lượng hàng hoá nội, ngoại thương.
Muốn đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất tinh thần của nhân
dân được ổn định, không thể không quan tâm đến vấn đề quốc phòng của đất nước trong
xây dựng nền kinh tế cũng như trong chiến tranh và nhu cầu quốc phòng đòi hỏi một khối
lượng vận tải rất lớn.
Ý nghĩa và vai trò của xây dựng giao thông càng ngày càng tăng lên khi nhận thức
được rằng: Sản phẩm của xây dựng giao thông một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Không thể hoạt động vận tải nếu
không các công trình giao thông. Tất nhiên mục đích của giao thông, của xây dựng
giao thông không có khác vận tải, nếu nhu cầu vận tải nảy sinh từ sản xuất thì nhu
cầu xây dựng giao thông lại nảy sinh từ vận tải hay nói cách khác nhu cầu vận tải
trước nhu cầu xây dựng giao thông. Xây dựng giao thông sở hạ tầng của nền kinh
tế.
1.3 Cấu trúc kinh tế của ngành công nghiệp xây dựng
1.3.1 Sự phát triển của ngành xây dựng trên thế giới và ở Việt Nam
1) Sự phát triển của xây dựng trên thế giới
Xây dựng bản một hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng mang tính nghệ
thuật. vậy quá trình phát triển của xây dựng bản chịu ảnh hưởng của phương thức
sản xuất hội, chịu ảnh hưởng của những nhân tố thuộc thượng tầng kiến trúc của một
hình thái kinh tế, xã hội nhất định.
Ngành xây dựng một trong những ngành SX vật chất xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng lại tốc độ phát triển khoa học công nghệ
chậm so với nhiều ngành khác.
Về tổ chức sản xuất, ngành xây dựng cũng phát triển chậm hơn. Tây Âu, hình
thức công trường thủ công đã ngự trị từ nửa sau thế kỷ XVI đến mãi gần một phần ba thế
kỷ XVIII. Sau đó nền đại khí hoá đã ra đời, nhưng trong xây dựng thì bước chuyển
biến này xảy ra chậm chạp hơn vào đầu thế kỷ XX.
Các công trình kiến trúc đại đã đang tồn tại qua các chế độ hội Cổ đại,
Trung đại, Cận đại Đương đại khắp châu lục những minh chứng cho tính cổ điển
và sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng trên thế giới.
Thời kỳ kiến trúc cổ đại đó để lại những công trình nổi tiếng như: quần thể Kim
Tự Tháp Cairo (Cổ Ai Cập), vườn Babilon, đền Páctênông quần thể kiến trúc trên đồi
Acropoon-Aten (Cổ Ai Cập), quảng trường Rooma, đấu trường Côlizê-Rôm (Italia), Vạn
Lý Trường Thành (Trung Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Cận đại và Trung đại để lại những công trình như: Kiến trúc nhà
thờ Rôma, Gôtich của thiên chúa giáo, chùa chiền, đền đài, thành luỹ kinh đô cung
điện của vua chúa phong kiến châu Âu châu Á như: nhà thời XanhPic Rôm
(Italia), nhà thờ Đức Paris (Pháp), cung điện Véc-xây (Pháp), đền Ăngco Thom
Ăngco Vát (Campuchia), đền Tazơmaha NiuĐêli (Ấn Độ), Cố cung Bắc Kinh (Trung
Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Đương đại những công trình kiến trúc được xếp hạng cao có:
Tháp EpPhen (Pháp), nhà thờ lớn MacXây (Pháp), ga hàng không của hãng TWA NiuOóc
(Mỹ), quần thể kiến trúc thể thao Olympic (Nhật Bản).
Thời kỳ bản chủ nghĩa, ngành xây dựng phát triển rất nhanh, những bước
nhảy vọt, loại hình và quy mô công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao và có nhiều trường phái
xuất hiện.
Trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, dựa trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất
phục vụ lợi ích chung, tốc độ phát triển của ngành xây dựng được đẩy mạnh, do đó có
nhiều công trình nổi tiếng ra đời.
Các nhà nghiên cứu bình luận kiến trúc thế giới đã chọn lọc một số công trình
kiến trúc xuất sắc dưới đây. Tiêu chí để bình chọn xếp hạng các công trình này dựa
trên ảnh hưởng về kinh tế, tác động và lợi ích đối với đời sống con người, ảnh hưởng của
đến các công trình trong tương lai, sự đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới
trong thi công. Cụ thể:
- Burj Khalifa, Dubai: cao 828m (2010);
- Villa Savoye, Pháp (Le Corbusier & Pierre Jeanneret);
- Toà nhà Flatiron, New York (1902);
- Bảo tàng Guggenheim, Bilbao;
- Fallingwater, Pennsylvania: biệt thự trên thác (1934 - Mỹ);
- Space Needle, Seattle (1962): tháp được thiết kế với kiến trúc và kết cấu hiện đại
có thể chịu được động đất lên đến 9,1 độ richte;
- Nhà hát Opera Sydney, Úc;
- Toà nhà Chrysler, New York: là toà nhà cao nhất thế giới năm 1930;
- Toà nhà Lloyd, London: gọi là toà nhà lộn ngượcđường ống nước, cầu thang,
thang máy đều ở bên ngoài (1978-1986);
- Toà nhà Empire State, New York: công trình đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc
100 tầng (thời điểm 1930);
- Tháp đôi Petronas, Malaysia: 170m, cao nhất thế giới năm 1998-2004.
2) Sự phát triển của xây dựng ở Việt Nam
- Giai đoạn trướcm 1954: Thực dân Pháp đã xây dựng một scông trình phục
vụ cho mục đích thống trị khai thác tài nguyên nước ta. Đó nhà máy dệt Nam
Định, nhà máy inNội, nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy điện - nước Yên Phụ, bệnh
viện XanhPôn, Nhà hát lớn.
Các công trình kiến trúc: Văn miếu Quốc Tử Giám, lăng tẩm cung điện cố đô
Huế, đô thị cổ Hội An, khu tháp Chàm, PôPơlênh Crai, những di sản văn hoá của dân
tộc.
- Giai đoạn từ năm 1954 – 1975: Hoà bình lập lạimiền Bắc, Nhà nước đã chú ý
xây dựng, mở mang hệ thống giao thông, thuỷ lợi, nhà ở, trường học như nhà máy gang
thép Thái Nguyên, nhà máy khí Trần Hưng Đạo, nhà máy công cụ số I, nhà máy thuỷ
điện Thác Bà, công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.
- Giai đoạn từ năm 1976 – 1986: Thời kỳ thống nhất đất nước, hàn gắn vết thương
chiến tranh cải tạo kinh tế miền Nam. Do trình độ quản Nhà nước về kinh tế còn
nhiều hạn chế nên hiệu quả đầu còn thấp. Một số công trình trọng điểm đã được xây
dựng là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Sông Đà, nhà máy xi măng Hoàng Thạch,
xi măng Bỉm Sơn,…
- Giai đoạn từ năm 19862000: Thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân.
Ngành công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Điển hình trong giai đoạn này s thành công của các khu công
nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Dung Quất, công nghiệp liên doanh dầu khí VietXopetro,
các công trình thuộc ngành năng lượng như: đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, nhà
máy thuỷ điện Yaly (Gia Lai Kon Tum), nhà máy điện khí nén Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng
Tàu), các công trình xây dựng s hạ tầng kỹ thuật: cầu, đường nhiều khu đôi thị
mới,… đã làm tăng thêm đáng kể sở sản xuất, năng lực phục vụ cho nền kinh tế quốc
dân. Nhìn chung các công trình xây dựng của thập kỷ 90 ngày càng có quylớn, trình
độ kỹ thuật cao, hiệu quả của vốn đầu tư và sản xuất xây dựng ngày càng cao.
- Giai đoạn từ 2000 đến nay: Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
tính đến cuối tháng 9/2010, Việt Nam 254 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó
171 khu đã đi vào hoạt động và có mặt tại 57 tỉnh thành trong cả nước.
Các công trình tiêu biểu: hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, hầm đường bộ đèo Cả,
hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, cầu treo Mỹ thuận, Tháp Tài chính Bitexco chiều cao
262m, Keangnam Hanoi LandMark Tower cao 350m, toà nhà Lotte Center Hanoi cao
267m…
1.3.2 Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Nước ta, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế
quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong hội. Hàng năm Nhà nước dành khoản
hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội cho đầu xây dựng bản đã đem lại hiệu quả
đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của đất nước.
thế xây dựng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế hội
của đất nước. Bởi vì:
- Trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật (TSCĐ) cho các ngành kinh tế quốc dân.
một ngành mũi nhọn đầu tàu để kéo các ngành khác như nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp chế biến, giao thông thuỷ lợi… cùng phát triển.
- Trực tiếp góp phần thay đổi các mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế
quốc dân: quan hệ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp; quan hệ giữa phát triển
kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục và các mối quan hệ khác.
- Trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tang thu nhập vào ngân sách quốc
gia.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động hội, dân sinh, chất
lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội.
- ảnh hưởng lớn đến sphát triển đất nước sử dụng một khối lượng vốn rất
lớn của nền kinh tế.
- Số liệu thống hàng năm cho thấy tỷ trọng của sản phẩm xây dựng trong tổng
sản phẩm xã hội và tỷ lệ lao động được làm việc so với tổng lao động xã hội khá lớn.
Việt Nam, theo định hướng phát triển kinh tế hội, một số chỉ tiêu y như
sau:
+cấu lao động làm việc trong xây dựng và dịch vụ so với tổng số lao động
hội năm 1994 là 13,6%, năm 2000 là 16,9%, năm 2010 là 28,6%;
+ Tỷ trọng sản phẩm xây dựng chiếm trong GDP giai đoạn 1996-2000 2010-
2020 khoảng 7,6% mỗi năm.
Tóm lại, công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
quyết định quy trình độ kỹ thuật của hội, của đất nước nói chung sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nói riêng.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng
1.4.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng
- Sản phẩm xây dựng giao thông (XDGT) tính chất đơn chiếc: Khác với sản
phẩm của ngành công nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm XDGT được
sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác
nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm . Sự trùng lặp
về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí sản xuất, môi trường…rất ít khi xảy ra.
- Sản phẩm XDGT được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ: Các công trình XDGT đều
được sản xuất tại địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá
trị sử dụng của sản phẩm. Do đó, nếu xác định được nơi sản xuất thì cũng chính xác
định được nơi tiêu thụ.
- Sản phẩm XDGT chịu ảnh hưởng của điều kiện địa tự nhiên, kinh tế hội
của nơi tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm XDGT luôn gắn liền với một địa điểm, một địa
phương nhất định. Vì vậy phải phù hợp với đặc điểm và các điều kiện địa lý tự nhiên: địa
hình, khí hậu, thời tiết, môi trường,... chịu ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của địa
phương nơi tiêu thụ sản phẩm.
- Thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ thuật mỹ thuật cao: Do đặc thù của sản
phẩm xây dựng giao thông là khi tạo ra sản phẩm không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho
nhu cầu trước mắt mà chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai,
chính vì vậy mà yêu cầu về độ bền vững, thời gian sử dụng của sản phẩm thường rất lớn.
Mặt khác, một sản phẩm XDGT sau khi được hoàn thành đưa vào sử dụng còn có tác
dụng tô điểm thêm vẻ đẹp của đất nước cũng làsở quan trọng để đánh giá trình độ
phát triển kinh tế kỹ thuật của một quốc gia nên yêu cầu về kỹ thuật mỹ thuật của
các công trình giao thông rất lớn. phải thể hiện sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật,
phù hợp với quy hoạch phát triển và xây dựng.
- Chi phí sản xuất lớn khác biệt theo từng sản phẩm: Giá trị của sản phẩm
XDGT thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm thông thường khác. Việc khác
biệt theo từng sản phẩm do tính đơn chiếc của sản phẩm, phương thức quản trong
xây dựng (đấu thầu), do khối lượng công việc, nguyên vật liệu và thời gian thi công lớn.
1.4.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông
Do sản phẩm y dựng giao thông những đặc điểm riêng biệt, nên sản xuất
XDGT cũng có những đặc điểm riêng của nó.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng của người mua sản
phẩm.
+ Chỉ khi có hợp đồng được ký kết thì nhà thầu mới tiến hành xây dựng.
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước, trong và sau khi sản xuất.
+ Sau khi sản xuất, nhà thầu không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động rất lớn: Do sản phẩm gắn liền
với nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định, phải di chuyển lực lượng lao động
và các phương tiện vật chất từ công trình này đến công trình khác.
- Thời gian xây dựng công trình kéo dài, dẫn đến tình trạng đọng vốn sản xuất
trong các khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng. vậy, doanh
nghiệp phải lựa chọn chặt chẽ, hợp trình tự thi công cho từng công trình phối hợp
thi công nhiều công trình.
- Quá trình sản xuất chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng điều
kiện thiên nhiên, vậy doanh nghiệp khó thể lường trước được các khó khăn sinh ra
bởi điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường tự nhiên. Từ đó, hiệu quả lao động giảm
xuống, gián đoạn một số quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và
giá thành công tác xây lắp.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: Do khối lượng công việc
lớn, nhiều chủng loại, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao,
nên trong sản xuất xây dựng giao thông đòi hỏi cần phải trang bị những máy móc kỹ
thuật phức tạp, hiện đại, đắt tiền.
1.5 Ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
Ngành xây dựng tiềm năng, giá trị để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Quốc gia, góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn
dân số vàng qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030). Việt Nam chỉ 10 năm cho sự bứt
phá y. Ngành xây dựng Việt Nam đã bùng nổ khi đất nước bước sang thời kỳ "đổi
mới", đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng các công trình kiến trúc shạ tầng trong
thời gian quá dài lên đến 40 năm. Hàng ngàn dự án hiện đại được xây mới với tốc độ
chóng mặt bởi rất nhiều nhà thầu quốc tế mà đối tác là những nhà thầu nội.
Theo Học viện Cán bộ Quản thuộc Bộ Xây dựng, tính trên đầu người, nhân
lực trong ngành xây dựng của Việt Nam cao nhất trên thế giới. Riêng số lượng kỹ sư,
chuyên gia cao gấp 4 lần so với mức bình quân của các nước phát triển khác. Đó một
lợi thế nếu chúng ta chú ý khai thác và là rủi ro nếu chúng ta chậm trễ trong kế hoạch mở
rộng thị trường quốc tế.
Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành du lịch chỉ 3 triệu người nhưng du
lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia và đã có quy hoạch tổng
thể để phát triển mạnh mẽ. Trong khi xây dựng đến 4 triệu 200 ngàn lao động nhưng
chỉ được xem như là một ngành kinh tế hỗ trợ.
Trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, chúng tôi quyết tâm đem
hết nỗ lực cùng đồng nghiệp và Chính phủ phát huy năng lực cạnh tranh nhằm đưa ngành
xây dựng Việt Nam ra nước ngoài, một thị trường quy gấp vài trăm lần so với thị
trường trong nước. Thúc đẩy phát triển thị trường này ngành xây dựng sẽ có đóng góp to
lớn cho nền kinh tế quốc gia xây dựng sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
để từ đó đóng góp hiệu quả đưa Việt Nam lên một tầm cao mới".
Phát triển công nghiệp xây dựng ra nước ngoài nhất định các chuỗi cung ứng liên
quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, thiết kế xây dựng, đầu
địa ốc, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển, vv… sẽ phát triển, mở
rộng thị trường hơn thông qua xuất khẩu dịch vụ tổng thầu xây dựng. Dịch vụ tổng thầu
xây dựng ngược lại sẽ nâng được lợi thế cạnh tranh, tạo nên một sự gắn kết cộng
hưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng và các chuỗi cung ứng.
Phát triểny dựng ra thị trường nước ngoài còn phương cách hữu hiệu nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, đảm bảo luôn được
hội để tiếp thu tích hợp kịp thời tinh hoa của cả thế giới; giúp cung cấp việc làm ổn
định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng khi thị trường trong nước có biến
động hoặc bão hoà.
Với mục tiêu xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, góp
phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng
qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030), Việt Nam chỉ có 10 năm cho sự bứt phá này. Đây
quả một thử thách rất lớn đòi hỏi sự quyết tâm hợp lực của tất cả. Với mục tiêu
xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp tức tổng thầu xây dựng chứ không phải xuất
khẩu lao động trong ngành xây dựng. Cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về sự vượt trội
trong ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt
công nghệ 4.0. Các kiến nghi sau đây hỗ trợ hiệu quả n cho phát triển ra thị trường
quốc tế:
Thứ nhất, đối với những dự án quy mô lớn (như dự án đường cao tốc và đường sắt
Bắc - Nam, dự án tàu điện ngầm thủ đô Hà Nội và Tp.HCM, dự án sân bay quốc tế Long
Thành...), đề xuất nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu
thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước
theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu 35% hình thức liên danh
bình đẳng, cùng quản lý điều phối toàn dự án.
Thứ hai, giao cho VCCI hoặc một quan chuyên trách trong nước kết nối với
các quan đại diện của Việt Nam nước ngoài để thu thập thông tin về thị trường xây
dựng những nước tiềm năng, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước
nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.
Thứ ba, khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế, Chính phủ
nên quan tâm đưa vào điều khoản của hiệp định cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác cũng như bình
đẳng với doanh nghiệp xây dựng nước sở tại. Đồng thời, hiệp định cũng nên điều
khoản công nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành được cấp bởi các tổ chức giáo dục
đào tạo chính quy của Việt Nam. Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được miễn hoặc giảm
thuế nhập khẩu lao động, vật phương tiện thi công khi đưa vào nước sở tại. Hiệp
định cũng cầnđiều khoản tránh đánh thuế hai lần đối với doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về các thủ
tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh
nghiệp trong nước thục hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà nước như toà đại sứ,
toà tổng lãnh sự... Sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở Hải ngoại để tăng cường
mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ năm, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu mạnh mẽ vào nghiên cứu
phát triển như cho doanh nghiệp xây dựng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, áp dụng các
chế độ ưu đãi như các ngành công nghệ cao khác. Bên cạnh đó, nên có chính sách hỗ trợ,
hướng dẫn thủ tục đăng bằng sáng chế trong nước cũng như quốc tế, rút ngắn qui
trình cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng.
Thứ sáu, có chính sách phù hợp để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao về từng loại công trình, từng hạng
mục công tác để tạo nên những doanh nghiệp xây dựng đẳng cấp quốc tế trong từng
loại công trình, từng hạng mục công tác chuyên môn.
Thứ bảy, xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành xây dựng Việt Nam
truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển toàn diện ngành xây dựng
cùng các chuỗi cung ứng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1 Khái niệm cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng
2.1.1. Khái niệm
Quản lý, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các quá trình hội và hành vi của con người trong các hoạt
động đầu xây dựng để duy trì phát triển các mối quan hệ hội trật tự pháp
luật theo đúng mục tiêu đề ra.
2.1.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Huy động sử dụng hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường, chống thất thoát, tham ô, lãng phí.
- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc thiết kế được duyệt, bảo đảm mỹ quan, bền
vững, chất lượng, thời gian và hiệu quả tối thiểu cho phép.
2.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
Một là: Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần
kinh tế.
Hai là: Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
Ba là: Phân định chức năng quản nhà nước về kinh tế với quản sản xuất kinh
doanh.
Ranh giới giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh được phân
định có tính nguyên tắc như sau:
Tiêu chí xem xét Quản lý SXKD Quản lý nhà nước về kinh tế
Chủ thể quản lý
Lãnh đạo doanh nghiệp,
Giám đốc, Tổng Giám đốc,
Hội đồng quản trị
Chính phủ, Bộ, UBND các cấp
Mục tiêu quản lý Lợi nhuận
Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả, ổn
định, công bằng và tiến bộ xã hội
Đối tượng quản lý
Các bộ phận trong doanh
nghiệp, người lao động.
Mọi chủ thể hoạt động kinh tế, các
ngành, vùng kinh tế...
Phươngpháp,
phương thức quản lý
Quản lý trực tiếp bằng hành
vi cụ thể, bằng nghệ thuật
kinh doanh.
Quản gián tiếp thông qua chính
sách, luật pháp
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
- y dựng chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển c hoạt động xây dng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo xử vi phạm trong
hoạt động xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
2.2 Quá trình hình thành dự án đầu tư xây dựng
1) Giai đoạn 1 (Giai đoạn chuẩn bị dự án)
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư.
- Khảo sát và lựa chọn vị trí xây dựng, đồng thời tìm kiếm nguồn cung ứng về vốn.
- Tiến hành lập dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật).
- Trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án.
2) Giai đoạn 2 (Giai đoạn thực hiện dự án)
* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
+ Xin giấy phép xây dựng (giấy phép khai thác tài nguyên nếu có).
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
+ Tiến hành triển khai các bước thiết kế tiếp theo và lập dự toán XDCT.
2 bước Thiết kế cơ sở
Thiết kế bản vẽ thi công
3 bước Thiết kế cơ sở
Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế bản vẽ thi công
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu kết hợp đồng xây dựng để thực hiện các công
việc của dự án.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công:
+ Chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình thi công, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị để lao động; điện, nước công trường; kho bãi; láng trại tại hiện trường để ởđể
thi công.
* Giai đoạn thi công xây lắp công trình
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công:
+ Thi công theo đúng khối lượng, chất lượng tiến độ như đã kết trong hợp
đồng.
- Trách nhiệm của tư vấn giám sát:
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trên hợp đồng của nhà thầu để đảm bảo theo
đúng tiến độ. Đồng thời, chịu trách nhiệm về mặt khối lượng chất lượng của công
trình khi tiến hành nghiệm thu.
3) Giai đoạn 3 (Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử
dụng)
- Tiến hành lập biên bản bàn giao công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nhà thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng và bảo hành
2.3 Các yếu tố tác động đến dòng tiền tệ của dự án đầu tư
2.3.1 Khái niệm hiệu quả và tiêu chuẩn
- Hiệu quả đầu tư là mục tiêu đạt được của DA xét cả về mặt địnhnh và định lượng.
+ Về mặt định tính: tiêu chuẩn chung để xác định hiệu quả của một DAĐT
đảm bảo đáp ứng giải quyết những nhiệm vụ kinh tế cụ thể ở từng thời kỳ nhất định. Hiệu
quả định tính của dự án bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả hội;
hiệu quả theo quan điểm lợi ích doanh nghiệp và hiệu quả theo quan điểm quốc gia; hiệu
quả thu được từ dự án các lĩnh vực liên quan ngoài dự án, hiệu quả trước mắt,
hiệu quả lâu dài.
+ Về mặt định lượng: đứng trên góc độ toàn bộ hội tiêu chuẩn hiệu quả đầu
là mức tăng lên của thu nhập quốc dân. Trong phạm vi ngành kinh tế và các doanh nghiệp
thì hiệu quả của đầu tư là làm tăng mức lãi cho ngành, cho DN.
- Tiêu chuẩn khái quát:
+ Nếu kết quả đạt được là cho trước thì phương án được lựa chọn là phương án mà
chi phí bỏ ra ít nhất.
+ Nếu chi phí là cố định (cho trước) thì kết quả đạt được phải lớn nhất.
Trong đó:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí.
Hiệu quả tương đối = Kết quả/Chi phí.
2.3.2 Giá trị của tiền tệ theo thời gian
- Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông là thời gian thi công
kéo dài và khi thi công các công trình chúng ta có thể thi công theo các giai đoạn, ứng với
mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có một lượng vốn đầu tư (chi phí tương ứng). Mà hiệu quả kinh
tế các số vốn khác nhau bỏ ra ở các thời điểm khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Do đó
ta không thể cộng dồn các khoản chi phí bỏ ra các thời điểm khác nhau một cách trực
tiếp, trừ trường hợp khoảng cách thời gian lớn không đáng kể hay các tính toán mang tính
chất gần đúng. mà phải tính toán đến yếu tố thời gian.
- Ta gọi:
P: Giá trị tiền tệ ở thời điểm ban đầu (t=0).
F: Giá trị tiền tệ ở thời điểm tương lai (t=N).
A: Một chuỗi c giá trtiền tệ có trị số bằng nhau và o dài trong một số thời đoạn.
N: số thời đoạn đầu tư (tháng, quý, năm).
i: lãi suất tính toán trong một thời đoạn (%).
Tại thời điểm 0: giá trị tiền tệ là P.
Sau 1 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P + P. i = P.(1 + i).
Sau 2 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P.(1 + i) + P.(1 + i). i = P.(1 + i) .
2
Sau 3 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P.(1 + i)
2
+ P.(1 + i) . i = P.(1 + i)
2 3
P
F
A
N-1 N
..............3210
| 1/128

Preview text:

CHƯƠNG 1 : KINH TẾ VÀ KINH TẾ XÂY DỰNG
1.1. Khái niệm về kinh tế và các phạm trù kinh tế
1.1.1 Khái niệm về kinh tế và kinh tế học
1) Khái niệm về kinh tế
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan đến sản
xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ. Kinh tế là tổng hoà các mối
quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất,
trao đổi, phân phối, tiêu dung các loại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, nhằm thoả mãn nhu
cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Nói
đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
Từ đầu thế kỷ XX, người ta hiểu về kinh tế với nghĩa hiện đại hơn, hàm nghĩa hiện đại này bao gồm:
Thứ nhất, kinh tế chỉ các hoạt động sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng,… Các
hoạt động liên quan đến các yếu tố trong nội bộ từng khâu và mối quan hệ giữa các khâu
sao cho đem lại lợi ích cao nhất phù hợp với các mục tiêu của các tổ chức kinh tế và mục
tiêu của nền sản xuất xã hội gọi là hoạt động kinh tế.
Thứ hai, kinh tế chỉ nền kinh tế quốc dân của mỗi nước hoặc các ngành của nền
kinh tế quốc dân như: kinh tế công nghiệp, kinh tế nông nghiệp, kinh tế giao thông vận tải,…
Mỗi ngành trong nền sản xuất xã hội, với những đặc thù kỹ thuật khác nhau, sản
xuất ra những sản phẩm có ích lợi khác nhau nhằm phục vụ cho những nhu cầu của con
người. Dựa trên những đặc điểm đặc thù đó mà chia ra các ngành sản xuất khác nhau.
Như vậy, có thể hiểu kinh tế là những hoạt động mang lợi ích khác nhau.
Thứ ba, kinh tế chỉ sự tiết kiệm. Sự tiết kiệm được đo lường bằng sự so sánh giữa
kết quả đầu ra và các nguồn lực đầu vào, nghĩa là chi phí các nguồn lực đầu vào cho kết
quả đầu ra ngày càng ít đi, đó là sự tiết kiệm.
Ngày nay trên các phương tiện truyền thông hai từ “kinh tế” được sử dụng rất
thường xuyên, và dường như ý nghĩa của từ này rất rộng. Nói đến kinh tế, người ta
thường nghĩ đến “chứng khoán”, “lạm phát”, rồi “đầu tư”, “tín dụng”,… Vậy đâu mới là
bản chất, ý nghĩa của từ kinh tế?
Thực ra, định nghĩa kinh tế rất đơn giản: “Kinh tế là cách phân bổ các nguồn lực
có hạn một cách tối ưu nhất”.
“Nguồn lực” ở đây có thể là tiền, thời gian, chất xám,…, và những thứ này không
phải là vô hạn. Do đó ta cần biết sử dụng chúng một cách hợp lý, làm sao có lợi nhất cho
mình, cho xã hội. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta vẫn thường “làm kinh tế”, chỉ
có điều này chúng ta không để ý. Chẳng hạn như đi chợ, ta chợt thấy trong ví chỉ còn hơn
10 đồng, vậy ta nên ăn gì tối nay? Lượng tiền là có hạn, và ta muốn sử dụng số tiền ít ỏi
đó để có một bữa ăn ngon miệng nhất.
Đứng dưới góc độ một đất nước, “nguồn lực” là tài nguyên thiên nhiên, trình độ
dân trí, máy móc, quan hệ với các nước khác,… Nền kinh tế của một quốc gia chỉ đơn
giản là tập hợp các nguồn lực đó, cùng với các quyết định sử dụng chúng ra sao để phát
triển đất nước, tạo ra các giá trị vật chất – tinh thần mới. Ví dụ, thị trường chứng khoán là
một công cụ giúp cho lượng tiền dư thừa của các nhà đầu tư được sử dụng có ích hơn ở
các doanh nghiệp. Nó là một “cách phân bổ” nguồn lực tiền mặt, và như vậy nó là một
thành phần của nền kinh tế.
Trong thực tế, sử dụng nguồn lực thế nào cho hợp lý là một câu hỏi khó, đặc biệt
là nếu đứng từ góc độ một quốc gia. Có rất nhiều yếu tố đan xen trong nền kinh tế. Để
điều hành nền kinh tế vĩ mô một cách tốt nhất, các nhà làm chính sách phải am hiểu cơ cấu vận hành của nó.
2) Khái niệm về kinh tế học
Kinh tế học (viết tắt là kinh tế) là môn khoa học nghiên cứu về việc con người và
xã hội lựa chọn như thế nào để sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm nhằm sản
xuất ra các loại hàng hoá (dịch vụ) và phân phối cho tiêu dùng hiện tại hoặc tương lai của
các các nhân và các nhóm người trong xã hội.
Ngày nay, các nhà kinh tế học đưa ra định nghĩa chung về kinh tế học như sau:
Kinh tế học là một môn khoa học nghiên cứu cách thức con người sử dụng nguồn tài
nguyên có hạn để thoả mãn nhu cầu vô hạn của mình. Định nghĩa nói trên nhấn mạnh hai
khía cạnh quan trọng của kinh tế học. Một là, nguồn tài nguyên được dùng để sản xuất ra
của cải vật chất thì có giới hạn. Điều này có nghĩa là nguồn tài nguyên không thể đủ để
đáp ứng tất cả các nhu cầu của con người. Sự khan hiếm này giới hạn sự lựa chọn của xã
hội và giới hạn cả cơ hội dành cho con người sống trong xã hội. Ví dụ: Không một cá
nhân nào có thể tiêu dùng nhiều hơn số thu nhập của mình; không một ai có thể có nhiều
hơn 24 giờ trong một ngày. Sự lựa chọn của con người thực chất là việc tính toán xem
nguồn tài nguyên phải được sử dụng như thế nào.
Do đó, sự cần thiết phải lựa chọn dẫn đến khía cạnh thứ hai của định nghĩa kinh tế
học: mối quan tâm về việc nguồn tài nguyên được phân phối như thế nào. Bằng cách xem
xét các hoạt động của người tiêu dùng, nhà sản xuất, nhà cung ứng, chính phủ,…, các nhà
kinh tế học cố gắng tìm hiểu xem nguồn tài nguyên được phân bổ như thế nào?
Tuy nhiên định nghĩa về kinh tế học đã thay đổi theo lịch sử các hoạt động kinh tế.
Do nguồn tài nguyên có hạn và nhu cầu của con người là vô hạn nên nguồn tài nguyên
(những yếu tố được dùng để tạo ra hàng hoá và dịch vụ) được xem là khan hiếm.
Hiểu một cách đơn giản, kinh tế học có nghĩa là dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có
và hạn hẹp, con người và xã hội loài người tìm cách trả lời các câu hỏi: “Sản xuất cái gì?
Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Lưu thông, phân phối như thế nào? Phát triển sản phẩm theo hướng nào?”.
Tóm lại: Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu xã hội quản lý nguồn lực khan
hiếm. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch
định duy nhất ở trung ương mà thông qua các hoạt động qua lại của hàng triệu hộ gia
đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà nghiên cứu kinh tế muốn xem mọi người ra quyết định
như thế nào trong sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng. Đồng thời các quyết định
của cá nhân đó ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tổng thể,
đến sự gia tăng thu nhập, đến mức sống, đến tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp.
Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng
môn học này thống nhất với nhau ở một ý tưởng cơ bản, tạm gọi đó là “Ba bài học” được
thể hiện bằng “mười nguyên lý” của kinh tế học. Nó cung cấp cho người đọc cái nhìn
tổng quan về kinh tế học.
* Bài học thứ nhất: Con người ra quyết định như thế nào?
Nền kinh tế thực chất chỉ là sự phản ánh hành vi của các cá nhân trong quá trình
sinh tồn của họ. Những hành vi này thường gắn liền với cách thức ra quyết định của cá
nhân và được chi phối bởi bốn nguyên lý sau:
- Con người phải đối mặt với sự đánh đổi (1);
- Chi phí của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó (2);
- Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên (3);
- Con người phản ứng với các kích thích (4).
* Bài học thứ hai: Con người tương tác với nhau như thế nào?
Bốn nguyên lý đầu tiên bàn về cách thức ra quyết định cá nhân. Nhưng trong cuộc
sống hàng ngày, nhiều quyết định của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến bản thân họ mà
còn tác động đến những người xung quanh. Ba nguyên lý tiếp theo liên quan đến cách
con người tương tác với nhau:
- Thương mại làm cho mọi người đều có lợi (5);
- Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế (6);
- Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường (7).
* Bài học thứ ba: Nền kinh tế với tư cách là một tổng thể vận hành như thế nào?
Bắt đầu bằng việc thảo luận về cách thức ra quyết định cá nhân, sau đó xem xét
phương thức các cá nhân tương tác với nhau. Những quyết định và sự tương tác này tạo
thành “nền kinh tế”. Ba nguyên lý cuối cùng liên quan đến sự vận hành của nền kinh tế nói chung:
- Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá dịch vụ của nước đó (8);
- Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền (9);
- Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp (10).
1.1.2 Các phạm trù kinh tế
Mỗi một phạm trù kinh tế là một khái niệm logic nói lên một cách trừu tượng bản
chất của một hiện tượng của thực tế khách quan, giúp ta thấy được nội dung thực tế của
các quá trình kinh tế đằng sau bên ngoài của các hiện tượng. Phạm trù kinh tế mang tính
chất lịch sử và thay đổi cùng với quan hệ sản xuất mà chúng biểu hiện. Mỗi một hình thái
kinh tế - xã hội có một hệ thống các phạm trù kinh tế đặc biệt của nó (Ví dụ: giá trị thặng
dư dưới chủ nghĩa tư bản, kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân dưới chủ nghĩa xã hội,…).
Hàng loạt các phạm trù kinh tế cùng tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế - xã hội khác
nhau (Ví dụ: thị trường hàng hoá - tiền tệ, cung - cầu) nhưng nội dung kinh tế - xã hội của
chúng có khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của mỗi hình thái kinh tế - xã hội. Các phạm
trù kinh tế là cơ sở để phản ánh mối liên hệ nhân quả và sự phụ thuộc ổn định và vững
chắc tạo thành nội dung của các quy luật kinh tế khách quan.
1.2 Khái niệm, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và vai trò của kinh tế xây dựng
1.2.1 Khái niệm
Kinh tế xây dựng là một chuyên ngành sâu về kinh tế của ngành xây dựng, kết hợp
giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như: tài chính, kế
toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm
tra và thẩm định dự toán, thanh quyết toán xây dựng công trình; định giá và quản lý chi phí trong xây dựng;…
1.2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của kinh tế xây dựng
Nghiên cứu những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành công nghiệp xây dựng
trong nền kinh tế quốc dân, vận động theo cơ chế thị trường; qua đó nghiên cứu một số
vấn đề cơ bản về quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, các hình thức tổ chức sản xuất và
quản lý kinh tế, các hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng hợp lý đạt hiệu quả cao;
Nghiên cứu những phương hướng cơ bản của tiến bộ khoa học – công nghệ xây
dựng, đồng thời nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế đầu tư và thiết kế xây dựng nhằm
đánh giá, so sánh và lựa chọn phương án kỹ thuật, các dự án đầu tư cũng như các giải
pháp thiết kế tốt nhất;
Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tổ chức lao động và tiền lương cũng như các
biện pháp quản lý vốn của doanh nghiệp xây lắp một cách có hiệu quả;
Nghiên cứu về quản lý chi phí xây dựng và phương pháp xác định chi phí xây
dựng phù hợp với Việt Nam và thông lệ quốc tế;
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật hợp lý tiên tiến để chúng trở
thành công cụ kinh tế kích thích hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả kinh tế
cao nhất với chi phí hợp lý nhằm đảm bảo chất lượng, rút ngắn thời gian thi công và hạ
giá thành xây dựng. Thực hiện từng bước công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nói chung và
công nghiệp hoá ngành xây dựng cơ bản nói riêng mà trước mắt lấy công nghiệp hoá và
hiện đại hoá làm trung tâm.
1.2.3 Vai trò của kinh tế xây dựng
Việc di chuyển của con người và hàng hoá về mặt không gian luôn luôn là một
nhu cầu vốn có của xã hội. Tuy nhiên không phải vì thế mà lúc nào giao thông vận tải
cũng được phát triển và giữ vị trí thích đáng của mình. Ở nền kinh tế phong kiến, do tính
chất tự túc, tự cấp khép kín trong từng đơn vị kinh tế, sản xuất do đó ít có trao đổi nên
nhu cầu vận tải rất hạn chế làm cho giao thông vận tải không được phát triển.
Vai trò của vận tải đã được nâng lên rất cao do sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản.
Việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải rộng khắp và đa dạng đã trở thành tiền đề
quan trọng đối với việc thiết lập và phát triển nhanh chóng phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không thể tồn tại nếu thiếu kinh tế vận tải. Chính vì
vậy mà vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản ở tất cả các nước, việc xây dựng đường sá
và công trình phục vụ vận tải được phát triển rất mạnh.
Ngày nay, vai trò của vận tải và xây dựng giao thông không giảm đi mà còn tăng
lên rất nhiều. Điều đó được quyết định bởi sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của
mức tăng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, của việc mở rộng thị trường và tăng nhanh
khối lượng hàng hoá nội, ngoại thương.
Muốn đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân được ổn định, không thể không quan tâm đến vấn đề quốc phòng của đất nước trong
xây dựng nền kinh tế cũng như trong chiến tranh và nhu cầu quốc phòng đòi hỏi một khối
lượng vận tải rất lớn.
Ý nghĩa và vai trò của xây dựng giao thông càng ngày càng tăng lên khi nhận thức
được rằng: Sản phẩm của xây dựng giao thông là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ
cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân. Không thể có hoạt động vận tải nếu
không có các công trình giao thông. Tất nhiên mục đích của giao thông, của xây dựng
giao thông không có gì khác là vận tải, nếu nhu cầu vận tải nảy sinh từ sản xuất thì nhu
cầu xây dựng giao thông lại nảy sinh từ vận tải hay nói cách khác nhu cầu vận tải có
trước nhu cầu xây dựng giao thông. Xây dựng giao thông là cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.
1.3 Cấu trúc kinh tế của ngành công nghiệp xây dựng
1.3.1 Sự phát triển của ngành xây dựng trên thế giới và ở Việt Nam
1) Sự phát triển của xây dựng trên thế giới
Xây dựng cơ bản là một hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng có mang tính nghệ
thuật. Vì vậy quá trình phát triển của xây dựng cơ bản chịu ảnh hưởng của phương thức
sản xuất xã hội, chịu ảnh hưởng của những nhân tố thuộc thượng tầng kiến trúc của một
hình thái kinh tế, xã hội nhất định.
Ngành xây dựng là một trong những ngành SX vật chất xuất hiện sớm nhất trong
lịch sử phát triển của nhân loại, nhưng lại có tốc độ phát triển khoa học – công nghệ
chậm so với nhiều ngành khác.
Về tổ chức sản xuất, ngành xây dựng cũng phát triển chậm hơn. Ở Tây Âu, hình
thức công trường thủ công đã ngự trị từ nửa sau thế kỷ XVI đến mãi gần một phần ba thế
kỷ XVIII. Sau đó nền đại cơ khí hoá đã ra đời, nhưng trong xây dựng thì bước chuyển
biến này xảy ra chậm chạp hơn vào đầu thế kỷ XX.
Các công trình kiến trúc vĩ đại đã và đang tồn tại qua các chế độ xã hội Cổ đại,
Trung đại, Cận đại và Đương đại ở khắp châu lục là những minh chứng cho tính cổ điển
và sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng trên thế giới.
Thời kỳ kiến trúc cổ đại đó để lại những công trình nổi tiếng như: quần thể Kim
Tự Tháp Cairo (Cổ Ai Cập), vườn Babilon, đền Páctênông và quần thể kiến trúc trên đồi
Acropoon-Aten (Cổ Ai Cập), quảng trường Rooma, đấu trường Côlizê-Rôm (Italia), Vạn
Lý Trường Thành (Trung Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Cận đại và Trung đại để lại những công trình như: Kiến trúc nhà
thờ Rôma, Gôtich của thiên chúa giáo, chùa chiền, đền đài, thành luỹ kinh đô và cung
điện của vua chúa phong kiến ở châu Âu và châu Á như: nhà thời XanhPic – Rôm
(Italia), nhà thờ Đức Bà – Paris (Pháp), cung điện Véc-xây (Pháp), đền Ăngco Thom –
Ăngco Vát (Campuchia), đền Tazơmaha – NiuĐêli (Ấn Độ), Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc).
Thời kỳ kiến trúc Đương đại những công trình kiến trúc được xếp hạng cao có:
Tháp EpPhen (Pháp), nhà thờ lớn MacXây (Pháp), ga hàng không của hãng TWA NiuOóc
(Mỹ), quần thể kiến trúc thể thao Olympic (Nhật Bản).
Thời kỳ Tư bản chủ nghĩa, ngành xây dựng phát triển rất nhanh, có những bước
nhảy vọt, loại hình và quy mô công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao và có nhiều trường phái xuất hiện.
Trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa, dựa trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất
và phục vụ lợi ích chung, tốc độ phát triển của ngành xây dựng được đẩy mạnh, do đó có
nhiều công trình nổi tiếng ra đời.
Các nhà nghiên cứu và bình luận kiến trúc thế giới đã chọn lọc một số công trình
kiến trúc xuất sắc dưới đây. Tiêu chí để bình chọn và xếp hạng các công trình này dựa
trên ảnh hưởng về kinh tế, tác động và lợi ích đối với đời sống con người, ảnh hưởng của
nó đến các công trình trong tương lai, sự đổi mới công nghệ và ứng dụng công nghệ mới trong thi công. Cụ thể:
- Burj Khalifa, Dubai: cao 828m (2010);
- Villa Savoye, Pháp (Le Corbusier & Pierre Jeanneret);
- Toà nhà Flatiron, New York (1902);
- Bảo tàng Guggenheim, Bilbao;
- Fallingwater, Pennsylvania: biệt thự trên thác (1934 - Mỹ);
- Space Needle, Seattle (1962): tháp được thiết kế với kiến trúc và kết cấu hiện đại
có thể chịu được động đất lên đến 9,1 độ richte; - Nhà hát Opera Sydney, Úc;
- Toà nhà Chrysler, New York: là toà nhà cao nhất thế giới năm 1930;
- Toà nhà Lloyd, London: gọi là toà nhà lộn ngược vì đường ống nước, cầu thang,
thang máy đều ở bên ngoài (1978-1986);
- Toà nhà Empire State, New York: công trình đầu tiên trên thế giới vượt qua mốc
100 tầng (thời điểm 1930);
- Tháp đôi Petronas, Malaysia: 170m, cao nhất thế giới năm 1998-2004.
2) Sự phát triển của xây dựng ở Việt Nam
- Giai đoạn trước năm 1954: Thực dân Pháp đã xây dựng một số công trình phục
vụ cho mục đích thống trị và khai thác tài nguyên ở nước ta. Đó là nhà máy dệt Nam
Định, nhà máy in Hà Nội, nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy điện - nước Yên Phụ, bệnh
viện XanhPôn, Nhà hát lớn.
Các công trình kiến trúc: Văn miếu Quốc Tử Giám, lăng tẩm cung điện ở cố đô
Huế, đô thị cổ Hội An, khu tháp Chàm, PôPơlênh Crai, là những di sản văn hoá của dân tộc.
- Giai đoạn từ năm 1954 – 1975: Hoà bình lập lại ở miền Bắc, Nhà nước đã chú ý
xây dựng, mở mang hệ thống giao thông, thuỷ lợi, nhà ở, trường học như nhà máy gang
thép Thái Nguyên, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy công cụ số I, nhà máy thuỷ
điện Thác Bà, công trình thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.
- Giai đoạn từ năm 1976 – 1986: Thời kỳ thống nhất đất nước, hàn gắn vết thương
chiến tranh và cải tạo kinh tế miền Nam. Do trình độ quản lý Nhà nước về kinh tế còn
nhiều hạn chế nên hiệu quả đầu tư còn thấp. Một số công trình trọng điểm đã được xây
dựng là nhà máy nhiệt điện Phả Lại, thuỷ điện Sông Đà, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn,…
- Giai đoạn từ năm 1986 – 2000: Thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân.
Ngành công nghiệp xây dựng phát triển mạnh mẽ, rộng khắp trên các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Điển hình trong giai đoạn này là sự thành công của các khu công
nghiệp Bình Dương, Đồng Nai, Dung Quất, công nghiệp liên doanh dầu khí VietXopetro,
các công trình thuộc ngành năng lượng như: đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, nhà
máy thuỷ điện Yaly (Gia Lai – Kon Tum), nhà máy điện khí nén Phú Mỹ (Bà Rịa Vũng
Tàu), các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật: cầu, đường và nhiều khu đôi thị
mới,… đã làm tăng thêm đáng kể cơ sở sản xuất, năng lực phục vụ cho nền kinh tế quốc
dân. Nhìn chung các công trình xây dựng của thập kỷ 90 ngày càng có quy mô lớn, trình
độ kỹ thuật cao, hiệu quả của vốn đầu tư và sản xuất xây dựng ngày càng cao.
- Giai đoạn từ 2000 đến nay: Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
tính đến cuối tháng 9/2010, Việt Nam có 254 khu công nghiệp và khu chế xuất, trong đó
171 khu đã đi vào hoạt động và có mặt tại 57 tỉnh thành trong cả nước.
Các công trình tiêu biểu: hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, hầm đường bộ đèo Cả,
hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn, cầu treo Mỹ thuận, Tháp Tài chính Bitexco chiều cao
262m, Keangnam Hanoi LandMark Tower cao 350m, toà nhà Lotte Center Hanoi cao 267m…
1.3.2 Vai trò của xây dựng trong nền kinh tế quốc dân
Nước ta, công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh tế
quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Hàng năm Nhà nước dành khoản
hơn 20% tổng sản phẩm quốc nội cho đầu tư xây dựng cơ bản và đã đem lại hiệu quả
đáng kể, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của đất nước.
Vì thế xây dựng giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội
của đất nước. Bởi vì:
- Trực tiếp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật (TSCĐ) cho các ngành kinh tế quốc dân.
Nó là một ngành mũi nhọn đầu tàu để kéo các ngành khác như nông, lâm, ngư nghiệp,
công nghiệp chế biến, giao thông thuỷ lợi… cùng phát triển.
- Trực tiếp góp phần thay đổi các mối quan hệ phát triển giữa các ngành kinh tế
quốc dân: quan hệ giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp; quan hệ giữa phát triển
kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục và các mối quan hệ khác.
- Trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, tang thu nhập vào ngân sách quốc gia.
- Góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động xã hội, dân sinh, chất
lượng cuộc sống của cộng đồng xã hội.
- Có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển đất nước vì sử dụng một khối lượng vốn rất lớn của nền kinh tế.
- Số liệu thống kê hàng năm cho thấy tỷ trọng của sản phẩm xây dựng trong tổng
sản phẩm xã hội và tỷ lệ lao động được làm việc so với tổng lao động xã hội khá lớn.
Ở Việt Nam, theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, một số chỉ tiêu này như sau:
+ Cơ cấu lao động làm việc trong xây dựng và dịch vụ so với tổng số lao động xã
hội năm 1994 là 13,6%, năm 2000 là 16,9%, năm 2010 là 28,6%;
+ Tỷ trọng sản phẩm xây dựng chiếm trong GDP giai đoạn 1996-2000 và 2010- 2020 khoảng 7,6% mỗi năm.
Tóm lại, công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nó quyết định quy mô và trình độ kỹ thuật của xã hội, của đất nước nói chung và sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá trong giai đoạn hiện nay nói riêng.
1.4 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng
1.4.1 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm xây dựng
- Sản phẩm xây dựng giao thông (XDGT) có tính chất đơn chiếc: Khác với sản
phẩm của ngành công nghiệp và các ngành sản xuất vật chất khác, sản phẩm XDGT được
sản xuất theo đơn đặt hàng đơn chiếc, được sản xuất ra ở những địa điểm, điều kiện khác
nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại hình sản phẩm . Sự trùng lặp
về mọi phương diện: kỹ thuật, công nghệ, chi phí sản xuất, môi trường…rất ít khi xảy ra.
- Sản phẩm XDGT được sản xuất ra tại nơi tiêu thụ: Các công trình XDGT đều
được sản xuất tại địa điểm mà nơi đó đồng thời gắn liền với việc tiêu thụ và thực hiện giá
trị sử dụng của sản phẩm. Do đó, nếu xác định được nơi sản xuất thì cũng chính là xác
định được nơi tiêu thụ.
- Sản phẩm XDGT chịu ảnh hưởng của điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế – xã hội
của nơi tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm XDGT luôn gắn liền với một địa điểm, một địa
phương nhất định. Vì vậy phải phù hợp với đặc điểm và các điều kiện địa lý tự nhiên: địa
hình, khí hậu, thời tiết, môi trường,... và chịu ảnh hưởng bởi phong tục tập quán của địa
phương nơi tiêu thụ sản phẩm.
- Thời gian sử dụng dài, trình độ kỹ thuật và mỹ thuật cao: Do đặc thù của sản
phẩm xây dựng giao thông là khi tạo ra sản phẩm không chỉ nhằm mục đích phục vụ cho
nhu cầu trước mắt mà chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai,
chính vì vậy mà yêu cầu về độ bền vững, thời gian sử dụng của sản phẩm thường rất lớn.
Mặt khác, một sản phẩm XDGT sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng còn có tác
dụng tô điểm thêm vẻ đẹp của đất nước và cũng là cơ sở quan trọng để đánh giá trình độ
phát triển kinh tế – kỹ thuật của một quốc gia nên yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật của
các công trình giao thông rất lớn. Nó phải thể hiện sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật,
phù hợp với quy hoạch phát triển và xây dựng.
- Chi phí sản xuất lớn và khác biệt theo từng sản phẩm: Giá trị của sản phẩm
XDGT thường lớn hơn rất nhiều so với những sản phẩm thông thường khác. Việc khác
biệt theo từng sản phẩm là do tính đơn chiếc của sản phẩm, phương thức quản lý trong
xây dựng (đấu thầu), do khối lượng công việc, nguyên vật liệu và thời gian thi công lớn.
1.4.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông
Do sản phẩm xây dựng giao thông có những đặc điểm riêng biệt, nên sản xuất
XDGT cũng có những đặc điểm riêng của nó.
- Sản xuất xây dựng chỉ được tiến hành khi có đơn đặt hàng của người mua sản phẩm.
+ Chỉ khi có hợp đồng được ký kết thì nhà thầu mới tiến hành xây dựng.
+ Quá trình tiêu thụ sản phẩm xảy ra trước, trong và sau khi sản xuất.
+ Sau khi sản xuất, nhà thầu không phải tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
- Quá trình sản xuất luôn di động, hệ số biến động rất lớn: Do sản phẩm gắn liền
với nơi tiêu thụ, nên địa điểm sản xuất không ổn định, phải di chuyển lực lượng lao động
và các phương tiện vật chất từ công trình này đến công trình khác.
- Thời gian xây dựng công trình kéo dài, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn sản xuất
trong các khối lượng thi công dở dang của các doanh nghiệp xây dựng. Vì vậy, doanh
nghiệp phải lựa chọn chặt chẽ, hợp lý trình tự thi công cho từng công trình và phối hợp
thi công nhiều công trình.
- Quá trình sản xuất chủ yếu được thực hiện ngoài trời nên chịu ảnh hưởng điều
kiện thiên nhiên, vì vậy doanh nghiệp khó có thể lường trước được các khó khăn sinh ra
bởi điều kiện khí hậu, thời tiết, môi trường tự nhiên. Từ đó, hiệu quả lao động giảm
xuống, gián đoạn một số quá trình sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ thi công công trình và
giá thành công tác xây lắp.
- Kỹ thuật thi công phức tạp, trang bị kỹ thuật tốn kém: Do khối lượng công việc
lớn, nhiều chủng loại, yêu cầu về chất lượng sản phẩm, trình độ kỹ thuật, mỹ thuật cao,
nên trong sản xuất xây dựng giao thông đòi hỏi cần phải trang bị những máy móc kỹ
thuật phức tạp, hiện đại, đắt tiền.
1.5 Ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam trong xu thế toàn cầu hoá
Ngành xây dựng có tiềm năng, giá trị để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của
Quốc gia, góp phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn
dân số vàng qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030). Việt Nam chỉ có 10 năm cho sự bứt
phá này. Ngành xây dựng Việt Nam đã bùng nổ khi đất nước bước sang thời kỳ "đổi
mới", bù đắp cho sự thiếu hụt trầm trọng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng trong
thời gian quá dài lên đến 40 năm. Hàng ngàn dự án hiện đại được xây mới với tốc độ
chóng mặt bởi rất nhiều nhà thầu quốc tế mà đối tác là những nhà thầu nội.
Theo Học viện Cán bộ và Quản lý thuộc Bộ Xây dựng, tính trên đầu người, nhân
lực trong ngành xây dựng của Việt Nam là cao nhất trên thế giới. Riêng số lượng kỹ sư,
chuyên gia cao gấp 4 lần so với mức bình quân của các nước phát triển khác. Đó là một
lợi thế nếu chúng ta chú ý khai thác và là rủi ro nếu chúng ta chậm trễ trong kế hoạch mở
rộng thị trường quốc tế.
Hiện nay, lực lượng lao động trong ngành du lịch chỉ có 3 triệu người nhưng du
lịch được xem như là một ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia và đã có quy hoạch tổng
thể để phát triển mạnh mẽ. Trong khi xây dựng có đến 4 triệu 200 ngàn lao động nhưng
chỉ được xem như là một ngành kinh tế hỗ trợ.
Trong xu hướng toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, chúng tôi quyết tâm đem
hết nỗ lực cùng đồng nghiệp và Chính phủ phát huy năng lực cạnh tranh nhằm đưa ngành
xây dựng Việt Nam ra nước ngoài, một thị trường có quy mô gấp vài trăm lần so với thị
trường trong nước. Thúc đẩy phát triển thị trường này ngành xây dựng sẽ có đóng góp to
lớn cho nền kinh tế quốc gia và xây dựng sẽ sớm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
để từ đó đóng góp hiệu quả đưa Việt Nam lên một tầm cao mới".
Phát triển công nghiệp xây dựng ra nước ngoài nhất định các chuỗi cung ứng liên
quan như sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất, thiết kế xây dựng, đầu
tư địa ốc, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển, vv… sẽ phát triển, mở
rộng thị trường hơn thông qua xuất khẩu dịch vụ tổng thầu xây dựng. Dịch vụ tổng thầu
xây dựng ngược lại sẽ nâng được lợi thế cạnh tranh, tạo nên một sự gắn kết và cộng
hưởng mạnh mẽ của ngành xây dựng và các chuỗi cung ứng.
Phát triển xây dựng ra thị trường nước ngoài còn là phương cách hữu hiệu nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành xây dựng Việt Nam, đảm bảo luôn có được cơ
hội để tiếp thu và tích hợp kịp thời tinh hoa của cả thế giới; giúp cung cấp việc làm ổn
định hơn cho lực lượng lao động trong ngành xây dựng khi thị trường trong nước có biến động hoặc bão hoà.
Với mục tiêu xây dựng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia, góp
phần giúp Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình trước khi giai đoạn dân số vàng
qua đi (dự báo vào khoảng năm 2030), Việt Nam chỉ có 10 năm cho sự bứt phá này. Đây
quả là một thử thách rất lớn đòi hỏi sự quyết tâm và hợp lực của tất cả. Với mục tiêu là
xuất khẩu dịch vụ xây dựng tổng hợp tức là tổng thầu xây dựng chứ không phải là xuất
khẩu lao động trong ngành xây dựng. Cạnh tranh không chỉ về giá mà còn về sự vượt trội
trong ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là
công nghệ 4.0. Các kiến nghi sau đây hỗ trợ hiệu quả hơn cho phát triển ra thị trường quốc tế:
Thứ nhất, đối với những dự án quy mô lớn (như dự án đường cao tốc và đường sắt
Bắc - Nam, dự án tàu điện ngầm thủ đô Hà Nội và Tp.HCM, dự án sân bay quốc tế Long
Thành...), đề xuất nên chia nhiều giai đoạn với các gói thầu không quá lớn. Điều kiện đấu
thầu quốc tế nên có quy định nhà thầu nước ngoài phải liên danh với nhà thầu trong nước
theo tỷ lệ tham gia của nhà thầu trong nước tối thiểu là 35% và hình thức liên danh là
bình đẳng, cùng quản lý điều phối toàn dự án.
Thứ hai, giao cho VCCI hoặc một cơ quan chuyên trách ở trong nước kết nối với
các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài để thu thập thông tin về thị trường xây
dựng ở những nước có tiềm năng, qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng trong nước
nhanh chóng tiếp cận các thị trường này.
Thứ ba, khi đàm phán hoặc tái ký kết các hiệp định thương mại quốc tế, Chính phủ
nên quan tâm đưa vào điều khoản của hiệp định cho phép doanh nghiệp xây dựng Việt
Nam được hành nghề bình đẳng như những nhà thầu nước ngoài khác cũng như bình
đẳng với doanh nghiệp xây dựng ở nước sở tại. Đồng thời, hiệp định cũng nên có điều
khoản công nhận bằng cấp, chứng chỉ chuyên ngành được cấp bởi các tổ chức giáo dục
đào tạo chính quy của Việt Nam. Doanh nghiệp xây dựng Việt Nam được miễn hoặc giảm
thuế nhập khẩu lao động, vật tư và phương tiện thi công khi đưa vào nước sở tại. Hiệp
định cũng cần có điều khoản tránh đánh thuế hai lần đối với doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
Thứ tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xây dựng Việt Nam về các thủ
tục cấp phép cũng như thủ tục chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài. Ưu tiên cho doanh
nghiệp trong nước thục hiện các dự án đầu tư ở nước ngoài của nhà nước như toà đại sứ,
toà tổng lãnh sự... Sớm thành lập hiệp hội nhà thầu Việt Nam ở Hải ngoại để tăng cường
mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm.
Thứ năm, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu
và phát triển như cho doanh nghiệp xây dựng tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi, áp dụng các
chế độ ưu đãi như các ngành công nghệ cao khác. Bên cạnh đó, nên có chính sách hỗ trợ,
hướng dẫn thủ tục đăng ký bằng sáng chế ở trong nước cũng như quốc tế, rút ngắn qui
trình cấp bằng sáng chế cho những phát minh kỹ thuật công nghệ mới trong xây dựng.
Thứ sáu, có chính sách phù hợp để tạo thêm động lực cho doanh nghiệp xây dựng
Việt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hoá cao về từng loại công trình, từng hạng
mục công tác để tạo nên những doanh nghiệp xây dựng có đẳng cấp quốc tế trong từng
loại công trình, từng hạng mục công tác chuyên môn.
Thứ bảy, xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển ngành xây dựng Việt Nam
và truyền thông rộng rãi về chính sách khuyến khích phát triển toàn diện ngành xây dựng
cùng các chuỗi cung ứng với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
CHƯƠNG 2: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
2.1 Khái niệm cơ bản về quản lý đầu tư xây dựng
2.1.1. Khái niệm
Quản lý, theo nghĩa chung nhất, là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước là dạng quản lý mang tính chất thực hiện quyền lực Nhà nước.
Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng
quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người trong các hoạt
động đầu tư và xây dựng để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp
luật theo đúng mục tiêu đề ra.
2.1.2. Yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng
Quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng phải thoả mãn các yêu cầu sau:
- Bảo đảm đúng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư, các nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường, chống thất thoát, tham ô, lãng phí.
- Xây dựng theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế được duyệt, bảo đảm mỹ quan, bền
vững, chất lượng, thời gian và hiệu quả tối thiểu cho phép.
2.1.3. Những nguyên tắc cơ bản của quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
Một là: Nhà nước thống nhất quản lý đầu tư và xây dựng đối với tất cả các thành phần kinh tế.
Hai là: Thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng
Ba là: Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.
Ranh giới giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh doanh được phân
định có tính nguyên tắc như sau: Tiêu chí xem xét Quản lý SXKD
Quản lý nhà nước về kinh tế Lãnh đạo doanh nghiệp, Chủ thể quản lý
Giám đốc, Tổng Giám đốc, Chính phủ, Bộ, UBND các cấp Hội đồng quản trị
Tăng trưởng kinh tế, hiệu quả, ổn Mục tiêu quản lý Lợi nhuận
định, công bằng và tiến bộ xã hội
Các bộ phận trong doanh Mọi chủ thể hoạt động kinh tế, các Đối tượng quản lý
nghiệp, người lao động. ngành, vùng kinh tế...
Quản lý trực tiếp bằng hành Phươngpháp,
Quản lý gián tiếp thông qua chính
vi cụ thể, bằng nghệ thuật phương thức quản lý sách, luật pháp kinh doanh.
2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động xây dựng.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng.
- Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
- Quản lý chất lượng, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
- Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng.
- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong hoạt động xây dựng.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xây dựng.
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động xây dựng.
2.2 Quá trình hình thành dự án đầu tư xây dựng
1) Giai đoạn 1 (Giai đoạn chuẩn bị dự án)
- Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư.
- Khảo sát và lựa chọn vị trí xây dựng, đồng thời tìm kiếm nguồn cung ứng về vốn.
- Tiến hành lập dự án đầu tư (hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật).
- Trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án.
2) Giai đoạn 2 (Giai đoạn thực hiện dự án)
* Giai đoạn chuẩn bị xây dựng
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Xin giao đất hoặc thuê đất theo quy định của nhà nước.
+ Xin giấy phép xây dựng (giấy phép khai thác tài nguyên nếu có).
+ Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có).
+ Tiến hành triển khai các bước thiết kế tiếp theo và lập dự toán XDCT.  2 bước Thiết kế cơ sở
Thiết kế bản vẽ thi công  3 bước Thiết kế cơ sở Thiết kế kỹ thuật
Thiết kế bản vẽ thi công
+ Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng để thực hiện các công việc của dự án.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công:
+ Chuẩn bị các yếu tố đầu vào cho quá trình thi công, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị để lao động; điện, nước công trường; kho bãi; láng trại tại hiện trường để ở và để thi công.
* Giai đoạn thi công xây lắp công trình
- Trách nhiệm của chủ đầu tư:
+ Kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của các nhà thầu.
- Trách nhiệm của nhà thầu thi công:
+ Thi công theo đúng khối lượng, chất lượng và tiến độ như đã ký kết trong hợp đồng.
- Trách nhiệm của tư vấn giám sát:
+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện trên hợp đồng của nhà thầu để đảm bảo theo
đúng tiến độ. Đồng thời, chịu trách nhiệm về mặt khối lượng và chất lượng của công
trình khi tiến hành nghiệm thu.
3) Giai đoạn 3 (Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng)
- Tiến hành lập biên bản bàn giao công trình và đưa công trình vào khai thác sử dụng.
- Nhà thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng và bảo hành
2.3 Các yếu tố tác động đến dòng tiền tệ của dự án đầu tư
2.3.1 Khái niệm hiệu quả và tiêu chuẩn
- Hiệu quả đầu tư là mục tiêu đạt được của DA xét cả về mặt định tính và định lượng.
+ Về mặt định tính: tiêu chuẩn chung để xác định hiệu quả của một DAĐT là nó
đảm bảo đáp ứng giải quyết những nhiệm vụ kinh tế cụ thể ở từng thời kỳ nhất định. Hiệu
quả định tính của dự án bao gồm: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội;
hiệu quả theo quan điểm lợi ích doanh nghiệp và hiệu quả theo quan điểm quốc gia; hiệu
quả thu được từ dự án và ở các lĩnh vực có liên quan ngoài dự án, hiệu quả trước mắt, hiệu quả lâu dài.
+ Về mặt định lượng: đứng trên góc độ toàn bộ xã hội tiêu chuẩn hiệu quả đầu tư
là mức tăng lên của thu nhập quốc dân. Trong phạm vi ngành kinh tế và các doanh nghiệp
thì hiệu quả của đầu tư là làm tăng mức lãi cho ngành, cho DN. - Tiêu chuẩn khái quát:
+ Nếu kết quả đạt được là cho trước thì phương án được lựa chọn là phương án mà chi phí bỏ ra ít nhất.
+ Nếu chi phí là cố định (cho trước) thì kết quả đạt được phải lớn nhất. Trong đó:
Hiệu quả tuyệt đối = Kết quả - Chi phí.
Hiệu quả tương đối = Kết quả/Chi phí.
2.3.2 Giá trị của tiền tệ theo thời gian
- Do đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất xây dựng giao thông là thời gian thi công
kéo dài và khi thi công các công trình chúng ta có thể thi công theo các giai đoạn, ứng với
mỗi giai đoạn chúng ta sẽ có một lượng vốn đầu tư (chi phí tương ứng). Mà hiệu quả kinh
tế các số vốn khác nhau bỏ ra ở các thời điểm khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Do đó
ta không thể cộng dồn các khoản chi phí bỏ ra ở các thời điểm khác nhau một cách trực
tiếp, trừ trường hợp khoảng cách thời gian lớn không đáng kể hay các tính toán mang tính
chất gần đúng. mà phải tính toán đến yếu tố thời gian. - Ta gọi:
P: Giá trị tiền tệ ở thời điểm ban đầu (t=0).
F: Giá trị tiền tệ ở thời điểm tương lai (t=N).
A: Một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số bằng nhau và kéo dài trong một số thời đoạn.
N: số thời đoạn đầu tư (tháng, quý, năm).
i: lãi suất tính toán trong một thời đoạn (%). F P A N-1 N 0 1 2 3 ..............
Tại thời điểm 0: giá trị tiền tệ là P.
Sau 1 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P + P. i = P.(1 + i).
Sau 2 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P.(1 + i) + P.(1 + i). i = P.(1 + i)2.
Sau 3 thời đoạn, giá trị tiền tệ là: P.(1 + i)2 + P.(1 + i)2. i = P.(1 + i)3