Kinh tế vi mô thảo luận về cung cầu ngành giày da | Trường đại học Thương Mại
Kinh tế vi mô thảo luận về cung cầu ngành giày da | Trường đại học Thương Mại được trình bày khoa học, chi tiết giúp cho các bạn sinh viên chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem, tải về ở bên dưới.
Preview text:
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG
MẠI KHOA MARKETING -----&----- TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN KINH TẾ VI MÔ I
Chủ đề: “Phân tích cung, cầu lao động ngành giày
da ở Việt Nam” Nhóm : 7
Lớp hành chính
: K57T2 & K57T3
Giảng viên hướng dẫn
: Nguyễn Thị Lệ
Hà Nội, tháng 11 năm 2021 2
A PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất
sang các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư.
Khi gia nhập WTO, các chính sách khuyến khích xuất khẩu được mở rộng, thuế quan bãi
bỏ, Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư của các nước phát triển về sản xuất giày da.
Ngành công nghiệp giày da là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền
kinh tế Việt Nam phát triển. Giày da là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu
lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may. Hơn nữa, sự phát triển của ngành giày da còn có
tác động trong việc giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động đặc biệt là lao
động ở các tỉnh, qua đó góp phần giảm tình trạng thất nghiệp và ổn định xã hội. Hiện
nay,với khoảng 3000 doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, ngành giày da đang tạo việc làm
cho khoảng 1,5 triệu lao động. Sự phát triển của ngành công nghiệp này còn có tác động
đến sự phát triển của một số ngành khác, chẳng hạn như chuyển đổi cơ cấu ở một số
vùng, nâng cao mức thu nhập cho người dân, xúc tiến quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho đất nước.
Ngành da giày Việt Nam đang giữ vị trí thứ ba ở Châu Á( đứng sau Trung Quốc,
Ấn Độ) và thứ tư trên thế giới. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại
sang hàng trăm quốc gia trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang
Liên minh châu Âu (EU) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Dù sử dụng nguồn lao động dồi dào, đông đảo đặc biệt là đến từ các tỉnh, vùng
nông thôn nhưng hiện nay, cung và cầu lao động vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay.
Chính vì vậy, nhóm 7 chúng tôi đã chọn đề tài “ Phân tích cung cầu lao động ngành
giày da’’ để đưa tới mọi người cái nhìn khách quan về cung cầu lao động ngày giày da
dưới góc độ kinh tế, đồng thời cũng nêu ra các giải pháp khắc phục những hạn chế trong tương lai. 2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được quy luật cung
cầu lao động ngành giày da, những cơ hội phát triển, các vấn đề hạn chế còn tồn đọng
cũng như các giải pháp đề ra để giải quyết các hạn chế đã nêu ra về lao động trong ngành giày da.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: cung cầu lao động ngành giày da 3
- Phạm vi không gian: cả nước Việt Nam
- Phạm vi kiến thức: Kinh tế vi mô 4. Số liệu:
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Căn cứ vào giáo trình, bài giảng của giảng viên
- Tìm kiếm thu thập thông tin từ các website, báo cáo dữ liệu,tạp chí kinh tế,…
- Được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng phương pháp thu thập số liệu, thống kê, tổng hợp
và phân tích số liệu và đưa ra nhận định. 4
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý thuyết
1. Cầu về lao động
a, Khái niệm cầu về lao động( D): là số lượng lao động mà doanh nghiệp muốn
thuê và có khả năng thuê tại các mức tiền công khác nhau trong một khoảng
thời gian nhất định ( giả định các yếu tố khác là không đổi)
Đường cầu về lao động:
Mức lương càng cao thì lượng cầu càng ít và ngược lại: P QD
- Lượng cầu về lao động( QD): là số lượng lao động cụ thể mà doanh nghiệp có
khả năng thuê và sẵn sàng thuê mướn ở một mức tiền công nào đó xác định,
trong một giai đoạn nhất định ( giả định rằng các yếu tố khác là không đổi)
b, Các yếu tố tác động đến cầu lao động
• Thay đổi về công nghệ: Tiến bộ về công nghệ làm tăng sản phẩm
hiện vật cận biên của lao động từ đó làm tăng sản phẩm doanh thu cận biên
đường cầu lao động dịch sang phải và ngược lại.
• Giá sản phẩm đầu ra: Khi giá sản phẩm đầu ra tăng lên thì doanh
thu cận biên của doanh nghiệp sẽ tăng, từ đó sản phẩm doanh thu
cận biên của lao động tăng thu hút nhiều lao động hơn. 5 • Mức tiền lương:
- Khi tiền lương tăng dẫn đến chi phí biên để sản xuất tăng, doanh
nghiệp không đạt lợi nhuận mong muốn nên ưu tiên kết hợp lao
động và vốn ở mức sản xuất thấp: cầu lao động giảm
-Khi tiền lương giảm thì doanh nghiệp mong muốn có nhiều lao
động để thuê hơn: cầu lao động tăng
• Cầu sản phẩm: Khi cầu của một loại sản phẩm nào đó tăng
lên( giả định các yếu tố khác không đổi) sẽ kéo theo cầu lao động
của sản phẩm đó tăng lên và ngược lại
• Tình hình phát triển kinh tế: Nếu kinh tế phát triển thúc đẩy hoạt
động các doanh nghiệp phát triển dẫn đến cầu lao động tăng và ngược lại.
2. Cung về lao động a, Khái niệm
- Cung về lao động (S): Cung lao động là lượng lao động mà người lao động sẵn
sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền công khác nhau trong một giai
đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi).
- Lượng cung lao động là số lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có
khả năng cung ứng cho doanh nghiệp thuê ở một mức tiền công nào đó trong một
khoảng thời gian nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không đổi).
b, Cung về lao động cá nhân:
❖ Chia thời gian trong ngày: Giờ nghỉ ngơi và giờ lao động.
❖ Lợi ích của lao động: Thu nhập từ tiền công
➢ Có thể được xác định tương đương với giá trị mang lại của hàng
hóa hay dịch vụ mà người lao động có thể mua được bằng tiền công.
➢ Chính là chi phí cơ hội của nghỉ ngơi.
❖ Chi phí cơ hội của lao động: Giá trị của việc nghỉ ngơi bị giảm đi.
❖ Người lao động sẽ quyết định cung ứng lao động trên nguyên tắc tối đa
hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi.
❖ Khi mức tiền công tăng lên, gây ra hai hiệu ứng:
➢ Hiệu ứng thu nhập: Tiền công tăng → thu nhập tăng → người lao
động có xu hướng nghỉ ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn.
➢ Hiệu ứng thay thế: Khi mức tiền công tăng → chi phí cơ hội của 6
nghỉ ngơi tăng → người lao động có xu hướng nghỉ ngơi ít và làm việc nhiều hơn
❖ Khi hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập
➢ Người tiêu dùng có xu hướng tăng số giờ lao động và giảm số giờ nghỉ ngơi;
➢ Đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương.
❖ Khi hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu ứng thay thế:
➢ Người tiêu dùng tăng số giờ nghỉ ngơi và giảm số giờ lao động;
➢ Đường cung lao động cá nhân có độ dốc âm;
➢ Đường cung lao động cá nhân vòng ngược về phía sau
c, Cung lao động của ngành:
❖ Cung lao động của ngành là sự cộng theo chiều ngang đường cung lao động của các cá nhân;
❖ Đường cung lao động của ngành trong thực tế là một đường dốc lên (có độ dốc dương). 7
4. Sản phẩm cận biên của lao động ( MPL): Là sự thay đổi trong tổng
số sản phẩm đầu ra do sử dụng thêm một yếu tố đầu vào là lao động. ∆Q
MPL = ∆ L = Q’(L)
Sản phẩm doanh thu cận biên của lao động (MRPL ): Là mức doanh thu tăng
thêm khi thuê thêm một yếu tố lao động. ∆TR MRPL = = TR’( ∆ L L)
5. Cân bằng thị trường lao động:
- Giá của lao động phụ thuộc vào cung và cầu về lao động
- Khi thị trường ở trạng thái cân bằng, doanh nghiệp sẽ thuê số lao động mà họ cho
là mang lại lợi nhuận tại mức tiền công cân bằng, tiền công w phải bằng doanh thu
cận biên của lao động khi cung cầu ở trạng thái cân bằng.
- Khi cung cầu lao động thay đổi sẽ làm cho điểm cân bằng trên thị trường lao
động thay đổi và tiền lương cũng như mức lao động được thuê thay đổi. 8
6. Tiền lương tối thiểu:
- Khái niệm: là mức lương thấp nhất mà chính phủ quy định người sử dụng lao
động phải trả cho người lao động. Thông thường thì mức lương tối thiểu cao hơn
mức giá cân bằng trên thị trường lao động.
- Mục đích: nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động nhưng quy định này lại
khiến cho một bộ phận người lao động trên thị trường bị thất nghiệp