Kinh tế vi mô - Tình hình kinh tế Việt Nam sau Covid - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Kinh tế vi mô - Tình hình kinh tế Việt Nam sau Covid - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ BÁO CÁO MÔN H C Ọ CH Ủ Đ : Ề TÁC Đ N Ộ G C A Ủ COVID 19 Đ N Ế N N Ề KINH TẾ VIỆT NAM T Ừ 2019 - 2021
Môn học: Kinh tế vĩ mô
Giảng viên hướng dẫn: La Hoàng Lâm Mã số lớp: 0200 Nhóm: 01
Thời gian thực hiện: 22/7/2023 – 16/8/2023 Tháng 08/2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭٭ BÁO CÁO MÔN H C Ọ CH Ủ Đ : Ề TÁC ĐỘNG C A Ủ COVID 19 Đ N Ế N N Ề KINH TẾ
VIỆT NAM TỪ 2019 - 2021 STT Họ tên MSSV Mô tả công việc % - Chính sách cải biên DN 1 Nguyễn Công Toàn
22204966 - Tổng hợp nội dung 100 - Check turnitin 2 Vũ Thị Thanh Thảo 2193924
- Nhóm ngành bị tác động tiêu cực 95
- Ảnh hưởng của đại dịch đến Cung và 3 Hà Trần Thảo Vân 22122599 95 Cầu của khách hàng 4
Trần Ngọc Trúc Nghi 22122932 - Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam 95 - Dẫn nhập 5 Lê Nguyễn Minh 22102669 - Kết luận 90
- Chính sách tuyên truyền và giáo dục
- Nhóm ngành được tác động tích cực 6 Trần Khánh Linh 22107778 100 - Tổng hợp nội dung
- Chính sách của chính phủ để cải biên 7 Nguyễn Thanh Mai
22114739 nền kinh tế thị trường 100 - Tổng hợp nội dung MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................................................3
NHẬN XÉT TỪ GIẢNG VIÊN................................................................................................................4
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................5
DẪN NHẬP................................................................................................................................................6
NỘI DUNG.................................................................................................................................................7 I.
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TRƯỚC VÀ SAU COVID-19.................................7 1
Khái quát về dịch Covid........................................................................................................7 2
Tình hình dịch Covid thế giới...............................................................................................7 3
Tình hình dịch Covid ở Việt Nam.........................................................................................7 II.
PHÂN TÍCH SỰ ẢNH HƯỞNG.............................................................................................12 1.
Những nhóm ngành bị ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, tác động tiêu cực và............12 1.2.
Ngành hàng không...............................................................................................................16 1.3.
Ngành bất động sản.............................................................................................................19 1.4.
Ngành thương mại điện tự..................................................................................................23
2. Ngành dược phẩm.......................................................................................................................26
3. Phân tích ảnh hưởng của Đại dịch đối với Cung và Cầu của người tiêu dùng............................28
3.1 Tác động tiêu cực:......................................................................................................................28
3.2 Tác động tích cực:......................................................................................................................32
IV. GIẢI PHÁP....................................................................................................................................36
Chính sách từ chính phủ trong việc cải biên nền kinh tế thị trường............................................36
Chính sách cải biên của các doanh nghiệp sau dịch:.....................................................................42
Chính sách tuyên truyền và giáo dục xã hội..................................................................................48
V. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐƯA RA KẾT LUẬN.........................................................................................49
Đánh giá lại kết quả quá trình cải biên của doanh nghiệp (lấy cột mốc 2022-2023)...................49
Đánh giá quá trình cải biển.............................................................................................................53
NHẬN XÉT TỪ GIẢNG VIÊN
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….…………………………
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
……………………………….……………………………….……………………………….
…………………………
Thứ 4, ngày 16 tháng 8 năm 2023 Chữ kí giáo viên
………………………… LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Hoa Sen vì đã đưa
Kinh tế vĩ môn vào lộ trình học để chúng em có cơ hội được tiếp thu thêm nhiều kiến thức. Đây
là môn học vô cùng thú vị và bổ ích, nó đã giúp chúng em hiểu được sự vận động và những mối
quan hệ kinh tế chủ yếu của một đất nước cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hơn thế nữa, em muốn gửi gắm đến thầy La Hoàng Lâm - giảng viên bộ môn của chúng em lời
cảm ơn sâu sắc. Thầy đã dạy bảo và truyền đạt kiến thức về bộ môn cũng như đa dạng những
vấn đề thực tế khác. Do kiến thức và sự hiểu biết còn nhiều hạn hẹp, nên bài tiểu lần này vẫn
còn nhiều thiếu sót. Chúng em kính mong thầy sẽ xem xét và góp ý đề chúng em có thể rút ra bài học cho cả nhóm. Em xin chân thành cảm ơn! DẪN NHẬP
Kinh tế vĩ mô là một lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, nó nghiên cứu về sự tương
tác và tác động của các yếu tố lớn đến nền kinh tế quốc gia hay toàn cầu. Sâu sắc hơn vi mô khi
chỉ tập trung vào các đơn vị kinh tế nhỏ như hộ gia đình, công ty,...Kinh tế vĩ mô tập vào các vấn
đề lớn hơn như Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế. Trong nền
kinh tế quốc gia, kinh tế vĩ mô còn được dùng như công cụ để đo lường và đánh giá tình hình
chung, giúp cho chính phủ có các nhìn bao quát và hoạch định các kế hoạch tương lai nhằm tối
ưu hóa các chỉ tiêu kinh tế.
Một trong những mục tiêu quan trọng của kinh tế vĩ mô là duy trì sự cân đối và ổn định. Tuy
nhiên nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang biến động, đối mặt với nhiều thử thách phức tạp. Để
hiểu rõ hơn về kinh tế vĩ mô và áp dụng nó vào thực tế, các nhà kinh tế, nhà chính sách và các
chuyên gia liên quan phải thường xuyên cập nhật kiến thức và nghiên cứu về các xu hướng và
biến đổi trong kinh tế toàn cầu và địa phương. Điều này giúp họ đưa ra những quyết định thông
minh và hiệu quả nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và thịnh vượng của mỗi quốc gia.
Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn 2019 - 2021, không chỉ riêng Việt Nam và toàn thế giới đang phải đối mặt với
đại dịch trước từng có trong tiền lệ - Virus Corona. Dịch bệnh này đã tạo nên cơn địa chấn cho
nền kinh tế - xã hội toàn cầu, đời sống và sức khỏe tinh thần của người dân rơi vào trạng thái
nghiêm trọng. Các khối ngành kinh tế như xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch, y tế, giáo dục và
lao động bị tác động nặng nề dẫn đến chuỗi cung ứng đứt gãy, vô số doanh nghiệp đi đến phá
sản, tạm dừng hoạt động hay thu hẹp quy mô. Đó là lý do chúng em lựa chọn viết về chủ đề “Tác
động của đại dịch Covid 19 đến nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2019 - 2021” nhằm hiểu rõ hơn
về sự tàn phá của dịch bệnh gây ra cho nước ta. Đồng thời có cơ hội được tìm hiểu sâu hơn về
các chính sách nhà nước trong giai đoạn này, cũng như cách khắc phục hậu quả về các vấn đề
như thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng hay chuỗi cung ứng đứt bị gián đoạn. NỘI DUNG I.
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ TRƯỚC VÀ SAU COVID-19
1 Khái quát về dịch Covid
COVID-19 là một bệnh nhiễm trùng do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đợt dịch này bắt đầu từ cuối
năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc và sau đó đã lan ra toàn cầu. Dịch
bệnh này đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới và gây ra tình trạng khẩn cấp y tế
toàn cầu. Dấu hiệu chính của COVID-19 bao gồm sốt, ho khan, khó thở và mệt mỏi. Tuy nhiên,
có thể có nhiều biểu hiện khác nhau từ nhẹ đến nặng, bao gồm cả tình trạng không có triệu
chứng. Đặc biệt, chủng virus này lây lan thông qua đường mũi khi tiếp xúc gần gũi với người
nhiễm bệnh hoặc qua các giọt bắn từ đường hô hấp khi họ ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc hát. Đại
dịch này đã gây ra tác động mạnh mẽ và lan ra khắp nơi, ảnh hưởng đến cả hệ thống kinh tế toàn cầu.
2 Tình hình dịch Covid thế giới
Dưới đây là khái quát về tình hình kinh tế thế giới trước và sau đại dịch COVID-19:
a) Trước giai đoạn Covid 19
Trước khi đại dịch bùng phát, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng trưởng dần và ổn định
sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Một số quốc gia và khu vực, nhất là các nền kinh tế
phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu và một số quốc gia Đông Á, đạt được tăng trưởng
kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức nhữ bất ổn chính trị, bất đồng chính sách
thương mại và biến đổi khí hậu đang tác động đến kinh tế.
b) Trong giai đoạn COVID-19
Tình hình dịch Covid phức tạp và các biến chủng thay đổi theo từng thời điểm, số ca nhiễm trên
thế giới đã lên mức hàng triệu và có dấu hiệu tăng. Theo thống kê vào ngày 9/2/2023 cho thấy, từ
thời điểm bắt đầu đến hiện tại tổng cộng đã có hơn 755 triệu ca nhiễm bệnh, trung bình mỗi ngày
có 10.000-14.000 ca tử vong trên toàn cầu. Nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp cách ly xã
hội, phong tỏa và hạn chế di chuyển để kiểm soát dịch bệnh. Điều này đã dẫn đến gián đoạn sản
xuất, thương mại, và các ngành dịch vụ.
3 Tình hình dịch Covid ở Việt Nam
a) Triển vọng kinh tế trước dịch của Việt Nam
Trước khi dịch bệnh bùng phát, Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng ổn định, thu hút rất nhiều các
nhà đầu tư và mở cửa nền kinh tế. Riêng nền Công nghiệp, đặc biệt là sản xuất và xuất khẩu, đã
tăng trưởng đáng kể và đóng góp vào GDP của Việt Nam. Bên cạnh đó, các hiệp định thương
mại tự do như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trong những năm tiền dịch.
(Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thế giới.)
Năm 2019 là một năm kinh tế Việt Nam đạt được nhiều thành công khi 2 lần liên tiếp đạt 12
hạng mục về Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt hơn 500 tỷ USD ; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức
2,79% - thấp nhất trong 3 năm qua, đảm bảo kiểm soát trong phạm vi 4%. Các nhân tố chủ yếu
thúc đẩy phát triển kinh tế năm 2019 là:
Nền tảng kinh tế vĩ mô được ổn định. Lạm phát được kiềm chế ở mức độ thấp, việc điều
chỉnh tăng giá dịch vụ đang chuyển sang thời kỳ cuối cùng, sức ép lạm phát không lớn
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không ngừng đổi mới, có những
chính sách kích thích khu vực sản xuất trong nước tăng trưởng nhanh. Kinh tế vĩ mô và
môi trường đầu tư thuận tiện đối với sự phát triển kinh tế. Nguồn vốn đầu tư kinh doanh
và thu hút vốn thông qua cải cách môi trường kinh doanh tạo động lực thúc đẩy nguồn
vốn xã hội, nâng cao năng lực và tính hấp dẫn của nền kinh tế
Nền kinh tế tái cấu trúc, đổi mới mô hình tăng trưởng thông qua việc tái cấu trúc ngành
công thương được thực hiện tích cực thời gian vừa qua sẽ có tác dụng thúc đẩy, tạo động
lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế. Nền kinh tế sẽ được hưởng lợi nhờ những giải pháp
chính sách quan trọng đang thực hiện như: nâng cao chất lượng, hiệu quả ổn định kinh tế
vĩ mô và kiểm soát hiệu quả dư nợ của khu vực công và tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược.
b) Tình hình kinh tế trong giai đoạn dịch
Tình hình các doanh nghiệp Việt Nam
Trong giai đoạn đại dịch, các doanh nghiệp về lĩnh vực dịch vụ như du lịch, nhà hàng, và giải trí
bị tác động nặng nề nhất. Do ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế di chuyển và giãn cách xã
hội, nhu cầu sử dụng dịch vụ giảm, dẫn đến giảm doanh thu và lỗ hổng tài chính. Nhiều cáo báo
cho thấy trung bình có gần 400 doanh nghiệp rơi vào tình trạng đóng cửa. Cụ thể hơn, theo số
liệu của Tổng cục Thống kê tháng 12/2022, tổng cộng có 11.384 doanh nghiệp đã rút khỏi thị
trường chứng khoán, trong tổng số 3.776 doanh nghiệp đăng ký tạm dừng hoạt động có thời hạn,
5.847 doanh nghiệp đóng cửa chờ giải thể. Dự báo hết năm 2022, cả nước sẽ có gần 143.200
doanh nghiệp biến khỏi thị trường tài chính chứng khoán
(The Coffee House Signature đường Phạm Ngọc Thạch trả mặt bằng)
Đối với năm 2022, với con số 208.300 doanh nghiệp “ra đời” (148.500) và quay về trạng thái sản
xuất kinh doanh (59.800), tăng 30,3% so với 2021. Theo tài liệu đã được phân tích và tổng hợp,
có gần 148.500 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng số vốn là 1,59 triệu tỷ đồng với lực
lượng lao động là 981.300 người. Vốn trung bình thành lập 1 doanh nghiệp dao động đến 10,7 tỷ đồng.
Tình hình lao động của người dân Việt Nam
Tình hình lực lượng lao động
(Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2023)
Q1- 2023, lực lượng lao động tăng 88.7 nghìn người so với Quý IV năm 2022 và tăng hơn
1.000.000 người so với cùng kỳ năm trước; đối với lực lượng lao động trên 15 tuổi
Tỷ lệ tham gia lao động là 68,9%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,8 điểm phần trăm so
với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ nữ tham gia lao động là 62,9% và của tỷ lệ của nam là 75,3%. Tỷ
lê • tham gia lực lượng lao động ở thành thị là 65,2%, trong khi đó tỷ lê • này ở nông thôn là 71,3%.
Lực lượng lao động tham gia lao động đạt mức 68,9% (quý I năm 2023) tăng 0.8 % so với cùng kỳ năm trước.
Về số người có việc làm
Trong Q1-2023, số người từ 15 tuổi trở lên đang làm việc là 51,1 triệu người, tăng 113.500
người so với quý trước và tăng 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực
thành thị có 18,9 triệu người (chiếm 37,0%), tăng 120.900 việc làm so với quý trước và tăng
386.400 việc làm so với cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động nông thôn là 32,2 triệu người,
giảm 730.000 người so với quý trước và tăng 726.400 người so với cùng kỳ năm ngoái.
Lao động thiếu việc làm
Tỷ lệ thiếu việc làm của quý I năm 2023 đạt 1,94% ( giảm 0,04% so với quý IV năm 2022) và
giảm 1,07% ( so với quý I/2022). Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động tại
khu vực đô thị thấp hơn khu vực nông thôn (lần lượt là 1,31% và 2,34%). Nhờ vậy, mà tỷ lệ
thiếu việc làm của lực lượng lao động đã giảm. .
(Số người và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động theo quý, 2020-2023
c) Ví dụ một chính sách nhân sự:
Công ty PouYuen: Chính sách nhân sự của công ty sau dịch COVID-19 bao gồm: Cắt
giảm số lượng lao động : PouYuen đã tiến hành cắt giảm hơn 2.700 lao động do tác
động của đại dịch. Đại diện Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam cho biết, tình trạng sa
thải lao động không chỉ xảy ra ở đơn vị này mà còn xảy ra ở nhiều doanh nghiệp gặp khó
khăn. Thật khó để nói doanh nghiệp sẽ như thế nào trong tương lai.Đồng thời, đại diện
công ty đã cung cấp cho đoàn số liệu chính thức về số lượng 2.358 người bị cho thôi việc
dưới dạng “Thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ”.
Hỗ trợ nhân viên bị ảnh hưởng
: Công ty đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ nhân viên
như chi trả phụ cấp và các nguồn lực khác cho những nhân viên bị ảnh hưởng do dịch
bệnh. Mỗi nhân viên làm việc trong công ty được một năm sẽ nhận được 0,8 tháng lương
hỗ trợ từ Baoyuan. Ngoài ra, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng đến khi chính thức thôi việc,
người lao động vẫn được hưởng lương và đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế
(BHYT), bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ. Và nhằm hỗ trợ
cho nhân viên bị thất nghiệp, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố đã cùng với Công
đoàn công ty, bộ phận nhân sự của công ty chuẩn bị cho công tác khảo sát nguyện vọng