-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Kỷ luật là gì? Đặc điểm, hình thức, ý nghĩa, lợi ích của kỷ luật
Trong thực tiễn chúng ta hẳn từng nghe về kỷ luật Đảng viên, kỷ luật quân đội, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật lao động, kỷ luật học sinh, sinh viên hay kỷ luật bản thân... tùy vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của kỷ luật mà tên gọi của nó cũng khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Kỷ luật là gì? Đặc điểm, hình thức, ý nghĩa, lợi ích của kỷ luật
Trong thực tiễn chúng ta hẳn từng nghe về kỷ luật Đảng viên, kỷ luật quân đội, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, kỷ luật lao động, kỷ luật học sinh, sinh viên hay kỷ luật bản thân... tùy vào phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của kỷ luật mà tên gọi của nó cũng khác nhau. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài liệu Tổng hợp 1.1 K tài liệu
Trường: Tài liệu khác 1.2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Tài liệu khác
Preview text:
Kỷ luật là gì? Đặc điểm, hình thức, ý nghĩa, lợi ích của kỷ luật
Nhắc đến kỷ luật chúng ta thường hiểu rằng đó là những quy định có tính chất bắt buộc đối
với các thành viên trong một tổ chức, để bảo đảm tính chặt chẽ của tổ chức hay đơn giản là
những quy tắc của cá nhân đặt ra cho chính mình để rèn luyện bản thân trong học tập, công
việc cũng như cuộc sống.
Mục lục bài viết 1. Kỷ luật là gì?
2. Đặc điểm của kỷ luật là gì?
3. Hình thức biểu hiện của kỷ luật
4. Ý nghĩa của kỷ luật là gì?
1. Kỷ luật là gì?
Trong thực tiễn chúng ta hẳn từng nghe về kỷ luật Đảng viên, kỷ luật quân đội, kỷ luật cán bộ,
công chức, viên chức, kỷ luật lao động, kỷ luật học sinh, sinh viên hay kỷ luật bản thân... tùy vào
phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh của kỷ luật mà tên gọi của nó cũng khác nhau.
Song hiểu một cách chung nhất thì "kỷ luật" là những quy tắc được xây dựng trên cơ sở quy định
pháp luật, đạo đức xã hội, do cơ quan, tổ chức đặt ra tạo khuôn khổ ứng xử chung trong một tập
thể để duy trì sự ổn định, trật tự nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong quản lý, công tác, lao động, rèn luyện.
Kỷ luật cũng có thể do cá nhân tự đặt ra cho chính bản thân mình nhằm mục đích tạo những nguyên
tắc rèn luyện, sinh hoạt, học tập của bản thân hướng tới mục tiêu đặt ra.
>> Xem thêm: 10 lời thề, 12 điều kỷ luật của quân đội, công an có nội dung, ý nghĩa gì?
2. Đặc điểm của kỷ luật là gì?
- Kỷ luật được xây dựng trên cơ sở quy định pháp luật và đạo đức xã hội
- Kỷ luật được đặt ra trong cơ quan, tổ chức mang tính bắt buộc đối với đối tượng chịu sự điều chỉnh;
- Kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ khác nhau;
- Kỷ luật chỉ có được thông qua ý thức và rèn luyện của cá nhân.
3. Hình thức biểu hiện của kỷ luật
Kỷ luật luôn phải được biểu hiện dưới dạng quy tắc ứng xử, tại các cơ quan đơn vị sẽ phải được
thể hiện bằng văn bản và trình bày nội dung chi tiết. Ví dụ: kỷ luật lao động được ban hành trong
nội quy lao động của doanh nghiệp, trong đó xác định rõ các vấn đề về thời gian làm việc, công
nghệ, quy trình điều hành quản lý, các hành vi vi phạm kỷ luật và hình thức xử phạt tương ứng.
Đối với cá nhân, kỷ luật có thể không cần phải được thể hiện bằng văn bản mà nó ở trong ý thức,
tư duy, nguyên tắc sống, làm việc. Ví dụ: luôn làm việc có kế hoạch, tuân thủ theo đúng kế hoạch;
luôn đúng giờ bằng cách sớm hơn; quản lý tốt thời gian của bản thân; Giữ thái độ tích cực, lạc quan.
4. Ý nghĩa của kỷ luật là gì?
Không nghiễm nhiên mà kỷ luật lại cần phải được đặt ra nếu như nó không mang lại những lợi ích,
giá trị nhất định cho người đặt ra và người chịu điều chỉnh.
Một cá nhân có tính kỷ luật sẽ là một nhân tố quan trọng làm nên tính kỷ luật trong cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc, học tập. Song trong thực tiễn đời sống, không phải cá nhân nào cũng
rèn luyện được cho mình tính kỷ luật. Do đó, khi cùng chung sống, làm việc để tạo nên một cộng
đồng, một tổ chức, cơ quan có kỷ luật thì cần có kỷ luật chung đặt ra.
Kỷ luật là quy tắc chung được đặt ra nhằm đảm bảo những người chịu sự tác động của kỷ luật này
sẽ không thực hiện hành vi vượt ra ngoài những quy định đã đặt ra làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu
quả quản lý. Cùng với đó, người có hành vi vi phạm kỷ luật sẽ phải chấp hành những biện pháp
xử lý đã được ấn định trước đó, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, tới thành tích,
tới thu nhập của người vi phạm mà khiến người chịu sự điều chỉnh của kỷ luật sẽ có ý thức hơn
trong việc chấp hành, thực hiện đúng vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong công việc, trong
công tác, trong học tập. Từ đó trật tự trong tổ chức, cơ quan, đơn vị được xác lập bền chặt.
Kỷ luật góp phần tạo nên thành công của tổ chức, tập thể và là tiền đề cho sự phát triển của xã hội
nói chung. Cơ quan, tổ chức có kỷ luật sẽ là một môi trường làm việc văn minh, chuẩn mực, góp
phần tạo nên Nhà nước kỷ luật, phát triển vững mạnh, ổn định giữ vững niềm tin trong nhân dân.
Có thể minh họa bằng kỷ luật lao động để bạn đọc hiểu rõ ý nghĩa của kỷ luật. Kỷ luật lao động là
những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, người sử dụng lao
động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định. Mỗi doanh nghiệp để ổn định và
phát triển bền vững cần có nội quy lao động quy định về thời gian làm việc, công nghệ và điều
hành sản xuất để người lao động theo đó mà thực hiện, cùng với đó ghi nhận các hành vi vi phạm
kỷ luật và các biện pháp xử lý tương ứng để người lao động biết mà tránh vi phạm. Điều này có ý
nghĩa không chỉ đối với doanh nghiệp mà có ý nghĩa cả với người lao động. Người lao động chấp
hành tốt kỷ luật đặt ra luôn đạt được hiệu quả cao trong công việc, được khen thưởng, tăng thu
nhập. Doanh nghiệp có những người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động sẽ vận hành một cách
thuận lợi, đạt được mục tiêu sản xuất, kinh doanh, phát triển vững mạnh, góp phần vào sự phát
triển chung trong nền kinh tế của quốc gia.