-
Thông tin
-
Quiz
Kỹ năng giao tiếp và tình huống giao tiếp ứng xử | Đại học Bách khoa Hà Nội
Kỹ năng giao tiếp và tình huống giao tiếp ứng xử được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Kỹ năng giao tiếp (BK) 2 tài liệu
Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Kỹ năng giao tiếp và tình huống giao tiếp ứng xử | Đại học Bách khoa Hà Nội
Kỹ năng giao tiếp và tình huống giao tiếp ứng xử được biên soạn dưới dạng file PDF cho các bạn sinh viên tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Kỹ năng giao tiếp (BK) 2 tài liệu
Trường: Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Bách Khoa Hà Nội
Preview text:
HUỲNH BÁ HỌC 1
BÀI TẬP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TÌNH HUỐNG 1
Lan và Hương cùng làm ở một công ty, hai người cùng một vị trí, trách nhiệm công việc
như nhau. Nhưng gần đây, Lan mới biết là lương của Hương cao hơn mình. Nếu anh (chị) là Lan
trong tình huống này, anh (chị) sẽ phản ứng ra sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1
Lương và thưởng được trả cho nhân viên dựa trên hiệu quả công việc, kinh nghiệm và khả năng
của họ. Vì thế mà dù cùng một công việc nhưng mức lương của mỗi người có thể khác nhau. Quay lại
với tình huống nêu trên, nếu em là Lan thì trước hết, em phải cần đánh giá lại tình hình không nên vội
vàng ghen tỵ với Hương và cũng đừng vội vàng tới phòng sếp đòi tăng lương, bởi vì có thể cô ta có
những kỹ năng chuyên môn ít người có, hoặc cô ta có nhiều đóng góp nhiều hơn bạn và những người
khác trong phòng và đáng được hưởng mức lương cao. Bởi vì hai người cùng một vị trí, trách nhiệm
công việc như nhau nhưng chưa chắc đóng góp của hai người cho công ty là như nhau. Thứ đến, tạm
ngưng việc so sánh tiền lương giữa bạn và Hương mà hãy nghĩ về những đóng góp của bạn với công
ty. Bạn hãy nhìn nhận một cách khách quan nhất về bản thân mình. Bạn có tự tin về trình độ học vấn
của bạn? Bạn có tự tin về khả năng chuyên môn của mình? Bạn có tự tin với những thành tích của
mình đối với công ty. Mỗi khi có trách nhiệm hoặc thách thức trong công việc, bạn có luôn sẵn sàng
nhận lời? Bạn có luôn học hỏi và trau dồi kỹ năng cho bản thân? Bạn có phải là người giữ trọng trách
lớn trong các dự án? Hãy nhìn nhận những thành tích của mình một cách khách quan để xem bạn xứng
đáng hưởng mức lương bao nhiêu.
Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi trên, bạn cảm thấy Hương xứng đáng được mức lương như vậy
thì bạn cũng đừng có thái độ ganh tị với bạn ấy mà hãy bằng lòng với những gì mà mình có và đừng
ngại tích cực học hỏi bạn bè nhiều hơn, chăm chỉ làm việc nhiều hơn để cải thiện thành tích của mình.
Trong trường hợp ngược lại, nghĩa là lương mà bạn nhận được chưa xứng đáng với những gì mà
bạn đóng góp thì bạn mới nghĩ đến việc đòi hỏi nâng lương với lãnh đạo. Bạn nên nói chuyện bình tĩnh
và cởi mở. Bạn hãy thành thật trình bày và đừng ngại hỏi đâu là nguyên nhân dẫn đến việc lương của
mình chưa được cao khi so với Hương (Vì đây là vấn đề hết sức tế nhị nên bạn cần phải khéo léo trao
đổi). Và cũng đừng quên xin lời khuyên từ cấp trên của bạn để từ đó bạn hiểu ra được đâu là ưu và
nhược điểm của mình, nếu nhược điểm thì bạn cố gắng khắc phục, hạn chế, nếu có ưu điểm thì bạn cố
gắng phát huy trong thời gian tới. Nếu lãnh đạo của bạn là một người công tâm thì ông (bà) ấy sẽ có
các hành động đúng đắn để biết mình nên làm gì tiếp theo để cải thiện tình hình.
Lương thưởng yếu tố đầu tiên mà mỗi người đều quan tâm khi làm việc nhưng nó không phải là
tất cả. Bạn hãy tưởng tượng bạn làm việc trong một công ty mặc dù lương của bạn rất cao nhưng ở đó
mọi người ganh tỵ, ghét bỏ lẫn nhau chỉ vì vấn đề lương thưởng thì tốt nhất bạn nên nghỉ làm thì tốt hơn. TÌNH HUỐNG 2
Một người bạn của Tuấn đang làm việc tại một công ty khác và anh ta báo cho Tuấn biết về
một vị trí đang tuyển dụng mà Tuấn rất thích nhưng Tuấn vẫn không bỏ công việc hiện tại?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2:
Vì tình huống nêu trên đưa ra ít thông tin nên để giải quyết tình huống này ta cần phải đặt ra
nhiều giả thiết khác nhau. Bởi vì một người có ý định nghỉ việc tại công ty này sang làm việc cho công
ty khác phụ thuộc vào một, hoặc một vài nguyên nhân chứ không hẵn là phụ thuộc vào vị trí, chức vụ mà bạn thích hay không.
Trước khi rời công ty hiện tại, Tuấn phải trả lời các câu hỏi sau đây:
- Tuấn có thật sự hài lòng, thích thú với công việc hiện tại hay không, nó có phải là sở trường,
chuyên môn của bạn không? HUỲNH BÁ HỌC 2
- Tình hình hoạt động của công ty có gì bất ổn hay không? Công ty trên đà phát triển hay đang
tiến tới phá sản? Trả lời câu hỏi này tức là bạn đã biết tương lai của mình để có sự cân nhắc đúng đắn.
- Chính sách đãi ngộ, cách ứng xử của lãnh đạo đối với bạn như thế nào? Những gì mà bạn đóng
góp cho công ty có xứng đáng với công sức của bạn hay không?
- Công việc hàng ngày mà bạn làm có khiến bạn cảm thấy quá mệt mỏi hay không?
- Cuối cùng, giữa bạn và lãnh đạo, các nhân viên khác có thật sự hòa đồng trong công việc và
ngoài công việc hay không?
Sau khi trả lời tất cả các câu hỏi đó thì bạn hãy so sánh với chỗ sắp làm mới, cẩn thận cân nhắc
xem giữa hai công ty này có những ưu, nhược điểm gì? Bạn sẽ đạt được gì và sẽ mất gì nếu như bạn ra
đi. Có phải có được vị trí mới mà mình rất thích nhưng các yếu tố còn lại thì sao? Bạn sẽ thích nghi với
môi trường mới hay không? Nếu Tuấn là một người có năng lực thực sự thì sẽ không khó để bạn ấy có
được một quyết định đúng đắn nên đi hay không. TÌNH HUỐNG 3
Hà được giao một dự án quan trọng, nó sẽ là cơ hội thăng tiến cũng như tăng lương đối với
sự nghiệp của Hà. Nhưng đấy thực sự là một thách thức lớn bởi có nhiều kiến thức Hà chưa nắm
rõ nếu thực hiện dự án này. Nếu anh (chị) là Hà, anh (chị) có nhận dự án này hay không? Tại sao?
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 3
Nếu em là Hà trong tình huống vừa nêu, em sẽ nhận dự án này. Tại vì không có một thành công
trong cuộc sống nói chung và trong kinh doanh nói riêng nào mà không trải qua thử thách. Vấn đề đặt
ra không phải là ta nên tránh các thử thách như thế nào mà là làm sao để ta đương đầu với thử thách và
vượt qua nó. Có như vậy thành quả lao động của mình mới thật sự có ý nghĩa. Quay lại với tình huống
này, để có được một cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp như vậy quả là không dễ, không kể đến việc có
thực hiện được dự án hay không nhưng tầm ý nghĩa có nó thật to lớn, và việc dám thực hiện nó đã là
một thành công rồi. Nó chứng minh rằng bạn đã vượt qua chính bản thân mình. Thử thách đầu tiên mà
bạn gặp phải là bạn phải đối mặt với nhiều kiến thức mà mình chưa nắm vững, để giải quyết được nó
thì đây là lúc năng lực thực sự của bạn phát huy. Có thể bạn chưa nắm vững nhưng bạn có thể tự tin
vào sự giúp đỡ từ phía bạn bè, tham khảo sách báo, giáo trình, internet, từ đồng nghiệp những người có
hiểu biết về dự án này. Bạn đừng ngại học hỏi, nếu một lần bạn thất bại thì bạn có thể làm lại lần hai,
lần hai không được thì lần ba,... Bạn đừng chán nản mà bạn phải biết kiên trì, nhẫn nại và có một lòng
quyết tâm thực hiện đến cùng. Khi dự án này thành công không dừng lại ở việc lương của bạn sẽ được
nâng lên, sự nghiệp của bạn phát triển mà bạn đã chiến thắng trước bản thân mình, từ đó bạn sẽ cảm
thấy tự tin vào bản thân. Khi bạn có được sự tự tin như vậy thì bạn có thể vượt qua nhiều thử thách hơn
nữa trong công việc cũng như trong cuộc sống. Nhưng giả sử trong trường hợp ngược lại, dự án của
bạn không làm hài lòng cấp trên của bạn, thậm chí thất bại, thì đó cũng là một trải nghiệm thú vị. Bạn
đừng vội thất vọng về bản thân mình mà bạn có quyền tự hào về kết quả mà bạn có được. Vì sao ư? Vì
đây là kết quả thực sự của bạn, những gì mà bạn đạt được là công sức của một quá trình nghiên cứu hết
mình. Đừng để thất bại làm nhục chí bạn mà hãy biến thất bại đó thành động cơ để bạn làm việc hiệu
quả hơn. Có như vậy cái giá của sự thành công sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa từ đó sẽ làm cho cuộc sống
của bạn có ý nghĩa hơn rất nhiều.