KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG ÁN LỆ | Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chính sách hoặc thực tiễn mà USDOC giả định rằng tất cả các nhà sản xuất/xuấtkhẩu trong một nền kinh tế không thị trường (NME) thuộc về một thực thể duy nhấttrên toàn quốc và chỉ định một tỷ lệ duy nhất cho thực thể đó là không nhất quán vớicác điều khoản của ADA. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45936918
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TẬP NHÓM
KỸ NĂNG PHÂN TÍCH VÀ SỬ DỤNG ÁN LỆ
ĐỀ TÀI: DS429 – VỤ KIỆN TÔM NƯỚC ẤM ĐÔNG LẠNH
GIỮA VIỆT NAM VÀ HOA KÌ
Giảng viên: ThS. Nguyễn Đức Anh STT
Tên thành viên nhóm Mã số sinh viên 1 Nguyễn Kiều Anh 20064004 2 Nguyễn Minh Phương 20064050 3 Đoàn Nguyệt Minh 20064039 4 Phạm Mai Uyên 20064057 5 Nguyễn Thu Hiền 20064027 6 Đoàn Ngọc Thái 20064062 7 Đặng Trần Khải Hưng 20064031 8 Nguyễn Liên Hoa 20064029 Hà Nội, 2024 lOMoAR cPSD| 45936918 MỤC LỤC
I. Tổng quan về án lệ ................................................................................................. 2
1. Tóm tắt án lệ ...................................................................................................... 2
2. Thông tin cơ bản của án lệ ............................................................................... 3
3. Các bên trong án lệ ........................................................................................... 3
4. Vấn đề pháp lý và luật áp dụng ....................................................................... 3
4.1 Vấn đề pháp lý ............................................................................................. 3
4.2 Luật áp dụng ................................................................................................ 4
II. Lập luận của các bên............................................................................................ 6
1. Nguyên đơn ........................................................................................................ 6
2. Bị đơn ................................................................................................................. 6
III. Phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp ............................................... 7
1. Phán quyết sơ bộ của Ban Hội thẩm ............................................................... 7
2. Phúc thẩm .......................................................................................................... 9
IV. Bình luận về Án lệ ............................................................................................... 9
1. Về sự diễn giải các điều luật trong Án lệ ......................................................... 9
2. Ảnh hưởng của Án lệ đến thực tế .................................................................. 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 13 1 lOMoAR cPSD| 45936918 NỘI DUNG
I. Tổng quan về án lệ 1. Tóm tắt án lệ
DS429 là vụ tranh chấp thứ hai giữa Việt Nam - với tư cách nguyên đơn và Hoa
Kỳ, tiếp nối vụ việc Hoa Kỳ – Tôm Việt Nam DS404, đồng thời kết thúc chuỗi tranh
chấp của hai quốc gia về vấn đề chống bán phá giá mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh.
Trước đó, trong tranh chấp DS404, Việt Nam khởi kiện một số khía cạnh trong
Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (USDOC) trong vụ kiện chống
bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh (tôm) của Việt Nam. Cụ thể,
Việt Nam khởi kiện việc USDOC “tiếp tục sử dụng”, trong một số thủ tục, cũng như
việc áp dụng trong rà soát lần hai và lần ba. Các thủ tục bị khiếu kiện bởi Việt Nam bao gồm: -
Việc USDOC sử dụng phương pháp “quy về 0” trong việc tính toán biên độ phá giá; -
Việc USDOC giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu hay sản xuất được lựa chọn
trong các cuộc điều tra riêng biệt hay rà soát. -
Việc sử dụng quy tắc thuế suất toàn quốc xác định trên cơ sở các số liệu có
sẵn, trái với thực tế đối với các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất Việt Nam không chứng
minh được việc họ độc lập với chính phủ Việt Nam trong hoạt động thương mại và bán hàng.
Thêm vào đó, Việt Nam khiếu kiện các thuế suất chung do USDOC sử dụng trong
rà soát lần hai và lần ba.
Cuối cùng, Việt Nam cũng khiếu kiện việc sử dụng phương pháp “quy về 0”, bởi
vì nó liên quan tới việc tính toán biên độ phá giá trong bối cảnh của các cuộc rà soát.1
Sau hơn 1 năm xem xét, ngày 2/9/2011, Báo cáo của Ban Hội thẩm đã ra phán
quyết yêu cầu Hoa Kỳ dỡ bỏ thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam. Hoa Kỳ
không phản đối các phán quyết nêu trên của Ban Hội thẩm và đồng ý sẽ thực thi phán
quyết trong khoảng thời gian là 10 tháng, tức là không muộn hơn ngày 2/7/2012. Tuy
nhiên, phía Hoa Kỳ liên tục trì hoãn, không thực thi phán quyết.
Sau thời hạn chót tháng 7/2012 Hoa Kỳ không thực thi phán quyết của DSB, đến
ngày 17/01/2013, ta đề nghị thành lập Ban hội thẩm trong khuôn khổ DSB (với mã
vụ kiện DS429) để yêu cầu Hoa Kỳ thực thi phán quyết.2
1 Trung tâm WTO và hội nhập - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. “Giải quyết tranh chấp số
DS404”. https://trungtamwto.vn/chuyen-de/2333-giai-quyet-tranh-chap-so-ds404
2 TTXVN. “Vụ kiện tôm của Việt Nam với Mỹ: Chiến công thầm lặng”, https://baotintuc.vn/thoi-su/vu-kien-tom-
cua-viet-nam-voi-my-chien-cong-tham-lang-20160802084134950.htm 2 lOMoAR cPSD| 45936918
2. Thông tin cơ bản của án lệ
Các thông tin cơ bản về vụ kiện DS429: Tên án lệ
Hoa Kỳ – Các biện pháp chống bán phá giá đối
với tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam Số DS429 Năm 2012
Cơ quan giải quyết tranh chấp DSB, Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm của WTO
3. Các bên trong án lệ
Các bên trong vụ việc bao gồm:
Nguyên đơn: Việt Nam Bị đơn: Hoa Kỳ Bên thứ ba:
Trung Quốc; Ecuador; Liên minh châu Âu; Nhật Bản; Na Uy; Thái Lan
4. Vấn đề pháp lý và luật áp dụng
4.1 Vấn đề pháp lý
Trong vụ tranh chấp DS429 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, có một số vấn đề pháp lý
quan trọng đã được xác định bởi Ban hội thẩm và Tòa Án Phúc thẩm của WTO. Dưới
đây là một số vấn đề pháp lý chính trong vụ việc này:
USDOC áp dụng phương pháp “quy về 0” để tính biên độ phá giá:
Hoa Kỳ đã hành động không nhất quán với các điều khoản của Hiệp định Chống
bán phá giá (ADA) và Hiệp định về Thuế quan và Thương mại chung (GATT) khi áp
dụng phương pháp “quy về 0”, để tính toán biên giá bán phá giá của các bên đáp ứng
trong các đợt rà soát hành chính thứ tư, thứ năm và thứ sáu dưới lệnh chống bán phá
giá tôm nước ấm đông lạnh.
USDOC đã không xem xét hủy các biện pháp chống bán phá giá khi không
chứng minh được có sự bán phá giá:
Hoa Kỳ đã hành động không nhất quán với các điều khoản về xem xét về các biện
pháp chống bán phá giá khi dựa vào các biên giá bán phá giá hoặc tỷ lệ không nhất
quán với WTO trong việc xác định khả năng bán phá giá trong đợt xem xét cuối cùng 3 lOMoAR cPSD| 45936918
đầu tiên dưới lệnh chống bán phá giá tôm, cũng như khi dựa vào các biên giá bán phá
giá không nhất quán với WTO trong quyết định, trong đợt rà soát hành chính thứ tư
và thứ năm, không thu hồi lệnh chống bán phá giá tôm, đối với một số nhà sản
xuất/xuất khẩu Việt Nam.
Áp dụng tỷ lệ “Vietnam-wide entity” để xác định các chủ thể doanh nghiệp
không chứng minh được sự độc lập với chính phủ trong việc kinh doanh thương mại:
Chính sách hoặc thực tiễn mà USDOC giả định rằng tất cả các nhà sản xuất/xuất
khẩu trong một nền kinh tế không thị trường (NME) thuộc về một thực thể duy nhất
trên toàn quốc và chỉ định một tỷ lệ duy nhất cho thực thể đó là không nhất quán với
các điều khoản của ADA. Do đó, Ban hội thẩm kết luận rằng Hoa Kỳ đã hành động
không nhất quán với các điều khoản của ADA khi áp dụng giả định có thể bác bỏ
rằng tất cả các công ty tại Việt Nam thuộc về một thực thể duy nhất trên toàn quốc
và chỉ định một tỷ lệ duy nhất cho thực thể đó. 4.2 Luật áp dụng
Để giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong vụ kiện này, Cơ quan
giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO đã áp dụng các quy định sau:
Điều VI.2 GATT 1994 và điều 9.3 Hiệp định ADA
Hai điều khoản này quy định về phương pháp tính biên độ phá giá và đã nhiều lần
được DSB sử dụng để giải thích, đánh giá phương pháp Zeroing - Quy về 0 của Hoa
Kỳ trong một số vụ kiện trước. Chẳng hạn như trong vụ US – Zeroing (EC) (DS 294),
Cơ quan Phúc thẩm kết luận rằng việc áp dụng Zeroing trong các rà soát hành chính
là mâu thuẫn với Điều khoản 9.3 của Hiệp định ADA hoặc Điều VI:2 Hiệp định
GATT. Cơ quan Phúc thẩm giải thích rằng Điều 9.3 và Điều VI:2 yêu cầu cơ quan
điều tra đảm bảo rằng tổng số tiền thuế chống bán phá giá áp dụng đối với tất cả các
mặt hàng của một nhà sản xuất nước ngoài nhất định sẽ không vượt quá biên độ bán
phá giá được thiết lập cho nhà xuất khẩu nước ngoài đó. 3
Điều 6.10 và Điều 9.2 Hiệp định ADA
Điều 6.10 và Điều 9.2 đặt ra nghĩa vụ cho cơ quan có thẩm quyền của nước nhập
khẩu trong việc điều tra và áp dụng các mức thuế riêng, khác biệt lên từng doanh
nghiệp xuất khẩu nước ngoài, đồng nghĩa với việc cơ quan điều tra không thể áp dụng
một mức thuế chống bán phá giá chung cho tất cả các doanh nghiệp nước ngoài.
Trong vụ DS429, USDOC đã ấn định tỷ lệ biên độ bán phá giá chung cho tất cả
các nhà sản xuất/nhà xuất khẩu của Việt Nam dựa vào giả định rằng các nhà sản
xuất/nhà xuất khẩu này đều thuộc về một tổ chức duy nhất nằm dưới sự kiểm soát
của chính phủ. Phía Việt Nam cho rằng hành động trên là vi phạm nghĩa vụ nêu tại
Điều 6.10 và 9.2 của Hiệp định ADA.
3 WTO ANALYTICAL INDEX, GATT 1994 – Article VI (DS reports), page 11,
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/gatt1994_art6_jur.pdf 4 lOMoAR cPSD| 45936918
Điều 6.8, Phụ lục II và Điều 9.4 Hiệp định ADA
Theo cách giải thích của DSB, Điều 6.8 và Phụ lục II được sử dụng để xác định
liệu cơ quan điều tra của nước nhập khẩu có được áp dụng các Chứng cứ sẵn có (Facts
available) hay không, nghĩa là cơ quan điều tra có quyền sử dụng thông tin, tài liệu
đã được thu thập trong vụ kiện trước đó để làm căn cứ cho vụ kiện hiện tại khi các
bên liên quan không cung cấp đủ thông tin cần thiết. Tuy nhiên, DSB cũng đánh giá
rằng mặc dù có quyền tự quyết định nhất định trong việc xác định thông tin mà họ
cho là cần thiết để đưa ra quyết định, cơ quan điều tra phải hành động nhất quán với
Điều 6.8 và Phụ lục II trong việc xử lý những thông tin đó. DSB chỉ ra rằng nếu cơ
quan điều tra không yêu cầu thông tin từ các bên theo khoản 1 của Phụ lục II thì
không thể đổ lỗi cho các bên liên quan đó vì đã không cung cấp thông tin cần thiết để
cơ quan điều tra được phép sử dụng các Chứng cứ sẵn có. 4
Bên cạnh đó mục đích của điều 9.4 là nhằm “ngăn chặn các nhà xuất khẩu, những
người không được yêu cầu hợp tác trong cuộc điều tra, tránh bị ảnh hưởng bởi những
lỗ hổng hoặc thiếu sót bởi thông tin do các nhà xuất khẩu bị điều tra cung cấp”.5
Từ các quy định trên có thể thấy rằng, cơ quan điều tra phải yêu cầu các nhà sản
xuất và nhà xuất khẩu nước ngoài cung cấp thông tin trong quá trình điều tra, áp dụng
mức thuế khác nhau cho từng doanh nghiệp nước ngoài dựa vào thông tin mà họ cung
cấp để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp bị điều tra trước khi cơ quan điều tra
được quyền sử dụng các Chứng cứ sẵn có để làm cơ sở đánh thuế chống bán phá giá.
Điều 11.3 Hiệp định ADA
Theo quan điểm của Việt Nam, trong vụ kiện DS429, việc USDOC sử dụng
phương pháp tính biên độ phá giá không dựa trên thông tin thực tế, không phù hợp
với Điều 2 (Hiệp định ADA) làm cơ sở rà soát cuối kỳ đối với các doanh nghiệp Việt
Nam là trái với quy định tại Điều 11.3.
Điều 11.2 Hiệp định ADA
Trong nhiều vụ kiện về Chống bán phá giá, Cơ quan phúc thẩm và Ban hội thẩm
cho rằng Điều 11.2 áp đặt nghĩa vụ đối với cơ quan có thẩm quyền nhằm tiến hành
xem xét nhu cầu tiếp tục áp dụng thuế và đưa ra quyết định về việc áp dụng thuế đó
đối với nhà sản xuất/nhà xuất khẩu nước ngoài.6 Đồng thời, các doanh nghiệp nước
ngoài cũng có quyền yêu cầu cơ quan điều tra thu hồi thuế chống bán phá giá nếu phù
hợp với các quy định tại Điều 11.2. Trong vụ kiện DS429, Việt Nam đã yêu cầu
USDOC thu hồi thuế chống bán phá giá của các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam
theo quy định tại Điều 11.2.
4 WTO ANALYTICAL INDEX, Anti-Dumping Agreement – Article 6 (DS reports), page 81
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art6_jur.pdf
5 WTO ANALYTICAL INDEX, Anti-Dumping Agreement – Article 9 (DS reports), page 17
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art9_jur.pdf
6 WTO ANALYTICAL INDEX, Anti-Dumping Agreement – Article 11 (DS reports), page 4,
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art11_jur.pdf 5 lOMoAR cPSD| 45936918
II. Lập luận của các bên 1. Nguyên đơn
Trong vụ DS429, Việt Nam đã đưa ra các lập luận sau đây: -
Việt Nam cho rằng USDOC đã sử dụng phương pháp ”quy về 0” trong đợt rà
soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu đối với các đơn đặt hàng tôm nước ấm
đông lạnh là không phù hợp với Điều 9.3 của Hiệp định chống bán phá giá và Điều
VI: 2 của GATT 1994; và, Hoa Kỳ sử dụng phương pháp này như một quy tắc hay
tiêu chí chung lặp đi lặp lại liên tục và có sự áp dụng theo định hướng trong các đợt rà soát hành chính. -
Việc USDOC mặc định cho rằng mọi nhà xuất khẩu, sản xuất của Việt Nam
đều thuộc về một chủ thể duy nhất (NME-entity) trong đó việc áp một tỷ lệ biên độ
phá giá chung (NME-wide entity) cho tất cả các nhà sản xuất và nhà xuất khẩu không
thể hoàn toàn chứng minh sự độc lập trước kiểm soát của chính phủ, được sử dụng
trong Rà soát hành chính lần thứ tư, thứ năm và thứ sáu, là không phù hợp với Điều
6.10, 9.2, 9.4 và 6.8 của Hiệp định chống bán phá giá (ADA); -
Việt Nam viện dẫn mục 129 (c) (1) Uruguay Round Agreements Act (URAA),
cho rằng Hoa Kỳ đã trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của Ban
Hội thẩm DS404 trong việc thanh quyết toán cho các doanh nghiệp Việt Nam, tiến
hành "bút toán không được định trước", không nhất quán vấn đề về thuế và thời gian
Điều 1, 9.2, 9.3, 11.1 và 18.1 ADA. -
Việc USDOC không thực hiện thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với
một số công ty mà Việt Nam cho rằng đã chứng minh được không có hành vi bán phá
giá trong đợt rà soát hành chính thứ ba, thứ tư và thứ năm (không bán phá giá trong
3 năm); Hoa Kỳ còn từ chối thực hiện các cuộc rà soát về sự cần thiết của việc tiếp
tục áp thuế chống bán phá giá theo yêu cầu của các doanh nghiệp, do vậy Hoa Kỳ đã
vi phạm Điều 11.1 và 11.2 của ADA. -
Việc USDOC không thực hiện thu hồi lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với
một số công ty mà Việt Nam cho rằng đã chứng minh được không có hành vi bán phá
giá trong đợt rà soát hành chính thứ ba, thứ tư và thứ năm, do vậy Hoa Kỳ đã vi phạm
Điều 11.1 và 11.2 của Hiệp định chống bán phá giá. 2. Bị đơn
Phía Hoa Kỳ yêu cầu cơ quan tài phán bác bỏ các lập luận của Việt Nam bằng cách
ra phán quyết sơ bộ trong đó tuyên bố rằng một số lập luận của Việt Nam trong việc
yêu cầu thành lập một Ban Hội thẩm là nằm ngoài phạm vi liên quan của Ban Hội
thẩm. Đề nghị Ban Hội thẩm bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam về: -
Đợt rà soát hành chính lần thứ sáu, vì lần rà soát này không được liệt kê trong
yêu cầu tham vấn của Việt Nam. Hoa Kỳ cho rằng việc thêm đợt rà soát này đã mở
rộng phạm vi và thay đổi bản chất của yêu cầu tham vấn của Việt Nam. 6 lOMoAR cPSD| 45936918 -
Việc Hoa Kỳ duy trì sử dụng phương pháp “quy về 0”, vì vấn đề này đồng thời
không được liệt kê trong yêu cầu tham vấn của Việt Nam và phương pháp này đã có
sự thay đổi trong công thức tính toán. -
Yêu cầu thành lập Ban Hội thẩm căn cứ theo Điều 31 Công ước Viên về
Luật Điều ước quốc tế, vì công ước này không phải là một văn bản có liên quan; và -
Khiếu kiện về US Statement of Administrative Action (SAA) đi kèm với
URAA, vì SAA không có bất kỳ hiệu lực pháp lý nào độc lập với quy chế hoặc quy
định hiện hành của Hoa Kỳ và do đó không phải là biện pháp có thể sử dụng để giải quyết tranh chấp.
III. Phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp
1. Phán quyết sơ bộ của Ban Hội thẩm
Vấn đề as applied trong Zeroing, rà soát hoàng hôn, biện pháp áp dụng cho rà soát
hành chính nhóm NME-wide entity, tiến trình thu hồi thuế của Hoa Kỳ vi phạm ADA,
GATT 1994. Khuyến nghị chung đồng ý với Việt Nam về bốn vấn đề như trên, bác kháng cáo về URAA. ●
Về việc Hoa Kỳ phản đối lập luận về POR6 vì Việt Nam không đưa POR 6 vào tham luận
Ban hội thẩm bác bỏ lập luận của Hoa Kỳ rằng lần rà soát hành chính thứ sáu
không nằm trong phạm vi xem xét, đồng thời từ chối đưa ra bất kỳ quyết định nào
đối với những phản đối còn lại của Hoa Kỳ trước những ám chỉ của Việt Nam rằng
nước này sẽ không theo đuổi những cáo buộc tương ứng.7 ●
Các khiếu nại đối với phương pháp Zeroing trong rà soát hành chính:
Đối với những cáo buộc của Việt Nam về “bản thân quy định” (as such) của
phương pháp Zeroing trong rà soát hành chính. Ban Hội thẩm nhận thấy vào tháng 4
năm 2012, USDOC đã sửa đổi phương pháp tính toán của mình trong rà soát hành
chính, do đó Việt Nam đã không chứng minh được có sự tồn tại của một biện pháp
được coi như một quy tắc hay tiêu chí chung và có sự áp dụng theo định hướng. Ban
Hội thẩm bác bỏ các cáo buộc của Việt Nam rằng có sự vi phạm Điều 9.3 của Hiệp
định Chống bán phá giá và Điều VI: 2 của GATT 1994.
Đối với các lập luận về "cách áp dụng" (as applied) của Việt Nam, Ban Hội thẩm
cho rằng việc USDOC sử dụng phương pháp “quy về không” để tính toán biên độ
phá giá của các doanh nghiệp riêng lẻ Việt Nam trong ba đợt POR là không tuân thủ
Điều 9.3 của Hiệp định chống bán phá giá ADA và Điều VI:2 của GATT 1994. ●
Các khiếu nại đối với việc áp tỷ lệ biên độ phá giá chung của USDOC cho toàn NME:
7 Trung tâm WTO, VCCI (2015), Giải quyết tranh chấp số DS429, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/3336-giai- quyet-tranh-chap-so-ds429 7 lOMoAR cPSD| 45936918
Việt Nam đã thành công khi chứng minh được rằng, trong các vụ kiện chống bán
phá giá liên quan đến các nước có nền kinh tế phi thị trường (NME), USDOC đã áp
dụng giả định cho rằng tất cả các công ty của một nước NME cấu thành nên một thực
thể duy nhất, và do đó đã áp dụng một tỷ lệ biên độ phá giá chung cho toàn bộ các
công ty ở một nước NME. Việc áp dụng biện pháp này trong rà soát hành chính lần
4, 5 và 6 là không phù hợp với các Điều 6.10 và 9.2 của Hiệp định ADA.
Ban hội thẩm cho rằng Việt Nam đã không chứng minh được USDOC đã sử dụng
một phương pháp tương tự như một quy tắc hay một tiêu chuẩn chung và có sự áp
dụng theo định hướng liên quan đến cách tính tỷ lệ biên độ phá giá chung, đặc biệt
đối với việc sử dụng các lập luận sẵn có do đó, Ban hội thẩm đã bác bỏ lập luận của
Việt Nam khi cáo buộc rằng biện pháp này là không phù hợp với các Điều 6.8, 9.4 và
Phụ lục II của Hiệp định chống bán phá giá.
Tuy nhiên, Ban hội thẩm cho rằng tỷ lệ biên độ chống bán phá giá chung áp dụng
cho Việt Nam và các công ty Việt Nam trong những đợt POR là không phù hợp với
Điều 9.4. Ban hội thẩm cũng bác bỏ lập luận của Việt Nam rằng tỷ lệ trên vi phạm
Điều 6.8 và Phụ lục II. ●
Khiếu nại liên quan đến mục 129 (c) (1) của URAA
Ban hội thẩm kết luận rằng Việt Nam đã thất bại trong việc chứng minh các lập
luận của mình là căn cứ theo sự thực, trong đó cho rằng mục 129 (c) (1) của URAA
đã giúp chính quyền Hoa Kỳ trì hoãn việc thực hiện các khuyến nghị của DSB đối
với bút toán không được định trước. Ban Hội thẩm bác bỏ cáo buộc của Việt Nam
đối với quy định này của luật pháp Hoa Kỳ.8 ●
Các khiếu nại đối với quyết định của USDOC trong rà soát cuối kỳ (sunset review)
Đồng ý với kết luận của các Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong các vụ
tranh chấp trước đó rằng cơ quan điều tra nên căn cứ trên các biên độ phá giá khi
quyết định một trường hợp có khả năng bán phá giá hay không, và việc tính toán
những biên độ phá giá này phải phù hợp với nguyên tắc của các hiệp định đã ký kết
hoặc không vi phạm Điều 11.3.
Ban hội thẩm cho rằng khi đưa ra quyết định một trường hợp có khả năng là bán
phá giá, USDOC đã dựa trên một số biên độ phá giá được xác định là trái với quy
định của Hiệp định Chống bán phá giá và GATT 1994, đặc biệt là biên độ phá giá với
từng trường hợp cụ thể được tính bằng phương pháp zeroing và tỷ lệ biên độ chống
bán phá giá chung cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam. Do đó, việc USDOC
dựa trên những biên độ phá giá không thống nhất trong các quy định của WTO để
xác định một trường hợp có khả năng bán phá giá, là trái với Điều 11.3. ●
Yêu cầu hủy bỏ thuế chống bán phá giá đối với một số công ty cụ thể
8 Trung tâm WTO, VCCI (2015), Giải quyết tranh chấp số DS429, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/3336-giai- quyet-tranh-chap-so-ds429 8 lOMoAR cPSD| 45936918
Ban hội thẩm lưu ý rằng Điều 11.2 buộc các cơ quan chức năng phải có nghĩa vụ
tiến hành rà soát lại sự cần thiết đối với việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá trong
trường hợp: (i) nhận được yêu cầu từ một bên liên quan; (ii) sau khi đã hết một khoảng
thời gian hợp lý; (iii) yêu cầu cơ quan điều tra xem xét một trong ba vấn đề được quy
định tại dòng 2 Điều 11.2; và (iv) yêu cầu kèm với thông tin xác thực chứng minh
cần có sự rà soát lại.
Ban hội thẩm cũng xem xét sâu hơn đối với vấn đề nếu một cơ quan lựa chọn dựa
vào các biên độ phá giá được xác định trong tương lai theo Điều 11.2, thì cách xác
định biên độ phá giá đó phải nhất quán với nguyên tắc của các hiệp định. 9 2. Phúc thẩm
Ngày 06/01/2015, Việt Nam đã thông báo cho DSB về quyết định kháng cáo lên
Cơ quan Phúc thẩm một số vấn đề về pháp luật và sự giải thích luật pháp trong báo cáo của Ban hội thẩm.
Kháng cáo này hướng tới vấn đề về *Uruguay Round Agreements Act*, cho rằng
việc áp dụng URAA của Hoa Kỳ để rà soát hành chính, rà soát hoàng hôn và áp thuế,
trì hoãn các bước thu hồi thuế là vi phạm ADA, GATT 1994; cho rằng nhận định và
phán quyết của Ban Hội thẩm về lập luận của Việt Nam đối với vấn đề URAA là
không phù hợp với thực tế.
Ngày 7/5/2015, Cơ quan Phúc thẩm ban hành phán quyết phúc thẩm, theo kết luận
cuối cùng, Cơ quan Phúc thẩm bác kháng cáo của Việt Nam về vấn đề URAA.10
IV. Bình luận về Án lệ
1. Về sự diễn giải các điều luật trong Án lệ
Vụ kiện DS429 đã khẳng định thêm một nội dung quan trọng đó là ngoài việc chấp
nhận cách thức xác định mức giá thông thường, Hoa kỳ không có quyền “tùy tiện”
diễn giải và thay đổi thủ tục về điều tra, áp thuế chống phá giá đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Cụ thể:
Thứ nhất, phán quyết trong vụ DS429 yêu cầu Hoa Kỳ không được “mặc định”
mọi doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất của Việt Nam đều thuộc pháp nhân duy nhất
(NME-entity) và chịu một mức thuế chung là thuế suất toàn quốc (thường được gọi
là NME-rate hay Vietnam-wide rate)được xác định dựa trên các chứng cứ bất lợi có
sẵn (fact availables). Cũng theo quy định hiện nay, chỉ những doanh nghiệp muốn
9Trung tâm WTO, VCCI (2015), Giải quyết tranh chấp số DS429, https://trungtamwto.vn/chuyen-de/3336-giai- quyet-tranh-chap-so-ds429
10 TS. Nguyễn Hữu Huyên (2015), Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện Nhà nước và Pháp luật, http://isl.vass.gov.vn/thong-tin-phap-
ly/nghien-cuu-trao-doi/Nang-cao-hieu-qua-tham-gia-cua-Viet-Nam-vao-co-che-giai-quyet-tranh-chap-cua-WTO- 3600.18 9 lOMoAR cPSD| 45936918
hưởng một mức thuế riêng (separate rate) “dễ chịu hơn” (thường thuế suất được tính
là mức bình quân gia quyền áp dụng cho các bị đơn bắt buộc) phải có nghĩa yêu cầu
cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ và phải chứng minh được sự độc lập của mình đối với
nhà nước. Phán quyết khẳng định Hoa kỳ vi phạm về luật (as such) và yêu cầu Hoa
kỳ phải quy định rõ nghĩa vụ của USDOC (chứ không phải doanh nghiệp xuất
khẩu)chứng minh mối quan hệ khăng khít với nhà nước đến mức trở thành một pháp
nhân duy nhất (single government entity) trước khi bị áp dụng mức thuế suất duy nhất
(NAME-entity). Đây là phán quyết có ý nghĩa nhất bên cạnh vấn đề Zeroing, có thể
thay đổi khá cơ bản thủ tục về điều tra chống phá giá của Hoa Kỳ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai, liên quan đến thuế suất toàn quốc (Vietnam-wide rate) được áp dụng
trong các rà soát hành chính, Ban hội thẩm cho rằng việc xác định mức thuế suất toàn
quốc đã vi phạm Điều 9.4 của Hiệp định chống phá giá do mức thuế chống phá giá
áp dụng cho các doanh nghiệp đã vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền áp
dụng cho các nhà xuất khẩu thuộc diện bị điều tra (không tính biên độ bằng 0 hoặc
tối thiểu). Thực tế, Hoa Kỳ luôn áp dụng hai mức thuế (1) Mức thuế riêng áp dụng
cho các doanh nghiệp chứng minh độc lập với nhà nước và (2) Mức thuế toàn quốc
áp dụng cho các doanh nghiệp còn lại (không chứng minh được sự độc lập với nhà
nước hoặc không hợp tác với cơ quan điều tra). Trong Vụ DS429, mức thuế toàn quốc
áp dụng đến 25.76%, vượt nhiều lần so với biên độ trung bình tương ứng với mức
thuế riêng (từ 3,93% đến 0,88%). Phán quyết không có tác động trực tiếp đối với
doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mà chỉ có ý nghĩa ngăn cản việc Hoa Kỳ tùy
tiện đưa ra các mức thuế mang tính cấm đoán, bảo đảm cho nhiều doanh nghiệp thâm
nhập vào một số thị trường của Hoa Kỳ.
Thứ ba, về thủ tục xác định nguy cơ phá giá (Likelihood of dumping) trong Rà
soát hoàng hôn (Sunset Review), phán quyết cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm Điều 11.3
trong khi sử dụng cách tính biên độ phá giá không phù hợp với WTO (Phương pháp
Zeroing). Tuy nhiên, phán quyết này có lẽ không đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ sẽ tự
động bỏ lệnh áp thuế chống bán phá giá một khi họ tuân thủ cách tính mới, không áp
dụng Zeroing và phù hợp với WTO. Panel cho rằng Việt Nam chưa đủ lý lẽ để khẳng
định USDOC không đánh giá một cách “khách quan và công bằng”các nhân tố liên
quan (mức độ nhập khẩu)khi xác định nguy cơ phá giá ngay cả khi Hoa kỳ đã sử dụng
phương pháp tính toán biên độ phá giá vi phạm WTO. Do vậy, phán quyết này chỉ có
ý nghĩa hạn chế đối với mục tiêu loại bỏ quyết định áp thuế phá giá đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm nhưng có ý nghĩa lâu dài đến các vụ việc tương tự.
Thứ tư, liên quan đến khiếu nại của Việt Nam khi Hoa Kỳ từ chối xem xét các đề
nghị bãi bỏ quyết định về áp thuế chống phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
tôm của Việt Nam với lý do các doanh nghiệp này không được điều tra độc lập và
không có quy định nào trong WTO ràng buộc trách nhiệm của cơ quan chức năng
phải tiến hành rà soát theo yêu cầu của doanh nghiệp, Panel đưa ra phán quyết cho 10 lOMoAR cPSD| 45936918
rằng việc Hoa Kỳ viện dẫn Điều 6.10 (liên quan đến điều tra hạn chế) để từ chối rà
soát theo yêu cầu và chỉ xem xét yêu cầu rà soát của các doanh nghiệp đã được điều
tra trước đó là điều kiện bổ sung (additional condition) không phù hợp với Điều 11.2.
Hoa Kỳ cũng dẫn chiếu đến cơ chế khác xem xét yêu cầu bãi bỏ của các doanh nghiệp
nhưng bị Panel phản bác với lý do hai cơ chế song hành nhưng không thể loại trừ
nhau. Vấn đề là cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm xem xét yêu cầu rà soát
của doanh nghiệp. Với phán quyết này, các doanh nghiệp thuộc diện bị điều tra và
áp thuế chống phá giá của Việt Nam có quyền hy vọng vào sự phản hồi của phía Hoa
Kỳ nhưng cũng không có nghĩa Hoa Kỳ sẽ tự động bãi bỏ quyết định về điều tra phá giá.
Thứ năm, điểm lưu ý quan trọng của Phán quyết vụ DS429 là việc Panel đã thẳng
thừng cho rằng quyết định của USDOC liên quan đến việc không bãi bỏ quyết định
về điều tra và áp thuế chống bán phá giá cho hai doanh nghiệp là Minh Phú và
Camimex dựa trên căn cứ là biên độ phá giá tính toán theo Phương pháp Zeroing là
vi phạm Điều 11.2. Tuy phán quyết đã mang lại lợi thế cơ bản cho hai doanh nghiệp
nhưng cũng chưa bảo đảm các doanh nghiệp này sẽ thoát khỏi đối tượng bị điều tra
thuế chống bán phá giá vì theo Luật Hoa kỳ, việc bãi bỏ sẽ chỉ diễn ra vào Kỳ rà soát
hoàng hôn (Sunset Review) và căn cứ trên nhiều yếu tố khác ngoài biên độ phá giá
được tính toán. Với thành công này, có lẽ ta cần phải kết hợp đấu tranh thêm trước
Tòa án nội địa Hoa Kỳ để đem lại lợi thế nhiều hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tóm lại, phán quyết trong Vụ DS429 đã tiến thêm một bước làm rõ nhiều vấn đề
pháp lý mà các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên gặp phải trong thủ tục điều tra
và áp thuế chống bán phá giá của Hoa kỳ. Báo cáo của Ban Hội thẩm đã cho thấy
Hoa Kỳ đã cố tình diễn giải và “vận dụng” nhiều thủ tục dựa trên vấn đề NME khiến
doanh nghiệp xuất khẩu tôm của nước ta thường xuyên bị phân biệt đối xử từ khâu
điều tra, phân loại doanh nghiệp đến việc tính thuế, áp thuế. Qua đây, có thể thấy
phán quyết của WTO là nguồn luật quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tham
khảo và cập nhật, bổ sung vào kinh nghiệm trong các vụ việc tương tự.
2. Ảnh hưởng của Án lệ đến thực tế
Trước hết, vấn đề về thuê Luật sư, thành phần Panel, công tác vận động hành lang trong và ngoài WTO
Trong Vụ kiện tôm, một vụ kiện được tiến hành bằng một ngôn ngữ không phải
ngôn ngữ chính thống của Việt Nam, khi các Luật sư của Việt Nam chưa đủ khả năng
ngôn ngữ cũng như am hiểu về luật pháp quốc tế để đại diện cho Nhà nước Việt Nam
thực hiện vụ kiện, sự lựa chọn một đội ngũ Luật sư nước ngoài có trình độ, tận tâm
đấu tranh cho quyền lợi của Việt Nam là vấn đề mang ý nghĩa sống còn. Vụ kiện cho
thấy tính cấp bách của việc phải đào tạo một đội ngũ luật sư Việt Nam đủ ngôn ngữ,
trình độ chuyên môn để có thể đại diện cho Việt Nam tham gia các vụ kiện trong tương lai. 11 lOMoAR cPSD| 45936918
Về thành phần Panel, Việt Nam đã đưa ra nhưng tiêu chí nhất định đối với thành
phần Panel như “Ít nhất một thành viên Panel phải đến từ một nước đang phát triển,
hay ít nhất một thành viên Panel đến từ một nước châu Á….” nhưng đã không thống
nhất được với phía Hoa Kỳ. Do đó, Tổng giám đốc WTO đã chỉ định thành phần
Panel. Không thống nhất được về thành phần Panel cũng là việc thường xuyên xảy ra
trong các Vụ kiện tại WTO.
Vận động hành lang cũng là công tác xuyên suốt quá trình diễn ra vụ kiện. Mặc dù
các tham vấn trước và trong quá trình diễn ra vụ kiện không đem lại nhiều kết quả,
nhưng việc đàm phán với Hoa Kỳ rút ngắn thời gian thực hiện Phán quyết xuống 9
tháng là một thành công có sự đóng góp của vận động hành lang. Bên cạnh đó, phải
nhắc đến công tác vận động hành lang đối với các bên thứ 3 của Vụ kiện. Vận động
để được sự ủng hộ của bên thứ 3 đối với các nội dung khiếu kiện là rất quan trọng.
Sự ủng hộ rộng rãi của các bên thứ ba là một lợi thế đối với Việt Nam, sẽ có lợi trong
quá trình giám sát, thực thi phán quyết về sau này.
Ngày 18/7 (sáng 19/7 theo giờ Việt Nam), tại Washington, Hoa Kỳ, Bộ Công
Thương Việt Nam đã ký Thỏa thuận với Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Đại diện
Thương mại Hoa Kỳ (USTR) liên quan đến việc áp thuế chống bán phá giá của Hoa
Kỳ đối với sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam.
Với kết luận mới nhất của DOC, Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú
(Minh Phú) đã đạt được biên độ phá giá bằng 0% (hoặc ở mức không đáng kể) trong
3 đợt rà soát hành chính liên tiếp.11 Với kết luận và đề xuất này của DOC thì Minh
Phú, với tư cách là nhà xuất khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam, đã được đưa ra khỏi
diện áp thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ. Không
những thế, một phần thuế chống bán phá giá mà Minh Phú đã tạm nộp trong những
năm trước đây sẽ được hoàn lại cho Minh Phú, dự kiến lên tới nhiều triệu USD. Việc
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt được giải pháp song phương để giải quyết vụ kiện tôm là
kết quả của thiện chí và nỗ lực đàm phán từ cả 2 phía.
Việc Hoa Kỳ thực thi phán quyết của WTO cũng góp phần quan trọng trong việc
thể hiện thiện chí tăng cường mối quan hệ nhiều mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, nhất
là trong bối cảnh 2 nước cùng là bên ký kết và cùng hướng đến việc phê chuẩn và
thực thi có hiệu quả một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao là Hiệp định TPP.
Vụ kiện Tôm cho thấy, thái độ chủ động chuẩn bị, tích cực tham gia cả từ phía các
Doanh nghiệp lẫn từ phía các cơ quan nhà nước là yếu tố quan trọng hàng đầu trong
giải quyết các tranh chấp. Điều này cũng nhấn mạnh đến nhu cầu tạo dựng và hoàn
thiện một hành lang pháp lý phù hợp cho sự liên kết, phối hợp giữa các Doanh nghiệp,
sự tham gia tích cực của các Doanh nghiệp, hiệp hội Doanh nghiệp nói riêng cũng
11 TTXVN. (2016). Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận về chống bán phá giá tôm nhập khẩu. Tạp chí Tuyên
giáo. Truy cập tại: https://tuyengiao.vn/viet-nam-va-hoa-ky-ky-thoa-thuan-ve-chong-ban-pha-gia-tom-nhap- khau-88087 12 lOMoAR cPSD| 45936918
như của các tổ chức xã hội nói chung cùng với các cơ quan nhà nước phòng ngừa và
giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Song, để có thể sử dụng tốt cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm bảo vệ
những chính sách thương mại quốc gia, đối phó hiệu quả với những chính sách, biện
pháp bảo hộ của nước ngoài, việc việc nắm vững và sử dụng linh hoạt các cơ chế tố
tụng tại WTO là điều hết sức quan trọng. Về điểm này, cần đẩy mạnh nghiên cứu,
vận dụng các án lệ và thực tiễn của Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.
Trung tâm WTO và hội nhập - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam. Giải quyết tranh chấp số DS404. Truy cập tại:
https://trungtamwto.vn/chuyen-de/2333-giai-quyet-tranh-chap-so-ds404 2.
Trung tâm WTO, VCCI. (2015). Giải quyết tranh chấp số DS429. Truy cập
tại: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/3336-giai-quyet-tranh-chap-so-ds429 3.
Nguyễn Hữu Huyên. (2015). Nâng cao hiệu quả tham gia của Việt Nam vào
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam,
Viện Nhà nước và Pháp luật. Truy cập tại: http://isl.vass.gov.vn/thong-tin-phap-
ly/nghien-cuu-trao-doi/Nang-cao-hieu-qua-tham-gia-cua-Viet-Nam-vao-co-che-
giai-quyet-tranh-chap-cua-WTO-3600.18. 4.
TTXVN. (2016). Vụ kiện tôm của Việt Nam với Mỹ: Chiến công thầm lặng.
Truy cập tại: https://baotintuc.vn/thoi-su/vu-kien-tom-cua-viet-nam-voi-my-chien-
cong-tham-lang-20160802084134950.htm. 5.
TTXVN. (2016). Việt Nam và Hoa Kỳ ký thỏa thuận về chống bán phá giá
tôm nhập khẩu. Tạp chí Tuyên giáo. Truy cập tại: https://tuyengiao.vn/viet-nam-va-
hoa-ky-ky-thoa-thuan-ve-chong-ban-pha-gia-tom-nhap-khau-88087 6.
WTO ANALYTICAL INDEX. Anti-Dumping Agreement – Article 11 (DS
reports), page 4. Truy cập tại:
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art11_jur.p df. 7.
WTO ANALYTICAL INDEX. Anti-Dumping Agreement – Article 6 (DS
reports), page 81. Truy cập tại:
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art6_jur.pd f . 8.
WTO ANALYTICAL INDEX. Anti-Dumping Agreement – Article 9 (DS
reports), page 17. Truy cập tại:
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/anti_dumping_art9_jur.pd f . 9.
WTO ANALYTICAL INDEX. GATT 1994 – Article VI (DS reports), page 11. Truy cập tại:
https://www.wto.org/english/res_e/publications_e/ai17_e/gatt1994_art6_jur.pdf 13