Kỹ năng viết báo cáo khoa học | Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Các phương pháp nghiên cứu khoa học
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN KHOA XÃ HỘI HỌC Bài cuối kỳ
Môn: Kỹ năng viết báo cáo khoa học
Họ và tên: Lê Quang Huy MSSV: 1956090020 Lớp 1 Lớp: 19609
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 7 tháng 2 năm 2023 lOMoAR cPSD| 41487872 1 LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn Giảng viên hướng dẫn môn Kỹ năng viết báo cáo khoa
học PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Xoan đã giúp đỡ tôi hoàn thành môn học.
Trong quá trình học bài, làm bài tập, và thực hiện đề cương, tôi đã học rất nhiều
điều về kỹ năng viết mở đoạn, tổng quan, đặt tên bài viết,...
Trong quá trình làm bài sẽ có nhiều thiếu xót, nếu được, mong được cô góp ý
thẳng thắn bài viết này thông qua.
Email: huykrunthep@gmail.com Zalo: 0832231775
Một lần nữa xin cảm ơn cô và chúc cô thật nhiều sức khỏe. Trân trọng, Lê Quang Huy lOMoAR cPSD| 41487872 1 MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
1. Tiêu đề ................................................................................................................... 2
2. Dẫn nhập ............................................................................................................... 2
3. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 3
4. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 3
5. Thao tác hóa khái niệm ......................................................................................... 3
Đại dịch COVID-19 ............................................................................................... 3
Sức khỏe tinh thần ................................................................................................. 4
Ứng phó về sức khỏe tinh thần của người dân trong đại dịch COVID-19 .......... 4
Những hoạt động hỗ trợ về sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19 ......... 5
6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 5
7. Dàn bài dự kiến ..................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 7 lOMoAR cPSD| 41487872 2 1. Tiêu đề
Sức khỏe tinh thần của người dân tại tỉnh Bến Tre trong bối cảnh đại dịch COVID-19 2. Dẫn nhập
Đại dịch COVID-19 đang là một cuộc khủng hoảng lớn đối với đối với sức khỏe
toàn cầu, một thách thức lớn mà con người phải đối mặt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ
hai. Đại dịch đã bùng nổ kể từ các trường hợp được báo cáo lần đầu tiên ở Trung Quốc
vào tháng 1 năm 2020. Dịch bệnh nhanh chóng đã lan rộng khắp mọi châu lục với số ca
mắc cứ tăng lên hằng ngày. Ở Việt Nam, ngày 23/01/2020 ghi nhận trường hợp mắc
COVID- 19 đầu tiên. Mặc dù đại dịch COVID-19 đã qua đợt bùng nổ, tuy nhiên tất cả các
quốc gia trên thế giới vẫn chưa xem đây là bệnh lưu hành (Báo Điện tử Chính Phủ, 2022).
Đại dịch COVID-19 đã và đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội
ở khắp nơi trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, về kinh tế, hơn 93% trên tổng số doanh
nghiệp cho rằng đại dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp
(Phạm Hồng Chương & Nhóm Nghiên Cứu, 2020). Điều đó đã ảnh hưởng một số doanh
nghiệp phải giảm lương, sa thải người lao động (Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Bảo Ngọc,
Nguyễn Quốc Toản & Lê Văn Quý, 2021). Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng
đến một số ngành khác như du lịch (Đinh Thị Tuyết ,Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị
Thanh Nhàn, Trần Việt Hoàng & Đỗ Văn Phúc, 2021), giáo dục, y tế, giao thông vận tải.
Ngoài những ảnh hưởng về kinh tế - xã hội và sức khỏe mà đại dịch đã gây ra. Những
tổn thương tâm lý tâm lý phải chịu đựng trong đại dịch cũng là một tác nhân đáng kể ảnh
hưởng đến sức khỏe của con người. Nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần do sự phong
tỏa, giãn cách xã hội trong đại dịch COVID-19 như trầm cảm, lo âu, stress, rối loạn giấc ngủ,
căng thẳng có nguy cơ tự tử (Prati, G., & Mancini, A., 2021). Một số nghiên cứu tại Việt Nam
về nguy cơ của đại dịch COVID-19 đến sức khỏe tinh thần đã có. Tuy nhiên, hầu hết chỉ tập
trung nghiên cứu về sức khỏe tinh thần của nhân viên y tế (Lê Thị Thanh Xuân & Cộng sự,
2021; Nguyễn Thanh Thảo & Cộng sự, 2021); tổng quan các tài liệu nước ngoài và đề xuất
chiến lược (Đặng Nguyên Anh, 2021; Nguyễn Thị Minh Hồng, Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Vĩnh lOMoAR cPSD| 41487872 3
Khương, Đỗ Tất Thiên, Sầm Vĩnh Lộc & Giang Thiên Vũ, 2021), chỉ có một vài nghiên
cứu đánh giá tác động tâm lý đến người dân (Lê Thị Thanh Xuân & Cộng sự, 2020).
Bài viết “Sức khỏe tinh thần của người dân tại tỉnh Bến Tre trong bối cảnh đại dịch
COVID-19” nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng; cách ứng phó và những hoạt động hỗ trợ
về sức khỏe tinh thần của người dân trong đại dịch COVID-19 tại tỉnh Bến Tre. 3. Mục tiêu chung
Tìm hiểu về sức khỏe tinh thần của người dân trong đại dịch COVID-19
4. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu những thay đổi về sức khỏe tinh thần của người dân tỉnh Bến Tre
trước, trong và sau đại dịch COVID-19;
Cách ứng phó của người dân về sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19;
Những hoạt động hỗ trợ về sức khỏe tinh thần và đánh giá của người dân về những hỗ trợ đó.
5. Thao tác hóa khái niệm Đại dịch COVID-19
Theo Wikipedia (n.d) đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với
tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn
cầu. Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ
sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi
lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến
hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ
sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức
phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển
đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. lOMoAR cPSD| 41487872 4
Sức khỏe tinh thần
Theo WHO (2022) đánh giá sức khỏe tinh thần là một trạng thái không thể thiếu
đối với sức khỏe, hạnh phúc chung và là một quyền cơ bản của con người.
WHO (n.d) sức khỏe tâm thần là trạng thái thoải mái trong đó một cá nhân
nhận ra khả năng của mình, có thể đương đầu với những căng thẳng bình thường
trong cuộc sống, có thể làm việc hiệu quả và có thể đóng góp cho cộng đồng của mình.
Sức khỏe tinh thần là nền tảng cho khả năng tập thể và cá nhân của chúng ta khi con
người suy nghĩ, biểu cảm, tương tác với nhau, kiếm sống và tận hưởng cuộc sống. Trên
cơ sở đó, việc thúc đẩy, bảo vệ và phục hồi sức khỏe tâm thần có thể được coi là mối
quan tâm sống còn của các cá nhân, cộng đồng và xã hội trên toàn thế giới.
Ứng phó về sức khỏe tinh thần của người dân trong đại dịch COVID-19
Chưa có một khái niệm chính thức về ứng phó về sức khỏe tinh thần trong đại
dịch COVID-19. Tuy nhiên WHO (2020) đã có những hướng dẫn về ứng phó về sức
khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19 với mục tiêu là biết về thực tại trong đại dịch
COVID-19 sẽ giúp trạng thái luôn tích cực. Về bản thân
- Trò chuyện và chia sẻ cảm giác của bản thân với chuyên gia sức khỏe tâm thần
hoặc người tin tưởng;
- Bảo vệ bản thân và người thân khỏi virus COVID-19;
- Tìm động lực bằng cách làm những việc bản thân thích để tránh nguy cơ trầm cảm;
- Nói với trẻ về COVID-19. Khi bị cách ly
- Kết nối với những người khác thông qua mạng xã hội, điện thoại và cộng đồng
mạng; Khi căng thẳng:
- Giữ tinh thần lạc quan: Cố gắng vững bước và tiến bước.
Với người cao tuổi
- Kết nối với họ thường xuyên qua điện thoại, ứng dụng tin nhắn và mạng
xã hội; Với những người ở tuyến đầu chống dịch lOMoAR cPSD| 41487872 5
- Chia sẻ với cấp trên và đồng nghiệp về trải nghiệm, cảm giác, những khó khăn
và thử thách của bản thân.
Với người đang mắc COVID-19
- Duy trì sự kết nối giữa người được chẩn đoán mắc COVID-19 với những người
thân yêu của bản thân có thể giúp bảo vệ sức khỏe tâm thần cho bản thân.
Những hoạt động hỗ trợ về sức khỏe tinh thần trong đại dịch COVID-19
Những hoạt động để hỗ trợ về sức khỏe tinh thần của người dân đến từ tất cả các
nguồn hỗ trợ khác nhau.
Chính quyền: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ y tế,...;
Người thân, họ hàng: Tặng quà, thăm hỏi, giao tiếp, hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ y tế,..;
Hàng xóm: Tặng quà, thăm hỏi, giao tiếp, hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ y tế,..;
Mạnh thường quân: Tổ chức thăm hỏi, tặng quà, hỗ trợ kinh tế, hỗ trợ y tế,...
6. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết này sử dụng kết quả từ cuộc khảo sát: “Tác động của đại dịch COVID-
19 đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân tỉnh Bến Tre” của sinh viên khóa 25
(K25), khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Cuộc khảo sát này sử dụng các phương pháp thu thập thông tin như sau:
Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi;
Phương pháp phỏng vấn sâu: Bao gồm phỏng vấn sâu người dân và phỏng vấn sâu cán bộ;
Phương pháp thảo luận nhóm;
Phương pháp tư liệu sẵn có.
Trong bài viết này sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu từ cuộc khảo sát trên bằng:
Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu từ bảng hỏi;
Sử dụng phương pháp tổng quan tư liệu sẵn có;
Sử dụng các phương pháp xử lý dữ liệu định lượng để phân tích các dữ liệu từ
phương pháp thu thập dữ liệu từ phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm. lOMoAR cPSD| 41487872 6
7. Dàn bài dự kiến I. Mở đầu II. Nội dung
1. Những thay đổi về sức khỏe tinh thần của người dân trước, trong và sau đại dịch
2. Cách ứng phó của người dân về sức khỏe tinh thần trong đại dịch
3. Những hoạt động hỗ trợ về sức khỏe tinh thần cho người dân trong đại dịch
4. Đánh giá của người dân về những hỗ trợ về sức khỏe tinh thần trong
đại dịch III. Kết luận lOMoAR cPSD| 41487872 7
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo Điện tử Chính phủ. (2022). Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành.
Truy xuất từ https://baochinhphu.vn/van-chua-the-coi-benh-covid-19-la-benh-
luu-hanh-102220812165445827.htm
Đặng Nguyên Anh. (2021). Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến với sức khỏe tinh
thần. Tạp chí Khoa học xã hội số 10(278). Truy xuất từ
https://vjol.info.vn/index.php/khxh/article/view/62385/53917
Prati, G., & Mancini, A. (2021). The psychological impact of COVID-19 pandemic
lockdowns: A review and meta-analysis of longitudinal studies and natural
experiments. Psychological Medicine, 51(2), 201-211.
doi:10.1017/S0033291721000015
Nguyễn Thanh Thảo & Cộng sự. (2021). Tác động của đại dịch Covid-19 tới nhân viên y tế
tại Hà Nội năm 2020. Tạp chí Nghiên cứu Y học - Trường Đại học Y Hà Nội 144(8).
Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Bảo Ngọc, Nguyễn Quốc Toản & Lê Văn Quý. (2021).
Đánh giá ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến các doanh nghiệp xây dựng quy
mô vừa và nhỏ tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Công nghệ xây dựng - HUCE
15(2V). Truy xuất từ https://stce.huce.edu.vn/index.php/vn/article/view/1879
Nguyễn Thị Minh Hồng & Cộng sự. (2021). Chăm sóc sức khỏe tinh thần trong bối cảnh đại
dịch COVID-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh - Định hướng dự báo và khuyến nghị xác
lập kế hoạch chiến lược. Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh 18(10). Truy xuất từ
https://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/3270
Lê Thị Thanh Xuân và Cộng sự. (2020). Evaluating the Psychological Impacts Related
to COVID-19 of Vietnamese People Under the First Nationwide Partial
Lockdown in Vietnam. Frontiers in Psychiatry 11(2020). Truy xuất từ
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpsyt.2020.00824/full
WHO. (2022). World Mental Health Report: Transforming Mental health for all.
Switzerland: WHO. Truy xuất từ https://www.who.int/teams/mental-health-and-
substance-use/world-mental-health-report lOMoAR cPSD| 41487872 8
WHO (n.d). Health and Well - being. Truy xuất từ
https://www.who.int/data/gho/data/major-themes/health-and-well-being WHO.
(2020). COVID-19 và sức khỏe tâm thần. Truy xuất từ
https://www.who.int/vietnam/vi/emergencies/covid-19-in-
vietnam/information/mental-health Wikipedia (n.d). Đại dịch COVID-19. Truy xuất từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/Đại_dịch_COVID-19