-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lạm phát ở Việt Nam - Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển
Lạm phát ở Việt Nam - Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tài chính tiền tệ (TCTT1) 35 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Lạm phát ở Việt Nam - Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển
Lạm phát ở Việt Nam - Tài chính tiền tệ | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tài chính tiền tệ (TCTT1) 35 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHOA TAI CHINH – NGAN HANG
Đ ti: LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT LẠM
PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Đo Văn Hùng Nhóm thực hiện: nhóm 9
HÀ NỘI, tháng 1 năm 2014 THÀNH VIÊN STT Họ v tên Mã sinh viên 1 Trần Huyền Trang 71131106153 2 Điền Như Yến 7123106148 3 Phạm Kiều Oanh 7123402087 4 Vũ Thị Ngọc Anh 7123807004 5
Đặng Thị Phương Thảo 7123807051 6 Đào Thị Thanh 7123807108 7 Nguyễn Anh Tú 71131101304 8 Trần Quỳnh Trang 71131106155 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT.......................................................................................3
1.1 Khái niệm về lạm phát và mối quan hệ của lạm phát.................................................3
1.1.1 Khái niệm về lạm phát........................................................................................3
1.2 Một số quan niệm về lạm phát...................................................................................4
1.3 Phân loại lạm phát.....................................................................................................4
1.3.1 Dựa vào tính chất của lạm phát...........................................................................4
1.3.2 Dựa vào chỉ số lạm phát......................................................................................5
1.4 Đo lường lạm phát.....................................................................................................5
1.5 Quy mô của lạm phát.................................................................................................6
1.5.1 Lạm phát phi mã..................................................................................................6
1.5.2 Siêu lạm phát.......................................................................................................6
1.6 Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế..................................................................7
1.6.1 Ảnh hưởng tích cực.............................................................................................7
1.6.2 Ảnh hưởng tiêu cực.............................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM.........................................................................9
2.1. Các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam..........................................................................9
2.2. Nguyên nhân chính của lạm phát ở Việt Nam........................................................12
2.2.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2020..........................................................13
2.3 Triển vọng về nền kinh tế năm 2024.......................................................................16
2.3.1 Triển vọng về nền kinh tế thế giới năm 2024....................................................16
2.3.2 Triển vọng về nền kinh tế Việt Nam 2024.........................................................17
2.4 Các nguy cơ gây ra lạm phát năm 2024...................................................................18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM........................................................20
3.1 Giải pháp trực tiếp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam............................................20
3.1.1: Các chính sách giảm lạm phát..........................................................................20
3.1.2 Mục tiêu giảm lạm phát.....................................................................................21
3.2 Các giải pháp chiến lược lâu dài để kiểm soát lạm phát..........................................23
3.3. Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam............................................24
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................28 LỜI MỞ ĐẦU
Lạm phát vốn là vấn đề nhạy cảm của các quốc gia. Là một trong số chỉ tiêu để
đánh giá trình độ kinh tế phát triển của một số quốc gia. Lạm phát cũng chính là công cụ
gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Vấn đề lạm phát, chống lạm phát, kiềm chế và kiểm soát lạm phát là một trong
những vấn đề đầu tiên trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước và
cũng là vấn đề mà các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các nhà quản lý đã dày công
nghiên cứu và có nhiều tranh cãi. Lạm phát, nó luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt nó kích
thích tăng trưởng kinh tế. Mặt khác khi lạm phát cao và không kiểm soát được thì nó lại
để lại hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế cũng như xã hội. Vấn đề đặt ra là phải giữ
lạm phát ở mức nào là phù hợp để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao. Và khi lạm phát
bùng nổ thì những biện pháp nào là hữu hiệu để khống chế và kiểm soát nó.
Thế giới trong một thế kỷ vừa qua đã chứng kiến nhiều đợt bùng phát lạm phát ở
nhiều nước. Trong các đợt lạm phát này đồng tiền mất giá, giá cả hàng hóa tăng vọt và
kèm theo rất nhiều hệ lụy. Đối với Việt Nam, trong một vài thập kỷ vừa qua, kể từ khi đổi
mới nền kinh tế, cũng đã trải qua nhiều đợt bùng phát lạm phát và lạm phát hằng năm thường ở mức cao.
Việc tìm ra đúng nguyên nhân là một điều quan trọng, nhưng quan trọng hơn là có
chính sách đúng đắn để kiềm chế lạm phát. Hiện tại vấn đề điều hành của chính phủ nhằm
kiềm chế và giảm lạm phát còn là một vấn đề khó khăn. Nhận thấy tầm quan trọng của
vấn đề lạm phát nên nhóm 9 chúng em đã chọn đề tài: “Lạm phát và các giải pháp kiểm
soát lạm phát ở Việt Nam thời gian qua”. Với thời gian và khả năng hạn chế chúng em
mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy và các bạn đề bài của nhóm được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT
1.1 Khái niệm v lạm phát v mối quan hệ của lạm phát
1.1.1 Khái niệm về lạm phát
Lạm phát là sự tăng lên liên tục mức giá cả trung bình của hàng hóa và dịch vụ
theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ. Khi mức giá tăng lên gọi là lạm phát
và khi mức giá giảm xuống được gọi là giảm phát. Khi so sánh với các nước khác thì lạm
phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của quốc gia khác.
Lạm phát được đặc trưng bởi “mức giá chung” hay “chỉ số chung của giá cả”và để
đánh giá lạm phát ta có thể xét các chỉ số sau: chỉ số giảm phát, chỉ số giá tiêu dùng
(CPI), chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất (PPI)
Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề quan trọng
trong nền kinh tế. Lạm phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng thực chất
lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau. Theo cách hiểu thông thường, lạm phát
có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế vì làm giảm năng suất lao động. Tuy nhiên,
đã có không ít nhà kinh tế lập luận rằng, lạm phát ở mức nhẹ sẽ có tác dụng tích cực đến
tăng trưởng kinh tế cụ thể bằng cách tiếp cận nào đó họ đã tìm ra ngưỡng lạm phát mới
cho các nước đang phát triển, các nước công nghiệp và cho rằng nếu lạm phát vượt qua
ngưỡng mới này sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái
Lạm phát là tình trạng giá cả tăng cao và không ổn định trong thời gian dài, dẫn
đến sự suy giảm giá trị của tiền tệ. Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá và do đó tỷ
giá hối đoái sẽ giảm. Ngược lại, khi lạm phát giảm thì tỷ giá hối đoái sẽ tăng.
1.2 Một số quan niệm v lạm phát
Quan điểm của K.Marx: Lạm phát là sự phát hành tiền mặt quá mức cần thiết. Lạm
phát là do chính sách của nhà nước tư bản nhằm phân phối lại thu nhập quốc dân có lợi
cho giai cấp tư sản. Để điều hòa được lưu thông tiền tệ phải đảm bảo cho khối lượng tiền
thực tế trong lưu thông bằng khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông: Kc= H/V Trong đó:
- Kc: Khối lượng tiền cần thiết
- H: Tổng giá trị hàng hóa - V: Vòng quay của tiền
Quan điểm của V.L.Lenine: Lạm phát là sự thừa tiền giấy trong lưu thông.
Quan điểm của Milton Friedman: Lạm phát bao giờ và ở đâu cũng là hiện tượng tiền tệ...
và nó chỉ có thể xuất hiện một khi lượng tiền tăng nhanh hơn sản lượng.
1.3 Phân loại lạm phát
Trên thực tế, việc phân loại lạm phát thường được thực hiện dựa trên hai tiêu thức
đó chính là tính chất và chỉ số:
1.3.1 Dựa vào tính chất của lạm phát
- Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thực tế thu nhập của người lao động,
tăng phù hợp với hoạt động sản xuất của từng doanh nghiệp. Do đó, tình trạng này không
ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của người lao động và nền kinh tế nói chung.
- Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao
động. Trên thực tế, tình trạng này thường hay xảy ra.
- Lạm phát dự đoán trước được: Là loại lạm phát xảy ra hằng năm trong thời kỳ
tương đối dài với tỷ lệ lạm phát ổn định. Loại lạm phát này có thể dự đoán được tỷ lệ của
nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng này và không
ảnh hưởng nhiều đến đời sống, kinh tế.
- Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể chưa từng xuất hiện trước đó.
Loại làm phát này ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống của người dân vì họ chưa kịp thích
nghi. Từ đó gây ra biến động với nền kinh tế và làm giảm niềm tin của nhân dân với chính quyền.
1.3.2 Dựa vào chỉ số lạm phát
- Lạm phát vừa phải: Là loại lạm phát xảy ra với giá cả hàng hóa tăng chậm và có
thể dự đoán trước được, thường được giới hạn ở mức một con số một năm. Do đó, đồng
tiền mất giá không nhiều, không ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Ở hầu hết các nước
trên thế giới áp dụng và xem đó là chất xúc tác cho nền kinh tế phát triển
- Lạm phát phi mã: Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng nhanh ở mức
từ 2 đến 3 con số một năm. Lạm phát này sẽ làm cho giá cả tăng nhanh chóng, gây biến
động lớn về kinh tế. Lúc này người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc, bất động sản và
không cho vay với mức lãi suất bình thường, ngân hàng không huy động được vốn…
Lạm phát này ảnh hưởng xấu đến sản xuất và thu nhập, là mối đe dọa đối với sự ổn định
của nền kinh tế - xã hội.
- Lạm phát siêu tốc: Là loại lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng rất nhanh với
tốc độ từ 4 con số trở lên một năm. Lạm phát này làm giá cả hàng hóa tăng nhanh quá
mức và biến động bất thường không thể dự đoán trước được. Siêu lạm phát có sức phá
hủy mạnh mẽ toàn bộ hoạt động của nền kinh tế và thường đi kèm với suy thoái kinh tế
nghiêm trọng. Nền kinh tế có thể bị biến dạng và rơi vào khủng hoảng trầm trọng, thất
nghiệp tràn lan, đời sống nhân dân giảm sút nghiêm trọng.
1.4 Đo lường lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): Cho ta thấy sự thay đổi mức giá bình quân của nhóm
hàng hóa và dịch vụ thuộc về các chi tiêu cá nhân của hộ gia đình. Ngoài ra CPI còn đo
lường cho sự thay đổi của giá dịch vụ thuộc các loại hàng hóa quan trọng nhất ảnh hưởng
đến đời sống và thu nhập của người dân. CPI được tính theo hàng tháng và luôn có mối
liên hệ chặt chẽ đến lạm phát GDP vì tỷ trọng về tiêu dùng trong GDP cao. Vì vậy, người
ta xem CPI là một thước đo giá cả nên được nhiều nước trên thế giới sử dụng để tính toán mức độ lạm phát.
Chỉ số giá sản xuất (Producer Price Indices - PPI): đo mức giá mà các nhà sản
xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Sự khác biệt
giữa chỉ số PPI và CPI là ở chỗ sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể ảnh hưởng đến giá
trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với giá trị mà người tiêu dùng đã thanh
toán. Bên cạnh đó, chỉ số PPI thường tăng hoặc giảm chậm hơn CPI, nhờ vậy nhiều người
tin rằng người ta có thể dự đoán gần đúng về khuynh hướng biến động của chỉ số CPI
ngày hôm sau dựa trên PPI ngày hôm nay
Chỉ số giảm phát (GDP) : Dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó
là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh nghĩa) với tổng giá trị GDP của năm
gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). Nó là
phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép loại bỏ lạm phát cũng tính toán
các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã
chuyển sang sử dụng phép loại bỏ lạm phát tiêu dùng cá nhân và các phép loại bỏ lạm
phát khác để hoạch định các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.
1.5 Quy mô của lạm phát 1.5.1 Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã hay còn gọi là lạm phát hai (hoặc ba) con số, xảy ra khi giá cả
tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Khi mức độ lạm phát như
vậy kéo dài nó có tác động mạnh đến nền kinh tế, có thể gây ra những biến đổi kinh tế nghiêm trọng. 1.5.2 Siêu lạm phát
Đây là tình trạng lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi
mã, mức độ lạm phát này có thể tỷ lệ lạm phát trên 200%. Hiện tượng này không phổ biến
nhưng nó đã xuất hiện trong lịch sử, ở Đức năm 1992-1923 là hình ảnh siêu lạm phát điển
hình trong lịch sử lạm phát thế giới, giá cả tăng từ 1 đến 10 triệu lần. Siêu lạm phát
thường gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và sâu sắc, tuy nhiên chúng cũng ít khi xảy ra.
Lịch sử lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang phát triển thường diễn ra
trong thời gian khá dài, và vì thế, hậu quả của nó phức tạp và trầm trọng hơn. Cũng vì vậy
nhiều nhà kinh tế dựa vào 3 loại lạm phát trên kết hợp với độ dài thời gian lạm phát để
chia lạm phát ở các nước này thành 3 loại:
- Lạm phát kinh niên thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% một năm.
- Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm.
- Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
1.6 Ảnh hưởng của lạm phát đến nn kinh tế
1.6.1 Ảnh hưởng tích cực
Lạm phát không phải bao giờ cũng gây nên những tác hại cho nền kinh tế. Khi tốc
độ lạm phát vừa phải đó là từ 2-5% ở các nước phát triển và dưới 10% ở các nước đang
phát triển sẽ mang lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất được mở rộng
(thúc đẩy kinh tế phát triển trong dài hạn)
- Tăng đầu tư dẫn đến tăng thu nhập và tăng tổng cầu giúp sản xuất phát triển
- Có thể có xung đột giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Lạm phát thấp làm tăng trưởng
kinh tế trong dài hạn. Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng nhanh, lạm phát có khả năng tăng
cao. Tuy nhiên, có thể có khả năng lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế tích cực – miễn là
tăng trưởng bền vững và năng lực sản xuất tăng với tốc độ tương đương với tổng cầu (AD)
- Kích thích tiêu dùng, đầu tư giảm bớt thất nghiệp trong xã hội
- Kích thích doanh nghiệp tăng đầu tư, tăng sản lượng hàng hóa và sản xuất.
1.6.2 Ảnh hưởng tiêu cực
Lạm phát của quốc gia trên thế giới khi xảy ra cao và triền miên có ảnh hưởng xấu
đến mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một quốc gia.
- Tác động từ lãi suất:
Tác động đầu tiên đến lạm phát chính là lãi suất. Do đó khi tỷ lệ lạm phát tăng cao
nhưng muốn giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng và khi lãi
suất danh nghĩa tăng thì hậu quả của nền kinh tế là bị suy thoái và thất nghiệp gia tăng.
- Tác động từ thu nhập thực tế:
Giữa thu nhập thực tế và thu nhập danh nghĩa của người dân có quan hệ với nhau qua
tỷ lệ lạm phát. Khi lạm phát tăng lên mà thu nhập danh nghĩa không tăng thì thu nhập
thực tế của người lao động giảm xuống.
Do đó ta có công thức: Thu nhập thực tế = Thu nhập danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát Và
khi thu nhập thực tế của người dân bị giảm xuống sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế, đời sống
lao động khó khăn và do đó làm giảm lòng tin của dân chúng đối với Chính phủ.
- Tác động từ nợ quốc gia:
Lạm phát gia tăng thì Chính phủ được lợi vì thuế đánh vào người dân càng nhiều. Tuy
nhiên mặt trái của nó chính là khi lạm phát tăng lên thì nợ quốc gia sẽ trở nên nghiêm
trọng vì nếu cùng một số tiền đó mà chi trong quá trình chưa lạm phát thì chỉ trả với “a”
phí, nhưng khi tiến đến tình trạng lạm phát thì phải trả với “a + n” phí. Thế nên là tình
trạng nợ quốc gia ngày càng gia tăng lên.
- Tác động từ phân bổ thu nhập:
Khi lạm phát tăng khiến người giàu dùng tiền của mình vơ vét hết hàng hóa ở ngoài
thị trường sẽ dẫn đến nạn đầu cơ xuất hiện và tình trạng này làm mất cân đối nghiêm
trọng trong quan hệ cung-cầu hàng hóa. Giá cả hàng hóa mà theo đó sẽ cao hơn và những
người dân nghèo ngày càng nghèo hơn bởi họ sẽ không có đủ tiền mua những hàng hóa
cần thiết cho bản thân mình.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
2.1. Các giai đoạn lạm phát ở Việt Nam Hình 1: Lạm phát của VN qua các năm - Cả năm 2011,
lạm phát ghi nhận ở mức tăng 18.58%, nền kinh tế không có sự đột phá về tăng trưởng dù
dòng tiền chi ra rất nhiều, thúc ép lạm phát đạt các kỷ lục mới: CPI mỗi tháng trong năm
này tương ứng với mức tăng khoảng 1.4%, chênh lệch giữa tháng tăng cao nhất với tháng
tăng thấp nhất lên đến 3 điểm phần trăm.
- Sang đến năm 2012, lạm phát được kiềm chế ở mức 9.21%, có tới 7 tháng CPI chỉ ở
mức dưới 1%, hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0.5%. Có được kết quả này là nhờ Chính
phủ triển khai kịp thời Chỉ thị 25/CT-TTg và tăng cường công tác quản lý, điều hành cũng như bình ổn giá.
- Lạm phát năm 2013 ghi nhận là mức tăng thấp nhất trong suốt giai đoạn 10 năm từ 2003
- 2013, mức tăng chỉ số tiêu dùng là 6.6%, GDP tăng theo từng quý, lạm phát được kiềm
chế đúng như mục tiêu (dưới 8%), xuất khẩu tăng, kinh tế vĩ mô ổn định. - Lạm phát năm
2014 thấp kỷ lục chỉ ở mức 1.84%, so với năm 2013 thì tăng 4.09%,
nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu kiểm soát lạm phát mà Chính phủ đã đặt ra.
Nhóm hàng giao thông có mức giảm mạnh nhất, do giá xăng được điều chỉnh giảm.
- CPI bình quân năm 2015 tăng 0.63% so với năm 2014, bình quân mỗi tháng trong năm
2015, CPI chỉ tăng 0.05%, giảm nhiều nhất là nhóm hàng giao thông, nguyên vật liệu xây dựng và lương thực.
- CPI bình quân năm 2016 tăng 2.66% so với bình quân của năm 2015, nhưng vẫn nằm
trong giới hạn mục tiêu 5% theo như Quốc hội đã đề ra. Lạm phát cơ bản trung bình của
năm 2016 tăng 1.83% so với trung bình năm 2015.
- Mức lạm phát của năm 2017 tăng 3.53% so với năm 2016, CPI giảm tốc trong nửa đầu
năm, lạm phát cơ bản cũng có xu hướng giảm. Tăng nhiều nhất là nhóm hàng thuốc và
dịch vụ y tế do ảnh hưởng điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo Thông tư 37/2015/TTLT-BYT- BTC.
- Năm 2018, lạm phát chung tăng cao hơn lạm phát cơ bản, chủ yếu là do nhóm hàng giao
thông, lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế tăng. Biên độ dao động lạm phát cơ bản từ
1.18% - 1.72%, bình quân năm lạm phát cơ bản tăng 1.48%. Chỉ số giá tiêu dùng CPI
bình quân năm 2018 tăng 3.54%.
- CPI bình quân năm 2019 tăng 2.79% so với bình quân năm 2018, mặt bằng giá thị
trường năm 2019 tăng cao trong dịp nghỉ Tết, giảm nhẹ trong tháng 3, rồi tăng dần trong
tháng 4, 5, giảm trở lại vào tháng 6 và tăng dần theo các tháng cuối năm.
Lạm phát năm 2020 tại Việt Nam:
Năm 2020 là một năm biến động khó lường, theo mặt bằng chung thì lạm phát tăng
cao ở những tháng đầu năm. Ngay từ tháng Một đã tăng 6,43% ảnh hưởng đến rất nhiều
trong công tác quản lý và điều hành giá năm 2020.
Tuy nhiên với sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Chính phủ và sự phối hợp giữa các Bộ,
ngành, địa phương, mức tăng chỉ số CPI được kiểm soát dần qua từng thángvới xu hướng giảm dần.
Theo Tổng cục thống kê, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,34% so với năm
2019. Mặc dù tăng nhưng vẫn đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát của Quốc Hội đề ra là dưới
4% trong bối cảnh một năm bị tác động quá nhiều đặc biệt là đại dịch COVID – 19. CPI
tháng 12/2020 tăng 0,19% so với tháng 12/2019, là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 – 2020
Hình 2: Tốc độ tăng CPI bình quân năm 2020 (%) theo Tổng cục thống kê
Theo hình 2 ta có thể thấy chỉ số CPI giảm dần theo tháng chủ yếu là do nhu cầu
tăng cao dịp Tết đã bị chặn đứng từ tháng 2/2020 cùng với thời điểm dịch bệnh Covid-19
bùng phát lần thứ nhất ở Việt Nam. Thị trường tiêu dùng gần như đóng băng khiến cho
CPI hằng tháng sụt giảm liên tiếp 4 tháng (từ tháng 2 – tháng 5/2020)
Khi làn sóng Covid-19 thứ 2 bùng nổ đã khiến cho thị trường một lần nữa hạ nhiệt. CPI
hằng tháng gần như không thay đổi nhiều từ tháng 8/2020 đến tận cuối năm.
- CPI bình quân năm 2021 tăng 1.84% so với năm trước đó, sở dĩ ở mức này là do ảnh
hưởng phức tạp của dịch bệnh COVID-19 khiến nhu cầu tiêu dùng của người dân sụt giảm mạnh mẽ.
- Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2022 tăng 3.15% so với năm 2021 trong bối cảnh lạm
phát thế giới tiếp tục tăng cao, đặc biệt là khu vực Châu u và Mỹ, một số nền kinh tế có
dấu hiệu suy thoái, thiên tai diễn biến phức tạp. Nhóm hàng xăng dầu tăng 28%, thực
phẩm tăng 1.62%. Diễn biến giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới có xu hướng giảm do
tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, bên cạnh đó xung đột giữa Nga - Ukraine vẫn khá
căng thẳng. Khi nền kinh tế Trung Quốc phục hồi sau đại dịch có thể sẽ khiến nhu cầu năng lượng gia tăng.
- Bình quân 6 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3.29% so với cùng kì năm ngoái. Quốc hội
đã đặt ra mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 5% (4.5%), GDP tăng 6.5%, tuy nhiên
có lẽ, việc thực hiện mục tiêu CPI sẽ không dễ dàng. Năm 2023 được dự báo nền kinh tế
toàn cầu tăng trưởng chậm, lạm phát neo đậu ở mức cao, khả năng suy thoái kinh tế càng
rõ rệt, khiến rủi ro bất ổn chính trị, xã hội tại một số quốc gia càng gia tăng.
Một số chuyên gia kinh tế dự báo CPI bình quân năm 2023 sẽ dao động trong
khoảng 4 - 4.5% do nhập khẩu tăng, lượng cung tiền lớn tính từ cuối năm 2022, và một số
nhóm hàng tăng giá như nhóm tiêu dùng thiết yếu, y tế, giáo dục…
2.2. Nguyên nhân chính của lạm phát ở Việt Nam - Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát do cầu kéo là hiện tượng giá cả tăng lên do tổng cầu vượt quá tổng cung.
Tổng cầu bao gồm tổng chi tiêu của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ. Tổng
cung bao gồm tổng sản lượng của nền kinh tế.
Các nguyên nhân gây ra lạm phát do cầu kéo ở Việt Nam bao gồm:
Tăng trưởng kinh tế quá nóng: Khi nền kinh tế tăng trưởng quá nóng, tổng cầu sẽ
tăng nhanh hơn tổng cung, dẫn đến lạm phát.
Tăng chi tiêu của chính phủ: Khi chính phủ tăng chi tiêu, tổng cầu sẽ tăng lên, dẫn đến lạm phát.
Tăng thu nhập của người dân: Khi thu nhập của người dân tăng lên, họ có xu
hướng chi tiêu nhiều hơn, dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy là hiện tượng giá cả tăng lên do chi phí sản xuất tăng. Chi
phí sản xuất bao gồm chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí lao động, chi phí vận tải,...
Các nguyên nhân gây ra lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam bao gồm:
Tăng giá nguyên liệu đầu vào: Giá nguyên liệu đầu vào tăng, dẫn đến chi phí sản
xuất tăng, dẫn đến giá cả tăng.
Tăng giá nhân công: Giá nhân công tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giá cả tăng.
Tăng thuế: Thuế tăng, dẫn đến chi phí sản xuất tăng, dẫn đến giá cả tăng.
Ngoài ra, lạm phát ở Việt Nam cũng có thể chịu tác động của các yếu tố khác, như:
Sự bất ổn về kinh tế vĩ mô: Sự bất ổn về kinh tế vĩ mô, như suy thoái kinh tế,
khủng hoảng tài chính,... có thể dẫn đến lạm phát.
Sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thế giới: Giá cả hàng hóa và dịch
vụ trên thế giới tăng cao, có thể tác động đến giá cả hàng hóa và dịch vụ trong
nước, dẫn đến lạm phát.
2.2.1. Nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2020
Tháng 1 và tháng 2 là tháng Tết nên nhu cầu mua sắm tăng cao, giá các mặt hàng
lương thực bình quân năm 2020 tăng 4,51% so với năm 2019 góp phần làm cho CPI
chung tăng 0,17%. Giá gạo năm 2020 tăng 5,14% so với năm trước do giá gạo xuất khẩu
tăng cùng với nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng.
Giá các mặt hàng thực phẩm năm 2020 tăng 12,28% so với năm trước góp phần làm cho
CPI tăng 2,61% chủ yếu do giá các mặt hàng thực phẩm tươi sống tăng cao trong dịp Tết
nguyên đán, nhất là giá mặt hàng thịt lợn tăng cao do nguồn cung chưa được đảm bảo vì
dịch tả lợn Châu Phi, giá thịt lợn tăng 57,23% so với năm trước làm cho CPI chung tăng
1,94%. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 21,59%,mỡ lợn tăng 58,99% so với năm trước. Do
ảnh hưởng của mưa bão, lũ lụt tại các tỉnh miền Trung trong tháng 10 và tháng 11 tác
động làm cho diện tích rau màu ngập nặng, nhiều ao, hồ, chuồng trại bị hư hỏng, cuốn
trôi… làm cho giá rau tươi, khô và chế biến tăng.
Do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 trên thế giới vẫn còn phức tạp, nhu cầu về một số loại vật
tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu ở mức cao nên giá
các mặt hàng này có xu hướng tăng nhẹ. Bình quân năm 2020 giá thuốc và thiết bị y tế
tăng 1,35% so với năm trước.
Giá dịch vụ giáo dục năm 2020 tăng 4,32% so với năm 2019 do các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thực hiện tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.
Thuế lạm phát có phải là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát:
Thuế lạm phát có thể là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát trong những trường hợp sau:
- Khi chính phủ tăng thuế quá mức: Nếu chính phủ tăng thuế quá mức, vượt quá mức cần
thiết để bù đắp cho sự mất giá của đồng tiền, thì sẽ có tác động làm tăng chi phí sản xuất
của doanh nghiệp. Khi chi phí sản xuất tăng lên, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sản
phẩm của mình để bù đắp. Điều này sẽ dẫn đến lạm phát.
- Khi chính phủ tăng thuế một cách đột ngột: Nếu chính phủ tăng thuế một cách đột ngột,
thì sẽ gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế. Điều này có thể dẫn đến việc người dân và doanh
nghiệp trì hoãn chi tiêu, đầu tư, từ đó làm giảm cầu và dẫn đến lạm phát.
Giảm lạm phát phải đánh đổi cái gì?
- Tăng lãi suất: Tăng lãi suất là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để giảm lạm
phát. Tuy nhiên, tăng lãi suất cũng có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, từ đó làm
chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Giảm chi tiêu: Giảm chi tiêu của chính phủ cũng là một biện pháp để giảm lạm phát.
Tuy nhiên, giảm chi tiêu có thể dẫn đến việc cắt giảm các chương trình an sinh xã hội và
đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó ảnh hưởng đến đời sống của người dân và sự phát triển của nền kinh tế.
- Tăng thuế: Tăng thuế cũng có thể giúp giảm lạm phát bằng cách làm giảm thu nhập của
người dân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, tăng thuế có thể làm giảm tiêu dùng và đầu tư, từ
đó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế. - Thất nghiệp tăng - Nợ tăng - Giá cổ phiếu giảm
Một số ví dụ cụ thể về những tác động tiêu cực của các biện pháp giảm lạm phát:
+ Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã
tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát. Điều này đã dẫn đến việc suy thoái kinh tế
nghiêm trọng, với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 10%.
+ Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tăng lãi suất 3 lần trong năm
2022 để kiềm chế lạm phát. Điều này đã làm giảm nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp và
người dân, từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ in tiền có dẫn đến lạm phát không?
- Có, chính phủ in tiền có thể dẫn đến lạm phát.
- Lạm phát là sự gia tăng giá cả của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Khi chính phủ in
tiền, nó đang tạo ra thêm tiền tệ trong lưu thông. Điều này có thể dẫn đến lạm phát vì có
nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa và dịch vụ.
Tăng cầu: Khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông, mọi người có nhiều tiền hơn để
chi tiêu. Điều này có thể dẫn đến nhu cầu tăng đối với hàng hóa và dịch vụ, từ đó đẩy giá lên cao.
Giảm giá trị của đồng tiền: Khi có nhiều tiền hơn trong lưu thông, giá trị của đồng
tiền sẽ giảm. Điều này có nghĩa là cùng một lượng tiền có thể mua ít hàng hóa và
dịch vụ hơn, dẫn đến lạm phát.
Tăng chi phí sản xuất: Khi giá nguyên liệu thô và hàng hóa tăng lên, chi phí sản
xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên. Điều này có thể dẫn đến giá bán sản phẩm
tăng lên, từ đó dẫn đến lạm phát.
Tuy nhiên, việc in tiền không phải lúc nào cũng dẫn đến lạm phát. Nếu chính phủ in tiền
để tài trợ cho các khoản chi tiêu có lợi cho nền kinh tế, chẳng hạn như đầu tư cơ sở hạ
tầng hoặc giáo dục, thì nó có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tiền lương.
Điều này có thể làm giảm tác động của lạm phát. - VD:
Trong cuộc Đại suy thoái, chính phủ Hoa Kỳ đã in tiền để tài trợ cho các chương
trình kích thích kinh tế. Điều này đã giúp giảm thiểu tác động của cuộc suy thoái,
nhưng cũng dẫn đến lạm phát cao.
Ở Zimbabwe, chính phủ đã in tiền một cách vô độ để tài trợ cho thâm hụt ngân
sách. Điều này đã dẫn đến lạm phát phi mã, khiến giá cả tăng vọt và làm suy yếu đồng nội tệ.
2.3 Triển vọng v nn kinh tế năm 2024
2.3.1 Triển vọng về nền kinh tế thế giới năm 2024
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu được công bố ngày 16/5, Liên Hợp
quốc (UN) dự báo kinh tế toàn cầu đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2023, tăng 0,4
điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1 và vào năm 2024 Liên Hợp Quốc dự báo nền
kinh tế tăng trưởng giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 2,5%. Báo cáo cho thấy tốc độ
tăng trưởng của kinh tế toàn cầu vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình
3,1% được ghi nhận trong hai thập kỷ trước khi xảy ra đại dịch toàn cầu Covid-19. Và
triển vọng tăng trưởng của Mỹ, Liên minh châu âu (EU) và Trung Quốc năm 2023 đã được cải thiện.
Theo Reuters, số liệu cập nhật của Liên Hợp Quốc thấp hơn so với dự báo của Quỹ
Tiền tệ quốc tế (IMF) vào ngày 10/10 trong báo cáo cập nhật Triển vọng kinh tế thế giới.
Trước đó, quỹ này nhận định, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm còn 2,9% vào năm
2023 từ 3,4% ở năm 2022 và tăng lên mức 3,1% ở năm 2024. Triển vọng tăng trưởng tại
nhiều quốc gia đang phát triển đã xấu đi trong bối cảnh các điều kiện tín dụng bị thắt chặt
và chi phí tài chính bên ngoài gia tăng. Những quốc gia kém phát triển nhất được dự báo
tăng trưởng 4,1% vào năm 2023 và 5,2% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mục tiêu
7% của “Chương trình nghị sự năm 2030 về Phát triển bền vững”.
Trong báo cáo công bố tại Hội nghị thường niên cùng Ngân hàng Thế giới, IMF
đánh giá sức bền của nền kinh tế khi vừa tiếp tục phục hồi sau ảnh hưởng của đại dịch
vừa khắc phục xung đột của Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. IMF dự báo
lạm phát trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn 6.7% trước đó là 8,7% của năm 2022. Năm
2024 IMF dự báo lạm phát sẽ ở mức 5,8% tăng 0,6 điểm phần trăm so với dự báo hồi
tháng 7. Lạm phát cao có thể làm cho lãi suất ngân hàng cao hơn trong thời gian dài hơn,
gây tác động liên hoàn tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
2.3.2 Triển vọng về nền kinh tế Việt Nam 2024
Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 4.7% trong
năm 2023 và sẽ hồi phục lên 5.4% và 6% trong năm 2024-2025, tỷ lệ lạm phát ở Việt
Nam dự báo ỏ mức 3.8% trong năm 2023 và 4% trong năm 2024. Nhưng cũng xuất hiện
một số rủi ro do chính sách tiền tệ bị thắt chặt hơn nữa ở các nền kinh tế lớn và gây áp lực
cho tỷ giá đồng nội tệ, dẫn dòng vốn tháo chạy ra ngoài. Trong dài hạn, Việt Nam có thể
trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Hình
3: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam năm 2023
Nhiều chuyên gia đã đưa gia những dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế dựa
trên phân tích, đánh giá các yếu tố cơ bản cũng như các quyết sách đúng đắn của Chính
phủ. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo Việt Nam không phải đang đối mặt với cú sốc ngắn
hạn để có thể sớm vượt qua và quay trở lại đà tăng trưởng cao. Hơn nữa, rủi ro trong năm
2024 sẽ không chỉ là khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay tình trạng doanh nghiệp phá sản
tăng cao, gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, mà còn có thể đến từ việc triển khai
thiếu hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, cải cách kinh tế.
2.4 Các nguy cơ gây ra lạm phát năm 2024
Với bối cảnh thế giới bất định, kinh tế Việt Nam trong năm 2024 sẽ có khả năng
cao tiếp tục gặp khó khăn với bối cảnh năm 2024 rất nhiều khó khó khăn và những thách
thức thậm chí còn nhiều hơn năm 2023. Những cuộc xung đột tại Nga - Ukraine hay mới
đây là Israel - Hamas tác động khiến hàng loạt nhóm hàng nguyên liệu, dầu thô, lương lực
thực phẩm tăng cao. Một vài dự báo cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ nhích lên nhưng
cũng có dự báo giảm đi như World Bank vừa công bố dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
sẽ đạt 2,9% năm 2024 giảm nhẹ so với mức tăng 3% của năm nay.
Hình 4: Dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2023
Trong Báo cáo triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 9, Ngân hàng Phát triển
châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 khó đạt được như dự định,
ADB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm xuống ở mức 5,8% vào năm 2023 và đạt
6.0% vào năm 2024. Cùng với đó, các dự báo về lạm phát được điều chỉnh giảm từ 4,5%
xuống còn 3,8% cho năm 2023 và từ 4,2% xuống còn 4% cho năm 2024. Trong đó các
yếu tố chính tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam do đến từ nguyên nhân
bên ngoài. Đó là tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, sự thắt chặt tiền tệ ở một số nước
phát triển và tác động từ cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn, tác động rõ nhất từ nhu
cầu thị trường thế giới giảm đã tác động đến ngành sản xuất chế biến chế tạo ở Việt Nam,
làm giảm dự báo của các ngành liên quan. Ở trong nước, việc chậm giải ngân vốn đầu tư
công và những yếu kém về cấu trúc trong nội tại nền kinh tế là những nguy cơ chính dẫn
tới giảm tốc tăng trưởng.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
3.1 Giải pháp trực tiếp để kiểm soát lạm phát ở Việt Nam
3.1.1: Các chính sách giảm lạm phát
Một số giải pháp của chính sách tiền tệ
Thứ nhất, theo dõi sát diễn biến vĩ mô, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước để
chủ động, kịp thời thực hiện các giải pháp điều hành phù hợp. Điều hành đồng bộ, linh
hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ.
Thứ hai, quản lý chặt chẽ và hạn chế cung tiền không Phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt ngân sách
Thứ ba, siết chặt cung tín dụng hạn chế tăng trưởng tín dụng. Có nghĩa là giảm tín
dụng, giảm lượng tiền cho vay, từ đó sẽ làm giảm cung tiền cung cấp cho nền kinh tế.
Thứ tư, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, để cho lượng tiền cho vay khả
dụng tại các ngân hàng được giảm bớt.
Thứ năm, tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền gửi của dân cư
Thứ sáu, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng như với các chính
sách kinh tế vĩ mô khác để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,
hỗ trợ tăng trưởng hợp lý
Một số giải pháp của chính sách tài khóa
- Giảm chi ngân sách đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công.
- Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt chi tiêu trong xã hội.
- phát hành trái phiếu kho bạc.
- Tận dụng các nguồn lực để thu hút lượng tiền
- Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ, quốc gia và không mở rộng nợ do chính phủ bảo lãnh.
Kiềm chế giá cả ( tăng cung kiểm soát giá cả):
Thứ nhất, Tăng cung hàng hóa bằng cách nhập khẩu, có thể gia tăng san xuất trong
nước, khi thiết hụt hàng hóa thì sẽ nhập khẩu.
Thứ hai, bán vàng và ngoại tệ ra thị trường để thu hút tiền mặt.
Thứ ba, chống đầu cơ tích trữ, chống độc quyền bán hàng bởi vì nếu đầu cơ tích
trữ thì sẽ tạo ra sự khan hiếm giả trong nền kinh tế.
3.1.2 Mục tiêu giảm lạm phát
Với mục tiêu kiểm soát lạm phát, dù là chính sách tiền tệ hay chính sách tài
khóa thì cũng nhằm vào 2 mục tiêu đó là: giảm lượng tiền trong lưu thông ( cung
tiền ) và gia tăng cung cấp hàng hóa dịch vụ trong xã hội. Chính phủ thực hiện
chính sách tiền tệ chặt chẽ và chính sách tài khóa thận trọng và thắt chặt.
Mục tiêu giảm bớt lượng tiền trong lưu thông
Đối với chính sách tiền tệ để giảm bớt lượng tiền lưu thông thì chính sách tiền tệ
cần đưa ra một số giải pháp sau:
- Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng thì đưa vào lưu thông trong xã hội
- Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Đây là biện pháp của NHTW nhằm giảm lượng cung điền vào
thị trường biện pháp này tác động đến tất cả các ngân hàng và bình đẳng giữa các ngân hàng với nhau
Để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thì cần nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền
gửi, biện pháp này sẽ làm hạn chế các ngân hàng thương mại mang các giấy tờ có giá đến
ngân hàng nhà nước để chiết khấu, ngoài ra, việc nâng lãi suất tiền gửi sẽ hút khiến người
dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn ởi
b vì lượng tiền của dân cư đang nằm trong lưu thông hi
k nó vào ngân hàng thì sẽ dễ kiểm soát hơn bởi một
phần trong đó sẽ được ngân
hàng Trung ương giữ lại dưới dạng dự trữ bắt buộc.
Ngân hàng Trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các chứng từ có giá
cho các ngân hàng Thương mại, vì khi ngân hàng Trung ương bán chứng từ có giá thì sẽ
thu về một lượng tiền từ đó sẽ làm giảm lượng tiền tại các ngân hàng Thương mại ể đ hạn
chế tín dụng tại ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng Trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương mại
Đối với chính sách tài khóa để giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thì Bộ Tài
chính cần đưa ra một số giải pháp sau:
- Giảm chi ngân sách đó là giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư công
- Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong xã hội
- Giám sát chặt chẽ và rà soát lại nợ chính phủ quốc gia và không mở rộng đối tượng
được Chính phủ bảo lãnh
- Đối với đầu tư công cắt giảm kế hoạch tín dụng đầu tư từ ngân sách
Như vậy là cả hai chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa thắt chặt sẽ làm
giảm lượng tiền lưu thông.
Mục tiêu gia tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội (đây là mục tiêu kiểm soát giá cả)
Đối với chính sách tiền tệ để thúc đẩy sản xuất và tăng dịch vụ trong xã hội thì
chính sách tiền tệ cần đưa ra một số giải pháp sau:
- Đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng thông qua ưu đãi lãi suất đối với các đối tượng hoạt
động trong lĩnh vực sản xuất Ví dụ bây giờ chúng ta muốn gia tăng hàng hóa thì chúng ta
phải đưa ra chính sách ưu đãi tín dụng, thì ưu đãi tín dụng có nghĩa là nó sẽ làm tăng tín
dụng, nó ngược lại với chính sách giảm tín dụng. Vì
vậy giải pháp này là ưu đãi tín dụng
đối với một số đối tượng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
chỉ ưu tiên cho sản xuất chứ
không ưu tiên cho thương mại, dịch vụ. Và có những ngành nghề là chiến lược phù hợp
chứ không phải tăng ưu đãi tín dụng tràn lan. Chúng ta hạn chế tín dụng nhưng lại ưu đãi để ầu đ
tư sản xuất, để gia tăng hàng hóa dịch vụ. Mục tiêu này đôi lúc sẽ có nhiều điểm
ngược lại với mục tiêu giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, khi thực hiện chính sách
thì sẽ có nhiều chính sách mâu thuẫn với nhau tuy nhiên tùy vào điều kiện của mỗi quốc
gia và bối cảnh của nền kinh tế thì người ta có thể vận hành nó tích hợp hoặc bổ trợ cho
nhau một cách khéo léo nhất và hiệu quả nhất. Việc ưu đãi về lãi suất sẽ làm giảm chi
phí sản xuất đầu vào ì vậy v
sẽ tăng năng suất lao động.
Đối với chính sách tài khóa để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ trong xã hội thì Bộ Tài
chính cần đưa ra một số giải pháp sau
- Giảm thuế đầu tư thuế nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị và thuế thu nhập
doanh nghiệp từ đó làm giảm bớt chi phí đầu vào lên làm tăng năng suất lao động từ đó
kích thích doanh nghiệp gia tăng sản xuất.
- Thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất đặc biệt là bất động sản và chứng
khoán. Ngoài ra còn giảm tỷ lệ dư nợ đối với lĩnh vực này.
- Đưa ra chính sách bình ổn thị trường ngoại tệ và vàng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh và tăng dự trữ ngoại hối hiện nay Chính phủ đang cầm giao dịch mua bán
ngoại tệ tại thị trường tự do và cấm các cửa hàng vàng cá nhân giao dịch mua bán vàng miếng.
3.2 Các giải pháp chiến lược lâu di để kiểm soát lạm phát
Nhà nước cần có chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn tạo động lực phát
triển sản xuất và lưu thông hàng hóa. Tức là nền kinh tế phải đi đúng hướng tạo