Làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế của CNXH hiện thực ở Việt Nam từ khi đổi mới (1986) đến nay | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế của CNXH hiện thực ở Việt Nam từ khi đổi mới (1986) đến nay | Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (M10)
Trường: Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHỦ ĐỀ : Làm sáng tỏ những thành tựu và hạn chế của CNXH hiện
thực ở VIỆT NAM từ khi đổi mới ( 1986 ) đến nay PHÂN TÍCH THEO LĨNH VỰC :
KINH TẾ : Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng
quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế,đạt tốc độ tăng trưởng nhanh. THÀNH TỰU :
- Kế hoạch 5 năm (1986 - 1990) : GDP tăng 4,4%/năm; tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm; công nghiệp tăng bình
quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm;
giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm.
- Giai đoạn 1991 - 1995 : khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, tốc
độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ
tiêu chủ yếu đều vượt mức: GDP bình quân tăng 8,2%/năm; giá trị sản
xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm; nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh
vực dịch vụ tăng 12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 -
1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990.
- Giai đoạn 1996 - 2000: là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan
trọng của kinh tế thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước. GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%; trong
đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng
10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2% . “Nếu tính cả giai đoạn 1991 -
2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%. So với năm
1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”
- Giai đoạn 2001 - 2005: ở giai đoạn này đi vào chiều sâu, việc triển khai
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và Kế hoạch 5 năm
2001 - 2005 mà Đại hội IX của Đảng thông qua đã đạt được những kết
quả nhất định. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, riêng năm 2005 đạt
8,4%; trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%; công nghiệp và xây dựng tăng
10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng quy mô tổng sản phẩm trong
nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8 nghìn tỷ đồng, tăng gấp đôi
so với năm 1995. GDP bình quân đầu người khoảng 10 triệu đồng
(tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của các nước đang phát
triển có thu nhập thấp (500 USD). Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải
nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt Nam đứng thứ
nhất thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các mặt hàng gạo,
cà phê, hạt điều; thứ 4 về cao su;…
- Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao; giai đoạn 2016
- 2019 đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù năm 2020, kinh tế chịu ảnh
hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của
Việt Nam vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
- Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới
đạt 6,3 tỷ USD/năm thì đến năm 2023 đã đạt khoảng 430 tỷ USD/năm.
Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt,
năm 1985 bình quân thu nhập đầu người mới đạt 159 USD/năm thì đến
năm 2023 đạt khoảng 4,28 nghìn USD/năm.
=> Nhìn chung, các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát
triển khá, trong đó sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất
là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia; sản
phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về
chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng
cạnh tranh, bảo đảm cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường
trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu; chú trọng đầu tư phát triển
một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao; khu vực dịch vụ có tốc
độ tăng trưởng ổn định HẠN CHẾ :
- Chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh
quốc gia của nền kinh tế còn thấp.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm
được hoàn thiện, hệ thống thị trường hình thành và phát triển chưa đồng bộ .
- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng
chưa đồng bộ và hiện đại đang cản trở sự phát triển.
- Việc tạo nền tảng để trở thành một nước công nghiệp theo hướng
hiện đại còn chậm và gặp nhiều khó khăn. CHÍNH TRỊ : THÀNH TỰU :
● Sự ổn định chính trị :
- Việt Nam bảo vệ được sự ổn định chính trị, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế và xã hội.
● Cải cách hành chính :
- Chính phủ đã và đang cố gắng cải tổ cơ cấu hành chính nhằm
tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp và công dân.
● Mở cửa và hội nhập quốc tế :
- Việt Nam mở cửa thị trường, tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế
và địa chính trị quốc tế (như WTO, APEC, ASEAN), với mục tiêu hội nhập sâu rộng.
● Chính trường ổn định :
- Mặc dù chỉ có một đảng cầm quyền, nhưng Việt Nam duy trì
được sự ổn định chính trị khá tốt, không có sự đối đầu chính trị gay gắt hay bất ổn. HẠN CHẾ :
● Hệ thống đa đảng:
- Việt Nam vẫn là một nhà nước đảng trị với một đảng cầm quyền,
do đó, tính đa nguyên và sự cạnh tranh chính trị có giới hạn .
● Tự do ngôn luận và báo chí :
- Các hạn chế về tự do ngôn luận và báo chí tiếp tục là một vấn
đề, khi mà các phương tiện truyền thông chủ yếu được kiểm soát bởi nhà nước. ● Tham nhũng :
- Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc đẩy lùi tham nhũng nhưng
vấn đề này vẫn còn tồn tại và là mối quan ngại lớn.
● Quy định và pháp luật :
- Dù có những cải cách nhưng việc quan liêu, bộ máy chính quyền
cồng kềnh và thủ tục hành chính phức tạp vẫn là thách thức
trong việc vận hành và quản lý nhà nước.
=> Từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã có bước tiến trong việc
mở rộng quyền lực chính trị ra khỏi các cơ chế trung ương và cung cấp một
hệ thống chính trị ổn định. Song song với đó, việc đảm bảo quyền tự do dân
chủ cơ bản và chống tham nhũng vẫn là những thách thức đòi hỏi sự quan
tâm từ nhà nước và xã hội. GIÁO DỤC : THÀNH TỰU :
- Quy mô giáo dục phát triển nhanh, thực hiện nền giáo dục toàn dân,
đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân
- Công bằng xã hội trong tiếp cận giáo dục có nhiều tiến bộ: Hệ thống
trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được mở rộng hơn để phục vụ
con em đồng bào dân tộc thiểu số; ưu tiên ngân sách cho giáo dục, có
nhiều chính sách hỗ trợ khác: miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí cho
học sinh, sinh viên nghèo; hỗ trợ phát triển giáo dục đối với con em
đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, ...
- Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng lên: chăm sóc, giáo dục trẻ
mầm non; giáo dục phổ thông; đào tạo đại học và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Công tác quản lý giáo dục có bước chuyển biến tích cực: tiến hành
nhiều cuộc cải cách giáo dục qua các giai đoạn.
- Hợp tác quốc tế được đẩy mạnh: đăng cai và tổ chức thành công
nhiều kỳ thi quốc tế: Olympic Vật lý châu Á (năm 2004), Olympic Toán
học quốc tế (năm 2007), … HẠN CHẾ :
- Chất lượng và hiệu quả giáo dục nói chung còn thấp: thiếu đồng bộ,
chưa liên thông, mất cân đối giữa các cấp học, ngành học, cơ cấu, trình
độ, ngành nghề, vùng, miền.
- Cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo chưa hợp lý, đầu tư cho các bậc học chưa tương xứng.
- Quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, đội ngũ giáo viên vừa
yếu vừa thiếu và không đồng bộ, phương pháp giảng dạy chậm đổi mới.
- Cơ sở vật chất trường lớp còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Nội
dung giáo dục còn thiếu thiết thực. NGOẠI GIAO : Thành tựu :
● Bình thường hóa quan hệ với các nước :
- Bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995, mở ra cơ hội
hợp tác rộng lớn trên nhiều lĩnh vực.
- Tham gia các tổ chức quốc tế và khu vực quan trọng như ASEAN
(1995), APEC (1998), WTO (2007), góp phần nâng cao vị thế và
tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế.
- Nâng cấp quan hệ với nhiều nước lên tầm đối tác chiến lược, tạo
nền tảng cho hợp tác sâu rộng và tin cậy lẫn nhau.
- Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước
lớn, trong đó có 5 nước Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, toàn bộ 7 nước G7 và 17/20 nước thành viên G20. Thiết lập
và nâng cấp nhiều mối quan hệ lên đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện.
● Mở rộng hợp tác quốc tế :
- Việt Nam chủ động tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế: Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, tham gia Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại
quốc tế (WTO) năm 2007. Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng Thế giới,
Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân hàng phát triển Á Châu …
- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hiệu quả, đóng góp
quan trọng cho phát triển kinh tế.
- Tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật với các
nước, thúc đẩy giao lưu học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm.
- Tham gia tích cực vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên
Hợp Quốc, thể hiện trách nhiệm quốc tế và nâng cao uy tín của Việt Nam.
● Nâng cao vị thế quốc tế:
- Việt Nam ngày càng được biết đến và có uy tín trên trường quốc
tế, được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an
Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021.
- Chủ động và tích cực tham gia vào các vấn đề khu vực và quốc tế,
đóng góp vào giải quyết các tranh chấp quốc tế và duy trì hòa bình, ổn định khu vực.
- Góp phần vào hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên
thế giới, khẳng định vai trò và vị thế ngày càng cao của Việt Nam. Hạn chế :
● Vẫn còn phụ thuộc vào các nước lớn:
- Về kinh tế: FDI, ODA, thị trường xuất khẩu.
- Về chính trị: ảnh hưởng của các nước lớn trong các vấn đề khu vực và quốc tế. ● Biển Đông:
- Tranh chấp chủ quyền với một số nước. -
Vấn đề chưa được giải quyết triệt để. ● Nhân quyền: -
Vẫn còn những hạn chế về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng. -
Bị các nước phương Tây chỉ trích. Kết luận: -
Ngoại giao Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong 37 năm qua. -
Vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục. -
Cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao. AN NINH - QUỐC PHÒNG : Thành tựu :
● Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an
ninh quốc gia, ổn định chính trị - xã hội, trật tự an toàn xã hội
và môi trường hòa bình để tập trung xây dựng và phát triển đất nước:
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã giữ vững độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
môi trường hòa bình, ổn định và an ninh cho sự phát triển đất nước .
- Ngăn chặn âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp
phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế, uy tín
Việt Nam trên trường quốc tế .
● Xây dựng toàn diện nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân:
- Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã tích cực triển khai thực hiện xây
dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở
từng khu vực và trên địa bàn cả nước .
- Thực hiện tốt chủ trương kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với
quốc phòng, an ninh trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội .
● Hệ thống pháp luật về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc
gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội ngày càng được hoàn thiện :
- Đảng đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, hoàn
thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về quốc phòng, nhằm
kịp thời thể chế hóa quan điểm, đường lối quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
● Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường; xây dựng
Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, từng bước hiện đại:
- Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xây dựng theo
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; có bản
lĩnh chính trị vững vàng, đấu tranh chống các quan điểm sai trái,
thù địch, kiên quyết bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
● Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh đạt nhiều kết quả :
- Việt Nam đã có quan hệ, hợp tác về quốc phòng, an ninh với các
đối tác chủ chốt, phù hợp với các quan hệ song phương theo các
khuôn khổ của đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và
đối tác hợp tác toàn diện tập trung vào những lĩnh vực phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm. Hạn chế :
● Việt Nam lệ thuộc vào nguồn cung cấp quốc phòng của Nga:
- Việt Nam là một trong những thị trường vũ khí lớn của
Nga. Mối quan hệ này đã đi xa hơn việc bán hàng đơn
thuần mà còn bao gồm các lãnh vực đào tạo, bảo trì, sửa
chữa và nâng cấp các thiết bị quan trọng hoặc hệ thống vũ khí
- Những năm gần đây, Nga cung cấp tới 93% tổng sản phẩm
nhập khẩu quân sự của Việt Nam.
● Vấn đề quản lý chi ngân sách an ninh quốc phòng ở nước ta
hiện nay không được công khai minh bạch:
- Việt Nam vẫn chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu để những
chi tiêu mua thiết bị cho quân đội không bị mất mát vào
tham nhũng hối mại, tình trạng quản lý còn yếu kém lại
không có truyền thống giám sát độc lập và vững chắc từ
Quốc hội, Tư pháp và báo chí nên khó phát hiện có những
sai trái trong chi ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng.
● Nguồn chi cho Ngân sách an ninh quốc phòng Việt Nam còn hạn chế:
- Chỉ chiếm chưa tới 5% GDP và thấp hơn nhiều so với các
quốc gia trong khu vực như: Thái Lan, Singapo, Indonesia,
….Do vậy, các phương tiện quân dụng của Việt Nam còn
lạc hậu so với các quốc gia khác, không đảm bảo cho
chiến tranh hiện đại nếu xảy ra ra nguy cơ chiến tranh. Y TẾ : Thành tựu :
● Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường :
- Công tác y tế có sự đổi mới theo hướng đa dạng hóa các hình
thức tổ chức khám, chữa bệnh cho người dân; từng bước thực
hiện công bằng trong khám, chữa bệnh cho người dân.
- Các chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục, bảo
vệ và chăm sóc trẻ em được triển khai tích cực.
- Mức hưởng thụ dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với
trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình
tăng, đến năm 2020 ước đạt 73,7 tuổi .
- Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tăng cường,
chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh được nâng cao; từng bước
giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên.
- Công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây
nhiễm được chú trọng; năng lực giám sát, dự báo, phát hiện và
khống chế dịch bệnh được nâng lên.
- Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, từ 60,9%
dân số năm 2010 lên 90,7% vào năm 2020
● Mạng lưới y tế được mở rộng, nhất là y tế cơ sở
- Năm 2003, cả nước có 13.162 cơ sở khám với 192,9 nghìn
giường bệnh. Số cán bộ y tế là 184,6 nghìn người. Năm
2005, gần 100% các trạm y tế xã, phường có y, bác sĩ.
- Đến nay, mạng lưới y tế cơ sở được phát triển rộng khắp
toàn quốc. Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong số
ít quốc gia có mạng lưới y tế hoàn chỉnh, tổ chức rộng khắp
tới tận thôn, bản và đang là mô hình mà nhiều nước trên thế
giới quan tâm, học hỏi kinh nghiệm.
● Những thành tựu y học nổi bật
- Chủ động sản xuất được nhiều vắcxin phòng bệnh
- Điểm sáng trong thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ
- Kiểm soát và ngăn ngừa nhiều dịch bệnh nguy hiểm
- Làm chủ nhiều công nghệ cao Hạn chế :
- Tình trạng thiếu thuốc, vaccine, trang thiết bị y tế vẫn còn diễn ra.
- Nhân lực và năng lực y tế cơ sở, y tế dự phòng chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ; công tác đào tạo nhân lực ngành y tế còn
những vấn đề về việc bảo đảm chất lượng; một số dự án vẫn còn kéo dài.
- Tình trạng quá tải vẫn chưa được giải quyết triệt để ở các bệnh viện tuyến cuối.
- Các yếu tố như môi trường làm việc có nơi, có lúc còn hạn chế;
thiếu vật tư, thiết bị cần thiết thực hiện hoạt động chuyên môn;
sức thu hút cao từ các cơ sở y tế tư nhân.