-
Thông tin
-
Hỏi đáp
LÀNG NAM BỘ - Tóm tắt kiến thức về làng Nam Bộ theo hai đầu sách của thầy Trần Ngọc Thêm | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Làng Nam Bộ" là một đề tài quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam, và việc tóm tắt kiến thức về làng Nam Bộ theo hai đầu sách của thầy Trần Ngọc Thêm có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về vùng đất này. Dưới đây là một tóm tắt tổng quan về những điều kiện và đặc điểm của làng Nam Bộ, dựa trên những nghiên cứu của thầy Trần Ngọc Thêm:
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
LÀNG NAM BỘ - Tóm tắt kiến thức về làng Nam Bộ theo hai đầu sách của thầy Trần Ngọc Thêm | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Làng Nam Bộ" là một đề tài quan trọng trong nghiên cứu văn hóa Việt Nam, và việc tóm tắt kiến thức về làng Nam Bộ theo hai đầu sách của thầy Trần Ngọc Thêm có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về vùng đất này. Dưới đây là một tóm tắt tổng quan về những điều kiện và đặc điểm của làng Nam Bộ, dựa trên những nghiên cứu của thầy Trần Ngọc Thêm:
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
LÀNG NAM BỘ - Tóm tắt kiến thức về làng Nam Bộ theo
hai đầu sách của thầy Trần Ngọc Thêm.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825 LÀNG NAM BỘ
Hệ tọa độ chủ thể - không gian – thời gian tạo nên văn hóa làng Nam Bộ: Thời gian Chủ thể Không gian Từ thế kỷ Khi bắt Di dân Đất rộng, 17: Khai đầu giao người màu mỡ, phá đồng lưu văn Khmer (từ người bằng Nam hóa với thế kỉ 12 – thưa, ít Bộ đã phương 13), người thiên tai. đem lại bộ Tây làm Hoa; Di mặt mới hình dân người cho làng thành Việt gốc xã Việt nên văn miền Nam hóa Nam Trung, gốc Bộ. miền Bắc đến.
Chủ thể, không gian, thời gian khác biệt nên văn hóa làng xã Nam Bộ cũng khác so
với làng xã Bắc Bộ và Trung Bộ.
Đặc trưng của làng Nam Bộ:
- Về người dân: Nhờ thiên nhiên ưu đãi, họ không nhất thiết phải sống quần tụ,
không bị gắn chặt với quê hương và cộng đồng, làng xã.
- Về thôn ấp: Có tính mở:
Không có lũy tre dày đặc bao quanh
Tổ chức thành tuyến trải dài theo các trục giao thông. Đó là sản phẩm
của thời đại mà khi kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển.
Khác với việc xem buôn bán là nghề xấu của người miền Bắc, người
miền Nam lại chấp nhận và coi đó là một “đạo”:
Đạo nào vui bằng đạo đi buôn.
Xuống biển lên nguồn, gạo chợ nước sông!
- Thành phần dân cư của làng Nam Bộ hay có biến động do ở Nam Bộ còn nhiều
miền đất chưa khai phá, người dân cũng có thể rời làng tìm đến những chỗ dễ làm ăn hơn. lOMoAR cPSD| 40749825
Theo Léopold Pallu trong “Histoire de l’expédition de Cochichine en 1861
(Paris, Hachette, 1864) :”Tại Nam Kỳ, một số làng có thể tan rã trong tay anh
với tốc độ nhanh như lúc nó hội tụ lại… Và vì đi khắp nơi đều có đất để trồng
trọt và cây cối để dựng nhà, ít khi họ bị lúng túng bởi các vấn đề ăn ở”.
- Người Nam Bộ luôn chào đón người tứ xứ, không phân biệt dân chính cư và dân ngụ cư.
- Ở thôn ấp Nam Bộ hầu như không có hương ước và không có những tổ chức phi
quan hương kiểu như “giáp”, “phường”, “hội”,… như ở làng xã Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Làng Nam Bộ có tính cộng đồng thấp; tính cá nhân cao: Không có ruộng công,
ruộng khẩn hoang được đăng ký thành sở hữu riêng.
- Tính dân chủ cao ở thôn ấp Nam Bộ có cơ sở từ việc cư dân Nam Bộ là người tứ
xứ, không có họ nào đủ người để trở thành đa số.
- Tính cách người Nam Bộ:
Phóng khoáng, hào sảng (Làm bao nhiêu ăn nhậu bấy nhiêu, được đến đâu hay đến đó).
Thẳng thắn, bộc trực, không đưa đẩy, vòng vo.
- Làng Nam Bộ có cấu trúc mở, tính cách người Nam Bộ phóng khoáng, nên vùng
này dễ tiếp nhận ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài của văn hóa phương Tây: Có
phong trào Âu hóa y phục sớm nhất, ông Địa Nam Bộ sớm chuyển sang hút thuốc
đầu lọc hay uống cà phê điểm tâm…
- Dù hay biến động, thôn ấp Nam Bộ vẫn:
Có thể thấy thấp thoáng bờ tre
mỗi làng vẫn có một ngôi đình với tín ngưỡng thờ thần Thành hoàng Bổn Cảnh
Hằng năm hoặc vài ba năm một lần, cư dân vẫn tụ họp nhau ở các lễ hội.
Tính cộng đồng vẫn được người dân Nam Bộ coi trọng ở một mức độ nhất
định. Yếu tố hàng xóm vẫn đứng thứ hai trong thang bậc ưu tiên khi chọn
nơi cư trú: “Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận
điền” ( (Chọn nhà) tốt nhất ở gần chợ, nhì gần gàng xóm, thứ ba gần sông,
thứ tư gần đường đi, thứ năm gần ruộng). Tham khảo:
Trần Ngọc Thêm (2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam. NXB TP Hồ Chí Minh (tr198 – tr199)
Trần Ngọc Thêm (2022). Cơ sở văn hóa Việt nam. NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (tr110 – tr112)