Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tưởng, chính trị, tổ chức cho việc thành lập Đảng | Trường Đại học Y Dược , Đại học Quốc gia Hà Nội
Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20. Quá trình chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng tổ chức chính trị cho việc thành lập đảng. Quá trình tìm đường.Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức. Tài liệu giúp bạn tham khảo,ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam(vnu)
Trường: Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 48197999
LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC CHUẨN BỊ VỀ TƯ TƯỞNG,
CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG A. LỜI MỞ ĐẦU
Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là tấm gương chói lọi về tinh thần cách mạng,
chí khí kiên cường bất khuất, toàn tâm toàn ý phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng,
tận tụy hy sinh suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộ c và giải phóng
loài người, vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội cộng sản. Kinh nghiệm thực tế và lịch sử cho thấy
muốn cách mạng thành công thì điều kiện không thể thiếu là phải có một chính đảng vững mạnh lãnh
đạo. Hiểu được sự bức thiết phải thành lập một chính đảng để phục vụ việc giải phóng dân tộc.
Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã chuẩn bị rất chu đáo về tư tưởng chính trị và tổ chức
và đến ngày 3 -2-1930, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp chống thực dân Pháp
của nhân dân ta đó là việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, mở ra một trang sử mới đầy vẻ vang
của dân tộc Việt Nam. Trong đó vai trò to lớn nhất thuộc về Nguyễn Ái Quốc, Người là cha đẻ của
Đảng ta, là tượng trưng của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ý tưởng độc lập, tự do với lý tưởng cộng
sản chủ nghĩa; giữa chủ nghĩa yêu nước nồng nàn với quốc tế vô sản. Người đã tiếp thụ phát huy tốt
đẹp nhất truyền thống của dân tộc Việt Nam và kết hợp những truyền thống ấy với tư tưởng cách
mạng triệt để của thời đại ngày nay, tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã sáng lập Đảng ta và
rèn luyện Đảng ta thành một đảng cách mạng chân chính của giai cấp công nhân. Người luôn chăm
lo rèn luyện cán bộ, đảng viên và không ngừng "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". Trong các
cuộc kháng chiến trường kì của cả dân tộc và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, vai trò lãnh đạo
của Đảng rất là to lớn, nhưng người đã sinh ra và nuôi dưỡng Đảng đó trưởng thành đó chính là
Nguyễn Ái Quốc - là Chủ tịch Nguyễn Ái Quốc, vì vậy ta phải phân tích sự chuẩn bị về tư tưởng và
chính trị, tổ chức của Nguyễn Ái Quốc cho việc thành lập Đảng để thấy được vai trò của Người. B. NỘI DUNG
I. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20
Những phong trào yêu nước trên lần lượt bị thất bại vì không có đường lối đúng đắn. Các nhà lãnh
đạo những phong trào ấy đều không phân biệt thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Pháp; chưa nhận rõ được nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổ đế quốc Pháp,
giành lại độc lập và đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày; chưa nhận
rõ lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân là nông d ân v.v… Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng lO M oARcPSD| 48197999
khủng hoảng một cách sâu sắc về đường lối cứu nước thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
Phong trào Cần Vương bị thất bại vì giai cấp địa chủ p hong kiến đã thối nát, phần lớn đã đầu hàng
thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ. Cho nên ngọn cờ Cần Vương không thể
tập hợp được quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân. Cuộc khởi nghĩa của nông dân do cụ Hoàng
Hoa Thám lãnh đạo bị thất bại vì không có đường lối, chính sách rõ ràng, không tổ chức được quần
chúng đông đảo, cách đánh chưa tốt, vũ khí lại thiếu thốn…. Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu cải cách,
không chủ trương đánh đổ thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật
để đánh đuổi thực dân Pháp, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau".
Nguyễn ái Quốc rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan
Chu Trinh, nhưng không nhất trí với con đường mà các cụ đã chọn. Người không theo phái Đông du
sang Nhật mà hướng sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và có
khoa học kĩ thuật hiện đại. Người đã kể lại "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã nghe những từ Pháp:
tự do, bình đẳng, bác ái… Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn dấu
đằng sau những từ ấy". Đồng thời Người nhận thấy chế độ giáo dục của thực dân Pháp chỉ đào tạo
những bọn làm tay sai cho bọn thống trị và ở đâu nhân dân cũng bị áp bức bóc lột, đồng bào cũng bị
đọa đầy, khổ nhục, điều đó càng thôi thúc Người đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước
ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp
Ý định ấy của Người đã mở rộng một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nước của nhân dân ta.
II. Quá trình chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về tư tưởng tổ chức chính trị cho
việc thành lập đảng
1. Quá trình tìm đường
Cuối năm 1911, lấy tên là Ba, Nguyễn ái Quốc làm phụ bếp dưới tàu buôn Đô đốc La-tút-sơ Tơ-rêvi-
lơ thuộc hãng vận tải hợp nhất của Pháp. Từ đó Người đi, đi rất nhiều, trước hết là sang Pháp. Với
lòng yêu nước nồng nàn và căm thù bọn thực dân sâu sắc. Người kiên trì chịu đựng mọi thử thách
hòa mình với giai cấp công nhân và nhân dân lao động đủ các màu da, để tìm lấy con đường cách mạng đúng đắn.
Người tìm hiểu cuộc cách mạng Mỹ năm 1776, cuộc cách mạng Pháp năm 1789, phong trào giải
phóng của các nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân. Người thấy rằng cách mạng Mỹ và cách
mạng Pháp nêu cao khẩu hiệu tự do, bình đẳng nhưng không đem lại tự do, bình đẳng cho quần chúng lO M oARcPSD| 48197999
lao động, "tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngòai thì nó áp bức
thuộc địa". "Mỹ tuy rằng cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay nhưng công nông vẫn cứ cực
khổ, vẫn cứ lo tính đến cách mạng lần thứ hai".
Còn Pháp "cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay công nông Pháp hẳn còn phải mưu cách mệnh lần nữa
mới hòng thoát khỏi vòng áp bức". Những kết luận trên đây được chính thức rút ra sau khi Nguyễn
Tất Thành trở thành người cộng sản. Nhưng trong quá trình tìm tòi con đường cứu nước, Người đã
sớm nhận thức được tính chất phản động của giai cấp tư sản và thấy rõ các cuộc cách mạng trên là
các cuộc cách mạng không triệt để vì nó không đem lại tự do, bình đẳng thực sự cho nhân dân lao động.
2. Sự chuẩn bị về tư tưởng chính trị tổ chức
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã phơi trần tận gốc tính dã man, tàn bạo, thối nát, giẫy
chết của chủ nghĩa tư bản. Bước đầu Người rút ra được một kết luận quan trọng là ở đâu chủ nghĩa
tư bản cũng tàn ác và vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức,
bóc lột rất dã man; các dân tộc thuộc địa đều có một kẻ thù không đội trời chung là bọn đế quốc, thực
dân. Do đó, Người nhận rõ giai cấp công nhân và nhân dân lao động các nước đều là bạn và chủ nghĩa
đế quốc ở đâu cũng là thù. Đây là một bước chuyển biến lớn trong nhận thức của Nguyễn ái Quốc.
Người đã giáo dục nhân dân ta phân biệt rõ ta, bạn, địch, đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao
động Pháp là bạn, còn bọn thực dân đế quốc Pháp mới là kẻ thù của nhân dân Việt Nam. a. Chính trị
Năm 1917, từ Anh trở về Pháp, Người tham gia Đảng Xã hội Pháp và lập ra Hội những người Việt
Nam yêu nước để tuyên truyền giác ngộ Việt kiều ở Pháp, đồng thời người tập viết báo, phân phát
truyền đơn và tham gia các cuộc họp, cuộc mít tinh đến các buổi thảo luận để tố cáo thực dân Pháp
và hướng sự chú ý của mọi người vào vấn đề Đông Dương.
Giữa những ngày hoạt động sôi nổi đó thì Cách mạng Tháng Mười Nga bùng nổ làm chấn động toàn
cầu. Cách mạng tháng Mười nga đã thức tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc
bị áp bức trên toàn thế giới vùng dậy đấu tranh cách mạng. Nó đã mở ra một kỷ nguyên mới trong
lịch sử loài người, kỷ nguyên tan rã của chủ nghĩa tư bản, kỷ nguyên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi toàn thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã có một ảnh hưởng quyết định vào đời hoạt
động của Nguyễn ái Quốc. Phấn khởi và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của cách mạng nước ta và
cách mạng toàn thế giới, Người quyết tâm đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước đế quốc thắng trận họp ở Vecxai (gần thủ đô Pari)
ngày18-6-1919 để chia lại thị trường thế giới. Lúc này, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt lO M oARcPSD| 48197999
Nam yêu nước ở Pháp đã đưa tới hộ nghị bản yêu sách đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền
tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Những yêu sách nói trên
không được chấp nhận nhưng đòn tấn công trực diện đầu tiên đó của nhà cách mạng trẻ tuổi vào bọn
trùm đế quốc đã có tiếng vang lớn đối với nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa Pháp.
Một bài học lớn đã được rút ra: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc;
cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới".
Kết luận ấy có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng, vì nó soi sáng con đường đấu tranh cách
mạng của nhân dân ta và cuộc đấu tranh của các thuộc địa khác. Bản yêu sách đã gây tiếng vang rất
lớn trong nhân d ân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địa của Pháp. Người Pháp
coi đó như một "quả bom" làm chấn động dư luận Pháp. Còn đối với nhân dân Việt Nam thì đó như
một "phát pháo hiệu" thức tỉnh nhân dân ta đứng dậy đấu tranh.
Tháng 7 -1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa,
khẳng định lập trường kiên quyết ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông của
Quốc tế Cộng sản. Từ đó , Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
Tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12 -1920), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc
gia nhập Quốc tế thứ ba và lập ra Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng
Cộng sản Pháp - và là người cộng sản Việt Nam đầu tiên đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của
Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác - Lênin và đi theo con đường cách mạng
vô sản. Sự kiện đó cũng đánh dấu bước mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối giải phóng Việt Nam.
Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc rời nước Pháp sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân và được
bầu vào Ban chấp hành. Sau đó Nguyễn Ái Quốc ở lại Liên Xô một thời gian, vừa làm việc, vừa
nghiên cứu học tập, làm việc ở Quốc tế Cộ ng sản, viết bài cho báo Sự thật, tạp chí Thư tín quốc tế.
Tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V (1924), Nguyễn Ái Quốc trình bày lập trường, quan điểm của
mình về vị trí, chiến lược của cách mạng các nước thuộc địa; về mối quan hệ giữa phong trào công
nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò và sức mạnh to
lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa. lO M oARcPSD| 48197999 b. Tư tưởng
Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước
của các thuộc địa Pháp sáng lập ra Hội Liên hiệp thuốc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng cách
mạng chống chủ nghĩa thực dân, thông qua tổ chức đó đem chủ nghĩa Mác - Lê nin đến các dân tộc thuộc địa.
Tờ báo Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút đã vạch trần chính sách
đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và của đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các
dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo
Nhân đạo (của Đảng Cộng sản Pháp), Đời sống công nhân (của Tổng Liên đo àn lao động Pháp) v.v..
và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ Thực dân Pháp.
Mặc dù bị nhà cầm quyền Pháp tìm mọi cách ngăn chặn, cấm đoán, các sách báo nói trên vẫn được
bí mật chuyển về Việt Nam. Nhân dân ta, trước hết là những người tiểu tư sản tri thức yêu nước, tiến
bộ , nhờ đọc các sách báo tiến bộ đó mà hiểu rõ hơn bản chất của chủ nghĩa đế quốc nói chung và
chủ nghĩa thực dân Pháp nói riêng, hiểu được Cách mạng tháng Mười Nga và đã hướng về chủ nghĩa Mác- Lênin.
Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng
ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng giống như
người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Phải truyền bá tư tưởng vô sản, lý luận MácLênin
vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Kết luận (a + b)
Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng thuộc địa trong thời đại
đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận được dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác - Lênin và đã có công truyền bá vào nước ta từ sau chiến tranh là một bước chuẩn bị
quan trọng về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính đảng ở nước ta trong giai đoạn tiếp sau. c. Tổ chức
Sau một thời gian ở lại Liên Xô để học tập và nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đảng kiểu mới,
Nguyễn Ái Quốc lên đường về tới Quảng Châu (Trung Quốc) vào ngày 1-11-1924, Nguyễn Ái
Quốc đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam có mặt tại đây, cùng một số thanh niên hăng hái
mới từ trong nước sang theo tiếng gọi của tiêng bom Sa Diện (6-1924), để thành lập Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, trong đó có tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cố t, rồi truyền bá chủ nghĩa Mác lO M oARcPSD| 48197999
- Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập chính đảng của giai cấp công nhân Việt Nam (6- 1925).
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo m t số thanh niên Việt Nam
trở thành những cán bộ cách mạng, từ năm 1924 đến năm 1927 đã đào tạo được 75 hội viên. Một số
được chọn đi học trường Đại học Phương Đông Liên Xô, một số được cử đi học quân sự ở Liên Xô
hay Trung quốc, còn phần lớn lên đường về nước hoạt động.
Ngay sau khi Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời, tuần báo Thanh niên được xuất bản làm cơ
quan tuyên truyền của Hội. Các bài giảng trong các lớp đào tạo cán bộ ở Quảng Châu cũng được tập
hợp lại in thành sách Đường cách mệnh (đầu năm 1927). Trong tác phẩm này, Nguyễn Ái Quốc vạch
ra những phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt
N am. Từ tác phẩm toát ra một yêu cầu cấp thiết hành động. Ba tư tưởng cơ bản được nêu lên: cách
mạng là sự nghiệp của quần chúng đông đảo nên phải được động viên, tổ chức và lãnh đạo quần
chúng vùng dạy đánh đổ các giai cấp áp bức, bóc lột; cách mạng phải có đảng của chủ nghĩa Mác -
Lênin lãnh đạo; cách mạng trong nước cần phải đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới và là một bộ
phận của cách mạng thế giới.
Mục đích của cuốn sách là để nói cho đồ ng bào ta biết rõ: "Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách
mệnh - Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người Đem lịch
sử cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi - Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta
rõ - Ai là b ạn ta? Ai là thù ta? - Cách mệnh thì phải làm thế nào?
Suốt trong hai năm 1926-1927, tác phẩm Đường cách mệnh, tuần báo Thanh niên đã được bí mật
chuyển từ Trung Quốc về trong nước, vào đúng lúc phong trào yêu nước và dân chủ đang sôi nổ i từ
Nam ra Bắc trên cơ sở giai cấp cô ng nhân đang lớn mạnh nhanh chóng nên càng có điều kiện đi sâu
vào quần chúng, mở đường cho sự du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin và sự thành lập Đảng.
Năm 1926, các tổ chức cơ sở trong nước của Hội Việt Nam cách mạng thanh nhiên được xây dựng ở
nhiều trung tâm kinh tế chính trị quan trọng. Số hội viên tăng nhanh, năm 1928 mới có 300 thì năm
sau đã lên tới 1700 hội viên. Cho đến trước Đại hội đ ại biểu lần thứ nhất (5 -1929), Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên đã có tổ chức cơ sở ở hầu khắp cả nước. Ngoài ra, còn tổ chức một số đoàn thể
quần chúng như công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ…
Năm 1928, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên có chủ trương "vô sản hóa" đưa hội viên vào các nhà
máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện, đồ ng thời để truyền
bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Phong trào "vô sản hóa" đã góp phần thực hiện việc kết hợp chủ nghĩa lO M oARcPSD| 48197999
Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành Đ ảng cộ ng sản Việt Nam.
Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào
công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên không còn đủ sức để lãnh đạo nữa. Cần phải thành lập một Đảng Cộng
sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và
cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành lấy độc lập và tự do.
Cuối tháng 3-1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kì, trong
đó có Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh đã họp ở số 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để lập ra chi bộ
cộng sản đầu tiên ở VN gồm có 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản thay
thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (5-1929) khi kiến nghị
của mình đưa ra về việc thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bèn
rút khỏi hội nghị về nước, rồi ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân d ân cách mạng
nước ta ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.
Ngày 17-6-1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội quyết định thành lập
Đông Dương cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan
ngôn luận. Đông dương cộng sản Đảng ra đời đáp ứng đúng yêu cầu bức thiết của quần chúng nên
được nhiệt liệt hưởng ứng, uy tín và tổ chức của đảng phát triển rất nhanh, nhất là Bắc kì và Bắc Trung kì.
Tiếp đó, các hội viên tiên tiến trong bộ phận Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và
ở Nam kì cũng quyết định lập An Nam cộng sản Đảng (7-1929). Sự ra đời của Đông Dương cộng sản
đảng (6 -1929) và An Nam cộng sản đảng (8 -1929) đã tác động mạnh mẽ đến sự phân hóa của Tân
Việt cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của đảng Tân Việt từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên cũng tách ra đ ề thàh lập Đông Dương cộng sản liên đo àn (9 -1929).
Thế là chỉ trong vòng khô ng đầy 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9 -1929) đã có 3 tổ chức Đảng Cộng
sản ở Việt Nam lần lượt tuyên bố thành lập.
Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản lúc bấy giờ là một xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam. Các tổ
chức cộng sản trên đã nhanh chóng xây dựng cơ sở đảng trong nhiều địa phương, và trực tiếp tổ chức,
lãnh đạo nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân. Phong trào công nhân kết hợp chặt chẽ
với phong trào với phong trào đấu tranh của nông dân chống sưu cao thuế nặng, chống cướp ruộng lO M oARcPSD| 48197999
đất, phong trào bãi khóa của học sinh, bãi thị của tiểu thương, tạo thành một làn só ng đấu tranh cách
mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.
Nhưng trong một nước có ba tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, công kích lẫn nhau, tranh giành
ảnh hưởng của nhau, gây nên một trở ngại lớn cho phong trào cách mạng. Tình hình đó nếu để kéo
dài sẽ có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam lúc này là phải
có một Đảng Cộ ng sản thống nhất trong cả nước. Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của
Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc có đủ quyền q uyết định mọi vấn đề của phong trào cách mạng ở
Đông Dương đã thống nhất các lực lượng cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng Cộng sản duy
nhất. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, hội nghị đã hoàn toàn nhất trí tán thành thống nhất các tổ
chức cộng sản để thành lập một đảng duy nhất lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam. C. KẾT LUẬN
Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 10-1930 lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) ra đời năm 1930
là m t sản phẩm của cách mạng nước ta, là kết quả của một quá trình chuẩn ị lâu dài và gian khổ của
Nguyễn ái Quốc . Sau 10 năm chuẩn bị đầy đủ về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã ra đời trong điều kiện hoàn toàn chín muồi, bước vào lãnh đạo cao trào cách mạng
trong cả nước, đó chính là nhờ có phương pháp tốt và công phu chuẩn bị chu đáo của Nguyễn ái Quốc
. Chính Người và những người cộng sản Việt Nam đầu tiên đã biết khéo léo kết hợp việc tuyên truyền
nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lênin với công tác cổ động chính trị hàng ngày nhằm đưa quần chúng
hành động theo phương hướng và đường lối của chủ nghĩa mác - lenin. Người đã biết thông qua đội
ngũ những người trí thức cộng sản làm cầu nối đưa chủ nghĩa Mác Lênin vào công nhân, nông dân
và trí thức, nhằm "vô sản hóa" họ và đã kết hợp phát triển tổ chức quần chúng yêu nước rộng rãi
thành những tổ chức làm hạt nhân cho Đảng sau này.