Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
15:23 3/8/24
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức 1. Nhận thức là gì?
Nhận thức là một quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách
quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về
thế giới khách quan đó. Quan niệm trên về nhận thức cũng chính là quan niệm duy
vật biện chứng về bản chất của nhận thức.
2. Các giai đoạn của quá trình nhận thức
Theo triết học Mác – Lênin, nhận thức không phải là sự phản ánh thụ động, giản
đơn, mà là một quá trình biện chứng.
Theo Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn – đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận
thức hiện thực khách quan”.
Theo đó, con đường biện chứng của quá trình nhận thức gồm hai khâu sau:
+ Nhận thức cảm tính bao gồm: Cảm giác; Tri giác; Biểu tượng
+ Nhận thức lý tính bao gồm: Khái niệm; Phán đoán; Suy luận 2.1
Nhận thức ở giai đoạn đầu tiên
chủ yếu với những hình thức nhận thức cảm
tính khác nhau như: cảm giác, tri giác, biểu tưởng, được thực hiện trong mối liên
hệ trực tiếp, sinh động với những hoạt động thục tiễn, cải biến thế giới hiện thức
+) Cảm giác là tri thức được sinh ra do sự tác động trực tiếp của sự vật, hiện tượng
lên các giác quan của con người. Cảm giác phản ánh từng mặt, từng khía cạnh,
từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng. Nguồn gốc và nội dung của cảm
giác là thế giới khách quan, còn bản chất của cảm giác là hình ảnh chủ quan về thế giới đó.
VD: Khi trời mưa, ta sẽ có cảm giác lạnh
+) Tri giác là sự tổng hợp (sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau) của nhiều cảm giác
riêng biệt vào một mối liên hệ thống nhất tạo nên một hình ảnh tương đối hoàn
chỉnh về sự vật, hiện tượng.
VD: Muối ăn tác động vào các cơ quan cảm giác, mắt cho ta biết muối có màu
trắng, dạng rắn,da sẽ cho ta biết muối cứng, còn lưỡi sẽ cho ta biết muối có vị mặn +) Biểu được tượng
hình thành nhờ sự phối hợp hoạt động, bổ sung lẫn nhau của
các giác quan và đã có sự tham gia của các yếu tố phân tích, trừu tượng và khả
năng ghi nhận thông tin của não người. Đây là nấc thang cao và phức tạp nhất của about:blank 1/4 15:23 3/8/24
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức
giai đoạn nhận thức cảm tính; là hình ảnh cảm tính tương đối hoàn chỉnh về sự vật,
hiện tượng được lưu lại trong não người và do tác động nào đó được tái hiện lại khi
sự vật, hiện tượng không còn nằm trong tầm cảm tính
VD: Bạn sống ở một ngôi nhà từ nhỏ đến lơns rồi chuyển di nơi khác, khi nhắc
đến trong trí nhớ của bạn vẫn có hình ảnh của ngôi nhà đó
Nhận thức cảm tính chưa đem lại những hiểu biết sâu sắc, khái quát trong tính
chỉnh thể và sự vật. Nhận thức cảm tính chưa phân biệt được cái riêng và cái
chug, bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả của sự vật
2.2 Nếu chỉ nhận thức cảm tính, tri giác, nhận thức của con người sẽ rất hạn chế, vì
con người không thể chỉ bằng cảm giác hiểu được những thứ như tốc độ ánh sáng,
quan hệ giai cấp, hình thái kinh tế xã hội… và để hiểu được những thứ đó phải
nhờ đến nhận thức lí tính
- Nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) bắt nguồn từ trực quan sinh động và từ
những lý luận truyền lại. Nhận thức lý tính phản ánh sâu sắc, chính xác và đầy đủ
hơn về khách thể nhận thức.
- Nhận thức lí tính được thể hiện qua 3 hình thức:
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Khái niệm vừa có
tính khách quan, vừa có tính chủ quan khi phản ánh cả một tập hợp những
thuộc tính cơ bản có tính bản chất và chung nhất của sự vật, hiện tượng nhờ
sự tổng hợp, khái quát biện chứng những thông tin đã thu nhận được về sự
vật, hiện tượng thông qua hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức.
Các thông tin, tài liệu đó càng nhiều, càng đa dạng thì các khái niệm cũng
ngày một nhiều và giữa chúng có các mối liên hệ qua lại với nhau trong sự
vận động, phát triển không ngừng dẫn đến sự hình thành những khái niệm
mới, phản ánh sâu sắc hơn về bản chất của sự vật, hiện tượng.
VD: thủ đô, tổ quốc, dân tộc được hình thành trên cơ sở hoạt động thực tiễn và
hoạt động nhận thức của con người
Phán đoán là hình thức của tư duy trừu tượng được hình thành thông qua
việc liên kết các khái niệm với nhau theo phương thức khẳng định hay phủ
định một đặc điểm, một thuộc tính nào đó của đối tượng nhận thức.
Phán đoán là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ
giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người. Tuy nhiên, phán
đoán không phải là tổng số đơn giản những khái niệm tạo thành mà là quá
trình biện chứng trong đó các khái niệm có sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. about:blank 2/4 15:23 3/8/24
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức
Phán đoán được biểu hiện dưới hình thức ngôn ngữ là các mệnh đề theo
những quy tắc văn phạm nhất định.
VD: trong phán đoán HN là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN,
cái được phản ánh không phải là những sự vật được nêu ra trong các khái niệm
mà là mối quan hệ Hà Nội, thủ đô nước cộng hòa xã hội CN VN
Suy lý là một hình thức của tư duy trừu tượngđược hình thành trên cơ sở
liên kết các phán đoán nhằm rút ra tri thức mới về sự vật, hiện tượng. Điều
kiện để có bất cứ một suy lý nào cũng phải là trên cơ sở những tri thức đã có
dưới hình thức là những phán đoán, đồng thời tuân theo những quy tắc logic
của các loại hình suy luận, đó là suy luận quy nạp (đi từ những cái riêng đến
cái chung) và suy luận diễn dịch (đi từ cái chung đến mỗi cái riêng, cái cụ thể)
VD: Ta có 2 phán đoán làm tiền đề: “Giấy rất dễ cháy” và “Sách làm từ dấy”.
Từ 2 phán đoán này, ta đi đến phán đoán mới: “Sách rất dễ cháy”.
- Nếu như phán đoán là sự liên hệ giữa các khái niệm, thì suy lý là sự liên hệ giữa
các phán đoán. Suy lý là công cụ hùng mạnh của tư duy trừu tượng, thể hiện quá
trình vận động của tư duy đi từ những cái đã biết đến nhận thức những cái chưa
biết một cách gián tiếp.
- Tuy nhiên, để phản ánh đúng hiện thực khách quan, quá trình suy lý phải xuất
phát từ những tiền đề đúng và phải tuân theo những quy tắc logic. Do đó, nếu ta có
những tiền đề đúng và ta vận dụng một cách chính xác những quy luật của tư duy
đối với những tiền đề ấy thì kết quả phù hợp với hiện thực. VD CHUNG NHẤT
Khi chúng ta đến nhà hàng ăn uống, nhân viên phục vụ bê lên một đĩa thức ăn.
Trông rất hấp dẫn, ngon miệng và khiến bạn có cảm giác muốn ăn ngay lập tức. Nhận thức cảm tính:
đĩa thức ăn này thật ngon, rất muốn ăn. Nhận
thức lý tính : Đây là một nhà hàng nhỏ, món ăn lại rẻ, nhưng món ăn
xào nấu rất đẹp mắt. Không biết ăn có ngon hay không nữa. about:blank 3/4 15:23 3/8/24
Lấy ví dụ để làm sáng tỏ con đường biện chứng của sự nhận thức about:blank 4/4