-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lễ hội chùa Thầy - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Lễ hội chùa Thầy - Văn hóa du lịch | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
LỄ HỘI CHÙA THẦY
1. Giới thiệu chung về lễ hội chùa Thầy
Lễ hội Chùa Thầy là một trong những lễ hội lớn nhất của người Việt Nam,
được tổ chức hàng năm vào ngày 7 tháng 3 âm lịch tại Chùa Thầy, nằm ở xã
Thường Thắng, huyện Quốc Oai, Hà Nội.
Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến thiền sư Từ Đạo Hạnh, vị thiền sư dưới thời nhà
Lý, cũng chính là người mở đầu cho tín ngưỡng thờ Thánh Tổ - tín ngưỡng có sức
ảnh hưởng lớn đối với người Việt thời Lý – Trần, ông tổ nghề múa rối nước truyền
thống dân tộc. Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần: Nghi lễ và các diễn xướng dân gian.
Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội mang tính chất tôn giáo có sự kết hợp với các
nhạc cụ dân tộc thu hút sự tham gia của nhiều người dân đến khám phá về những nét văn hóa vùng miền.
Bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ,
còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi
dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co…
Lễ hội chùa Thầy được xem là dịp lễ vui nhất của miền Bắc vào mùa hạ. Sự
uy nghiêm, huyền diệu của ngôi chùa kết hợp với các phần lễ và phần hội hết sức
nhộn nhịp khiến không gian nơi đây luôn hấp dẫn trong mắt du khách.
1. 2 . Đường đến lễ hội
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 21km, nếu bạn di chuyển bằng ô tô
sẽ mất khoảng 30 phút là có thể đến với chùa Thầy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử
dụng xe bus làm phương tiện di chuyển cho mình, có 2 tuyến là 09B và 16 xuất
phát từ bến xe Mỹ Đình và điểm dừng là trường tiểu học Sài Sơn A, cách chùa
Thầy 850m, đến đây bạn có thể đi bộ để ngắm cảnh làng quê xung quanh hoặc đi
xe ôm để tiết kiệm thời gian. Sơ đồ di chuyển đến chùa Thầy Nằm cách trung tâm 1
thành phố Hà Nội khoảng 21km, nếu bạn di chuyển bằng ô tô sẽ mất khoảng 30
phút là có thể đến với chùa Thầy. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng xe bus làm
phương tiện di chuyển cho mình, có 2 tuyến là 09B và 16 xuất phát từ bến xe Mỹ
Đình và điểm dừng là trường tiểu học Sài Sơn A, cách chùa Thầy 850m, đến đây
bạn có thể đi bộ để ngắm cảnh làng quê xung quanh hoặc đi xe ôm để tiết kiệm thời gian.
2.Phần Lễ Chùa Thầy
Lễ hội chùa Thầy từ lâu được biết đến là một lễ hội dân gian tiêu biểu của
xứ Đoài gắn liền với chùa Thầy – di tích quốc gia đặc biệt, diễn ra từ ngày mùng 5
đến ngày mùng 7 tháng ba âm lịch.
Lễ hội chùa Thầy bao gồm hai phần: Nghi lễ và các diễn xướng dân
gian.Các nghi lễ chính hiện còn lưu giữ hiện nay gồm Nghi lễ mộc dục, Lễ phục
nghinh bài vị - Lễ cúng yên vị, Lễ tế và Lễ rước. 2.1. Lễ Mộc dục
Lễ mộc dục hay còn gọi là lễ tắm tượng, hằng năm vào sáng mùng 5 tháng
ba, người dân cùng với người trong chùa chuẩn bị nước thơm và khăn mới để tiến
hành nghi lễ. Nước tắm tượng là nước mưa được nấu cùng 5 loại lá thơm. Tham
gia lễ tắm tượng với sư trụ trì trong chùa là 12 vị bô lão trong làng. Để được chọn
tham gia vào nghi lễ này thì các bô lão phải là người có đạo đức tốt, được tính
nhiệm và được người dân trong làng kính trọng, gia đình hạnh phúc, tuy lớn tuổi
nhưng đầu óc phải minh mẫn. Buổi lễ được diễn ra trong không khí trang nghiêm
chỉnh tề dưới sự chứng kiến của khách thập phương và dân làng.
2.2.Lễ phụng nghinh bài vị và cúng Yên
Tiếp theo của phần lễ là lễ rước bài vị Đức Thánh Từ Đạo từ tòa điện Thánh
xuống tòa chùa Trung để đức Thánh có thể chứng kiến những nghi lễ diễn ra trong
ba ngày hội. Nghi lễ bắt đầu bằng bài đọc kinh trong làng hương khói nghi ngút.
Sau khi đọc bài kinh xin phép thì nhà sư và các bô lão tiến hành tắm tượng thành.
Tượng được tiến hành rau rửa cẩn thận, kỹ lưỡng bằng nước thơm và thay áo mới.
Mọi hoạt động điều được diễn ra trong sự trang nghiêm và kính cẩn, bài vị của
thánh được khiên cẩn thận, dọc lối đi xuống là hàng bô lão đeo tràng hạt, cầm
phướn, bài bị được rước yên vị ở tòa chùa Trung. 2
2.3. Lễ tế và lễ rước
Vào ngày 7 tháng 3 được xem là ngày lễ chính của lễ hội, đây được gọi là đại tế.
Ngày này 4 thông trong làng ra yết kiến chùa Thầy, đi đầu đám rước là các vải cầm
phướn, cụ công đi hộ lệ và sau cùng là cờ ngũ phương, chấp kích, chiêng, trống.
Kiệu của 4 làng sẽ tụ họp đông đủ trước sân chùa để làm lễ cúng bắt đầu từ chùa Thầy ra gò Thiêng.
Các thôn rước lễ vào quán để nhà sư để sư trụ trì trong coi và làm lễ Thánh.
Lúc này áo vàng của Thánh sẽ được thay bằng áo cà sa nhà phật. Người dân gọi
màn thay áo này là “đi Thần về Phật” để tái hiện lại quá trình tu luyện của Đức
Thánh Từ ban đầu là tu tiên sau đó mới đắc đạo thành Phật.
Đám rước đi đến địa phận làng nào thì làng đó sẽ làm lễ để đó kiệu thánh để chúc
mừng và cầu mong được Thánh che chở, ban phước cho nhân dân trong làng.
3.Phần Hội chùa Thầy .
Phần hội được diễn ra song song với phần nghi thức. Bãi cỏ rộng trước chùa
diễn tả lại rất nhiều trò chơi dân gian như đấu vật, đá cầu… hay leo núi ngắm cảnh và vào hang Cắc Cớ. 3.1 Hội múa rối
Thiền sư Từ Đạo Hạnh là ông tổ của nghệ thuật múa rối nước nên chùa Thầy
cũng được xem là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước. Trong ngày hội nhà Thủy
Đình sẽ được trang hoàng rực rỡ với những tấm vải in hình trang trí long, ly, quy,
phụng. Hội múa rối nước được tổ chức ở Thủy Đình như một trò chơi dưới nước.
Thực sự thì tham xem nhiều vở diễn múa rối nước nhưng không có nơi nào đặc sắc
bằng múa rối ở chùa Thầy. Những hình ảnh làng quê, sinh hoạt đời thường của
người dân như được thu nhỏ và sống động trên mặt nước. Các tiết mục múa rối
được các nghệ nhân trình diễn khéo léo với sự kết hợp nhịp nhàng giữa tiếng nhạc
cùng những lời hát khiến cho các con rối như được thổi hồn và tạo nên sức hút đối
với người xem. Phần múa rối nước có một sức hấp dẫn lạ lùng góp phần tạo nên
một ngày hội náo nhiệt.
3.2.Trò bịt mắt đập niêu
Bịt mắt đập niêu đã trở thành một trò chơi dân gian quen thuộc ở các lễ hội
miền Bắc. Thể lệ chơi tương đối đơn giản chỉ cần người chơi bịt mắt lại và có thể
đập được những chiếc niêu đang treo thì dành được chiến thắng. Trong tiếng hò
reo của mọi người cùng với tiếng hướng dẫn từ đồng đội tạo nên một khung cảnh 3
náo nhiệt, gây tò mò và hứng thú cho du khách và người dân. Với sự nhiệt tình của
người chơi, họ đã góp phần mang đến một không khí vui tươi và tạo nên những nét
đặc trưng vùng miền mà không phải lễ hội nào cũng có được.
Ngoài những trò chơi nổi bật thì lễ hội còn có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo
và sôi động để thu hút khách du lịch đến tham gia.
3.3.Các hoạt động khác
Nổi tiếng với cảnh vật đẹp đẽ nên trong ngày hội cũng có nhiều du khách
đến tham quan để có thể thưởng thức núi rừng hoang sơ và huyền bí. Du khách có
thể leo núi để tự do nhìn ngắm cảnh vật, hay tham quan những hang động ở đây.
Bạn có thể thả mình vào thiên nhiên để ngắm nhìn những vẻ đẹp đơn sơ, mộc mạc.
Quả núi như một khu vườn với nhiều cây cổ thụ lớn và nhiều loại thuốc quý mà
thiên nhiên ưu đãi ban tặng. Chùa Thầy ngày càng là điểm đến được nhiều người
lựa chọn để cảm nhận được không gian yên ắng và cầu an yên.
4.Đánh giá về lễ hội chùa Thầy
Chùa Thầy là di tích kiến trúc mang lối độc đáo với nghệ thuật chạm khắc
và hệ thống tượng pháp tiêu biểu. Chùa là một quần thể di tích và danh thắng với
nhiều điểm tham quan thu hút khách du lịch. Ba tòa Tiền đường - Điện Phật - Điện
Thánh được xếp hình chữ Tam nhìn từ ngoài vào tạo nên sự đồ sộ với rất nhiều cột
kèo, trụ... Chùa còn có sự liên kết chặt chẽ với quần thể hang động tạo nên sự
phong phú về loại hình trong các dịp lễ hội.
Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội mang tính chất tôn giáo có sự kết hợp với các
nhạc cụ dân tộc thu hút sự tham gia của nhiều người dân đến khám phá về những
nét văn hóa vùng miền. Với mục tiêu trở thành mùa lễ hội, nơi du khách có thể trải
nghiệm những nét văn hóa đặc sắc nhất của xứ Đoài, Lễ hội chùa Thầy năm 2024
sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26/4 tại sân chùa Cả thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chùa
Thầy. Bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ,
còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi
dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co…
Chùa Thầy vừa là nơi thể hiện những tinh hoa văn hóa về tín ngưỡng vừa là
nơi có phong cảnh đẹp với những yếu tố tâm linh giúp mọi người khi đến nơi đây 4
cảm giác thư thái và an lành. đến dự lễ hội chùa Thầy, hội có nhiều hoạt động vui
và ý nghĩa để hiểu nhiều về văn hóa dân gian của nước mình, phong cảnh nơi đây
cũng rất đẹp rất thích hợp cho việc du lịch tham quan ngắm cảnh”. Đặc biệt vào
dịp hội chính, chùa Thầy thường có những hoạt động lễ hội mang đậm giá trị tín
ngưỡng. Hội chùa thầy diễn ra là sự hòa hợp giữa tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Đạo giáo .
5. Các sản phẩm đặc trưng
Với lịch sử lâu đời, chùa Thầy không chỉ là nơi thờ phụng Phật giáo mà còn
là điểm tham quan văn hóa phong phú, thu hút đông đảo khách tham quan, nhất là vào đầu năm mới.
Lễ hội và truyền thống văn hóa
Chùa Thầy không chỉ nổi tiếng với kiến trúc và cảnh quan mà còn qua các lễ
hội truyền thống diễn ra hàng năm, đặc biệt là lễ hội Tết Nguyên Tiêu (lễ hội đầu
năm) và lễ hội Chùa Thầy tổ chức vào mùa xuân. Những lễ hội này không chỉ là
dịp để người dân thể hiện lòng thành kính với các bậc tiền nhân, tổ tiên mà còn là
cơ hội để du khách tham gia vào các hoạt động văn hóa đặc sắc, như xem múa rối
nước, hát chầu văn, và tham gia các trò chơi dân gian truyền thống.
Chùa Thầy mang đến cho du khách không chỉ là trải nghiệm tâm linh sâu
sắc mà còn là cảm giác yên bình, tĩnh lặng khi hòa mình vào thiên nhiên, lắng nghe
tiếng gió, tiếng nước và tiếng chim hót. Đây là điểm đến lý tưởng cho những ai
muốn tìm kiếm sự bình yên, thư giãn và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử phong phú của Việt Nam.
Chùa Thầy không chỉ là điểm tâm linh đẹp của Hà Nội mà còn là biểu tượng
của sự yên bình, vẻ đẹp kiến trúc và truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. Nơi
đây chắc chắn sẽ mang lại cho du khách những trải nghiệm đáng nhớ và sâu sắc về
một Việt Nam tâm linh, truyền thống nhưng không kém phần độc đáo và hấp dẫn. 5
Chùa Thầy không chỉ là một trung tâm tâm linh mà còn là nơi lưu giữ và
truyền bá giáo lý Phật giáo. Nơi đây từng là nơi tu hành của Tu Đạo Hạnh, một vị
sư nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, được biết đến với những phép mầu
và sự giáo dục tâm linh. Sự liên kết văn hóa giữa chùa Thầy và các di sản văn hóa,
lịch sử khác trong khu vực cũng là điểm hấp dẫn, tạo nên một hành trình khám phá
đầy ý nghĩa cho những ai yêu thích tìm hiểu về văn hóa và tâm linh.
Múa rối nước trong hội chùa Thầy:
Hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa
rối nước với những cảnh múa lân, múa rồng, cảnh xay thóc, giã gạo, chọi trâu…
được các nghệ nhân đưa vào thật gần gũi, sinh động và hấp dẫn, mang đậm sắc thái dân gian.
Giữa hồ Long Trì là nhà thủy đình được ví như viên ngọc giữa miệng rồng.
Đây cũng là nơi biểu diễn trò múa rối nước. Thiền sư Từ Đạo Hạnh được cho là
ông tổ của loại hình nghệ thuật dân gian này. Theo các thư tịch cổ, múa rối nước
đã rất thịnh hành trong cung đình ở thế kỷ XI. Song múa rối cũng đã tồn tại trước
đó ở các làng quê. Tương truyền trên đường hành đạo, Từ Đạo Hạnh đã đi qua
nhiều nơi, để lại nhiều công trạng, dấu tích, trong đó có việc truyền nghệ múa rối
nước cho dân làng Nam Giang, Nam Trực và dân làng một số vùng ở Thái Bình,
Ninh Bình và đặc biệt là dân làng Ra, tên chữ là làng Phú Đa, nay là Phú Hòa,
Thạch Thất, Hà Nội: “Huyền tích kể rằng Từ Đạo Hạnh trên đường đi giảng đạo
qua đất làng Ra, thấy cảnh trí vui tươi, người dân cởi mở, yêu văn nghệ, ngay cả
thành hoàng làng cũng có biệt hiệu là Đào Khang Tiếu (Tiếu: cười) nên ngài đã
đem nghề rối truyền dạy cho dân trong làng. Đồng thời để lo cho việc giữ gìn nghệ
rối và việc cúng giỗ mình sau này, ngài đã để cho dân làng Ra 3 mẫu ruộng hậu ở
các xứ Đồng So, Đồng Quê. Chính vì thế hàng năm vào dịp hội chùa Thầy, phường
rối làng Ra và chí có phường này mới được về diễn chầu ở thủy đình trên hồ Long
Trì kéo dài trong 3 ngày từ mùng 5 đến mùng 7 âm lịch. Phường rối dâng cúng lễ
vật và biểu diễn để tỏ lòng tôn kính người sáng lập nghề. 6
Thủy đình giữa hồ Long Trì.
Nhà rối nước thủy đình trước chùa Thầy đến nay vẫn được xem là nhà thủy
đình cổ và đẹp nhất nước ta, xây vào khoảng thời Hậu Lê (1553-1788). Nằm giữa
cảnh quan thiên nhiên sơn thủy hữu tình, kiến trúc thủy đình càng nhấn mạnh thêm
vẻ cổ kính của quần thể danh thắng chùa Thầy. Với nét cong của mái, rỗng đặc của
những ô cửa chữ thọ, ẩn hiện, in lồng trong bóng núi Long Đẩu trên mặt hồ Long
Trì càng tạo nên vẻ huyền ảo, cổ kính, sắc không cho tinh thần phật giáo chùa Thầy.
Trong ngày hội, nhà thủy đình được trang hoàng rực rỡ với cờ ngũ sắc, tấm
vải trang trí các hình long, ly, quy, phượng. Dưới diềm mái và trên nóc thủy đình
là một tấm vỉa có dòng chữ “Lạc thủy hành” với ý nghĩa là một trò chơi dưới nước.
Xung quanh thủy đình được trang trí cây cau, hai bên phía trước là hai hàng lính áo
nâu, góc trái là chỗ cho trò chơi đánh đu, bên phải nơi dành cho những sinh hoạt
lao động như xay lúa, giã giạo. Những hình ảnh về làng quê, với những sinh hoạt,
lễ hội như được tái hiện thu nhỏ sống động trên mặt nước, có một sức hấp dẫn đối
với người xem, góp phần tạo nên không khí hội hè nơi thôn dã.
Trong khi lễ cúng diễn ra long trọng, linh thiêng tại chùa Hạ thì tại thủy
đình, phường rối làng Ra cũng bắt đầu chương trình biểu diễn. Trên mặt nước, các
tiết mục rối lần lượt được các nghệ nhân trình diễn khéo léo kết hợp nhịp nhàng
với tiếng nhạc cùng những lời hát diễn làm cho các tiết mục, các nhân vật rối trở
nên sống động, có linh hồn, lôi cuốn người xem.
Có thể thấy lễ hội là một phần không thể thiếu, không tách rời khỏi nghệ
thuật kiến trúc và điêu khắc, làm sinh động, phong phú, rõ nét thêm cho một công
trình kiến trúc cổ. Lễ hội và nghi lễ phật giáo là nơi tích hợp nhiều loại hình nghệ
thuật tổng hợp như nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật tạo
hình… Hội chùa Thầy cũng vậy. Dù chỉ diễn ra trong ba ngày nhưng đó là những
thời điểm kết tụ được tinh hoa của nhiều loại hình nghệ thuật trong đó có nghệ
thuật rối nước. Với sự khéo léo tài tình, các nghệ nhân đã biến những con rối tưởng 7
như vô tri trở nên sống động, có hồn, cuốn hút người xem vào những tiết mục vui
nhộn, dân dã của cuộc sống nông thôn Việt Nam xen với tín ngưỡng Phật giáo, in
đậm từ tích trò đến cách tạo tác con rối. Đời và đạo, dân gian và nghi lễ, nghệ thuật
và cuộc sống cứ như vậy đan xen nhau, thấm sâu vào đời sống tâm hồn người dân,
làm nên nét văn hóa riêng cho vùng Sài Sơn cũng như lễ hội chùa Thầy.
6.Những hạn chế của lễ hội chùa Thầy
Cũng như nhiều lễ hội khác, lễ hội chùa Thầy đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề bất
cập mà nếu không được giải quyết kịp thời sẽ làm mất đi ý nghĩa cũng như tính
thiêng liêng của lễ hội.
Thứ nhất, tình trạng quá tải vì mùa lễ hội ở lễ hội chùa Thầy cho thấy tính chất mùa vụ rõ rệt.
Thứ hai, tình trạng tăng giá đột ngột của tất cả các loại hình dịch vụ trong mùa lễ hội.
Thứ ba,tình trạng chèo kéo khách du lịch mặc dù đã được cơ quan chức năng quản
lý, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra thường xuyên vào mùa lễ hội.
Thứ tư,lượng rác thải lớn vì lượng người đông và ý thức của du khách chưa cao.
Du khách tự tiện xả rác không đúng nơi quy định.
Thứ năm, chùa Thầy là di tích lịch sử quốc gia có bề dày lịch sử lâu đời vậy mà đội
ngũ cán bộ và hướng dẫn viên chỉ có một đến hai người, không đáp ứng đủ nhu cầu
thuyết minh, hướng dẫn tham quan vào mùa lễ hội.
Du khách đến với Chùa Thầy từ nhu cầu tâm linh vẫn là chủ yếu, chưa khai thác
hết nhu cầu du lịch.Việc gắn kết giữa du lịch tâm linh của khu di tích với di tích
chùa Tây Phương, khu du lịch sinh thái Hoàng Long và du lịch làng nghề truyền
thống... trên địa bàn huyện vẫn chưa được phát huy và khai thác.
Mặt khác, chưa có sự kết nối được quần thể thắng cảnh Chùa Thầy với các điểm du
lịch khác trên địa bàn Thành phố để tạo thành các điểm, tour du lịch chuyên nghiệp
có tính liên kết, liên hoàn trong và ngoài Thành phố. Cùng với đó, một số hoạt
động kinh doanh, dịch vụ và thương mại trong lễ hội của cư dân địa phương như
tranh khách, bày bán hàng hóa, bãi gửi xe chưa theo đúng quy định, ý thức của một 8
số du khách chưa cao về vệ sinh môi trường cũng làm ảnh hưởng ít nhiều đến
những giá trị văn hóa trong mùa lễ hội…
7. Giải pháp để giữ gìn và phát huy lễ hội chùa Thầy
Làm thế nào để tất cả các du khách gần xa trong cả nước và bạn bè quốc tế
đều biết đến những giá trị độc đáo của di tích lễ hội chùa Thầy, ngoài công tác
tuyên truyền, quảng bá hình ảnh và lễ hội chùa Thầy cần phải chú ý làm tốt những
giải pháp sau để giữ gìn và phát huy lễ hội chùa Thầy
Thứ nhất, xây dựng hệ thống các biển chỉ dẫn đường, pano, áp phích quảng cáo tại
các ngả đường chỉ dẫn vào khu di tích trong một phạm vi rộng lớn hơn.
Thứ hai, liên hệ gửi các tài liê •u giới thiê •u về di tích lễ hội chùa Thầy và gửi
giấy mời tới các công ty lữ hành mỗi khi có các lễ hội hoặc khi có các hoạt động sự
kiện được tổ chức tại chùa. Gửi kèm theo bản chương trình chi tiết các hoạt động
diễn ra trong hội, ngay giờ tổ chức để họ có thểchủ động lên kế hoạch xây dựng
các tour du lịch và giới thiê •u tới khách hàng của họ.
Thứ ba, nghiên cứu và tìm ra các tỉnh thành phố, khu vực là những thị trường trọng
điểm hoặc có đông lượng khách đến với chùa Thầy và thành lập các trung tâm
thông tin tại các tỉnh, thành phố đó. Nếu như điều kiện hiện tại chưa có được các
trung tâm thông tin du lịch này thì phải có biê •n pháp cung cấp thông tin thường
xuyên với các công ty lữ hành chuyên nghiệp có uy tín bởi vì họ có nhiều kinh
nghiệm hơn trong công viê •c này.
Thứ tư, xây dựng các đĩa CD/VCD, video giới thiê •u chung về giá trị và lễ
hội chùa Thầy. Bên cạnh đó ban quản lý tại chùa tích cực tham gia vào các hội
thảo, hội nghị quốc gia về du lịch và các hội chợ du lịch.
Thứ năm, xuất bản hoặc liên kết xuất bản, phân phối qua các kênh khác nhau
những ấn phẩm tuyên truyền, giới thiê •u về du lịch tại khu di tích chùa Thầy. Hoạt
động có hiệu quả thư viện sách đặt tại chùa Thầy, khuyến khích các hoạt động đọc
sách, tra cứu hoặc tặng sách về lịch sử, văn hóa, lễ hội truyền thống tại đây. 9
Thứ sáu, tích cực triển khai công tác xã hội hóa và tăng cường liên kết, hợp
tác giữa các tỉnh, thành phố trong hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch. Bên cạnh
đó, có sự kết hợp chặt chẽ với Nhà nước và khu di tích trong quảng bá và xúc tiến du lịch.
Thứ bảy, phát hành ấn phẩm đa dạng như tờ rơi, tập gấp, quyển catalog, bản
đồ nhằm giới thiệu về lễ hội, cung cấp những thông tin, hình ảnh về lễ hội tới nhân
nhân cả nước và nhất là du khách nước ngoài. Có thể phối hợp với các ngành giao
thông vận tải để cung cấp miễn phí trên các lộ trình những tài liệu chỉ dẫn và thông
tin du lịch liên quan tới di tích chùa Thầy.
Ngoài giải pháp tuyên truyền và quảng bá thì các cơ quan ban ngành nhà
nước và chính quyền địa phương cũng cần quan tâm đặc biệt đến một số giải pháp:
quy hoạch di tích chùa Thầy, xây dựng cải tạo cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật,
đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng các chương trình du lịch để từng bước đưa lễ hội
chùa Thầy trở thành lễ hội được nhiều du khách biết đến.
8. Tour di lễ hội chùa Thầy : chùa Khai Nguyên - Chùa Mía - Đền Và - Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày.
- 07h00 : Xe và hướng dẫn viên Tour Pro đón du khách tại điểm hẹn trong thành
phố Hà Nội, điểm danh số lượng và khởi hành đi chùa Khai Nguyên Sơn Tây.
- 08h00: Quý khách đến chùa Khai Nguyên tọa lạc tại thôn Tây Ninh, xã Sơn
Đông, thị xã Sơn Tây, ngôi cổ tự tương truyền có từ thế kỷ XIV, quý khách làm lễ,
tham quan, chiêm bái cầu sức khỏe và an lành.
- 09h30: Tiếp tục hành trình, quý khách tham quan, chiêm bái chùa Mía Sơn Tây
nằm ở làng Đông Sàng xã Đường Lâm. Ngôi cổ tự linh thiêng là điểm đến du xuân
được nhiều du khách lựa chọn khi đến Sơn Tây.
- 10h30: Xe và hướng dẫn viên đón quý khách tiếp tục chuyến hành hương chiêm
bái Đền Và Sơn Tây, ngôi đền còn được biết đến với tên gọi đền Đông Cung nằm ở phường Trung Hưng…
CHIỀU: THAM QUAN, CHIÊM BÁI LỄ CHÙA THẦY QUỐC OAI - CHÙA TÂY PHƯƠNG - HÀ NỘI. 10
-11h30: Du khách dùng bữa trưa tại nhà hàng ở Sơn Tây, thưởng thức ẩm thực
đậm đà hương vị địa phương Sơn Tây.
-13h30: Quý khách bắt đầu hành trình tham quan, chiêm bái chùa Thầy Quốc Oai,
ngôi chùa nằm dưới chân núi Sài Sơn tương truyền được xây dựng từ thời nhà Lý…
-14h30: Tiếp tục hành trình du xuân, xe và hướng dẫn viên đưa du khách đi Chùa
Tây Phương. Du khách làm lễ, dâng hương, Cầu Lộc, Cầu An Nhiên…
-15h30: Chương trình tham quan, chiêm bái tại Chùa Thầy kết thúc, du khách lên
xe để trở về Hà Nội.
-17h00: Xe về đến Hà Nội, hướng dẫn viên trả khách tại điểm đón theo yêu cầu.
Kết thúc chuyến hành trình tour du lịch chùa Khai Nguyên - Chùa Mía - Đền Và -
Chùa Thầy - Chùa Tây Phương 1 ngày. 11