Lễ hội Lồng Tồng Các tộc người cở Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Lễ hội Lồng Tồng Các tộc người cở Việt Nam | Đại học Sư Phạm Hà Nộigiúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA VIỆT NAM HỌC
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020-2021
Tên chủ đề: LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA TỘC NGƯỜI TÀY
HÀ NỘI-2021
Số phách (để trống): Số phách (để trống):…………… …………………
TÊN HỌC PHẦN:
Các tộc người ở Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất:
Bằng số:…………………………
Bằng chữ: ..……………………..
Cán bộ chấm thi 1
(ký ghi rõ họ tên)
……………………………………..
Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên)
……………………………………
=====CẮT PHÁCH =========== CẮT PHÁCH=====
Thông tin cá nhân sinh viên:
Họ tên sinh viên: Đặng Quỳnh Chi
Ngày sinh: 05/07/2002
Mã sinh viên: 705616014
Lớp tín chỉ: VNSS 246-K70QTDL.2_LT
SBD:
…………………………………….
Chủ đề số: 06: LỄ HỘI LỒNG TỒNG
CỦA TỘC NGƯỜI TÀY
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5. Bố cục tiểu luận............................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI TÀY.......................................3
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY...4
1. Nguồn gốc lễ hội...........................................................................................4
2. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội..........................................................4
3. Nội dung tổ chức lễ hội................................................................................4
3.1. Quá trình chuẩn bị..................................................................................4
3.2. Phần lễ.....................................................................................................5
3.3. Phần hội..................................................................................................6
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, BIẾN ĐỔI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG......7
1. Giá trị văn hóa của lễ hội............................................................................7
2. Biến đổi hiện nay của lễ hội........................................................................7
3. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội........................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................9
PHỤ LỤC ẢNH...................................................................................................9
Tên chủ đề: LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA TỘC NGƯỜI TÀY
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có thể được coi là
một trong số những quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới. Các lễ hội này được
tổ chức quanh năm suốt tháng ở bất kể tỉnh thành nào trên cả nước bởi có đến
54 dân tộc anh em sinh sống. Được lưu giữ từ xưa đến nay với truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, những giá trị văn hóa đặc sắc ấy vừa có “lễ” thể hiện
sự linh thiêng, nghiêm trang mà vừa có “hội” mang theo phần hứng khởi, tấp
nập. Cũng có những lễ hội để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, để
thờ cúng các vị thần của tạo hóa, hay các vị tổ nghề truyền thống,… Đa phần
các lễ hội ở Việt Nam diễn ra vào đầu năm theo lịch âm - tức mùa xuân hàng
năm, đó là khi thời tiết đẹp nhất, trăm hoa đua nở, mọi vật, mọi việc đều là
những khởi đầu mới. Vì vậy dân gian mới truyền câu “Tháng giêng là tháng ăn
chơi”. Lễ hội diễn ra mang nhiều ý nghĩa, mục đích khác nhau nhưng có một
điểm chung lớn là nhằm cầu chúc cho một năm mới an khang - thịnh vượng -
vạn sự như ý, an cư lập nghiệp, mùa màng bội thu, gặp nhiều may mắn trong
cuộc sống.
Không có bất kì lễ hội nào giống nhau, lễ hội nào cũng mang trong mình
nét riêng như: lễ hội Đền Hùng để ghi nhớ công ơn các vị vua Hùng, lễ hội Gầu
Tào nhằm nhờ thần phù hộ xin thuận đường con cái,… Lễ hội Lồng Tồng cũng
không ngoại lệ, còn gọi là lễ hội xuống đồng, dâng cúng lễ vật lên trời đất, thần
Nông nhằm cảm tạ trời đất, các vị thần linh đã cho mùa màng năm qua thu
hoạch tốt và cầu mong những sự lao động cần cù, vất vả trong năm mới sẽ gặt
gái được nhiều thành quả. Sự đặc biệt, hấp dẫn của lễ hội Lồng Tồng đã thu hút
nhiều du khách bốn phương tham dự. Lễ hội đa dạng về bản sắc văn hóa dân
tộc, sinh động trong qui mô tổ chức. Trước vấn đề đồng hóa về văn hóa bởi có
quá nhiều lễ hội cùng thời gian tổ chức thì những giải pháp bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tiêu biểu là cần thiết để không làm mất đi một dịp lễ hội
đặc sắc với đồng bào dân tộc Tày tại trung du miền núi phía Bắc.
Chính vì lý do này, cùng với việc góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh
về văn hóa lễ hội cho bạn bè, người thân cũng như thế hệ trẻ có thêm tình yêu
phong tục tập quán, lễ hội văn hóa của quê hương, đất nước, hiểu biết về lịch sử
văn hóa của tộc người Tày, giữ gìn và phát huy hết giá trị truyền thống tốt đẹp
mà lễ hội mang lại mà tôi lựa chọn đề tài: “Lễ hội Lồng Tồng của tộc người
Tày” làm báo cáo học tập mong muốn tìm hiểu và giới thiệu chi tiết thêm về lễ
hội giúp tăng sự hiểu biết của bản thân.
1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nội dung lễ hội Lồng Tồng và
tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Tày.
Phạm vi nghiên cứu: Giới thiệu về thời gian và không gian tổ chức hoạt
động lễ hội Lồng Tồng.
3. Mục đích nghiên cứu
Miêu tả quá trình diễn ra, nguồn gốc xuất xứ của lễ hội Lồng Tồng người
tộc người Tày qua việc phân tích văn hóa, con người từ đó đưa ra giải pháp
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội. Qua đó giới thiệu
để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời đưa lễ hội Lồng Tồng của
tộc người Tày đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin tài liệu sách, báo,
internet,… về văn hóa Lễ hội Lồng Tồng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa vào nguồn thông tin thu thập được
đưa ra những luận điểm, giả thuyết, lựa chọn, xử lý nhằm nghiên cứu, xây dựng
đề tài “Lễ hội Lồng Tồng của người Tày”.
Phương pháp so sánh: sự khác nhau, chênh lệch của Lễ hội Lồng Tồng
hiện tại so với ngày trước, ở từng địa điểm cư trú, từ đó phát hiện nét độc đáo
mà lễ hội đem lại.
5. Bố cục tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục ảnh, tài liệu tham khảo còn
có 5 chương chính gồm:
Chương 1: Khái quát về tộc người Tày
Chương 2: Tìm hiểu về Lễ hội Lồng Tồng của tộc người Tày
Chương 3: Giá trị, biến đổi hiện nay và một số đề xuất nhằm phát huy giá
trị văn hóa của Lễ hội Lồng Tồng
2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI TÀY
Người Tày hay còn gọi là Thổ, là tộc người có mặt từ rất sớm (khoảng nửa
cuối thiên niên kỉ thứ I trước Công Nguyên). Ngôn ngữ giao tiếp chính của
người Tày này là ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái -Kadai). Dân tộc Tày thường
phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, nhiều nhất là ở các
tỉnh Bắc Cạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, và
dạo gần đây bắt đầu di cư tới một số tỉnh như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Tây
Nguyên.
Từ xưa, người Tày đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thủy lợi
như đào mương, làm cọn lấy nước tưới ruộng, đắp phai, bắc máng và còn có
truyền thống làm ruộng nước. Ngoài ra, dân tộc Tày còn làm rộng nông và phát
triển hệ thống ruộng vườn theo phong cách truyền thống. Các loại ngũ cốc như:
ngô, khoai, sắn thường đường trồng trên nương rẫy theo từng mùa vụ. Ngày
xưa, người Tày thường chăn thả gia súc, gia cầm tự do nhưng từ khi có chính
sách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, các thành tựu khoa học trong lĩnh vực
chăn nuôi đã được áp dụng, các loài gia súc, gia cầm cho năng suất lớn như lợn
siêu nạc đã được chăn nuôi. Nhờ đó, nhu cầu của đồng bào vừa có thể được đáp
ứng và nhiều gia đình còn có thể tăng thêm thu nhập nhờ buôn bán, trao đổi cái
hàng hóa được tao ra từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, dân tộc Tày còn phát triển
nghề dệt nên phong tục cưới xin truyền thống của nơi đây thường có liên quan
đến dệt.
Tộc người Tày thường có tập quán sinh sống thành bản làng, mỗi bản có
khoảng từ 30 đến 60 ngôi nhà, có quy định riêng. Những người cùng dòng họ
trong một hoặc nhiều bản thường sẽ hỗ trợ nhau trong đời sống sinh hoạt và sản
xuất và còn thực thi quy tắc hôn nhân ngoại tộc. Gia đình dân tộc Tày thuộc
kiểu gia đình phụ hệ và bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo phong kiến. Trong gia đình
người Tày, chỉ có con trai mới có quyền được thừa kế tài sản, làm chủ gia đình
và nắm trong tay tất cả tài sản và quyền quyết định tất cả mọi thứ trong gia đình.
Dân tộc Tày không có tôn giáo chính nhưng bị ảnh hưởng của nhiều loại
tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng các tín ngưỡng dân gian.
Người Tày thường thờ cúng tổ tiên, thần Bếp, thổ công, thần ruộng, thần lúa,...
Vào đầu năm mới, tộc người Tày sẽ tổ chức, tham dự lễ hội Lồng Tồng nằm
mục đích mong ước cho gia đình yên ấm đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu. Đời sống văn hóa tình thần của người Tày thường được diễn tả qua các
hoạt động nhạc điệu dân ca như: hát then, hát lượn, hát sli,… Dân tộc Tày
thường hai bữa ăn chính trong ngày là bữa trưa và bữa tối, với cơm tẻ là món ăn
chính, xôi và cơm lam là những món ăn đặc trưng, nước uống sôi để nguội cùng
vỏ lá cây trong rừng, cùng các loại rượu được lên men từ gạo, ngô, khoai sắn…
Người Tày có bộ trang phục truyền thống được dệt từ vải sợi bông, nhuộm màu,
3
đa phần không có trang trí họa tiết cầu kì. Người Tày thường sống ở nhà sàn
hay nhà lợp mái gianh, và thường bài trí từ 1 đến 2 cái bếp trong nhà .
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY
1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ hội Lồng Tồng còn có cách gọi khác là lễ hội xuống đồng của dân tộc
Tày. Không ai biết lễ hội có từ bao giờ nhưng tất cả người Tày tại cộng đồng
dân cư các vùng trung du miền núi phía Bắc đều công nhận nó đã có từ rất lâu
về trước và tồn tại song song với đời sống xã hội của người dân nơi đây. Lễ hội
Lồng Tồng vừa là tín ngưỡng, tâm linh vừa là những kinh nghiệm quý báu được
đúc kết lại trên chính nét văn hóa đặc trưng riêng biệt trong canh tác nông
nghiệp của tộc người Tày. Những vị thần xuất hiện ở lễ hội để cầu mùa màng
bội thu như: thần Thành Hoàng, thần Nông, thần Sấm, thần Mưa, thần Thổ Địa,
… mỗi vị thần đều có vai trò trách nhiệm trong việc tạo ra mưa thuận gió hòa để
bảo vệ linh hồn cây trồng, vật nuôi phát triển.
2. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Ngày trước, lễ hội được tổ chức vào tháng 3,4 âm lịch thời gian đầu mùa
mưa. Về sau mở vào mùng 2 đến 30 tháng Giêng, tức sau dịp Tết hàng năm.
Tùy từng nơi sẽ có thời gian tổ chức khác nhau nhưng đều tổ chức trong 3 ngày.
Địa điểm diễn ra lễ hội thường là những khu ruộng rộng, bằng phẳng, giữa
thửa ruộng đó còn được trồng cây nêu là nơi trung tâm để đặt mâm lễ, cũng là
nơi thực hành nghi lễ cúng tế thần linh của cả cộng đồng, xung quanh chân cột
cây nêu chính là nơi diễn ra nghi thức múa xòe, ném còn và các trò chơi dân
gian khác. Trên một thửa ruộng gần khu vực tổ chức lễ hội được lựa chọn để
thực hành những đường cầy để cầu lấy sự may mắn, bội thu cho một mùa trồng
trọt mới.
3. Nội dung tổ chức lễ hội
3.1. Quá trình chuẩn bị
Vài ngày trước khi bắt đầu, việc tổ chức lễ hội Lồng Tồng đã được chuẩn
bị từ trước một cách cẩn thận, chu đáo. Tùy vào từng qui mô tổ chức mà thành
lập các cụm làng, cụm xã mà thành lập ban tổ chức, phân công từng nhiệm vụ
cho các thành viên tham gia lễ hội một cách cụ thể. Từ khâu chuẩn bị dọn dẹp,
trang trí nhà cửa khu dùng để tổ chức lễ hội, chọn dây thừng để làm dây kéo co,
chọn cây tre đủ ngọn để làm cây nêu, làm quả còn, chuẩn bị mâm lễ chung của
cả làng, của từng gia đình và các lễ vật khác. Những thành viên được chọn tham
gia, phục vụ nghi thức của lễ hội như thầy cúng chính, phụ cúng, nhóm tham gia
hội kéo co, ném còn, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, thực hành cày cấy cũng
4
phải được lựa chọn kĩ lưỡng, trong đội ngũ không xuất hiện những thành phần
xấu xảy ra. Người được cả dân làng lựa chọn làm thầy cúng, thầy mo phải là
người am hiểu tường tật mọi diễn biến trong lễ hội, người lớn tuổi có nhiều kinh
nghiệm trong quá trình tổ chức nghi lễ, có sự uy tín trong cộng đồng, có khả
năng thay mặt dân làng để truyền tải thông điệp đến thần linh. Lễ hội có thành
công và linh nghiệm hay không phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của thầy cúng
với các vị thần. Bên cạnh đó phụ cúng sẽ trợ giúp người cúng chính trong các
bước tổ chức nghi lễ do đó cũng phải đảm bảo các yếu tố phụng sự, yếu tố mang
tính tâm linh, người này cũng thường được dân làng đề xuất và thầy cúng chính
lựa chọn.
Cây nêu được làm từ một loại dây mai dài khoảng 20m có lá, ngọn uốn
cong hình tròn, đường kính khoảng 40cm gắn vào ngọn cây nêu. Một bên hình
tròn gắn giấy màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, một bên dán giấy màu vàng
tượng trưng cho mặt trăng, biểu tượng của âm - dương, người chơi phải ném
thủng giấy dán trên vòng tròn đó khi ấy âm - dương mới hòa hợp, mọi sự
nguyện cầu của con người với các vị thần mới linh nghiệm.
Riêng bầu nước thiêng được chuẩn bị từ đêm giao thừa đến ngày lễ để rước
đến chân cột cây nêu rồi cử hành nghi thức dâng cúng cho các vị thần. Theo
truyền thống, nghi lễ rước nước thiêng được diễn ra vào đầu giờ Tí của năm
mới, đại diện các dòng họ trong làng, xã cùng thầy mo làm lễ rước nước thiêng
về bản. Nước được lấy ở dòng suối đầu nguồn dựng trong vỏ quả bầu, sau đó
được đôi nam nữ rước về nhà thầy cúng đặt lên bàn thờ trong sự hộ tống của
đoàn chiêng, trống kèm theo sau.
3.2. Phần lễ
Sáng sớm ngày diễn ra lễ hội Lồng Tồng, thầy cúng được một đoàn người
đánh chiêng, trống đón xuống khu ruộng để làm lễ, đồng thời rước bầu nước
thiêng xuống nơi tổ chức lễ hội. Đi đầu trong đoàn người là người đánh chiêng,
hai người thổi kèn, tiếp đến là thầy cúng rồi đôi nam nữ bê mâm cũng chung
của cả làng và bầu nước, đi sau cùng là người khiêng trống và đoàn người đại
diện cho các hộ gia đình.
Mâm lễ vật chung của làng được đặt tại khung gỗ ngang chân cây nêu với
đầy đủ các lễ vật như: thủ lợn, xôi màu, gà, hoa quả, rượu, bầu nước thiêng,
vàng hương… theo đúng nghi thức truyền thống mâm cúng hướng về phía
Đông nhằm mong muốn cho cây trồng được sinh sôi, phát triển. Hai bên trái,
phải của mâm cúng chính là những mâm cúng của các hộ gia đình trong làng,
xã. Chân cột nêu còn để treo trống, chiêng và các đạo cụ của thầy cúng thóc,
ngô, cùng nhiều đồ vật khác trang trí xung quanh trong khu vực hành lễ với việc
mong muốn làm vui cho các vị thần để được phù hộ mọi điều tốt lành.
5
Khi bắt đầu làm lễ, thầy cúng đứng trước mâm lễ cúi lậy ba lần, người phụ
giúp sẽ đánh một hồi chiêng trống để dân làng đứng trước cây nêu và mâm cúng
để cúng vái theo. Thầy cúng sẽ bắt đầu đọc lời mời các vị thần về thưởng thức
lễ vật của dân làng, dân chúng phù hộ cho một năm hứa hẹn nhiều điều an lành.
Nội dung bài cúng cầu mong cho lúa tốt như cỏ lau, cỏ lác, hạt to như quả đác
không có sâu cắn phá, trâu lợn đầy đàn, gà vịt đầy sân, người người khỏe mạnh.
3.3. Phần hội
Sau nghi thức cúng lại mâm lễ, thầy cúng sẽ tung còn 3 lần tượng trưng,
tiếp đó chuyển quả còn cho thanh niên nam nữ cùng nhau chung vui trong trò
chơi ném còn. Có 3 cách chơi còn được lưu truyền đó là còn vòng, còn xai, còn
xốm. Còn xai là nam nữ đứng chia thành 2 bên một bên tung còn, một bên ném
còn, tung qua tung lại. Nếu ai bắt trượt mà để còn rơi xuống đất thì người đó sẽ
tặng vật cho người tung còn. Nó giống như một sợi dây tình cảm truyền từ tay
người này, đến tay người khác. Còn xốm là hình thức chơi đứng vòng tròn, xen
kẽ một nam, một nữ, người chơi bắt buộc phải tung theo thứ tự vòng tròn, ai
cũng được chơi một cách bình đẳng. Còn còn vòng là hình thức tự do ném còn.
Ai ném qua vòng tròn thủng giấy dán sẽ được phần thưởng đôi chén rượu, kèm
theo những lời chúc tốt đẹp, may mắn.
Sau ném còn là hoạt động đi cày và cày nghi lễ. Các con trâu được chọn
tham gia là những con đực to khỏe và thạo cày bừa. Khi kéo cày là hình thức để
người dân quan sát, dự báo một mùa sản xuất, thu hoạch có thuận lợi hay
không. Song song với việc đi cày là phần chơi kéo co, mở đầu là kéo nghi lễ,
mọi người chia làm hai bên nam và nữ. Nữ ở phía thượng nguồn đầu suối, nam
ở phía hạ nguồn, kéo nghi lễ có ba kèo, kèo thứ nhất nữ thắng, kèo thứ hai nam
thắng, kèo thứ ba nữ thắng, chung cuộc nữ thắng với quan niệm phụ nữ là đại
diện cho nguồn nước, nguồn sữa không bao giờ cạn, cung cấp cho hoạt động
canh tác lúa nước, cho chăn nuôi của con người. Nữ thắng cũng đồng nghĩa với
mọi việc, mọi điều sẽ thuận buồm xuôi gió. Sau phần kéo nghi lễ, mọi người
đến dự hội đều có thể tham gia, chung vui.
Phần thu hút mọi người nhất chính là phần biểu diễn múa xòe. Khi khai
hội, các người già trong làng sẽ múa xòe quanh cây nêu, tiếp theo đó là mọi
người đến với hội tham gia vòng xòe dưới chân cột trước cây nêu. Người Tày
có quan niệm không xòe thì cây không ra ngô, bắp không trổ bông vậy nên phải
xòe cho cây lúa đơm bông, kết trái, xòe cho mọi nhà thóc đầy vồ, gạo đầy
chum. Sau phần múa xòe cũng là thời điểm lộc của mâm lễ chung sẽ được phân
phát cho mọi người đến dự hội cùng hưởng lấy may. Quanh khu vực tổ chức lễ
hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống thu hút nhiều người tham dự
như: đẩy gậy, cướp cờ, đi cà kheo, chọi gà, thi đan giỏ,… mỗi trò chơi đều có
giải thưởng mang tính chất động viên, may mắn đầu năm. Vì vậy tùy theo khả
6
năng của mỗi người đến dự hội mà họ tham gia những nội dung cho phù hợp để
cầu may. Nhiều gia đình còn tổ chức sinh hoạt ẩm thực và mời khách tham gia.
Chiều và đêm hôm đó vẫn diễn ra nhiều hoạt động khác tại cộng đồng.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, BIẾN ĐỔI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG
1. Giá trị văn hóa của lễ hội
Lễ hội Lồng Tồng là nơi để người dân thư giãn, nghỉ ngơi sau một năm vất
vả cày bừa, bỏ phía sau sự lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống để hòa mình vào
không khí nhộn nhịp, vui tươi mà lễ hội đem lại. Lễ hội là nét riêng biệt của tộc
người Tày so với các tộc người khác cùng sinh sống. Sự giao thoa văn hóa, gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau từ các cộng đồng dân cư ở làng, xã và các khu vực lân cận.
Mang những đặc thù tín ngưỡng tâm linh đối với nghề làm nông. Lễ hội Lồng
Tồng thật sự rất quan trong với nền văn hóa của tộc người Tày bởi do đây là lễ
hội lớn nhất trong năm, không thể không tổ chức, có vai trò rất lớn đối với quá
trình sinh hoạt cho cả một năm kế tiếp. Không những vậy còn thể hiện sự hy
vọng của người dân về một năm mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, đủ đầy. Khi
khoa học công nghệ còn chưa phát triển thì sự tôn thờ, tin tưởng của con người
dành hết cho các vị thần của thiên nhiên và đấng tối cao. Ngoài ra, lễ hội Lồng
Tồng còn là lễ hội quí báu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm lưu
giữ, bảo tồn những phát trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tày.
2. Biến đổi hiện nay của lễ hội
Dưới tác động của những yếu tố phát triển và hội nhập hóa, các lễ hội
truyền thống đã xảy ra nhiều biến đổi so với ngày trước. Lễ hội Lồng Tồng hiện
nay của người Tày được rút ngắn về thời gian tổ chức xuống còn 1 ngày so với
3 ngày như trước đây. Ở phần lễ các yếu tố thiêng, các qui mô về không gian bị
cắt giảm, thường được tổ chức theo làng, xã nhưng ngày nay đã thành lễ hội của
cả một vùng, tỉnh. Các nghi lễ cầu may không còn được hăng hái, phấn khởi
nữa mà mọi người chỉ muốn cướp lại lễ vật thiêng liêng ấy coi như là mình đã
lấy được lộc, sự may mắn. Các trò chơi dân gian, truyền thống cũng bị lấn át bởi
những trò chơi, hoạt động mới mang tính thương mại. Tuy nhiên đối tượng đến
lễ hội cũng ngày càng được mở rộng, không còn là cư dân trong làng, xã nữa
mà thêm cả các thành phần dân tộc khác nhau và thu hút được nhiều khách tham
quan, du lịch trong và ngoài nước. Bởi vậy mà những thành phần xấu mang tệ
nạn xã hội và các nhà kinh doanh dịch vụ bị vấn đề kinh tế làm mờ đi những giá
trị văn hóa đặc sắc cần được tôn vinh mà đã tăng giá sản phảm tiêu dùng cho
người dân cũng như khách du lịch. Sự nới lỏng trong công tác quản lí đã làm
giảm tính trang nghiêm mà lễ hội nên có. Do đó những giá trị văn hóa mà Lễ
hội Lồng Tồng bị biến dạng cùng nhiều lễ hội “mất thiêng” do sự biến đổi này.
7
3. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Trước những phát triển của xã hội ngày nay, để đảm bảo tính hiệu quả
trong lễ hội tâm linh, việc bảo tồn và phát huy những giá trị, sắc thái văn hóa
cần có sự can thiệp của ban quan lý làng, xã, đăng ký ngày tổ chức lễ hội với
ban cấp cao lãnh đạo tỉnh, thành và đặc biệt chính là ý thức của người tham gia.
Khích lệ sự sáng tạo những hoạt động mới dựa trên tính truyền thống và tính
hiện đại ngày nay để làm tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn phải đáp ứng đủ nhu cầu
về văn hóa, lễ hội của tộc người Tày. Cần sự đầu tư từ các cấp chính quyền, sử
dụng nguồn lợi nhuận thu được từ lễ hội một cách hiệu quả để có thể bảo tồn,
phát huy hết giá trị văn hóa mà lễ hội đem lại. Đưa ra những biện pháp nhằm
quảng bá, tuyên truyền hình ảnh các nghi lễ, hoạt động trong lễ hội để giữ gìn
văn hóa truyền thống vốn có. Trao cho thế hệ trẻ những công việc cần thiết để
chuẩn bị lễ hội, cho họ thấy tầm quan trọng của lễ hội truyền thống của một tộc
người. Khai thác lễ hội song hành với các hoạt động du lịch là góp phần bảo tồn
nét đẹp truyền thống của lễ hội, tổ chức những chương trình văn hóa du lịch lễ
hội để trải nghiệm như một người dân bản địa thật thụ. Trước khi tham gia lễ
hội Lồng Tồng thì cần phải tìm hiểu kỹ về lễ hội để tránh có những hành động
phản cảm, gây mất thiện cảm đối với người dân tộc Tày.
KẾT LUẬN
Giống như lễ hội Chùa Hương của dân tộc Kinh thì lễ hội Lồng Tồng cũng
là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống lớn nhất của tộc người Tày.
Lễ hội Lồng Tồng là nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn mang trong mình đầy
đủ những nghi lễ cúng tế các vị thần nông nghiệp, tín ngưỡng tâm linh, hoạt
động đa dạng các loại hình vui chơi, thưởng thức. Việc tìm hiểu về lễ hội của
một dân tộc thiểu số giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện lối sống, văn hóa, con
người chứ không chỉ đơn giản là một hoạt động đơn thuần.
Có thể nói lễ hội Lồng Tồng hàm chứa nhiều lớp trầm tích văn hóa truyền
thống của người Tày nói riêng và của cả nền văn hóa truyền thống lễ hội đắc sắc
của đất nước Việt Nam nói chung. Trong đó, điển hình và nổi bật nhất là tín
ngưỡng thờ các vị thần nông nghiệp cùng với những ước nguyện của con người
cầu mong cho cuộc sống một sự bình an, no đủ, hạnh phúc. Đồng thời nó cũng
hàm chứa dày đặc các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian, dân ca, dân vũ, trò
chơi đồng giao, thể thao, cùng với các món ăn truyền thống đặc trưng của con
người nơi đây. Lễ hội Lồng Tồng sẽ luôn là điểm tựa tinh thần, là động lực thúc
đẩy cho mỗi người dân tộc Tày trong quá trình giữ gìn, bảo tồn và phát huy sắc
thái văn hóa truyền thống của dân tộc một cách trọn vẹn nhất. Không chỉ riêng
dân tộc Tày mà mỗi người dân trên mảnh đất hình chữ S đều có trách nhiệm gìn
giữ, bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống, song song với đó là bảo vệ một
nền văn hóa mang đậm nét riêng của con người Việt Nam.
8
Du lịch văn hóa đã đóng vai trò to lớn trong việc kết nối khách du lịch đến
với những thế giới của người dân tộc Tày. Vừa tăng sự hiểu biết của mọi người
đến với lễ hội, vừa tăng trưởng hoạt động kinh tế của người dân địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
Nguồn tài liệu internet:
1. Báo dân tộc miền núi: https://dantocmiennui.vn/dac-sac-le-hoi-long-
tong-cua-nguoi-tay/118610.html
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh:
https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
ItemID=22&l=Dukhach
3. Các video trên youtube liên quan đến lễ hội
PHỤ LỤC ẢNH
Thầy mo làm lễ cúng thần linh
9
| 1/13

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA VIỆT NAM HỌC BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: CÁC TỘC NGƯỜI Ở VIỆT NAM
Học kỳ 1 năm học 2020-2021
Tên chủ đề: LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA TỘC NGƯỜI TÀY HÀ NỘI-2021
Số phách (để trống):……………
Số phách (để trống):………………… TÊN HỌC PHẦN: =====CẮT
Thông tin cá nhân sinh viên:
Các tộc người ở Việt Nam
Điểm bài thi sau thống nhất:

Họ tên sinh viên: Đặng Quỳnh Chi
PHÁCH =========== CẮT Ngày sinh: 05/07/2002
Bằng số:………………………… Mã sinh viên: 705616014
Bằng chữ: ..……………………..
Lớp tín chỉ: VNSS 246-K70QTDL.2_LT SBD:
……………………………………. Cán bộ chấm thi 1
Chủ đề số: 06: LỄ HỘI LỒNG TỒNG
(ký ghi rõ họ tên)
CỦA TỘC NGƯỜI TÀY PHÁCH=====
…………………………………….. Cán bộ chấm thi 2
(ký ghi rõ họ tên
)
…………………………………… … MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................2
5. Bố cục tiểu luận............................................................................................2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI TÀY.......................................3
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY...4
1. Nguồn gốc lễ hội...........................................................................................4
2. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội..........................................................4
3. Nội dung tổ chức lễ hội................................................................................4
3.1. Quá trình chuẩn bị..................................................................................4
3.2. Phần lễ.....................................................................................................5
3.3. Phần hội..................................................................................................6
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, BIẾN ĐỔI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG
......7
1. Giá trị văn hóa của lễ hội............................................................................7
2. Biến đổi hiện nay của lễ hội........................................................................7
3. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội........................8
KẾT LUẬN..........................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH............................................9
PHỤ LỤC ẢNH...................................................................................................9
Tên chủ đề: LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA TỘC NGƯỜI TÀY MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam - đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời, có thể được coi là
một trong số những quốc gia có nhiều lễ hội nhất thế giới. Các lễ hội này được
tổ chức quanh năm suốt tháng ở bất kể tỉnh thành nào trên cả nước bởi có đến
54 dân tộc anh em sinh sống. Được lưu giữ từ xưa đến nay với truyền thống
“Uống nước nhớ nguồn”, những giá trị văn hóa đặc sắc ấy vừa có “lễ” thể hiện
sự linh thiêng, nghiêm trang mà vừa có “hội” mang theo phần hứng khởi, tấp
nập. Cũng có những lễ hội để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc, để
thờ cúng các vị thần của tạo hóa, hay các vị tổ nghề truyền thống,… Đa phần
các lễ hội ở Việt Nam diễn ra vào đầu năm theo lịch âm - tức mùa xuân hàng
năm, đó là khi thời tiết đẹp nhất, trăm hoa đua nở, mọi vật, mọi việc đều là
những khởi đầu mới. Vì vậy dân gian mới truyền câu “Tháng giêng là tháng ăn
chơi”. Lễ hội diễn ra mang nhiều ý nghĩa, mục đích khác nhau nhưng có một
điểm chung lớn là nhằm cầu chúc cho một năm mới an khang - thịnh vượng -
vạn sự như ý, an cư lập nghiệp, mùa màng bội thu, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Không có bất kì lễ hội nào giống nhau, lễ hội nào cũng mang trong mình
nét riêng như: lễ hội Đền Hùng để ghi nhớ công ơn các vị vua Hùng, lễ hội Gầu
Tào nhằm nhờ thần phù hộ xin thuận đường con cái,… Lễ hội Lồng Tồng cũng
không ngoại lệ, còn gọi là lễ hội xuống đồng, dâng cúng lễ vật lên trời đất, thần
Nông nhằm cảm tạ trời đất, các vị thần linh đã cho mùa màng năm qua thu
hoạch tốt và cầu mong những sự lao động cần cù, vất vả trong năm mới sẽ gặt
gái được nhiều thành quả. Sự đặc biệt, hấp dẫn của lễ hội Lồng Tồng đã thu hút
nhiều du khách bốn phương tham dự. Lễ hội đa dạng về bản sắc văn hóa dân
tộc, sinh động trong qui mô tổ chức. Trước vấn đề đồng hóa về văn hóa bởi có
quá nhiều lễ hội cùng thời gian tổ chức thì những giải pháp bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa tiêu biểu là cần thiết để không làm mất đi một dịp lễ hội
đặc sắc với đồng bào dân tộc Tày tại trung du miền núi phía Bắc.
Chính vì lý do này, cùng với việc góp phần quảng bá, xây dựng hình ảnh
về văn hóa lễ hội cho bạn bè, người thân cũng như thế hệ trẻ có thêm tình yêu
phong tục tập quán, lễ hội văn hóa của quê hương, đất nước, hiểu biết về lịch sử
văn hóa của tộc người Tày, giữ gìn và phát huy hết giá trị truyền thống tốt đẹp
mà lễ hội mang lại mà tôi lựa chọn đề tài: “Lễ hội Lồng Tồng của tộc người
Tày” làm báo cáo học tập mong muốn tìm hiểu và giới thiệu chi tiết thêm về lễ
hội giúp tăng sự hiểu biết của bản thân. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nội dung lễ hội Lồng Tồng và
tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng dân gian của người Tày.
Phạm vi nghiên cứu: Giới thiệu về thời gian và không gian tổ chức hoạt
động lễ hội Lồng Tồng.
3. Mục đích nghiên cứu
Miêu tả quá trình diễn ra, nguồn gốc xuất xứ của lễ hội Lồng Tồng người
tộc người Tày qua việc phân tích văn hóa, con người từ đó đưa ra giải pháp
trong việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của lễ hội. Qua đó giới thiệu
để hiểu rõ hơn về bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời đưa lễ hội Lồng Tồng của
tộc người Tày đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập thông tin tài liệu sách, báo,
internet,… về văn hóa Lễ hội Lồng Tồng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: dựa vào nguồn thông tin thu thập được
đưa ra những luận điểm, giả thuyết, lựa chọn, xử lý nhằm nghiên cứu, xây dựng
đề tài “Lễ hội Lồng Tồng của người Tày”.
Phương pháp so sánh: sự khác nhau, chênh lệch của Lễ hội Lồng Tồng
hiện tại so với ngày trước, ở từng địa điểm cư trú, từ đó phát hiện nét độc đáo mà lễ hội đem lại.
5. Bố cục tiểu luận
Tiểu luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục ảnh, tài liệu tham khảo còn có 5 chương chính gồm:
Chương 1: Khái quát về tộc người Tày
Chương 2: Tìm hiểu về Lễ hội Lồng Tồng của tộc người Tày
Chương 3: Giá trị, biến đổi hiện nay và một số đề xuất nhằm phát huy giá
trị văn hóa của Lễ hội Lồng Tồng 2
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI TÀY
Người Tày hay còn gọi là Thổ, là tộc người có mặt từ rất sớm (khoảng nửa
cuối thiên niên kỉ thứ I trước Công Nguyên). Ngôn ngữ giao tiếp chính của
người Tày này là ngôn ngữ Tày-Thái (ngữ hệ Thái -Kadai). Dân tộc Tày thường
phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, nhiều nhất là ở các
tỉnh Bắc Cạn, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, và
dạo gần đây bắt đầu di cư tới một số tỉnh như Lâm Đồng, Đăk Lăk, Tây Nguyên.
Từ xưa, người Tày đã biết thâm canh và áp dụng các biện pháp thủy lợi
như đào mương, làm cọn lấy nước tưới ruộng, đắp phai, bắc máng và còn có
truyền thống làm ruộng nước. Ngoài ra, dân tộc Tày còn làm rộng nông và phát
triển hệ thống ruộng vườn theo phong cách truyền thống. Các loại ngũ cốc như:
ngô, khoai, sắn thường đường trồng trên nương rẫy theo từng mùa vụ. Ngày
xưa, người Tày thường chăn thả gia súc, gia cầm tự do nhưng từ khi có chính
sách nông nghiệp của Đảng và Nhà nước, các thành tựu khoa học trong lĩnh vực
chăn nuôi đã được áp dụng, các loài gia súc, gia cầm cho năng suất lớn như lợn
siêu nạc đã được chăn nuôi. Nhờ đó, nhu cầu của đồng bào vừa có thể được đáp
ứng và nhiều gia đình còn có thể tăng thêm thu nhập nhờ buôn bán, trao đổi cái
hàng hóa được tao ra từ chăn nuôi. Bên cạnh đó, dân tộc Tày còn phát triển
nghề dệt nên phong tục cưới xin truyền thống của nơi đây thường có liên quan đến dệt.
Tộc người Tày thường có tập quán sinh sống thành bản làng, mỗi bản có
khoảng từ 30 đến 60 ngôi nhà, có quy định riêng. Những người cùng dòng họ
trong một hoặc nhiều bản thường sẽ hỗ trợ nhau trong đời sống sinh hoạt và sản
xuất và còn thực thi quy tắc hôn nhân ngoại tộc. Gia đình dân tộc Tày thuộc
kiểu gia đình phụ hệ và bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo phong kiến. Trong gia đình
người Tày, chỉ có con trai mới có quyền được thừa kế tài sản, làm chủ gia đình
và nắm trong tay tất cả tài sản và quyền quyết định tất cả mọi thứ trong gia đình.
Dân tộc Tày không có tôn giáo chính nhưng bị ảnh hưởng của nhiều loại
tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cùng các tín ngưỡng dân gian.
Người Tày thường thờ cúng tổ tiên, thần Bếp, thổ công, thần ruộng, thần lúa,...
Vào đầu năm mới, tộc người Tày sẽ tổ chức, tham dự lễ hội Lồng Tồng nằm
mục đích mong ước cho gia đình yên ấm đủ đầy, mưa thuận gió hòa, mùa màng
bội thu. Đời sống văn hóa tình thần của người Tày thường được diễn tả qua các
hoạt động nhạc điệu dân ca như: hát then, hát lượn, hát sli,… Dân tộc Tày
thường hai bữa ăn chính trong ngày là bữa trưa và bữa tối, với cơm tẻ là món ăn
chính, xôi và cơm lam là những món ăn đặc trưng, nước uống sôi để nguội cùng
vỏ lá cây trong rừng, cùng các loại rượu được lên men từ gạo, ngô, khoai sắn…
Người Tày có bộ trang phục truyền thống được dệt từ vải sợi bông, nhuộm màu, 3
đa phần không có trang trí họa tiết cầu kì. Người Tày thường sống ở nhà sàn
hay nhà lợp mái gianh, và thường bài trí từ 1 đến 2 cái bếp trong nhà .
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ LỄ HỘI LỒNG TỒNG CỦA NGƯỜI TÀY
1. Nguồn gốc lễ hội
Lễ hội Lồng Tồng còn có cách gọi khác là lễ hội xuống đồng của dân tộc
Tày. Không ai biết lễ hội có từ bao giờ nhưng tất cả người Tày tại cộng đồng
dân cư các vùng trung du miền núi phía Bắc đều công nhận nó đã có từ rất lâu
về trước và tồn tại song song với đời sống xã hội của người dân nơi đây. Lễ hội
Lồng Tồng vừa là tín ngưỡng, tâm linh vừa là những kinh nghiệm quý báu được
đúc kết lại trên chính nét văn hóa đặc trưng riêng biệt trong canh tác nông
nghiệp của tộc người Tày. Những vị thần xuất hiện ở lễ hội để cầu mùa màng
bội thu như: thần Thành Hoàng, thần Nông, thần Sấm, thần Mưa, thần Thổ Địa,
… mỗi vị thần đều có vai trò trách nhiệm trong việc tạo ra mưa thuận gió hòa để
bảo vệ linh hồn cây trồng, vật nuôi phát triển.
2. Thời gian và địa điểm tổ chức lễ hội
Ngày trước, lễ hội được tổ chức vào tháng 3,4 âm lịch thời gian đầu mùa
mưa. Về sau mở vào mùng 2 đến 30 tháng Giêng, tức sau dịp Tết hàng năm.
Tùy từng nơi sẽ có thời gian tổ chức khác nhau nhưng đều tổ chức trong 3 ngày.
Địa điểm diễn ra lễ hội thường là những khu ruộng rộng, bằng phẳng, giữa
thửa ruộng đó còn được trồng cây nêu là nơi trung tâm để đặt mâm lễ, cũng là
nơi thực hành nghi lễ cúng tế thần linh của cả cộng đồng, xung quanh chân cột
cây nêu chính là nơi diễn ra nghi thức múa xòe, ném còn và các trò chơi dân
gian khác. Trên một thửa ruộng gần khu vực tổ chức lễ hội được lựa chọn để
thực hành những đường cầy để cầu lấy sự may mắn, bội thu cho một mùa trồng trọt mới.
3. Nội dung tổ chức lễ hội
3.1. Quá trình chuẩn bị
Vài ngày trước khi bắt đầu, việc tổ chức lễ hội Lồng Tồng đã được chuẩn
bị từ trước một cách cẩn thận, chu đáo. Tùy vào từng qui mô tổ chức mà thành
lập các cụm làng, cụm xã mà thành lập ban tổ chức, phân công từng nhiệm vụ
cho các thành viên tham gia lễ hội một cách cụ thể. Từ khâu chuẩn bị dọn dẹp,
trang trí nhà cửa khu dùng để tổ chức lễ hội, chọn dây thừng để làm dây kéo co,
chọn cây tre đủ ngọn để làm cây nêu, làm quả còn, chuẩn bị mâm lễ chung của
cả làng, của từng gia đình và các lễ vật khác. Những thành viên được chọn tham
gia, phục vụ nghi thức của lễ hội như thầy cúng chính, phụ cúng, nhóm tham gia
hội kéo co, ném còn, biểu diễn các tiết mục văn nghệ, thực hành cày cấy cũng 4
phải được lựa chọn kĩ lưỡng, trong đội ngũ không xuất hiện những thành phần
xấu xảy ra. Người được cả dân làng lựa chọn làm thầy cúng, thầy mo phải là
người am hiểu tường tật mọi diễn biến trong lễ hội, người lớn tuổi có nhiều kinh
nghiệm trong quá trình tổ chức nghi lễ, có sự uy tín trong cộng đồng, có khả
năng thay mặt dân làng để truyền tải thông điệp đến thần linh. Lễ hội có thành
công và linh nghiệm hay không phụ thuộc vào khả năng giao tiếp của thầy cúng
với các vị thần. Bên cạnh đó phụ cúng sẽ trợ giúp người cúng chính trong các
bước tổ chức nghi lễ do đó cũng phải đảm bảo các yếu tố phụng sự, yếu tố mang
tính tâm linh, người này cũng thường được dân làng đề xuất và thầy cúng chính lựa chọn.
Cây nêu được làm từ một loại dây mai dài khoảng 20m có lá, ngọn uốn
cong hình tròn, đường kính khoảng 40cm gắn vào ngọn cây nêu. Một bên hình
tròn gắn giấy màu đỏ tượng trưng cho mặt trời, một bên dán giấy màu vàng
tượng trưng cho mặt trăng, biểu tượng của âm - dương, người chơi phải ném
thủng giấy dán trên vòng tròn đó khi ấy âm - dương mới hòa hợp, mọi sự
nguyện cầu của con người với các vị thần mới linh nghiệm.
Riêng bầu nước thiêng được chuẩn bị từ đêm giao thừa đến ngày lễ để rước
đến chân cột cây nêu rồi cử hành nghi thức dâng cúng cho các vị thần. Theo
truyền thống, nghi lễ rước nước thiêng được diễn ra vào đầu giờ Tí của năm
mới, đại diện các dòng họ trong làng, xã cùng thầy mo làm lễ rước nước thiêng
về bản. Nước được lấy ở dòng suối đầu nguồn dựng trong vỏ quả bầu, sau đó
được đôi nam nữ rước về nhà thầy cúng đặt lên bàn thờ trong sự hộ tống của
đoàn chiêng, trống kèm theo sau. 3.2. Phần lễ
Sáng sớm ngày diễn ra lễ hội Lồng Tồng, thầy cúng được một đoàn người
đánh chiêng, trống đón xuống khu ruộng để làm lễ, đồng thời rước bầu nước
thiêng xuống nơi tổ chức lễ hội. Đi đầu trong đoàn người là người đánh chiêng,
hai người thổi kèn, tiếp đến là thầy cúng rồi đôi nam nữ bê mâm cũng chung
của cả làng và bầu nước, đi sau cùng là người khiêng trống và đoàn người đại
diện cho các hộ gia đình.
Mâm lễ vật chung của làng được đặt tại khung gỗ ngang chân cây nêu với
đầy đủ các lễ vật như: thủ lợn, xôi màu, gà, hoa quả, rượu, bầu nước thiêng,
vàng hương… theo đúng nghi thức truyền thống mâm cúng hướng về phía
Đông nhằm mong muốn cho cây trồng được sinh sôi, phát triển. Hai bên trái,
phải của mâm cúng chính là những mâm cúng của các hộ gia đình trong làng,
xã. Chân cột nêu còn để treo trống, chiêng và các đạo cụ của thầy cúng thóc,
ngô, cùng nhiều đồ vật khác trang trí xung quanh trong khu vực hành lễ với việc
mong muốn làm vui cho các vị thần để được phù hộ mọi điều tốt lành. 5
Khi bắt đầu làm lễ, thầy cúng đứng trước mâm lễ cúi lậy ba lần, người phụ
giúp sẽ đánh một hồi chiêng trống để dân làng đứng trước cây nêu và mâm cúng
để cúng vái theo. Thầy cúng sẽ bắt đầu đọc lời mời các vị thần về thưởng thức
lễ vật của dân làng, dân chúng phù hộ cho một năm hứa hẹn nhiều điều an lành.
Nội dung bài cúng cầu mong cho lúa tốt như cỏ lau, cỏ lác, hạt to như quả đác
không có sâu cắn phá, trâu lợn đầy đàn, gà vịt đầy sân, người người khỏe mạnh. 3.3. Phần hội
Sau nghi thức cúng lại mâm lễ, thầy cúng sẽ tung còn 3 lần tượng trưng,
tiếp đó chuyển quả còn cho thanh niên nam nữ cùng nhau chung vui trong trò
chơi ném còn. Có 3 cách chơi còn được lưu truyền đó là còn vòng, còn xai, còn
xốm. Còn xai là nam nữ đứng chia thành 2 bên một bên tung còn, một bên ném
còn, tung qua tung lại. Nếu ai bắt trượt mà để còn rơi xuống đất thì người đó sẽ
tặng vật cho người tung còn. Nó giống như một sợi dây tình cảm truyền từ tay
người này, đến tay người khác. Còn xốm là hình thức chơi đứng vòng tròn, xen
kẽ một nam, một nữ, người chơi bắt buộc phải tung theo thứ tự vòng tròn, ai
cũng được chơi một cách bình đẳng. Còn còn vòng là hình thức tự do ném còn.
Ai ném qua vòng tròn thủng giấy dán sẽ được phần thưởng đôi chén rượu, kèm
theo những lời chúc tốt đẹp, may mắn.
Sau ném còn là hoạt động đi cày và cày nghi lễ. Các con trâu được chọn
tham gia là những con đực to khỏe và thạo cày bừa. Khi kéo cày là hình thức để
người dân quan sát, dự báo một mùa sản xuất, thu hoạch có thuận lợi hay
không. Song song với việc đi cày là phần chơi kéo co, mở đầu là kéo nghi lễ,
mọi người chia làm hai bên nam và nữ. Nữ ở phía thượng nguồn đầu suối, nam
ở phía hạ nguồn, kéo nghi lễ có ba kèo, kèo thứ nhất nữ thắng, kèo thứ hai nam
thắng, kèo thứ ba nữ thắng, chung cuộc nữ thắng với quan niệm phụ nữ là đại
diện cho nguồn nước, nguồn sữa không bao giờ cạn, cung cấp cho hoạt động
canh tác lúa nước, cho chăn nuôi của con người. Nữ thắng cũng đồng nghĩa với
mọi việc, mọi điều sẽ thuận buồm xuôi gió. Sau phần kéo nghi lễ, mọi người
đến dự hội đều có thể tham gia, chung vui.
Phần thu hút mọi người nhất chính là phần biểu diễn múa xòe. Khi khai
hội, các người già trong làng sẽ múa xòe quanh cây nêu, tiếp theo đó là mọi
người đến với hội tham gia vòng xòe dưới chân cột trước cây nêu. Người Tày
có quan niệm không xòe thì cây không ra ngô, bắp không trổ bông vậy nên phải
xòe cho cây lúa đơm bông, kết trái, xòe cho mọi nhà thóc đầy vồ, gạo đầy
chum. Sau phần múa xòe cũng là thời điểm lộc của mâm lễ chung sẽ được phân
phát cho mọi người đến dự hội cùng hưởng lấy may. Quanh khu vực tổ chức lễ
hội diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống thu hút nhiều người tham dự
như: đẩy gậy, cướp cờ, đi cà kheo, chọi gà, thi đan giỏ,… mỗi trò chơi đều có
giải thưởng mang tính chất động viên, may mắn đầu năm. Vì vậy tùy theo khả 6
năng của mỗi người đến dự hội mà họ tham gia những nội dung cho phù hợp để
cầu may. Nhiều gia đình còn tổ chức sinh hoạt ẩm thực và mời khách tham gia.
Chiều và đêm hôm đó vẫn diễn ra nhiều hoạt động khác tại cộng đồng.
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ, BIẾN ĐỔI HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA LỄ HỘI LỒNG TỒNG
1. Giá trị văn hóa của lễ hội
Lễ hội Lồng Tồng là nơi để người dân thư giãn, nghỉ ngơi sau một năm vất
vả cày bừa, bỏ phía sau sự lo toan, mệt mỏi trong cuộc sống để hòa mình vào
không khí nhộn nhịp, vui tươi mà lễ hội đem lại. Lễ hội là nét riêng biệt của tộc
người Tày so với các tộc người khác cùng sinh sống. Sự giao thoa văn hóa, gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau từ các cộng đồng dân cư ở làng, xã và các khu vực lân cận.
Mang những đặc thù tín ngưỡng tâm linh đối với nghề làm nông. Lễ hội Lồng
Tồng thật sự rất quan trong với nền văn hóa của tộc người Tày bởi do đây là lễ
hội lớn nhất trong năm, không thể không tổ chức, có vai trò rất lớn đối với quá
trình sinh hoạt cho cả một năm kế tiếp. Không những vậy còn thể hiện sự hy
vọng của người dân về một năm mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, đủ đầy. Khi
khoa học công nghệ còn chưa phát triển thì sự tôn thờ, tin tưởng của con người
dành hết cho các vị thần của thiên nhiên và đấng tối cao. Ngoài ra, lễ hội Lồng
Tồng còn là lễ hội quí báu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm lưu
giữ, bảo tồn những phát trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Tày.
2. Biến đổi hiện nay của lễ hội
Dưới tác động của những yếu tố phát triển và hội nhập hóa, các lễ hội
truyền thống đã xảy ra nhiều biến đổi so với ngày trước. Lễ hội Lồng Tồng hiện
nay của người Tày được rút ngắn về thời gian tổ chức xuống còn 1 ngày so với
3 ngày như trước đây. Ở phần lễ các yếu tố thiêng, các qui mô về không gian bị
cắt giảm, thường được tổ chức theo làng, xã nhưng ngày nay đã thành lễ hội của
cả một vùng, tỉnh. Các nghi lễ cầu may không còn được hăng hái, phấn khởi
nữa mà mọi người chỉ muốn cướp lại lễ vật thiêng liêng ấy coi như là mình đã
lấy được lộc, sự may mắn. Các trò chơi dân gian, truyền thống cũng bị lấn át bởi
những trò chơi, hoạt động mới mang tính thương mại. Tuy nhiên đối tượng đến
lễ hội cũng ngày càng được mở rộng, không còn là cư dân trong làng, xã nữa
mà thêm cả các thành phần dân tộc khác nhau và thu hút được nhiều khách tham
quan, du lịch trong và ngoài nước. Bởi vậy mà những thành phần xấu mang tệ
nạn xã hội và các nhà kinh doanh dịch vụ bị vấn đề kinh tế làm mờ đi những giá
trị văn hóa đặc sắc cần được tôn vinh mà đã tăng giá sản phảm tiêu dùng cho
người dân cũng như khách du lịch. Sự nới lỏng trong công tác quản lí đã làm
giảm tính trang nghiêm mà lễ hội nên có. Do đó những giá trị văn hóa mà Lễ
hội Lồng Tồng bị biến dạng cùng nhiều lễ hội “mất thiêng” do sự biến đổi này. 7
3. Một số đề xuất nhằm phát huy giá trị văn hóa của lễ hội
Trước những phát triển của xã hội ngày nay, để đảm bảo tính hiệu quả
trong lễ hội tâm linh, việc bảo tồn và phát huy những giá trị, sắc thái văn hóa
cần có sự can thiệp của ban quan lý làng, xã, đăng ký ngày tổ chức lễ hội với
ban cấp cao lãnh đạo tỉnh, thành và đặc biệt chính là ý thức của người tham gia.
Khích lệ sự sáng tạo những hoạt động mới dựa trên tính truyền thống và tính
hiện đại ngày nay để làm tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn phải đáp ứng đủ nhu cầu
về văn hóa, lễ hội của tộc người Tày. Cần sự đầu tư từ các cấp chính quyền, sử
dụng nguồn lợi nhuận thu được từ lễ hội một cách hiệu quả để có thể bảo tồn,
phát huy hết giá trị văn hóa mà lễ hội đem lại. Đưa ra những biện pháp nhằm
quảng bá, tuyên truyền hình ảnh các nghi lễ, hoạt động trong lễ hội để giữ gìn
văn hóa truyền thống vốn có. Trao cho thế hệ trẻ những công việc cần thiết để
chuẩn bị lễ hội, cho họ thấy tầm quan trọng của lễ hội truyền thống của một tộc
người. Khai thác lễ hội song hành với các hoạt động du lịch là góp phần bảo tồn
nét đẹp truyền thống của lễ hội, tổ chức những chương trình văn hóa du lịch lễ
hội để trải nghiệm như một người dân bản địa thật thụ. Trước khi tham gia lễ
hội Lồng Tồng thì cần phải tìm hiểu kỹ về lễ hội để tránh có những hành động
phản cảm, gây mất thiện cảm đối với người dân tộc Tày. KẾT LUẬN
Giống như lễ hội Chùa Hương của dân tộc Kinh thì lễ hội Lồng Tồng cũng
là một trong những hoạt động văn hóa truyền thống lớn nhất của tộc người Tày.
Lễ hội Lồng Tồng là nét đẹp văn hóa giàu giá trị nhân văn mang trong mình đầy
đủ những nghi lễ cúng tế các vị thần nông nghiệp, tín ngưỡng tâm linh, hoạt
động đa dạng các loại hình vui chơi, thưởng thức. Việc tìm hiểu về lễ hội của
một dân tộc thiểu số giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện lối sống, văn hóa, con
người chứ không chỉ đơn giản là một hoạt động đơn thuần.
Có thể nói lễ hội Lồng Tồng hàm chứa nhiều lớp trầm tích văn hóa truyền
thống của người Tày nói riêng và của cả nền văn hóa truyền thống lễ hội đắc sắc
của đất nước Việt Nam nói chung. Trong đó, điển hình và nổi bật nhất là tín
ngưỡng thờ các vị thần nông nghiệp cùng với những ước nguyện của con người
cầu mong cho cuộc sống một sự bình an, no đủ, hạnh phúc. Đồng thời nó cũng
hàm chứa dày đặc các giá trị văn hóa nghệ thuật dân gian, dân ca, dân vũ, trò
chơi đồng giao, thể thao, cùng với các món ăn truyền thống đặc trưng của con
người nơi đây. Lễ hội Lồng Tồng sẽ luôn là điểm tựa tinh thần, là động lực thúc
đẩy cho mỗi người dân tộc Tày trong quá trình giữ gìn, bảo tồn và phát huy sắc
thái văn hóa truyền thống của dân tộc một cách trọn vẹn nhất. Không chỉ riêng
dân tộc Tày mà mỗi người dân trên mảnh đất hình chữ S đều có trách nhiệm gìn
giữ, bảo tồn và phát triển lễ hội truyền thống, song song với đó là bảo vệ một
nền văn hóa mang đậm nét riêng của con người Việt Nam. 8
Du lịch văn hóa đã đóng vai trò to lớn trong việc kết nối khách du lịch đến
với những thế giới của người dân tộc Tày. Vừa tăng sự hiểu biết của mọi người
đến với lễ hội, vừa tăng trưởng hoạt động kinh tế của người dân địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH Nguồn tài liệu internet:
1. Báo dân tộc miền núi: https://dantocmiennui.vn/dac-sac-le-hoi-long- tong-cua-nguoi-tay/118610.html
2. Cổng thông tin điện tử tỉnh:
https://tuyenquang.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx? ItemID=22&l=Dukhach
3. Các video trên youtube liên quan đến lễ hội PHỤ LỤC ẢNH
Thầy mo làm lễ cúng thần linh 9