-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lê Nguyễn Uyển My -MSSV 22115206 - Chủ đề 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Lê Nguyễn Uyển My -MSSV 22115206 - Chủ đề 1 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ MÔN TRIẾẾT H C Ọ TI U L Ể U N CUÔẾI KỲ Ậ
Đềề tài: MÔẾI QUAN H GI Ệ A V Ữ T CHẤẾT – Ý TH Ậ C V Ứ À S V Ự N Ậ D NG M Ụ I D Ộ NG V Ụ
ÀO QUÁ TRÌNH PHÁT TRI N Ý TH Ể C C Ứ A Ủ B N THẤN Ả
HỌ VÀ TÊN: LÊ NGUYỄN UYỂN MY MSSV: 22115206 LỚP: 4684
GIẢNG VIÊN: LÊ THỊ THANH MAI
KHÓA HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC 1/2022 LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đè tài:
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chúng ta đang trong công
cuộc xây dựng và phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành cơ chế thị trường,
với sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay,
về vấn đề hiểu được quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất;
nguồn gốc, bản chất của ý thức; mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
được nhiều đối tượng quan tâm.
Triết học ngày nay là bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất kì hình
thái kinh tế nào. Về vấn đề quan điểm của duy vật biện chứng về vật chất, các hình
thức, phương thức tồn tại của vật chất; nguồn gốc, bản chất của ý thức; mối quan
hệ biện chứng giứa vật chất và ý thức. Nếu xuất phát từ lập trường triết học đúng
đắn, con người có thể biết được cách giải quyết vấn đề phù hợp. Cách mạng khoa
học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch kinh tế và phát triển xã hội.
Các nước đều có cơ hội phát triển. Tuy vậy, các các ưu thế về công nghệ và thị
trường thuộc về các nước phát triển, đó là một thức thách khó khăn đối với các
nước chưa phát triển và đang phát triển, trong đó Việt Nam ta là nước thuộc diện
đang phát triển, nếu không có đường lối phát triển phù hợp, nguy cơ tụt hậu ngàng
càng cao, môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt.
Trước tình hình đó cũng như xu hướng ngày càng phát triển của hầu hết mọi lĩnh
vực của thời đại hiện nay, Đảng và Nhà nước cần tiếp tục và tiến hành thúc đẩy
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó then chốt là đổi mới kinh tế, giữ
vai trò chủ đạo. Đổi mới kinh tế là vấn đề cấp bách, giữa đổi mới kinh tế và đổi
mới chính trị có mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cho phép chúng ta vận dụng
vào mối quan hệ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị giúp thúc đẩy công cuộc đổi
mới đất nước ngày càng giàu mạnh.
Thế hệ sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, việc truyền tải kiến thức, tư
tưởng và kỹ năng về quan hệ vật chất và ý thức là một điều đáng quan tâm, giúp
sinh viên hiểu được quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, các
hình thức, phương thức tồn tại của vật chất; nguồn gốc, bản chất của ý thức; mối
quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, giúp cho sinh viên biết trang bị những
kiến thức cơ bản về lý luận nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất
và ý thức và vận dụng mối quan hệ vật chất và ý thức trong tương lai sao cho phù
hợp để thúc đẩy phát triển bản thân và đồng thời giúp khẳng định những nền tảng
khoa học và cách mạng chủ nghĩa duy vật biện chứng; đấu tranh chống lại các quan điểm sai trái. NỘI DUNG
Mối quan hệ giữa vật chất - ý thức và sự vận dụng nội dung vào quá trình
phát triển ý thức của bản thân Các khái niệm:
- Vật chất: theo định nghĩa của Vladimir Ilyich Lenin là cái có trước, vật chất là
tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý thức và là quyết
định ý thức, là cái tác động lại vật chất; và nó có quan hệ biện chứng qua lại với nhau.
Ví dụ về vật chất: cái bàn, cái ghế, quyển sách, bong bong v.v.
Ví dụ về vật chức quyết định ý thức: có thực mới vực được đạo; thực túc, binh cường v.v.
- Phương thức tồn tại của vật chất: phương thức tồn tại của vật chất là vận
động. Vận động là mọi sự biến đổi nói chung, “là thuộc tính cố hữu của vật chất”,
”là phương thức tồn tại của vật chất”, “là sự tự vận động của vật chất”.
Có năm hình thức cơ bản của vận động: vận động cơ học, vận động vật lý, vận
động hóa học, vận động sinh học và vận động xã hội. Quan hệ giữa các hình thức
vận động: khác nhau về trình độ của vận động, vận động cao trên cơ sở vận động
thấp, mỗi sự vật có nhiều hình thức vận động. Vận động là tuyệt đối, đứng im là tương đối.
Ví dụ: Sự sống chỉ tồn tại khi trao đổi môi trường bên ngoài. Nếu quá trình trao
đổi chất không diễn ra thì sự sống sẽ không còn. Như vậy sự sống chỉ tồn tại nhờ
thông qua vận động và vận động là phương thức tồn tại của sự sống.
- Hình thức tồn tại của vật chất: không gian, thời gian và vận động
+ Không gian và thời gian: là cặp phạm trù của triết học Mác – Lenin dùng
để chỉ hình thức tồn tại của vật chất (cùng với phạm trù vận động, trong đó không
gian chỉ hình thức tồn tại của khách thể vật chất ở vị trí nhất định và ở một khung
cảnh nhất định trong tương quan với những khách thể khác. Trong khi đó thời gian
chỉ hình thức tồn tại của các khách thể vật chất được biểu hiện ở mức độ lâu dài
hay mau chóng (độ dài về mặt thời gian), ở sự kế tiếp trước hay sau các giai đoạn vận động.
Không gian: là “một dạng khách quan của sự tồn tại vật chất, được biểu thị
bằng chiều dài, chiều rộng và chiều cao”.
Ví dụ: không gian văn phòng, không gian lớp học, không gian vũ trụ v.v.
Thời gian: là một khái niệm để diễn tả trình tự xảy ra của các sự kiện, biến
cố và khoảng kéo dài của chúng.
Ví dụ: quá khứ, tương lai, hiện tại v.v.
- Tính thống nhất vật chất của thế giới: sự ra đời khái niệm về vật chất đặt
nền tảng về nhận thức và phương pháp cho một thế giới quan khoa học, hiện đại;
giúp lý giải là vận động và biến đổi của dạng vật chất trong xã hội và những hoạt
động thực tiễn của con người.
Ví dụ: con người là một dạng vật chất, khi mất đi, chúng ta không thể giữ lại
hình dạng vật chất như hiện tại mà thay vào đó, cơ thể ta sẽ chuyển đổi thành một
dạng vật chất khác để thích nghi vì hình dạng cũ đã không còn phù hợp và thích nghi nữa. Bài học vận dụng:
Vật chất là yếu tố bên ngoài, có quá trình phát sinh hình thành và phát triển
của riêng nó. Nên có sự tiêu vong, mất đi, tan đi, chuyển hóa Thay đổi,
vận động, chuyển hóa sang dạng tồn tại khác. Mình học chấp nhận thích
nghi, tôn trọng sự thay đổi, biến đổi của vật chất Con người là một dạng
tồn tại của vật chất, nên con người muốn tồn tại, phát triển, cũng phải chủ động thay đổi
Bản thân em đã và đang thay đổi về tính cách, tư duy của em đang thay đổi
để thích nghi với môi trường mới. Trong tương lai, em sẽ chủ động thay đổi
tư duy, nâng cao trình độ của bản thân để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình.
- Ý thức: theo định nghĩa của triết học Mác – Lenin là một phạm trù được quyết
điịnh với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách
quan vào bộ óc con người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ
biện chứng với vật chất
Ví dụ: chúng ta ý thức được việc xả rác là không tốt, khi chúng ta vô tình xả
rác bừa bãi, chúng ta sẽ ý thức được rằng việc làm của mình là không đúng và lần
sau chúng ta bỏ rác đúng nơi quy định.
- Nguồn gốc: gồm hai mặt: mặt tự nhiên và mặt xã hội
+ Mặt tự nhiên: Theo quan điểm của Triết học Mác – Lenin, ý thức là một
thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, là sự phản ánh thế
giới khách quan vào bộ não con người. Nếu không có sự tác động của thế giới
khách quan vào bộ não con người và không có bộ não con người với tính cách là
cơ quan vật chất ý thức thì sẽ không có ý thức. Bộ não người và sự tác động của
thế giới khách quan vào bộ não người là nguồn gốc tự nhiên của ý thức. Các nhân tố bao gồm.
Bộ óc: Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là thuộc
tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc
người hiện đại là sản phẩm quá trình tiến hóa lâu dài về mặt sinh vật –
xã hội và có cấu tạo rất phức tạp, gồm khoảng 14 – 15 tỷ tế bào thần
kinh. Các tế bào này tạo nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý,
dẫn truyền và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ
với thế giới bên ngoài thông qua các phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
Sự phản ánh: Cũng theo chủ nghĩa Mác – Lenin, hoạt động ý thức con
người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.
Sự phụ thuộc của ý thức vào hoạt động của bộ óc thể hiện ở chỗ khi bộ
óc bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ bị rối loạn. Tuy nhiên, nếu chỉ
có bộ óc người mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ
óc phản ánh lại tác động đó thig không thể có ý thức. Phản ánh là thuộc
tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Phản ánh là năng lực
giữ lại, tái hiện lại của hệ thống vật chất này những đặc điểm của hệ thống vật chất khác.
Trong quá trình phát triển lâu dài của thế giới vật chất, thuộc tính phản
ánh của vật chất cũng phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp:
1. Phản ánh vật lý: Là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô
sinh, thể hiện qua các quá trình biến đổi cơ, lý, hóa.
2. Phản ánh sinh học: Là những phản ánh trong sinh giới trong giới
hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau ứng với mỗi trình độ
phát triển của thế giới sinh vật
3. Phản ánh ý thức: là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới
hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế
giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người.
Ví dụ: con người khi tiến hóa ý thức được rằng pahir săn bắt, hái lượm mới có thể
sinh tồn và sống sót khỏi sự đói khát, sự tấn công của các loài động vật khác.
+Mặt xã hội: Để ý thức có thể ra đời, bên những nguồn gốc tự nhiên thì
điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là nguồn gốc xã hội, thể hiện ở vai
trò của lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội.
Lao động: là hoạt động đặc thù của con người, là hoạt động bản chất
con người. Đó là hoạt động chủ động, sang tạo, có mục đích. Lao động
đem lại cho con người dáng đi thẳng đứng, giải phóng hai tay. Điều
này cùng với chế độ ăn thịt đã thực sự có ý nghĩa quyết định đối với
quá trình chuyển hóa từ vượn thành người, từ tâm lý động vật thành ý thức.
Việc chế tạo ra công cụ lao động có ý nghĩa to lớn là con người đã có
ý thức về mục đích của hoạt động biến đổi thế giới. Thực chất của hoạt
động là tác động vào thế giới khách quan, làm biến đổi thế giới nhằm
thỏa mãn nhu cầu của con người. Nhờ có lao động, bộ não con người
được phát triển và ngày càng hoàn thiện, làm cho khả năng tư duy trừu
tượng của con người ngày càng cao. Cũng là lao động ngay từ đầu đã
liên kết con người lại với nhau trong mối liên hệ tất yếu, khách quan.
Mối liên hệ đó không ngứng được củng cố và phát triển đến mức làm
nảy sinh ở họ một như cầu “cần thiết phải nói với nhau một cái gì đó”. Và ngôn ngữ xuất hiện
Ngôn ngữ; Theo quan điểm của triết học Mác – Lenin thì ngôn ngữ
là phương tiện để con người giao tiếp trong xã hội, là hệ thống tín
hiệu thứ hai, là cái vỏ vật chất của tư duy, là hình thức biểu đạt của
tư tưởng. Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng để phát triển tâm lý, tư duy
của con người và xã hội loài người.
Ví dụ: khi chúng ta muốn đến Mỹ để làm việc, chúng ta tự ý thức rằng việc học
tiếng Anh là cần thiết để giao tiếp và thuận lợi trong công việc, chúng ta sẽ đăng ký
học tiếng Anh và xin việc làm part-time trong những môi trường làm việc bằng
tiếng Anh để trau dồi cũng như có them thu nhập cho bản thân
-Bản chất: Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng về bản chất, ý thức là
sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan: Thể hiện rằng
nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định. Ý thức là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan vì nó nằm trong bộ não
con người. Ý thức là cái phản ánh thế giới khách quan nhưng nó
thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan. Ý thức không có tính
vật chất, nó chỉ là hình ảnh tinh thần, gắn liền với hoạt động khái
quát hóa, trừu tượng hóa, có định hướng, có lựa chọn. Ý thức là sự
phản ánh thế giới bởi bộ não con người
Ý thức là sự phản ánh sang tạo thế giới: Ý thức là sự phản ánh hiện
thực khách quan vào trong bộ óc con người, là hình ảnh chủ quan
của thế giới khách quan. Tuy nhiên, không phải cứ thế giới khách
quan tác động vào bộ óc người là tự nhiên trở thành ý thức . Ngược
lại, ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo về thế giới, do nhu
cầu của việc con người cải biến giới tự nhiên quyết định và thực
hiện thông qua hoạt động lao động.
Sự phản ánh sáng tạo của ý thức biểu hiện ở sự cải biến cái vật chất
di chuyển vào trong bộ não con người thành cái tinh thần, thành
những hình ảnh tinh thâng. Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của phản
ánh, dựa trên cơ sở của phản ánh, trong khuôn khổ và theo tính
chất, quy luật của phản ánh.
Tính sáng tạo của ý thức được thể hiện ra rất phong phú. Trên cơ sở
những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thức mới về sự vật, có thể
tưởng tượng ra những cái không có trong thực tế. Ý thức có thể tiên
đoán, dự báo tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, huyền thoại,
những giả thuyết, lý thuyết khoa học hết sức trừu tượng và có tính khái quát cao.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con
người, song đây là sự phản ánh đặc biệt – phản ánh trong quá trình
con người cải tạo thế giới. Quá trình ý thức là quá trình thống nhất
của 3 mặt: trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh.
Tiếp đến là mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh
tinh thần và cuối cùng là chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khách quan.
Ý thức là sự phản ánh sáng tạo, dù trực tiếp hay gián tiếp, dù dưới
dạng ý tưởng thì bao giờ cũng phải dựa vào những tiền đề vật chất,
dựa trên hoạt động thực tiễn nhất định. Sự sáng tạo của ý thức
không đối lập, loại trừ, tách rời sự phản ánh mà ngược lại thống
nhất với phản ánh trên cơ sở của phản ánh.
Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộc bản chất ý thức. Ý thức –
trong bất kỳ trường hợp nào cũng là sự phản ánh và chính thực tiễn
xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp, năng động, sáng tạo của bộ óc.
Ý thức là sản phẩm lịch sử của sự phát triển xã hội nên về bản
chất là có tính xã hội: Ý thức không phải là một hiện tượng tự
nhiên thuần túy mà là một hiện tượng xã hội. Ý thức bắt nguồn
từ thực tiễn lịch sử - xã hội, phản ánh những quan hệ xã hội khách quan
Theo Lenin thì nếu coi tư tưởng (ý thức) là có tính vật chất tức là
một bước sai lầm đến chỗ lẫn lộn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm
Ví dụ: hoạt động xây dựng, cày rượng, đào mương, xây cầu, làm đường v.v.
-Kết cấu của ý thức: Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất
phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể
chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:
Theo chiều ngang: Bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm,
niềm tin, lý trí, ý chí,.. trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
Tri thức: tri thức hay kiến thức (tiếng Anh: knowledge)
bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, hay
kỹ năng có được nhờ trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi
Ví dụ: những bài học thầy cô giảng trên trường, những quyển sách,…
Tình cảm: là những thái độ thể hiện sự rung cảm ổn
định của con người đối với sự vật hiện tượng có liên
quan đến nhu cầu và động cơ của họ.
Ví dụ: tình cảm bạn bè, tình cảm trai gáu, tình cảm anh
chị em trong gia đình, tình cảm xã hội giữa người với
người, tình cảm làng xóm
Ý chí hiểu một cách đơn giản là khả năng vượt qua mọi
thử thách, là việc thực hiện các hành động để có thể tạo
ra kết quả theo như mong muốn
Ví dụ: ý chí vượt qua cảnh nghèo khó để có cuộc sống
tốt hơn, nỗ lực trong học tập để đạt thành tích tốt,… + Bài học vận dụng:
o Tri thức quyết định phát triển kết cấu của ý thức. Tri thức
là kiến thức và những trải nghiệm, là những lần chúng ta
vận dụng, thực hành và hành động các kiến thức mà
chúng ta đã học được Học luôn luôn đi đôi với hành,
vận dụng các kiến thức vào cuộc sống, nói ít làm nhiều o
Theo chiều dọc: Bao gồm các yếu tố như ý thức, tiềm thức, vô
thức, trong đó ý thức ở cấp độ sâu nhất
Ví dụ: chúng ta mơ những giấc mơ trong vô thức, ý chí vượt qua khó khăn, tình cảm gia đình v.v.
-Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức: Sự đối lập giữa vặt chất và ý thức chỉ có ý
nghĩa tuyệt đối trong những phạm vi hết sức hạn chế, trong trường hợp này chỉ giới
hạn trong vấn đề nhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và sau. Ngoài
giới hạn đó không còn nghi ngờ gì nữa đằng sau sự đối lập đó là tương đối.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học. Phạm trù vật
chất và mối liên hệ giữa vật chất và ý thức đã được các nhà triết học trước Mác
quan tâm với nhiều quan điểm khác nhau và luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trong suốt lịch sử triết học.
Ví dụ: tiền là công cụ trao đổi, khi con người muốn có tiền để mua sắm, ăn uống
thì trong bộ não con người sẽ xuất hiện ý thức rằng phải lao động, phải làm việc thì mới kiếm được tiền.
-Vận dụng mối quan hệ vật chất – ý thức vào quá trình phát triển của bản thân: