Learn english - English | Trường Đại Học Duy Tân

Giai đoạn 0:Hướng dẫn về phương pháp Orca, tư duy như thế nào cho đúng và học bằng công cụ nào. Chú thích các từ tiếng Anh trong bài viết:- input: đọc và nghe- output: nói và viết- media: sách, truyện, phim, game.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:

English (ENG 166) 134 tài liệu

Trường:

Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu

Thông tin:
49 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Learn english - English | Trường Đại Học Duy Tân

Giai đoạn 0:Hướng dẫn về phương pháp Orca, tư duy như thế nào cho đúng và học bằng công cụ nào. Chú thích các từ tiếng Anh trong bài viết:- input: đọc và nghe- output: nói và viết- media: sách, truyện, phim, game.. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

20 10 lượt tải Tải xuống
Giai đoạn 0:
Hướng dẫn về phương pháp Orca, tư duy như thế nào cho đúng và học bằng công
cụ nào.
Chú thích các từ tiếng Anh trong bài viết:
- input: đọc và nghe
- output: nói và viết
- media: sách, truyện, phim, game...
- “1 lĩnh vực nào đó”: chính trị, thể thao, làm vườn, nấu ăn ...
- i+1: một câu văn có một từ mới hoặc cấu trúc mới, trên trình độ hiện tại của bạn
một chút.
- study: học chủ động
Thuyết hấp thụ ngôn ngữ, chân lý của ngôn ngữ học
Stephen Krashen là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng hàng đầu thế giới, theo ông có 2
trường phái học ngôn ngữ khác nhau đang tồn tại trên thế giới: “hấp thụ ngôn ngữ”
và “xây dựng kỹ năng”.
Đầu tiên là phương pháp hấp thụ ngôn ngữ, cách mà chúng ta học tiếng mẹ đẻ
(TMD). Chúng ta không cần phải biết về nguyên tắc ngữ pháp trong TMD. Chúng
ta chỉ biết điều đó nghe có vẻ đúng hay sai mà thôi.
Phương pháp thứ hai là học ngữ pháp và từ mới, gọi cách khác là "xây dựng kỹ
năng". Hầu hết các phương pháp học ngôn ngữ mới (NNM) trên thế giới hiện tại
đều ép người ta phải đi theo phương pháp "xây dựng kỹ năng". Bằng cách "xây
dựng kỹ năng", bạn có thể dịch từ TMD sang NNM để nói và viết (output). Đây là
một lối đi sai lầm, theo Stephen Krashen, chưa có một con người nào trên hành
tinh này sử dụng ngôn ngữ thành thạo nhờ việc “rèn luyện kỹ năng".
Lý do là bởi, ngôn ngữ rất cụ thể theo những cách khó đoán. Không thể cứ mãi nhớ
về ngữ pháp và các cụm từ khi đang output. Ngôn ngữ cũng không phải là toán,
bạn sẽ không thể 1 + 1 = 2 để ra câu nói hay câu viết.
May mắn thay, mỗi chúng ta đều được sinh ra với khả năng "hấp thụ ngôn ngữ"
một cách tự nhiên. Cơ chế này không mất đi khi ta trưởng thành. Chúng ta học
NNM còn nhanh hơn nhiều lần trẻ em bởi vì chúng ta có:
"óc phân tích khi trưởng thành" và khả năng hấp thụ ngôn ngữ bẩm sinh của bạn,
cũng như khả năng sử dụng thành thạo các loại công nghệ hiện đại. Kèm theo khả
năng đọc sẽ kéo khả năng nghe lên một cách rất nhanh chóng. Trong khi trẻ em sẽ
phải học đọc từ 4 tuổi tới hơn 10 tuổi thì bạn chỉ mất vài năm luyện tập đúng
phương pháp là có thể đọc thành thạo các loại văn bản cực kỳ khó.
Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào?
Trẻ em học bằng cách lấy input từ những người xung quanh, chúng bắt đầu output
sau nhiều năm lắng nghe, nhìn thấy và theo dõi những người xung quanh chúng.
Làm sao để có được sự "tương tác với những người xung quanh"?
Ngày trước, chỉ có một cách là chúng ta đi "đầu thai" vào gia đình sử dụng NNM.
Nhưng không ai làm vậy cả, bởi vì chúng ta đã có INTERNET, nhờ nó ta có thể
truy cập vào các media (anime, manga, sitcom, sách, báo ...) sử dụng NNM và có
thể lắng nghe người bản địa nói cả ngày, đọc bao nhiêu văn bản tuỳ thích. Vì
nguồn input dồi dào, có thể khai thác mọi lúc mọi nơi, mà chúng ta học NNM còn
nhanh hơn người bản địa nhiều lần.
Tổng quan về các giai đoạn
Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng
So với trẻ em ta có thể: lập kế hoạch, học có ý thức (study) và sử dụng các công cụ
(Anki, Migaku Extension, ...)
Giai đoạn này ta sẽ sử dụng flashcards, danh sách từ vựng, sách giải thích ngữ
pháp để tăng khả năng hiểu khi đọc và nghe (input). Và song song với đó bắt đầu
đắm chìm (immerse) vào media. KHÔNG OUTPUT trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Tăng khả năng hiểu
Không study và immerse lan man, nên dồn sự tập trung vào 1 lĩnh vực nào đó.
Study những từ cần để hiểu trong 1 lĩnh vực cụ thể => để quá trình immerse diễn ra
trơn tru và hiệu quả hơn. Vòng lặp này thúc đẩy quá trình hấp thụ ngôn ngữ.
Bắt đầu với media i+1, từ từ theo thời gian, vòng lặp trên sẽ giúp bạn đạt đến khả
năng hiểu nội dung dành cho người bản xứ.
Khi bạn đã có thể làm chủ 1 lĩnh vực cụ thể => tập nói.
Giai đoạn 3: Tập nói
Khi bạn input đủ, bạn sẽ output một cách tự nhiên. Ta sẽ làm theo trình tự: viết rồi
nói. Khi output, não bạn tự tìm kiếm trong đầu bạn những gì bạn đã input. Nếu bạn
output sai, bí output có nghĩa là bạn input chưa đủ
Giai đoạn 4: Xóa bỏ chướng ngại đến con đường thành thạo.
Sau 3 giai đoạn bạn đã đạt trình độ nâng cao của ngôn ngữ đang học.
Nếu bạn muốn tiến xa hơn thì hãy lặp lại GĐ 2 - GĐ 3 với nhiều lĩnh vực hơn.
Thưởng thức niềm vui và cảm xúc khi học NNM. Tìm thấy niềm vui và cảm xúc là
cách duy nhất để học một NNM. Nếu bạn ghét media mà bạn đang xem thì bạn sẽ
không hấp thụ được ngôn ngữ.
Khi có niềm vui và cảm xúc, bạn sẽ không thấy mệt, chỉ muốn immerse tiếp. Khi
khóc hay cười, bạn đang thực hiện lại một quá trình tương tự lúc trẻ em hấp thụ
ngôn ngữ đầu tiên. Lúc khóc hay cười, bộ não sẽ được phát huy hết công suất,
khiến cho bạn tiêu thụ từ ngữ dữ dội nhất, đó là lý do đứa trẻ nào cũng khóc và
cười rất nhiều. Nếu thấy media đó quá tẻ nhạt => tìm media khác.
Nếu bạn input media nào đó mà bạn cảm thấy quên luôn mình đang immerse NNM
=> quá trình hấp thụ diễn ra rất mạnh mẽ.
Chấp nhận sự mơ hồ
Không hiểu là một trải nghiệm tồi tệ với một người đang học NNM. Bạn cảm thấy
chán, ngu ngốc, muốn bỏ cuộc. Nhưng hãy nghĩ theo hướng khác, bạn CHƯA hiểu
chứ không phải bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ hiểu. Hãy làm quen với điều này, đừng
nóng vội, bởi vì sự mơ hồ là thứ ai cũng gặp phải khi học NNM.
Đắm mình chủ động (ACTIVE IMMERSION: AI)
Có nghĩa là bạn thật sự chủ động và tập trung 100% khi đang input. Có thể bạn
cảm thấy kỳ quặc và không hiệu quả khi dành thời gian xem TV bằng NNM. Hãy
yên tâm: đó không phải là một niềm vui tội lỗi. Đó là nơi diễn ra sự hấp thụ ngôn
ngữ. Não của bạn vẫn làm việc chăm chỉ, tìm kiếm các mẫu, thử nghiệm các giả
thuyết và xây dựng cỗ máy ngôn ngữ bên trong bạn.
Tìm kiếm media: Xem bằng ngôn ngữ mà bạn đang học ở trên các nền tảng như là:
Netflx, youtube, ...
Nghe bị động
Như đã lưu ý bên trên, Active Immersion là phần quan trọng nhất của việc tiếp thu
ngôn ngữ. Thật không may, những người bận rộn không phải lúc nào cũng có thể
AI. May mắn thay, có rất nhiều thời điểm trong ngày để nghe một cách thụ động -
khi làm những công việc không cần đầu óc như nấu ăn, dọn dẹp, đi làm hoặc tập
thể dục.
Chìa khóa để nghe thụ động là biến nó thành một thói quen. Chúng tôi khuyên bạn
nên nghe thụ động ít nhất 30 phút mỗi ngày. 30 phút mỗi ngày cộng với nhiều giờ
AI sẽ tăng tốc khả năng hiểu ngôn ngữ của bạn.
Chọn nội dung nghe
Bạn nên nghe lại nội dung mà bạn đã AI. Bộ não của bạn được hưởng lợi từ việc
lặp lại vì nó có cơ hội khác để phân tích âm thanh và từ ngữ.
Bạn sẽ không hiểu gì nhiều lúc mới bắt đầu, vì vậy điều quan trọng là phải học
cách chấp nhận sự mơ hồ và tiếp tục lắng nghe.
Thời gian đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ điều gì đang xảy ra, nhưng bộ
não của bạn đang học cách phân tích âm thanh trong tiềm thức.
Khi vốn từ vựng và khả năng nghe của bạn được cải thiện, bạn sẽ hiểu hơn nội
dung mà bạn đang nghe thụ động của mình. Cuối cùng, bạn sẽ có thể nghe nội
dung mới như podcast, audiobook và talkshow.
Hãy nhớ rằng, buồn chán là kẻ thù của việc học. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với
nội dung nghe thụ động của mình thì hãy làm thứ gì đó thú vị hơn!
Học chủ động (ACTIVE STUDY: AS)
Khi trưởng thành, chúng ta có khả năng học ngữ pháp và ghi nhớ từ vựng. Điều
này giúp chúng ta có lợi thế hơn so với trẻ em.
Khi bạn học một từ mới bằng Anki và Sentence Mining qua Migaku Extension,
não của bạn sẽ tạo ra một “danh mục từ điển trong tinh thần”. Mỗi khi bạn gặp từ
này, não của bạn sẽ đưa thêm một ít thông tin vào mục từ điển mà bạn đã tạo sẵn.
Một khi bạn nhìn thấy từ đó nhiều lần, não của bạn có thể suy ra nghĩa và cách sử
dụng từ đó.
“Quên” là một quá trình tự nhiên của não bộ. Bộ não sẽ xóa thứ không quan trọng
đối với bạn. Nếu bạn muốn ghi nhớ thông tin đó, thì bạn cần phải củng cố nó.
Khi bạn đã STUDY một từ và nhìn thấy nó nhiều lần trong quá trình IMMERSE,
nó sẽ được HẤP THỤ, những từ như thế sẽ mất rất nhiều thời gian để bị lãng quên.
Một khi bạn đã HẤP THỤ được một từ. Để lưu giữ các từ ấy lâu dài, bạn cần xem
lại chúng khoảng một hai lần mỗi năm thông qua việc immerse hoặc study.
Để ghi nhớ một từ trong trí nhớ dài hạn của bạn, bạn cần phải thỉnh thoảng xem lại
từ đó. Mức độ thường xuyên phụ thuộc vào mức độ bạn đã nhớ về nó.
Giai đoạn 1:
Như đã chia sẻ trong mục kinh-nghiệm, một thứ tiếng sẽ có 5 giai đoạn, mỗi giai
đoạn sẽ kéo dài khoảng từ nửa năm tới 1, 2 năm tuỳ người và tuỳ mức độ thời gian
mà bạn nạp input. Đây là hướng dẫn để các bạn vượt qua giai đoạn đầu, cũng là
giai đoạn khó khăn nhất khi học thứ tiếng đó. Giai đoạn mà mình sẽ gần như không
hiểu gì cả, nghe không hiểu gì, đọc không hiểu gì (đối với các nội dung người bản
địa làm cho người bản địa tiêu thụ).
KHÔNG HỌC TIẾNG NHẬT TIẾNG TRUNG THÌ KHÔNG PHẢI ĐỌC ĐOẠN
NÀY, KÉO XUỐNG ĐỌC TIẾP ĐOẠN BÔI ĐẬM
Sau đây là những thứ đặc trưng bạn cần khi học tiếng Nhật hoặc tiếng Trung:
- Học nhận diện 1000 mặt chữ Hán qua deck Anki:
https://www.mediafire.com/file/1svvsr7f9cnpwka/Recognition_RTK.apkg/file
Bạn lấy chuyện từ các trang này bỏ vào deck Anki để ghi nhớ các mặt chữ đó, hoặc
tốt nhất là bạn tự tạo ra câu chuyện của riêng bạn dựa trên cấu tạo của chữ. Bạn chỉ
cần nhớ mặt chữ và nghĩa mặt chữ, không cần nhớ phát âm hay gì cả:
https://jdict.net/
https://porikochan.com/
Mazii.vn
六書
Remembering the Kanji (Kanji.kohii.com)...
sau khi học xong khoảng 1000 tới 2200 mặt chữ Kanji thông dụng, tỉ lệ mà bạn bỏ
học tiếng Nhật sẽ giảm đi một cách đáng kể. Học Kanji trước cũng sẽ cho bạn khả
năng nhận diện mặt chữ, từ đó không cần biết cách phát âm bạn cũng có thể hiểu
được tương đối nghĩa của một câu văn bất kỳ. Nó giả lập lại cảm giác của người
Trung Quốc khi học tiếng Nhật, hoặc người Việt Nam khi học tiếng Anh, mọi thứ
sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Còn sau đó, áp dụng chung cho mọi thứ tiếng, bạn cần phải học bảng chữ cái phổ
thông của tiếng đó, với tiếng Nhật sẽ là Hiragana và Katakana. Cách học đơn giản
là bạn down các deck này về rồi làm với Anki:
Hiragana: https://ankiweb.net/shared/info/2183294427
Katakana: https://ankiweb.net/shared/info/779415544
Các bạn nào có máy chơi game Nintendo Switch thì có thể tải trò này về chơi:
https://www.youtube.com/watch?v=6lUPq2LgcC4
HỌC TIẾNG ANH VÀ CÁC THỨ TIẾNG MÀ BẠN ĐÃ NẮM RÕ BẢNG CHỮ
CÁI, BẮT ĐẦU ĐỌC TỪ ĐÂY)
Tuy nhiên, học như trên cũng chỉ đủ để lưu bảng chữ cái vào bộ nhớ tạm thời.
Muốn thực sự học được chúng, bạn phải:
ĐỌC DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ ĐỌC
NGHE DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ NGHE
Thông qua phim ảnh, game, đọc lời nhạc, sách, từ điển đơn ngữ...
Giải thích cho việc này: Học ngôn ngữ cũng giống như bạn phải ghi nhớ hàng
nghìn con người, mỗi người là một từ mới.
Để nhớ được một người, việc đầu tiên là bạn phải gặp họ, nhìn thấy mặt họ. Rồi
sau này khi bạn nói chuyện với họ, cảm thấy thích họ, bạn sẽ muốn gặp họ nhiều
hơn và dần dần nhớ mặt họ, sau khi nhớ mặt bạn sẽ nhớ thông tin và tên của họ.
Cái mặt người chính là mặt chữ, thông tin là nghĩa của từ và tên là cách đọc từ đó.
Nếu ngay từ đầu bạn đã không thích thứ mình đang xem, thì cũng giống như là bạn
gặp một người bạn rất ghét, rất chán và chẳng muốn nhớ tới họ làm gì. Bằng cách
tạo ra cơ hội gặp thật nhiều cái "người" mà chúng ta thích, chúng ta không cần phải
ghi nhớ mà vẫn sẽ cứ nhớ họ. Bằng cách xem các nội dung mà chúng ta thích,
chúng ta sẽ học thêm từ mới một cách rất dễ dàng kỳ diệu.
Điều này dẫn chúng ta tới kết luận, sách ngữ pháp có tác dụng, nhưng chỉ duy nhất
ở giai đoạn này, càng về sau nó càng vô dụng và làm cho chúng ta rối rắm. Nếu
bạn thích ngữ pháp thì cứ học ngữ pháp song song với việc immerse. Nhưng tuyệt
đối không làm bài tập ngữ pháp.
Các nội dung tốt nhất khi mới học:
1 - Là các nội dung bạn đã xem rồi và rất thích, thì bạn xem lại dù không hiểu gì
nhưng bạn vẫn biết được cốt truyện và đọc kanji, đoán từ...
2 - Là các nội dung mới nhưng cực kỳ hay, bạn có thể tắt tiếng đi mà vẫn xem
được, xem đi xem lại bao lần cũng không xi nhê
3 - Video game, video game được thiết kế để người ta chơi mà không cần phải hiểu
quá nhiều
4 - Các clip Youtube người bản địa làm cho đối tượng người nước ngoài, hoặc
video người không phải bản địa nhưng giỏi ngoại ngữ nói ngoại ngữ (thường có
phụ đề, xài ngôn từ đơn giản)
Chiến lược:
Bạn hãy xem một anime mình thích, nghe cũng được mà đọc phụ đề cũng không
sao (nên sử dụng Migaku MPV hoặc Migaku để xem). Cứ cố để hiểu đại khái
những gì đang xảy ra trong phim, nhưng cái gì khó hiểu quá thì bỏ qua và cứ xem
tiếp. Có thể xem cùng lúc 2 phụ đề, đọc phụ đề tiếng đang học trước, không hiểu
thì nhìn qua phụ đề dịch. Nếu chỉ xem phụ đề dịch thì coi như là không học.
Trong lúc xem, bạn hãy làm thẻ Anki bằng Migaku với những câu hay từ mới
thông dụng mà bạn muốn học.
Mỗi ngày sử dụng Migaku hoặc Migaku MPV để tạo và học khoảng 5 10 15 thẻ
Anki mới, sau khi có khoảng 2000 thẻ cộng với thời gian xem phim đọc truyện
tương đối, thì bạn sẽ vượt qua giai đoạn này
Sau đó, khi rửa bát, hay khi rảnh, khi ngồi làm việc khác, bạn có thể tải audio đã
cắt tạp âm các bộ phim trên, rồi bật để cho nó chạy. Hoặc cứ bật
phim/Youtube/Netflix/sách tiếng... rồi nghe và làm việc khác. Nếu xài Migaku, bạn
có thể chỉnh tăng tốc những đoạn không có phụ đề lên x2 x4 x8 để loại bỏ tạp âm.
Bạn sẽ có cảm giác như mình hiểu rất nhiều. Từ đó cường hoá thêm những gì mà
chúng ta đã học một cách rất nhẹ nhàng ít tốn sức:
https://mega.nz/folder/8HhhWDyJ#SHw5xsYxyhWUX536UcqkeQ
https://drive.google.com/drive/folders/1fqsc--ybDjxLLdJeGIxmQ3s-o4f2TIz8
https://www.mediafire.com/folder/ndeu7h9zjgf1l/MIA_Condensed_Audio
Bạn có thể sử dụng chức năng nén âm "condense audio" của migaku để tối ưu hóa
việc nghe bị động
Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, chúng ta tập trung hơn vào việc luyện khả năng đọc,
để khi tới giai đoạn 3 thì khả năng đọc sẽ được chuyển hoá dần thành khả năng
nghe.
Bạn cũng nên fake IP qua quốc gia mà bạn học tiếng với Hola VPN. Hoặc bạn tự
thuê một dịch vụ fake IP bất kỳ.
Lưu ý, không nên đọc quá nhiều sách chữ, vì đọc sách chữ mà không nghe cách
phát âm, có thể sẽ làm hỏng phát âm của bạn sau này.
Lưu ý thứ 2, không được nói + viết (output) trong giai đoạn này.
Lưu ý thứ 3, học ngữ pháp ở giai đoạn này là tốt, nhưng tuyệt đối không làm bài
tập ngữ pháp, chỉ đọc qua sách ngữ pháp để hiểu đại khái. Mình sẽ thực sự hiểu khi
đọc truyện xem phim nghe nhạc sau này.
Tại sao phải làm thẻ cho Anki và immerse (nghe + đọc liên tục)?
Vì:
Một người bản địa trung bình biết khoảng 20000 từ
Trong 1 năm nếu ngày nào bạn cũng làm 10 thẻ cho Anki thì 1 năm bạn sẽ có 3650
thẻ, 4 năm là 14600 thẻ, tương đương với 14600 từ vựng, cách diễn đạt (ngữ pháp).
4 năm duy trì thì sẽ có những từ bạn biết mà người bản địa chưa chắc họ biết, vì sẽ
có nhiều từ khác không cần làm thẻ bạn cũng đã học được. Nếu chỉ làm 5 từ mỗi
ngày, thì sau 4 năm bạn cũng có tới 7300 từ và cấu trúc chắc chắn nắm rõ.
Tóm lại, immersion và sentence mining nếu duy trì trong 3 tới 5 năm thì bạn sẽ có
lượng từ vựng và trình độ gần như tương đương với một người bản địa.
Giải thích rõ hơn về lý do và tại sao lại nên học từ vựng bằng sentence mining.
Sentence mining là việc bạn học từ vựng thông qua mẫu câu ví dụ chứa từ đấy.
Mục đích của cách làm này là giúp bạn hiểu nghĩa cũng như cách sử dụng của từ
đấy. Thông thường thì các bạn hay học từ vựng như thế này:
"Từ bạn đang học" = "nghĩa dịch của từ đó trong ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt)"
大胆 = gan dạ
気分 = tâm trạng
気持ち = tâm trạng
感情 = cảm tình
待遇 = đối xử
扱う = đối xử
遊ぶ = chơi
Đại loại như thế này.
Vấn đề với cách học này là các bạn sẽ không phân biệt đc nghĩa và nuance (sắc
thái, nghĩa chi tiết) của từ. Học như vậy sẽ dễ bị lộn và liên tưởng sai => dẫn đến
cách dùng từ sai, hiểu sai nghĩa
sentence mining là mình học cách sử dụng của từ đó luôn bằng cách tìm 1 mẫ u
câu để biết luôn cách sử dụng từ đó, chưa kể giúp dễ nhớ hơn nữa
vd bạn muốn học nghĩa của từ thì bạn nên học 1 mẫu câu dùng từ ấy như 大胆
胆に発言する
Nếu học từ riêng lẻ vậy sẽ gây ra tình trạng dịch tiếng Việt sang tiếng đó hay chế
bậy bạ vì mỗi ngôn ngữ có cách suy nghĩ và quan niệm khác nhau.
vd tiếng Việt thường nói là "chơi fb, chơi zalo vân vân", bây giờ muốn nói tương tự
như vậy trong tiếng Nhật thì phải nói là 「フェースブックをやってるんです
か」 「フェースブックを遊んでるんですか」 chứ đâu ai nói . Nói vậy thì có
thể người ta hiểu nhưng đó là tiếng Nhật sai, ko đúng. Mà đã sai như vậy thì sau
này khó sửa, dễ mắc lỗi sai tiếp. Đây cũng là lý do mà bạn tránh output (nói/viết
bằng ngôn ngữ ấy) quá sớm khi còn đang ở trình độ cơ bản. Vì khi ở trình độ cơ
bản, kiến thức bạn chưa nhiều, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống chế hay nói sai.
Ví dụ như học tiếng Việt vậy, đó giờ mình người bản xứ mình đâu có học từ riêng
lẻ đâu, mình học luôn cách sử dụng.
Đâu có ai nói "lòng mẹ mênh mông" mà người ta nói "lòng mẹ bao la", "mênh
mông" thì phải là "cánh đồng mênh mông" => qua 2 ví dụ này thì mình có khả
năng phân biệt nuance và cách dùng của 2 từ này. Tuy là mình có thể không giải
thích được nhưng khi muốn phân biệt thì mình nhớ lại 2 mẫu câu ấy để phân biệt.
Chứ đâu có ai nhớ như "mênh mông là miêu tả sự rộng lớn diện tích của một bề
mặt vân vân" hay "bao la là miêu tả sự rộng lớn của một không gian vân vân" đâu
đúng ko? Làm vậy càng rối hơn.
Khi muốn miêu tả bầu trời sao sáng trên trời thì mình biết ngay là phải nói "trời
sao lấp lánh" hoặc "trời sao lung linh" . Hay khi muốn miêu tả cơn gió lạnh buổi
chiều tối thì thường nói là "gió thổi vù vù"; muốn miêu tả thời tiết cực lạnh thì có
thể nói là "cơn lạnh thấu xương". Thì tương tự vậy, khi học từ thì bạn nên học luôn
cách sử dụng của từ đó, giúp dễ nhớ hơn và bạn nhớ luôn cách sử dụng. Có những
từ có cách dùng có thể nói là được định sẵn rồi, thường chỉ dùng theo cách đó. Vd
như thì phải dùng là 未然 「未然に防ぐ」(事故を未然に防ぐ)。寸暇=
「寸暇を惜しむ」(寸暇を惜しんで勉強する)vân vân
Hỏi: Nếu tui xem phim/đọc tiểu thuyết mà không hiểu gì thì có sao không?
Trả lời: Đó là điều hoàn toàn bình thường. Kỹ năng nghe là kỹ năng khó phát triển
nhất vì nó mất nhiều thời gian hơn cả.
Lưu ý: Anki chỉ đóng vai trò phụ trợ giúp quá trình học nhanh hơn một chút ở trình
độ sơ cấp và trung cấp. Nhưng nếu bạn quá chăm chú vào việc tinh chỉnh, tối ưu
Anki thì bạn lại lãng phí thời gian mà quên đi mất điều quan trọng nhất là phải
chìm mình vào ngôn ngữ. Vậy nên, bạn hãy xác định đi một trong ba con đường
sau:
1, Sử dụng các công cụ tối ưu nhất cho việc làm thẻ có đủ cả hình và tiếng trên
Youtube và Netflix như Asbplayer/Migaku/ShareX/Migaku MPV/SubSRS... trong
khoảng 2 tới 3 năm và sau đó xoá luôn Anki.
2, Hoàn toàn không sử dụng Anki và tập trung hết thời gian vào việc tiêu thụ nội
dung và tra cứu.
3, Tạo thẻ cực kỳ đơn giản bằng chức năng có sẵn của Anki. Chỉ cần một câu văn
bất kỳ có một từ bạn muốn học, và nghĩa của từ đó trong từ điển đa ngữ/đơn ngữ
(hoặc không có cũng được).
Rất nhiều người trên thế giới học ngoại ngữ thành công mà không cần Anki, và
ngay cả tạo Anki bằng cách sơ sài như cách 3, cũng đã có người học lên trình độ
cực cao chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, rồi họ cũng xoá Anki. Nên bạn hãy
nhớ là, có Anki và Migaku thì tốt, nhưng nếu không có thì bạn vẫn nên tin tưởng
vào phương pháp. Bằng mọi giá phải ưu tiên thời lượng và chất lượng của việc
chìm mình vào ngôn ngữ đang học!
Hướng dẫn giai đoạn 2
Mục lục
Từ ngữ chuyên dụng
Sơ lược về giai đoạn 2
Immersion (Hòa mình và sử dụng ngôn ngữ đó thường xuyên)
Khả năng nghe và đọc
Phụ đề
Đọc
Nghe
Giai đoạn tiến triển sang đơn ngữ
Lý do để chuyển sang đơn ngữ
Khó khăn khi chuyển sang đơn ngữ
Tiến trình chuyển sang đơn ngữ
SRS (Phần mềm flashcard)
Hướng dẫn này cung cấp kiến thức cần thiết để hoàn thành giai đoạn 2 của phương
pháp học ngoại ngữ MIA. Giai đoạn này tập trung vào những thứ bạn cần làm hơn
là tại sao cần phải làm. Để biết thêm thông tin về nguyên lý của phương pháp MIA,
vui lòng xem những bài viết khác trên trang web này cũng như xem video của kênh
Matt vs. Japan.
Giai đoạn 2 này yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về phương pháp được giới
thiệu ở giai đoạn 1.
Thông tin về chia sẻ trái phép, vi phạm bản quyền đã được loại trừ từ hướng dẫn
này.
Từ ngữ chuyên dụng quan trọng
Trong suốt bài viết, những từ ngữ sau sẽ được sử dụng thường xuyên:
TL subs - Target language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ đang học)
Chú ý-xem phim với TL subs được tính là vừa luyện nghe và luyện đọc. Tuy nhiên,
việc này gần với luyện đọc hơn; vì thường bạn sẽ chăm chú đọc phụ đề hơn là
nghe, do đó chúng tôi coi việc xem video với TL subs là luyện đọc.
Trong suốt bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nói về việc immerse bằng việc coi
phim/video với TL subs. Cách làm này cũng sẽ áp dụng với bất kỳ việc nghe với
phụ đề hoặc bản sao chép lại nội dung đang nghe (như nghe audiobook rồi theo dõi
bản dạng chữ của nội dung ấy)
NL subs - Native language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Không nhất
thiết phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, cũng có thể là ngôn ngữ bạn hiểu rõ)
Raw text (văn bản, chữ viết) - Nội dung được viết bằng chữ, không có âm thanh
hay hình ảnh nào đi kèm.
Sơ lược về giai đoạn 2
Giai đoạn 2 phần lớn là tiếp theo của giai đoạn 1. Ở giai đoạn 1, bạn bắt đầu học về
âm tiết, hệ thống chữ viết, ngữ pháp, và từ vựng của ngôn ngữ bạn muốn học. Sau
đó bạn chuyển sang học từ phương tiện giải trí (như games, phim, sách, vân vân)
dưới dạng flashcard. Nói cách khác, bạn immerse bằng cách xem nội dung bằng
ngôn ngữ đó để tận dụng những gì bạn đã biết và hòa mình vào ngôn ngữ đó (học
ngôn ngữ đó 1 cách tự nhiên).
Mục đích là để xây dựng nền tảng cơ bản để hiểu ngôn ngữ bạn đang học. Ở giai
đoạn 2, bạn sẽ tiếp tục xây dựng vốn hiểu biết với việc immerse và học flashcard.
Phương thức immerse có thể sẽ thay đổi, nhưng nhìn chung thì cơ bản vẫn vậy.
Càng học nhiều từ và càng dành nhiều thời gian cho ngôn ngữ đang học, thì bạn sẽ
tiến bộ càng nhanh.
Điểm quan trọng trong giai đoạn 2 đó là rèn luyện kỹ năng đọc với mục đích là
chuyển sang đọc văn bản bằng ngôn ngữ đó. Immersion và Flashcard sẽ giúp bạn
đạt được mục đích này.
Sau đó là quá trình tiến triển sang đơn ngữ. Đây là quá trình mà bạn sẽ không còn
phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ mà bạn sẽ học ngôn ngữ bạn đang học bằng chính
ngôn ngữ đó (dùng tiếng Nhật để học tiếng Nhật hoặc tương tự). Quá trình này sẽ
giúp bạn tiến bộ 1 cách đáng kể. Mục Tiến Triển Đơn Ngữ sẽ giải thích những gì
bạn cần làm.
Khi kết thúc giai đoạn 2, bạn sẽ có khả năng hiểu đủ ngôn ngữ đang học để có thể
sống an toàn ở đất nước mà ngôn ngữ đó được nói. Bạn sẽ hiểu gần hết những thứ
cơ bản như chương trình TV về cuộc sống hàng ngày hoặc blog. Việc này sẽ góp
phần giúp bạn học nói và viết ngôn ngữ đó 1 cách tự nhiên (sẽ được đề cập trong
giai đoạn 3).
Làm sao để biết bạn chuẩn bị qua giai đoạn 2?
Đây là một số tiêu chí cơ bản:
Nắm rõ yếu tố âm tiết và hệ thống chữ viết.
Biết ít nhất 3000 từ của ngôn ngữ bạn đang học.
Không quan trọng là bạn đang nghe gì, bạn thường có thể hiểu ít nhất 1 từ khi bạn
nghe 1 câu nói bất kỳ.
Khi đang nghe nội dung cơ bản dễ hiểu (như videos trên YouTube hoặc chương
trình TV hàng ngày) bạn có thể hiểu ít nhất 50% từ được nói, và hiểu 1 câu nói dài
cách vài phút.
Khi đang đọc văn bản, nội dung viết cơ bản (như blogs hay chương trình TV/phim
cùng TL subs) bạn có thể hiểu nội dung chính (có thể không hiểu chi tiết nhỏ nhặt).
Đó chỉ là để tham khảo, không có quá nhiều sự cách biệt giữa giai đoạn 1 và giai
đoạn 2. Khi nào bạn cảm thấy đủ khả năng để qua giai đoạn 2 thì bạn nên làm vậy,
mặc kệ bạn có đủ tiêu chí trên hay không. Nếu bạn cảm thấy giai đoạn 2 khó thì
bạn có thể quay lại giai đoạn 1 và thử lại sau 1 hoặc 2 tháng.
Immersion
Mặc dù immersion là một phần không thể thiếu trong phương pháp MIA, cách thức
thực hiện sẽ khác cho mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn 2, bạn sẽ bắt đầu làm quen
với nội dung văn bản thuần (raw text). Việc hiểu mối liên hệ giữa kỹ năng nghe và
kỹ năng đọc sẽ rất quan trọng.
Kỹ năng nghe và kỹ năng đọc; tại sao chúng ta nên ưu tiên kỹ năng đọc
Khi chúng ta học và hiểu ngoại ngữ, nghe hiểu thường sẽ khó hơn đọc hiểu. Bởi vì:
Bạn cần phải xử lý thông tin và hiểu cùng một lúc khi bạn nghe
Phát âm của người bản xứ (hoặc phát âm theo cách của người bản xứ) thường
không cố định và có thể không rõ ràng.
Có nghĩa là, khi đọc, bạn có thể sử dụng bao nhiêu thời gian để phân tích thông tin
cũng được, và văn bản/chữ viết thường cố định và dễ nhìn.
Để hiểu sâu hơn về khó khăn của việc nghe hiểu, vui lòng xem video này của Matt
vs. Japan (nhấp đúp chuột vào hình):
https://youtu.be/_LIz-Wbt4us
Đọc hiểu không chỉ dễ hơn nghe hiểu rất nhiều, mà cũng dễ hơn để học từ văn bản
hơn là đoạn ghi âm. Bạn có thể tra từ một cách nhanh chóng và dễ dàng, tạo
flashcard chỉ bằng copy/paste. Ngược lại, học bằng cách nghe yêu cầu bạn phải
nghe đúng từ ấy để có thể gõ nó xuống rồi tra từ.
Với những lợi thế này, tập trung vào luyện đọc là một phương pháp cực kỳ hiệu
quả để tiến bộ nhanh chóng. Phương pháp này sẽ làm kỹ năng đọc hiểu của bạn
vượt xa kỹ năng nghe hiểu, và sau đó một phần kỹ năng đọc hiểu đó sẽ dần chuyển
hóa sang kỹ năng nghe hiểu.
Khi kỹ năng đọc vượt quá kỹ năng nghe, thì việc bắt kịp kỹ năng nghe không phải
quá khó. Bởi vì việc bạn học nghe 1 từ hoặc 1 cấu trúc mà bạn đã đọc qua sẽ dễ
hơn rất nhiều so với việc bạn học từ mới/cấu trúc mới hoàn toàn qua việc nghe.
Quan trọng là bạn phải liên tục nghe (cả chủ động và thụ động) ngôn ngữ mà bạn
đang học, dần dần mọi kỹ năng/kiến thức bạn có được từ việc đọc sẽ dần chuyển
hóa sang kỹ năng nghe.
Trong giai đoạn 1, chúng tôi khuyến nghị bạn nên cân bằng giữa việc nghe và việc
đọc với tỷ lệ 1:1 (50-50) khi bạn immerse chủ động (active immersion). Việc này
sẽ giúp phát triển hài hòa giữa 2 kỹ năng. Tuy nhiên, vì kỹ năng đọc mau phát triển
hơn kỹ năng nghe, sẽ không tránh khỏi tình trạng chênh lệch giữa 2 kỹ năng.
Để thực hiện phương pháp vừa nêu trên (giúp kỹ năng đọc từ từ chuyển hóa sang
kỹ năng nghe), chúng tôi nghĩ bạn nên giữ sự chênh lệch/khoảng cách giữa 2 kỹ
năng nghe và đọc và tiếp tục giữ tỷ lệ 1:1, nhất là khi bạn vẫn còn ở thời kỳ đầu
của giai đoạn 2.
Trở ngại của sự chênh lệch giữa kỹ năng đọc và nghe
Mặc dù việc để cho kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một phương pháp tốt để tiến
bộ nhanh chóng, sự chênh lệch quá lớn giữa 2 kỹ năng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Hậu quả thứ nhất đó là việc nghe sẽ trở nên rất nhàm chán và đau đớn. Ví dụ như,
một người dành hết thời gian, công sức cho việc đọc và hoàn toàn lơ là việc nghe.
Thì người đó sẽ đạt được kỹ năng đọc khủng khiếp nhưng kỹ năng nghe lại rất là
tồi tệ. Một khi đã rơi vào tình trạng này, do họ đã quá quen với việc hiểu ngôn ngữ
qua việc đọc, thì khi họ nghe và cảm thấy không hiểu rõ như khi họ đọc thì sẽ dẫn
đến việc chán nản và buồn bực. Sau đó thì họ thường có xu hướng tránh xa luôn
việc nghe và dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn.
Hậu quả thứ hai đó là sẽ ảnh hưởng đến phát âm của bạn sau này. Đó là bởi vì, khi
bạn đọc (ngay cả khi đọc thầm), bạn phát âm nhỏ trong đầu của bạn
(subvocalization).
Vấn đề là, nếu không luyện nghe và kỹ năng nghe không tốt, thì sẽ rất khó hoặc
dường như bất khả thi để bạn biết ngôn ngữ đó thực sự nghe và nói ra sao. Tức là,
khi bạn đọc, thì bạn sẽ vô thức phát âm sai hoặc phát âm sai ngữ điệu, thanh điệu
(McDonalds’s = Mác Đô-nan, Normal = Nô man, Fish = phít chẳng hạn). Nếu bạn
luyện đọc mà không luyện nghe (hay để kỹ năng chênh lệch nhau quá xa) thì
những vấn đề phát sinh đó sẽ dẫn đến thói quen xấu và ảnh hưởng bạn sau này khi
bạn bắt đầu nói ngôn ngữ ấy.
*Ghi chú riêng của dịch giả: Sai nhiều sẽ thành thói quen xấu khó bỏ. Như thói
quen đọc chữ L thành chữ N khi đọc tiếng Anh của người Việt là thói quen sai mà
đến bây giờ vẫn còn phổ biến, rất khó để sửa, thậm chí nếu mình đọc đúng nhưng
do phần đông nhiều người họ đã học cái sai rồi nên bây giờ kêu họ sửa cũng khó,
có khi còn bị nói ngược lại là mình sai). Đó là lý do chúng ta phải tránh không
được nói hoặc viết (output) khi đang ở giai đoạn 1, 2 hoặc thậm chí là 3.
Dấu hiệu nhận biết sự chênh lệch lớn giữa 2 kỹ năng nghe và đọc
Dưới góc nhìn của chúng tôi, bạn nằm trong phạm trù an toàn khi bạn đáp ứng đủ 2
yếu tố sau:
Việc nghe chiếm phần lớn thời gian khi bạn immerse chủ động (active immersion);
nếu bạn thực hiện đúng quy tắc này thì kỹ năng nghe của bạn sẽ đang dần dần tiến
bộ.
Bạn không cảm thấy chán nản hay buồn bực khi bạn không hiểu gì đó khi đang
làm active immersion. Nhưng ngay cả khi bạn chán hay bực thì rất ít khả năng sinh
ra sự chênh lệch quá lớn.
Ý chính ở đây là nếu kỹ năng nghe của bạn đang tiến bộ mỗi ngày, thì cái hình mẫu
về âm tiết của ngôn ngữ ấy trong tiềm thức sẽ thường xuyên cập nhật. Do đó, khi
bạn có đọc hay phát âm 1 từ nào đó thì cũng sẽ không có nhiều tác hại hay tạo
thành thói quen xấu.
Cần phải nhấn mạnh ở đây là nếu việc nghe không chiếm phần lớn của active
immersion, thì dựa vào nguyên lý trên, bạn sẽ càng bước xa khỏi phạm trù an toàn
(sự chênh lệch sẽ ngày càng lớn)
Kết luận
Để kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một cách hiệu quả để tiến bộ nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng không vì lý do đó mà lơ là việc nghe, vì nếu 2 kỹ năng chênh lệch
quá lớn thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Dần dần, bạn sẽ có trực giác để biết sự chênh lệch lý tưởng giữa 2 kỹ năng. Một
khi điều này xảy ra, bạn có thể bắt đầu tự điều chỉnh tỷ lệ để duy trì sự chênh lệch
ấy. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy kỹ năng nghe đang tụt lùi so với kỹ năng đọc thì bạn
có thể giảm lại thời gian đọc và tăng thời gian nghe.
Phụ đề
NL (Native Language) Subs (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyên là có thể sử dụng NL subs để xem phim/video.
Bởi vì khi bạn không hiểu gì mà lại ngay lập tức xem không dùng phụ đề thì cũng
sẽ rất khó khăn và đáng sợ. Xem bằng NL subs là một cách hữu ích để giúp bạn
làm quen với việc dành thời gian với ngôn ngữ bạn đang học.
Tuy nhiên, xem bằng NL subs không đem lại nhiều lợi ích/hiệu quả, gần tương
đương với việc nghe thụ động. Nói một cách dễ hiểu thì, nếu bạn xem mà chỉ chăm
chú đọc phụ đề, thì bạn không hoàn toàn chú ý nghe hội thoại. Đây là lý do tại sao
mà bạn nên dần bỏ đi việc dùng NL subs một khi bạn đã trở nên quen thuộc hơn
với ngôn ngữ bạn đang học. Chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện điều này
trước khi bắt đầu giai đoạn 2.
Một số người sử dụng kỹ thuật sau: họ không dùng phụ đề khi xem và chỉ dừng lại
và bật NL subs khi họ không hiểu hoặc cần xác minh lại nội dung mà họ nghe
được. Kỹ thuật này phần lớn không thay đổi nhiều so với việc coi và bật NL subs,
tuy nhiên cũng có một số vấn đề với kỹ thuật này.
Vấn đề thứ nhất đó là đọc NL subs sẽ ảnh hưởng cách bạn hiểu ngôn ngữ bạn đang
học. Không quan trọng là dịch giả có giỏi hay có kinh nghiệm đến đâu, suy cho
cùng, dịch thuật không bao giờ là hoàn hảo. Mỗi ngôn ngữ có cách nói, sắc thái, và
chi tiết riêng mà không thể nào dịch chuẩn sang ngôn ngữ khác. Hơn nữa, khi dịch
thì dịch giả thường ưu tiên việc dịch sao cho dễ hiểu hơn là dịch đúng từng chữ
một.
Do đó, việc đọc và hiểu nghĩa từ NL subs sẽ làm bạn có nhận thức sai về từ, cấu
trúc, và tục ngữ. Ví dụ, bạn có thể “nhặt” ra được 1 từ khi bạn nghe và đoán nghĩa
thông qua NL subs, nhưng thực tế cả 2 từ có cách dùng và sắc thái khác nhau
*Ghi chú riêng của tác giả: cho dễ hiểu thì vd như bạn xem phim và bạn nghe được
từ “speak” và phụ đề dịch là “nói đi”, bạn nghĩ bạn vừa học được là “nói = speak”
nhưng thực tế “nói” trong tiếng Anh được biểu đạt bằng nhiều từ như speak, talk,
say, etc. và tùy trường hợp mà dùng từ khác nhau (“I speak English”, “I talked to
her last night”, “What did he say to you?”) trong khi tiếng Việt chỉ dùng từ “nói”
(“Tôi nói tiếng Việt”, “Tôi nói chuyện với cô ta tối hôm qua”, “Anh ta nói gì với
bạn?”). Nếu bạn xem phim tiếng Anh và dùng NL subs (sub Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ)
thì sẽ gây ra tình trạng hiểu sai và dùng sai từ (hoặc dùng từ 1 cách không tự
nhiên). Như ví dụ trên, bạn sẽ nghĩ là muốn biểu đạt từ “nói” thì sẽ dùng “speak”
và bạn sẽ nghĩ biểu đạt những ý sau đây sẽ là đúng “What did he speak to you?”
“What are you speaking?”, về mặt liên lạc thì vẫn đúng nhưng sai nghĩa và có thể
gây hiểu lầm.
Một vấn đề nữa với NL subs đó là việc bạn dùng NL subs để xác minh nội dung sẽ
can thiệp với việc hình thành tư duy không hiểu không sao. Tức là khi bạn không
hiểu thì bạn có thể bỏ qua; khi bạn xem phim nhưng không hiểu hết nội dung hoặc
nghĩa của 1 từ hay cấu trúc thì cũng không sao hết. Nói cách khác, đó là bạn đang
tin tưởng bản thân và quá trình phát triển của bản thân, lúc này không hiểu nhưng
trong tương lai sẽ trở nên hiểu nhiều hơn.
Học cách tha thứ bản thân khi bạn không hiểu cũng là một cách giúp bạn tiến bộ
nhanh chóng. Tuy nhiên, lối tư duy ấy không hình thành tự nhiên. Hầu hết chúng ta
lớn lên trong một văn hóa coi trọng việc “hiểu”. Do đó, đa số mọi người, khả năng
tha thứ bản thân cũng cần phải được phát triển qua thời gian. Không khó để bạn
nhận ra rằng dừng lại để đọc NL subs mỗi khi bạn không hiểu sẽ làm chậm quá
trình phát triển tư duy này.
Mặc dù việc xem với NL subs là việc bạn nên dứt bỏ hoàn toàn khi bắt đầu giai
đoạn 2, ở thời kỳ giai đoạn 2, bạn vẫn có thể sử dụng kỹ thuật bật NL subs để xác
minh mỗi khi không hiểu. Nhưng tránh phụ thuộc quá mức, và dần dần dứt bỏ hẳn
khi bạn kết thúc giai đoạn 2.
Lời khuyên này áp dụng luôn cho cả văn bản song ngữ hay nội dung văn bản đã
được dịch. Một trong những mục tiêu chính của giai đoạn 2 là bạn có được khả
năng học ngôn ngữ bạn đang học bằng chính ngôn ngữ ấy, mà không phụ thuộc
vào ngôn ngữ mẹ đẻ.
TL (Target Language) Subtitles (Phụ đề bằng ngôn ngữ đang học)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyến khích xem nội dung với TL subs để làm quen với
dạng viết của ngôn ngữ bạn đang học. Khi bạn mới bắt đầu và chưa biết nhiều từ
thì nội dung hình-âm thanh (như phim, video, truyện tranh) sẽ là thứ mà bạn hiểu
hơn là văn bản viết bằng chữ (như sách hay bài báo). Xem nội dung bằng TL subs
sẽ giúp bạn tận dụng tính dễ hiểu và lợi ích của nội dung hình-âm thanh để giúp
bạn rèn luyện và chuẩn bị cho việc đọc.
Mặc dù chúng tôi coi việc xem với TL subs là một dạng của việc đọc, suy cho
cùng, đúng hơn là phối hợp giữa nghe và đọc. Khi bạn xem với TL subs, kỹ năng
đọc giúp bạn “đắp” khoảng trống trong kỹ năng nghe, và ngược lại. Vì lý do, bạn
sẽ hiểu nhiều hơn khi bạn xem phim không phụ đề, hoặc đọc văn bản thuần. Việc
này rất tốt trong giai đoạn đầu tiên của việc học ngoại ngữ; khi bạn mới bắt đầu,
hiểu hết mọi thứ là cực kỳ khó khăn, do đó càng có nhiều thứ càng tốt. Tuy nhiên,
một khi bạn trở nên thông thạo hơn, xem với TL subs có thể phản tác dụng.
Như chúng tôi giải thích, việc xem với TL subs gần giống với việc đọc hơn là
nghe, để hoàn toàn phát triển kỹ năng nghe của bạn, bạn cần phải dành nhiều thời
gian nghe/xem không phụ đề. Lý do là bởi vì việc khó nhất của nghe hiểu đó là xác
định từ nào đang được nói thông qua âm của từ đó. Khi bạn xem với TL subs, bạn
biết trước từ nào sẽ được nói. Do đó, xem với TL subs không tập cho bạn kỹ năng
xác định từ thông qua âm thanh của từ đó.
Nguyên lý này cũng áp dụng cho việc đọc. Khi bạn nghe ngôn ngữ nói, ngữ điệu
và cường điệu giúp bạn nắm được mẫu ngữ pháp đang được nói. Mặt khác, khi
đọc, không có ngữ điệu hay cường điệu gì cả, việc này có thể làm bạn khó nắm
được ngữ pháp.
Ví dụ, trong câu văn sau:
“The complex houses married and single soldiers and their families.”
Nếu câu văn này được đọc thành tiếng, ngữ điệu sẽ giúp dễ hiểu hơn. Nhưng dưới
dạng viết, việc hiểu và chia từ/ngữ pháp sẽ trở nên khó hơn.
Nếu bạn chỉ luyện đọc qua việc xem phim với TL subs thì bạn sẽ không bao giờ
luyện khả năng đọc không phụ thuộc vào ngữ/cường điệu.
Do đó, khi bạn đang trong giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích việc đọc văn bản
thuần (như sách, bài báo) thay vì xem với TL subs.
Thực tế, nhiều tình huống hàng ngày của chúng ta yêu cầu chúng ta phải nghe hiểu
chỉ dùng tai, và đọc chỉ dùng mắt. Do đó, cách tốt nhất để phát triển cho mỗi kỹ
năng là: tập nghe không có chữ, đọc không có âm thanh.
Đọc hiểu
Đọc văn bản thuần rất khó
Như đã giải thích, khi bạn chuyển sang giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích là nên
dần bỏ đi việc xem phim với TL subs và chuyển sang đọc văn bản thuần (những
thông tin được viết hoàn toàn bằng chữ như sách, báo). Nhưng, thời kỳ bắt đầu
chuyển sang đọc văn bản thuần có vẻ sẽ khó và rất thử thách.
Trước hết, như đã đề cập, bạn sẽ gặp trở ngại khi không biết tách hay chia ngữ
pháp, từ khi không có trợ giúp từ âm thanh (không biết từ hay cấu trúc bắt đầu và
kết thúc ở đâu). Đây là một kỹ năng cần được mài giũa thông qua luyện tập, và sẽ
rất thử thách khi bạn bắt đầu đọc.
Thứ hai, khi bạn đọc văn bản thuần, vì không có hình ảnh hay âm thanh minh họa,
bạn sẽ phải dựa vào kỹ năng đọc hiểu của mình để lý giải nội dung. Do đó yêu cầu
để đạt được trình độ cơ bản rất là cao (cần nhiều thời gian và luyện tập hơn để đạt
đến trình độ cơ bản).
Thứ ba, so sánh với việc xem phim với TL subs thì khi bạn đọc văn bản thuần, bạn
có quyền dùng bao nhiêu thời gian hay đọc ở bất cứ tốc độ nào cũng được. Trong
khi phim thì bạn cần phải coi và theo dõi theo tiến độ của phim/nội dung. Việc đọc
văn bản thuần cũng sẽ làm bạn khó duy trì tư duy “không hiểu không sao”, khi đọc
và gặp từ không biết thì chúng ta ai cũng không kìm được cảm giác tra từ hay mẫu
ngữ pháp đó ngay lập tức phải không nào?
Và cuối cùng, với hầu hết ngôn ngữ nào thì phạm trù của từ vựng được sử dụng
trong văn viết rộng hơn rất nhiều so với từ vựng được sử dụng trong văn nói. Lấy
ví dụ với một số từ tiếng Việt “liên miên” “thênh thang” “mênh mông”. Đây là
những từ được sử dụng khá phổ biến trong văn viết tiếng Việt. Tuy cũng được sử
dụng trong văn nói, nhưng trong tình huống hàng ngày thì thường nói là “rộng”
hoặc “dài”.
Khi bạn xem phim với TL subs, bạn đang xem dạng viết của văn nói. Do đó, khi
bạn bắt đầu chuyển sang đọc văn bản thuần hay đọc sách thì việc gặp từ lạ, từ mới
sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất khi bạn bắt đầu tập đọc.
Mặc dù chúng tôi cho là đọc dễ hơn nghe, để phát triển kỹ năng đọc thông thạo
cũng có những khó khăn riêng. Bạn cần phải nhận biết những khó khăn ấy, không
kỳ vọng quá cao (đừng ảo tưởng về năng lực bản thân), là chìa khóa để giúp bạn
vượt qua chướng ngại khi bắt đầu tập đọc.
Đừng đợi đến khi mình cảm thấy đã “sẵn sàng”
Đây là một cái bẫy mà nhiều người mắc phải. Khi bạn hoàn thành giai đoạn 1. Bạn
nghĩ có lẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập đọc sách. Bạn bắt đầu mở sách ra
và đọc vài trang đầu.
Bạn nhận ra là bạn bị choáng ngợp với vô số từ ngữ và cấu trúc mà bạn chưa biết.
Bạn sợ, bạn toát mồ hôi đóng sách lại và cất đi; bạn trấn an bản thân “Thôi mình
chưa đủ trình, sách này để sau này mình giỏi rồi đọc cũng được” và quay trở lại
việc xem phim/nội dung có hình và âm thanh . Một vài tháng sau khi immerse
bằng việc xem phim thì bạn quyết định thử đọc lại cuốn sách ấy nhưng bạn lại
nhận ra rằng nó vẫn khó như trước. Và vòng lặp này cứ tiếp tục mãi, và bạn sẽ
không bao giờ bước chân vào việc đọc.
Vấn đề ở đây đó là, từ một khía cạnh nhất định, bạn sẽ không bao giờ “sẵn sàng”
để đọc văn bản hay sách khi mà bạn vẫn chưa dành nhiều thời gian cho việc ấy.
Nói cách khác, nếu bạn đợi đến khi bạn biết đạp xe rồi mới tháo bánh xe phụ thì
bạn sẽ không bao giờ biết đạp xe; bạn chỉ thực sự biết đạp xe sau khi bạn tháo bánh
phụ và tập đạp xe.
Bạn chỉ gặp chướng ngại, khó khăn của việc đọc khi bạn đọc, do đó cách duy nhất
để vượt qua những khó khăn ấy là bạn phải thực sự tập và thực sự đọc. Bạn có chờ
bao lâu đi nữa thì cuốn sách đầu tiên mà bạn đọc sẽ cực kỳ khó. Nhưng, sau khi
bạn đọc xong cuốn đầu tiên ấy thì bạn sẽ không cảm thấy cuốn tiếp theo khó nữa.
Nhưng, bạn cũng phải có kiến thức nền tảng cơ bản trong ngôn ngữ ấy trước khi
bạn bắt đầu đọc. Cho nên, trong nhiều tình huống, việc bạn cảm thấy “chưa sẵn
sàng” cũng có phần đúng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là kiến thức cơ bản
để bắt đầu đọc không nhiều như bạn tưởng; bạn cũng cần lưu ý để tránh sa vào cái
bẫy “chưa sẵn sàng.”
Bắt đầu đọc
Khi bạn bắt đầu tập đọc thì chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu với nội dung
chứa từ ngữ, văn nói được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Một vài ví dụ:
comment trên YouTube, blogs, truyện tranh, phụ đề phim ảnh.
Với phụ đề của phim ảnh: trang web Subtitles Tools giúp bạn chuyển file phụ đề
thành file văn bản. Nếu là nội dung của một bộ phim bạn đã xem; bạn đã biết nội
dung nên sẽ dễ hiểu hơn.
Khi bắt đầu tập đọc thì bạn có thể làm 1 bài luyện tập đơn giản 5 phút mỗi ngày
như đọc và cố gắng hiểu comments trên YouTube. Một khi bạn cảm thấy quen
thuộc hơn thì bạn sẽ dần đọc nhiều hơn.
Khi bạn trở nên thông thạo hơn, cố gắng chuyển từ đọc truyện tranh hay blogs sang
đọc những nội dung khó hơn, như tin tức hoặc game với nhiều lời thoại.
Mục tiêu của bạn khi bạn đã gần xong giai đoạn 2 đó là bắt đầu đọc sách. Sách bao
gồm tiểu thuyết (giả tưởng) và sách phi giả tưởng (sách lịch sử, khoa học, giáo
dục, vân vân).
Video sau giải thích tại sao đọc tiểu thuyết rất có ích cho việc học ngoại ngữ:
https://youtu.be/a68BQsDGESk
*Tóm tắt nội dung video (đúng hơn là giải thích)
Khác với phim ảnh hay truyện tranh, khi viết tiểu thuyết thì tác giả cần phải diễn tả
phong cảnh, hành động thông qua lời nói; vì tác giả phải diễn tả bằng lời cho nên
bạn có cơ hội học cách diễn đạt và cách suy nghĩ/nhận thức của ngôn ngữ đó. Lấy
1 ví dụ để giúp dễ hiểu
Bạn hãy tưởng tượng một nhân vật thức dậy chuẩn bị đi học, bạn học sinh này thức
dậy thì đầu tiên bạn ấy sẽ đánh răng/vệ sinh, sau đó đi xuống nhà vào bếp để ăn
sáng. Vào bếp bạn ý trao đổi lời hỏi thăm buổi sáng với mẹ sau đó bắt đầu ăn sáng.
Nếu đây là một bộ phim thì lời thoại mà bạn có thể nghe được chỉ là cuộc hỏi thăm
giữa 2 mẹ con, mọi hành động và cảnh vật xung quanh (phòng, bếp, nội thất) đều
được truyền tải qua màn ảnh.
Bây giờ hãy so sánh tình huống tương tự nhưng được miêu tả thông qua chữ viết,
đại loại như:
" "Reng reng", tiếng chuông báo thức của điện thoại vang lên. Phong uể oải lôi
mình dậy, mắt nhắm mắt mở cậu vung tay tìm chiếc điện thoại. "7:20 am ngày 21
tháng 9 năm 2020" dòng chữ hiện trên màn hình, Phong cố đứng dậy, miệng lẩm
bẩm gì đấy. Có vẻ như giấc ngủ 7 tiếng vẫn chưa đủ để làm Phong tỉnh giấc. Cậu
bước chậm rãi vào phòng tắm và bắt đầu đánh răng, rửa mặt để chuẩn bị cho một
ngày mới. Đánh răng xong, cậu đi xuống gặp mẹ mình trong bếp đang chuẩn bị
buổi sáng.
"Nay mày dậy sớm thế! Hôm nào cũng để mẹ kêu! Nay mày biết tự giác là tốt
đấy!" Giọng nói vang từ trong bếp ra tận phòng khách. Giọng nói ấy không ai khác
là Huyền, mẹ của Phong. vân vân
Như các bạn thấy, bạn không chỉ biết thêm về cách dùng từ, cách diễn đạt bằng
ngôn ngữ ấy. Bạn cũng biết thêm từ vựng nữa, giống như khi mình tả 7 giờ mấy
trên "màn hình" vân vân, thì thông qua tưởng tượng lại khi đọc, bạn cũng có thể
đoán được từ "màn hình" nghĩa là gì và nó ra sao.
Trong khi xem phim thì có lẽ sẽ trên màn ảnh sẽ chỉ hiện hình chiếc điện thoại và
không nói gì cả.
Sách/tiểu thuyết có hay hay không đều do cách diễn đạt và từ ngữ mà tác giả sử
dụng, do đó đọc tiểu thuyết sẽ giúp bạn biết cách ngôn ngữ đó được dùng ra sao.
Hơn nữa, đọc tiểu thuyết (nếu là tiểu thuyết có nội dung gần gũi với đời sống) bạn
cũng cơ hội biết thêm nhiều từ vựng hơn vì tác giả phải sử dụng từ ngữ diễn tả đồ
vật, phong cảnh (như sao trên trời long lanh, gió thổi vù vù, hồ nước trong xanh,
vân vân)
Một cách để bạn có thể trải nghiệm cảm giác giống như vậy đó là thông qua
Netflix. Nhiều bộ phim trên Netflix có sub audio (âm thanh phụ) dành cho người
mù để họ có thể thưởng thức bộ phim mà (xin lỗi nếu hơi thô) họ không thể thấy
được. Sub audio (âm thanh phụ) này diễn tả hết mọi thứ đang xảy ra trên màn ảnh
(ví dụ trong phim 2 nhân vật này đang nắm tay nhau và bắt đầu đi dạo thì sẽ có 1
giọng nói phát lên đại loại như "A nắm tay B rồi cùng nhau đi dạo trên phố”). Việc
này cực kỳ có ích vì bạn được nghe/tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ bạn đang học và
như giải thích ở trên, bạn có cơ hội biết và học nhiều hơn. (Tua đến 8:49 trong
video trên để hiểu rõ hơn hoặc xem video Netflix + Audio Descriptions: The
Ultimate Immersion của Matt vs. Japan)
Như đã đề cập ở trên, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu, cuốn sách đầu tiên mà
bạn đọc sẽ luôn rất là khó. Đây là một số mẹo:
Với cuốn sách đầu tiên, bạn nên chọn tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, và
xem bộ phim đó trước khi đọc sách gốc (như Harry Potter chẳng hạn, xem phim
trước rồi hãy đọc tiểu thuyết). Vì bạn đã biết nội dung cơ bản từ việc xem phim,
bạn sẽ không cảm thấy bất lực hoàn toàn khi bạn không hiểu.
Nên đọc eBooks thay vì sách giấy. Khi bạn sử dụng máy đọc sách điện tử (như
Kindle), chỉ cần nhấn vào 1 từ là bạn có thể tra từ điển ngay lập tức. Lần đầu tiên
bạn đọc thì việc tra nhiều từ là không thể tránh khỏi, do đó đọc eBooks rất là có
lợi.
Bạn nên đọc nhiều tựa sách khác nhau của cùng 1 tác giả. Mỗi tác giả có một văn
phong và cách dùng từ riêng biệt nên nếu bạn đã quen đọc 1 tác giả thì việc đọc sẽ
trở nên thú vị hơn và giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Nên đọc về chủ đề mà bạn thích
Điều quan trọng nhất khi bạn tập đọc đó là bạn nên chọn nội dung mà bạn quan
tâm hoặc thích.
Đọc sách thường rất là "chán" và mệt mỏi, ép bản thân đọc những nội dung chán
ngắt thì lại càng chán thêm và không hiệu quả. Mặt khác, nếu bạn đọc những gì mà
bạn thích/quan tâm thì bạn sẽ có hứng đọc hơn. Nói cách khác, nếu nội dung khó
hơn trình độ hiện tại của bạn nhưng nội dung ấy làm bạn thích thú thì bạn sẽ mau
tiến bộ hơn, còn hơn là nội dung thuộc trình độ của bạn nhưng lại nhàm chán.
Ép bản thân immerse những nội dung chán ngắn sẽ làm bạn dần liên tưởng
immersion là một hoạt động không vui tẹo nào. Và dần dần sẽ làm bạn tránh xa
immersion hoặc cảm thấy mệt mỏi với immersion. Cho nên việc quan trọng nhất là
bạn phải cảm thấy vui và thích thú, hãy tìm nội dung mà bạn thích, muốn xem.
| 1/49

Preview text:

Giai đoạn 0:
Hướng dẫn về phương pháp Orca, tư duy như thế nào cho đúng và học bằng công cụ nào.
Chú thích các từ tiếng Anh trong bài viết: - input: đọc và nghe - output: nói và viết
- media: sách, truyện, phim, game...
- “1 lĩnh vực nào đó”: chính trị, thể thao, làm vườn, nấu ăn ...
- i+1: một câu văn có một từ mới hoặc cấu trúc mới, trên trình độ hiện tại của bạn một chút. - study: học chủ động
Thuyết hấp thụ ngôn ngữ, chân lý của ngôn ngữ học
Stephen Krashen là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng hàng đầu thế giới, theo ông có 2
trường phái học ngôn ngữ khác nhau đang tồn tại trên thế giới: “hấp thụ ngôn ngữ”
và “xây dựng kỹ năng”.
Đầu tiên là phương pháp hấp thụ ngôn ngữ, cách mà chúng ta học tiếng mẹ đẻ
(TMD). Chúng ta không cần phải biết về nguyên tắc ngữ pháp trong TMD. Chúng
ta chỉ biết điều đó nghe có vẻ đúng hay sai mà thôi.
Phương pháp thứ hai là học ngữ pháp và từ mới, gọi cách khác là "xây dựng kỹ
năng". Hầu hết các phương pháp học ngôn ngữ mới (NNM) trên thế giới hiện tại
đều ép người ta phải đi theo phương pháp "xây dựng kỹ năng". Bằng cách "xây
dựng kỹ năng", bạn có thể dịch từ TMD sang NNM để nói và viết (output). Đây là
một lối đi sai lầm, theo Stephen Krashen, chưa có một con người nào trên hành
tinh này sử dụng ngôn ngữ thành thạo nhờ việc “rèn luyện kỹ năng".
Lý do là bởi, ngôn ngữ rất cụ thể theo những cách khó đoán. Không thể cứ mãi nhớ
về ngữ pháp và các cụm từ khi đang output. Ngôn ngữ cũng không phải là toán,
bạn sẽ không thể 1 + 1 = 2 để ra câu nói hay câu viết.
May mắn thay, mỗi chúng ta đều được sinh ra với khả năng "hấp thụ ngôn ngữ"
một cách tự nhiên. Cơ chế này không mất đi khi ta trưởng thành. Chúng ta học
NNM còn nhanh hơn nhiều lần trẻ em bởi vì chúng ta có:
"óc phân tích khi trưởng thành" và khả năng hấp thụ ngôn ngữ bẩm sinh của bạn,
cũng như khả năng sử dụng thành thạo các loại công nghệ hiện đại. Kèm theo khả
năng đọc sẽ kéo khả năng nghe lên một cách rất nhanh chóng. Trong khi trẻ em sẽ
phải học đọc từ 4 tuổi tới hơn 10 tuổi thì bạn chỉ mất vài năm luyện tập đúng
phương pháp là có thể đọc thành thạo các loại văn bản cực kỳ khó.
Trẻ em học ngôn ngữ như thế nào?
Trẻ em học bằng cách lấy input từ những người xung quanh, chúng bắt đầu output
sau nhiều năm lắng nghe, nhìn thấy và theo dõi những người xung quanh chúng.
Làm sao để có được sự "tương tác với những người xung quanh"?
Ngày trước, chỉ có một cách là chúng ta đi "đầu thai" vào gia đình sử dụng NNM.
Nhưng không ai làm vậy cả, bởi vì chúng ta đã có INTERNET, nhờ nó ta có thể
truy cập vào các media (anime, manga, sitcom, sách, báo ...) sử dụng NNM và có
thể lắng nghe người bản địa nói cả ngày, đọc bao nhiêu văn bản tuỳ thích. Vì
nguồn input dồi dào, có thể khai thác mọi lúc mọi nơi, mà chúng ta học NNM còn
nhanh hơn người bản địa nhiều lần.
Tổng quan về các giai đoạn
Giai đoạn 1: Xây dựng nền tảng
So với trẻ em ta có thể: lập kế hoạch, học có ý thức (study) và sử dụng các công cụ (Anki, Migaku Extension, ...)
Giai đoạn này ta sẽ sử dụng flashcards, danh sách từ vựng, sách giải thích ngữ
pháp để tăng khả năng hiểu khi đọc và nghe (input). Và song song với đó bắt đầu
đắm chìm (immerse) vào media. KHÔNG OUTPUT trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2: Tăng khả năng hiểu
Không study và immerse lan man, nên dồn sự tập trung vào 1 lĩnh vực nào đó.
Study những từ cần để hiểu trong 1 lĩnh vực cụ thể => để quá trình immerse diễn ra
trơn tru và hiệu quả hơn. Vòng lặp này thúc đẩy quá trình hấp thụ ngôn ngữ.
Bắt đầu với media i+1, từ từ theo thời gian, vòng lặp trên sẽ giúp bạn đạt đến khả
năng hiểu nội dung dành cho người bản xứ.
Khi bạn đã có thể làm chủ 1 lĩnh vực cụ thể => tập nói. Giai đoạn 3: Tập nói
Khi bạn input đủ, bạn sẽ output một cách tự nhiên. Ta sẽ làm theo trình tự: viết rồi
nói. Khi output, não bạn tự tìm kiếm trong đầu bạn những gì bạn đã input. Nếu bạn
output sai, bí output có nghĩa là bạn input chưa đủ
Giai đoạn 4: Xóa bỏ chướng ngại đến con đường thành thạo.
Sau 3 giai đoạn bạn đã đạt trình độ nâng cao của ngôn ngữ đang học.
Nếu bạn muốn tiến xa hơn thì hãy lặp lại GĐ 2 - GĐ 3 với nhiều lĩnh vực hơn.
Thưởng thức niềm vui và cảm xúc khi học NNM. Tìm thấy niềm vui và cảm xúc là
cách duy nhất để học một NNM. Nếu bạn ghét media mà bạn đang xem thì bạn sẽ
không hấp thụ được ngôn ngữ.
Khi có niềm vui và cảm xúc, bạn sẽ không thấy mệt, chỉ muốn immerse tiếp. Khi
khóc hay cười, bạn đang thực hiện lại một quá trình tương tự lúc trẻ em hấp thụ
ngôn ngữ đầu tiên. Lúc khóc hay cười, bộ não sẽ được phát huy hết công suất,
khiến cho bạn tiêu thụ từ ngữ dữ dội nhất, đó là lý do đứa trẻ nào cũng khóc và
cười rất nhiều. Nếu thấy media đó quá tẻ nhạt => tìm media khác.
Nếu bạn input media nào đó mà bạn cảm thấy quên luôn mình đang immerse NNM
=> quá trình hấp thụ diễn ra rất mạnh mẽ. Chấp nhận sự mơ hồ
Không hiểu là một trải nghiệm tồi tệ với một người đang học NNM. Bạn cảm thấy
chán, ngu ngốc, muốn bỏ cuộc. Nhưng hãy nghĩ theo hướng khác, bạn CHƯA hiểu
chứ không phải bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ hiểu. Hãy làm quen với điều này, đừng
nóng vội, bởi vì sự mơ hồ là thứ ai cũng gặp phải khi học NNM.
Đắm mình chủ động (ACTIVE IMMERSION: AI)
Có nghĩa là bạn thật sự chủ động và tập trung 100% khi đang input. Có thể bạn
cảm thấy kỳ quặc và không hiệu quả khi dành thời gian xem TV bằng NNM. Hãy
yên tâm: đó không phải là một niềm vui tội lỗi. Đó là nơi diễn ra sự hấp thụ ngôn
ngữ. Não của bạn vẫn làm việc chăm chỉ, tìm kiếm các mẫu, thử nghiệm các giả
thuyết và xây dựng cỗ máy ngôn ngữ bên trong bạn.
Tìm kiếm media: Xem bằng ngôn ngữ mà bạn đang học ở trên các nền tảng như là: Netflx, youtube, ... Nghe bị động
Như đã lưu ý bên trên, Active Immersion là phần quan trọng nhất của việc tiếp thu
ngôn ngữ. Thật không may, những người bận rộn không phải lúc nào cũng có thể
AI. May mắn thay, có rất nhiều thời điểm trong ngày để nghe một cách thụ động -
khi làm những công việc không cần đầu óc như nấu ăn, dọn dẹp, đi làm hoặc tập thể dục.
Chìa khóa để nghe thụ động là biến nó thành một thói quen. Chúng tôi khuyên bạn
nên nghe thụ động ít nhất 30 phút mỗi ngày. 30 phút mỗi ngày cộng với nhiều giờ
AI sẽ tăng tốc khả năng hiểu ngôn ngữ của bạn. Chọn nội dung nghe
Bạn nên nghe lại nội dung mà bạn đã AI. Bộ não của bạn được hưởng lợi từ việc
lặp lại vì nó có cơ hội khác để phân tích âm thanh và từ ngữ.
Bạn sẽ không hiểu gì nhiều lúc mới bắt đầu, vì vậy điều quan trọng là phải học
cách chấp nhận sự mơ hồ và tiếp tục lắng nghe.
Thời gian đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ điều gì đang xảy ra, nhưng bộ
não của bạn đang học cách phân tích âm thanh trong tiềm thức.
Khi vốn từ vựng và khả năng nghe của bạn được cải thiện, bạn sẽ hiểu hơn nội
dung mà bạn đang nghe thụ động của mình. Cuối cùng, bạn sẽ có thể nghe nội
dung mới như podcast, audiobook và talkshow.
Hãy nhớ rằng, buồn chán là kẻ thù của việc học. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với
nội dung nghe thụ động của mình thì hãy làm thứ gì đó thú vị hơn!
Học chủ động (ACTIVE STUDY: AS)
Khi trưởng thành, chúng ta có khả năng học ngữ pháp và ghi nhớ từ vựng. Điều
này giúp chúng ta có lợi thế hơn so với trẻ em.
Khi bạn học một từ mới bằng Anki và Sentence Mining qua Migaku Extension,
não của bạn sẽ tạo ra một “danh mục từ điển trong tinh thần”. Mỗi khi bạn gặp từ
này, não của bạn sẽ đưa thêm một ít thông tin vào mục từ điển mà bạn đã tạo sẵn.
Một khi bạn nhìn thấy từ đó nhiều lần, não của bạn có thể suy ra nghĩa và cách sử dụng từ đó.
“Quên” là một quá trình tự nhiên của não bộ. Bộ não sẽ xóa thứ không quan trọng
đối với bạn. Nếu bạn muốn ghi nhớ thông tin đó, thì bạn cần phải củng cố nó.
Khi bạn đã STUDY một từ và nhìn thấy nó nhiều lần trong quá trình IMMERSE,
nó sẽ được HẤP THỤ, những từ như thế sẽ mất rất nhiều thời gian để bị lãng quên.
Một khi bạn đã HẤP THỤ được một từ. Để lưu giữ các từ ấy lâu dài, bạn cần xem
lại chúng khoảng một hai lần mỗi năm thông qua việc immerse hoặc study.
Để ghi nhớ một từ trong trí nhớ dài hạn của bạn, bạn cần phải thỉnh thoảng xem lại
từ đó. Mức độ thường xuyên phụ thuộc vào mức độ bạn đã nhớ về nó. Giai đoạn 1:
Như đã chia sẻ trong mục �kinh-nghiệm, một thứ tiếng sẽ có 5 giai đoạn, mỗi giai
đoạn sẽ kéo dài khoảng từ nửa năm tới 1, 2 năm tuỳ người và tuỳ mức độ thời gian
mà bạn nạp input. Đây là hướng dẫn để các bạn vượt qua giai đoạn đầu, cũng là
giai đoạn khó khăn nhất khi học thứ tiếng đó. Giai đoạn mà mình sẽ gần như không
hiểu gì cả, nghe không hiểu gì, đọc không hiểu gì (đối với các nội dung người bản
địa làm cho người bản địa tiêu thụ).
KHÔNG HỌC TIẾNG NHẬT TIẾNG TRUNG THÌ KHÔNG PHẢI ĐỌC ĐOẠN
NÀY, KÉO XUỐNG ĐỌC TIẾP ĐOẠN BÔI ĐẬM
Sau đây là những thứ đặc trưng bạn cần khi học tiếng Nhật hoặc tiếng Trung:
- Học nhận diện 1000 mặt chữ Hán qua deck Anki:
https://www.mediafire.com/file/1svvsr7f9cnpwka/Recognition_RTK.apkg/file
Bạn lấy chuyện từ các trang này bỏ vào deck Anki để ghi nhớ các mặt chữ đó, hoặc
tốt nhất là bạn tự tạo ra câu chuyện của riêng bạn dựa trên cấu tạo của chữ. Bạn chỉ
cần nhớ mặt chữ và nghĩa mặt chữ, không cần nhớ phát âm hay gì cả: https://jdict.net/ https://porikochan.com/ Mazii.vn 六書
Remembering the Kanji (Kanji.kohii.com)...
sau khi học xong khoảng 1000 tới 2200 mặt chữ Kanji thông dụng, tỉ lệ mà bạn bỏ
học tiếng Nhật sẽ giảm đi một cách đáng kể. Học Kanji trước cũng sẽ cho bạn khả
năng nhận diện mặt chữ, từ đó không cần biết cách phát âm bạn cũng có thể hiểu
được tương đối nghĩa của một câu văn bất kỳ. Nó giả lập lại cảm giác của người
Trung Quốc khi học tiếng Nhật, hoặc người Việt Nam khi học tiếng Anh, mọi thứ
sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Còn sau đó, áp dụng chung cho mọi thứ tiếng, bạn cần phải học bảng chữ cái phổ
thông của tiếng đó, với tiếng Nhật sẽ là Hiragana và Katakana. Cách học đơn giản
là bạn down các deck này về rồi làm với Anki:
Hiragana: https://ankiweb.net/shared/info/2183294427
Katakana: https://ankiweb.net/shared/info/779415544
Các bạn nào có máy chơi game Nintendo Switch thì có thể tải trò này về chơi:
https://www.youtube.com/watch?v=6lUPq2LgcC4
HỌC TIẾNG ANH VÀ CÁC THỨ TIẾNG MÀ BẠN ĐÃ NẮM RÕ BẢNG CHỮ
CÁI, BẮT ĐẦU ĐỌC TỪ ĐÂY)
Tuy nhiên, học như trên cũng chỉ đủ để lưu bảng chữ cái vào bộ nhớ tạm thời.
Muốn thực sự học được chúng, bạn phải:
ĐỌC DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ ĐỌC
NGHE DÙ KHÔNG HIỂU GÌ VẪN CỨ NGHE
Thông qua phim ảnh, game, đọc lời nhạc, sách, từ điển đơn ngữ...
Giải thích cho việc này: Học ngôn ngữ cũng giống như bạn phải ghi nhớ hàng
nghìn con người, mỗi người là một từ mới.
Để nhớ được một người, việc đầu tiên là bạn phải gặp họ, nhìn thấy mặt họ. Rồi
sau này khi bạn nói chuyện với họ, cảm thấy thích họ, bạn sẽ muốn gặp họ nhiều
hơn và dần dần nhớ mặt họ, sau khi nhớ mặt bạn sẽ nhớ thông tin và tên của họ.
Cái mặt người chính là mặt chữ, thông tin là nghĩa của từ và tên là cách đọc từ đó.
Nếu ngay từ đầu bạn đã không thích thứ mình đang xem, thì cũng giống như là bạn
gặp một người bạn rất ghét, rất chán và chẳng muốn nhớ tới họ làm gì. Bằng cách
tạo ra cơ hội gặp thật nhiều cái "người" mà chúng ta thích, chúng ta không cần phải
ghi nhớ mà vẫn sẽ cứ nhớ họ. Bằng cách xem các nội dung mà chúng ta thích,
chúng ta sẽ học thêm từ mới một cách rất dễ dàng kỳ diệu.
Điều này dẫn chúng ta tới kết luận, sách ngữ pháp có tác dụng, nhưng chỉ duy nhất
ở giai đoạn này, càng về sau nó càng vô dụng và làm cho chúng ta rối rắm. Nếu
bạn thích ngữ pháp thì cứ học ngữ pháp song song với việc immerse. Nhưng tuyệt
đối không làm bài tập ngữ pháp.
Các nội dung tốt nhất khi mới học:
1 - Là các nội dung bạn đã xem rồi và rất thích, thì bạn xem lại dù không hiểu gì
nhưng bạn vẫn biết được cốt truyện và đọc kanji, đoán từ...
2 - Là các nội dung mới nhưng cực kỳ hay, bạn có thể tắt tiếng đi mà vẫn xem
được, xem đi xem lại bao lần cũng không xi nhê
3 - Video game, video game được thiết kế để người ta chơi mà không cần phải hiểu quá nhiều
4 - Các clip Youtube người bản địa làm cho đối tượng người nước ngoài, hoặc
video người không phải bản địa nhưng giỏi ngoại ngữ nói ngoại ngữ (thường có
phụ đề, xài ngôn từ đơn giản) Chiến lược:
Bạn hãy xem một anime mình thích, nghe cũng được mà đọc phụ đề cũng không
sao (nên sử dụng Migaku MPV hoặc Migaku để xem). Cứ cố để hiểu đại khái
những gì đang xảy ra trong phim, nhưng cái gì khó hiểu quá thì bỏ qua và cứ xem
tiếp. Có thể xem cùng lúc 2 phụ đề, đọc phụ đề tiếng đang học trước, không hiểu
thì nhìn qua phụ đề dịch. Nếu chỉ xem phụ đề dịch thì coi như là không học.
Trong lúc xem, bạn hãy làm thẻ Anki bằng Migaku với những câu hay từ mới
thông dụng mà bạn muốn học.
Mỗi ngày sử dụng Migaku hoặc Migaku MPV để tạo và học khoảng 5 10 15 thẻ
Anki mới, sau khi có khoảng 2000 thẻ cộng với thời gian xem phim đọc truyện
tương đối, thì bạn sẽ vượt qua giai đoạn này
Sau đó, khi rửa bát, hay khi rảnh, khi ngồi làm việc khác, bạn có thể tải audio đã
cắt tạp âm các bộ phim trên, rồi bật để cho nó chạy. Hoặc cứ bật
phim/Youtube/Netflix/sách tiếng... rồi nghe và làm việc khác. Nếu xài Migaku, bạn
có thể chỉnh tăng tốc những đoạn không có phụ đề lên x2 x4 x8 để loại bỏ tạp âm.
Bạn sẽ có cảm giác như mình hiểu rất nhiều. Từ đó cường hoá thêm những gì mà
chúng ta đã học một cách rất nhẹ nhàng ít tốn sức:
https://mega.nz/folder/8HhhWDyJ#SHw5xsYxyhWUX536UcqkeQ
https://drive.google.com/drive/folders/1fqsc--ybDjxLLdJeGIxmQ3s-o4f2TIz8
https://www.mediafire.com/folder/ndeu7h9zjgf1l/MIA_Condensed_Audio
Bạn có thể sử dụng chức năng nén âm "condense audio" của migaku để tối ưu hóa việc nghe bị động
Ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2, chúng ta tập trung hơn vào việc luyện khả năng đọc,
để khi tới giai đoạn 3 thì khả năng đọc sẽ được chuyển hoá dần thành khả năng nghe.
Bạn cũng nên fake IP qua quốc gia mà bạn học tiếng với Hola VPN. Hoặc bạn tự
thuê một dịch vụ fake IP bất kỳ.
Lưu ý, không nên đọc quá nhiều sách chữ, vì đọc sách chữ mà không nghe cách
phát âm, có thể sẽ làm hỏng phát âm của bạn sau này.
Lưu ý thứ 2, không được nói + viết (output) trong giai đoạn này.
Lưu ý thứ 3, học ngữ pháp ở giai đoạn này là tốt, nhưng tuyệt đối không làm bài
tập ngữ pháp, chỉ đọc qua sách ngữ pháp để hiểu đại khái. Mình sẽ thực sự hiểu khi
đọc truyện xem phim nghe nhạc sau này.
Tại sao phải làm thẻ cho Anki và immerse (nghe + đọc liên tục)? Vì:
Một người bản địa trung bình biết khoảng 20000 từ
Trong 1 năm nếu ngày nào bạn cũng làm 10 thẻ cho Anki thì 1 năm bạn sẽ có 3650
thẻ, 4 năm là 14600 thẻ, tương đương với 14600 từ vựng, cách diễn đạt (ngữ pháp).
4 năm duy trì thì sẽ có những từ bạn biết mà người bản địa chưa chắc họ biết, vì sẽ
có nhiều từ khác không cần làm thẻ bạn cũng đã học được. Nếu chỉ làm 5 từ mỗi
ngày, thì sau 4 năm bạn cũng có tới 7300 từ và cấu trúc chắc chắn nắm rõ.
Tóm lại, immersion và sentence mining nếu duy trì trong 3 tới 5 năm thì bạn sẽ có
lượng từ vựng và trình độ gần như tương đương với một người bản địa.
Giải thích rõ hơn về lý do và tại sao lại nên học từ vựng bằng sentence mining.
Sentence mining là việc bạn học từ vựng thông qua mẫu câu ví dụ chứa từ đấy.
Mục đích của cách làm này là giúp bạn hiểu nghĩa cũng như cách sử dụng của từ
đấy. Thông thường thì các bạn hay học từ vựng như thế này:
"Từ bạn đang học" = "nghĩa dịch của từ đó trong ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt)" 大胆 = gan dạ 気分 = tâm trạng 気持ち = tâm trạng 感情 = cảm tình 待遇 = đối xử 扱う = đối xử 遊ぶ = chơi
Đại loại như thế này.
Vấn đề với cách học này là các bạn sẽ không phân biệt đc nghĩa và nuance (sắc
thái, nghĩa chi tiết) của từ. Học như vậy sẽ dễ bị lộn và liên tưởng sai => dẫn đến
cách dùng từ sai, hiểu sai nghĩa
sentence mining là mình học cách sử dụng của từ đó luôn bằng cách tìm 1 mẫ u
câu để biết luôn cách sử dụng từ đó, chưa kể giúp dễ nhớ hơn nữa
vd bạn muốn học nghĩa của từ 大胆 thì bạn nên học 1 mẫu câu dùng từ ấy như 大 胆に発言する
Nếu học từ riêng lẻ vậy sẽ gây ra tình trạng dịch tiếng Việt sang tiếng đó hay chế
bậy bạ vì mỗi ngôn ngữ có cách suy nghĩ và quan niệm khác nhau.
vd tiếng Việt thường nói là "chơi fb, chơi zalo vân vân", bây giờ muốn nói tương tự
như vậy trong tiếng Nhật thì phải nói là 「フェースブックをやってるんです
か」 chứ đâu ai nói 「フェースブックを遊んでるんですか」. Nói vậy thì có
thể người ta hiểu nhưng đó là tiếng Nhật sai, ko đúng. Mà đã sai như vậy thì sau
này khó sửa, dễ mắc lỗi sai tiếp. Đây cũng là lý do mà bạn tránh output (nói/viết
bằng ngôn ngữ ấy) quá sớm khi còn đang ở trình độ cơ bản. Vì khi ở trình độ cơ
bản, kiến thức bạn chưa nhiều, bạn sẽ dễ rơi vào tình huống chế hay nói sai.
Ví dụ như học tiếng Việt vậy, đó giờ mình người bản xứ mình đâu có học từ riêng
lẻ đâu, mình học luôn cách sử dụng.
Đâu có ai nói "lòng mẹ mênh mông" mà người ta nói "lòng mẹ bao la", "mênh
mông" thì phải là "cánh đồng mênh mông" => qua 2 ví dụ này thì mình có khả
năng phân biệt nuance và cách dùng của 2 từ này. Tuy là mình có thể không giải
thích được nhưng khi muốn phân biệt thì mình nhớ lại 2 mẫu câu ấy để phân biệt.
Chứ đâu có ai nhớ như "mênh mông là miêu tả sự rộng lớn diện tích của một bề
mặt vân vân" hay "bao la là miêu tả sự rộng lớn của một không gian vân vân" đâu
đúng ko? Làm vậy càng rối hơn.
Khi muốn miêu tả bầu trời sao sáng trên trời thì mình biết ngay là phải nói "trời
sao lấp lánh" hoặc "trời sao lung linh" . Hay khi muốn miêu tả cơn gió lạnh buổi
chiều tối thì thường nói là "gió thổi vù vù"; muốn miêu tả thời tiết cực lạnh thì có
thể nói là "cơn lạnh thấu xương". Thì tương tự vậy, khi học từ thì bạn nên học luôn
cách sử dụng của từ đó, giúp dễ nhớ hơn và bạn nhớ luôn cách sử dụng. Có những
từ có cách dùng có thể nói là được định sẵn rồi, thường chỉ dùng theo cách đó. Vd
như 未然 thì phải dùng là 「未然に防ぐ」(事故を未然に防ぐ)。寸暇=
「寸暇を惜しむ」(寸暇を惜しんで勉強する)vân vân
Hỏi: Nếu tui xem phim/đọc tiểu thuyết mà không hiểu gì thì có sao không?
Trả lời: Đó là điều hoàn toàn bình thường. Kỹ năng nghe là kỹ năng khó phát triển
nhất vì nó mất nhiều thời gian hơn cả.
Lưu ý: Anki chỉ đóng vai trò phụ trợ giúp quá trình học nhanh hơn một chút ở trình
độ sơ cấp và trung cấp. Nhưng nếu bạn quá chăm chú vào việc tinh chỉnh, tối ưu
Anki thì bạn lại lãng phí thời gian mà quên đi mất điều quan trọng nhất là phải
chìm mình vào ngôn ngữ. Vậy nên, bạn hãy xác định đi một trong ba con đường sau:
1, Sử dụng các công cụ tối ưu nhất cho việc làm thẻ có đủ cả hình và tiếng trên
Youtube và Netflix như Asbplayer/Migaku/ShareX/Migaku MPV/SubSRS... trong
khoảng 2 tới 3 năm và sau đó xoá luôn Anki.
2, Hoàn toàn không sử dụng Anki và tập trung hết thời gian vào việc tiêu thụ nội dung và tra cứu.
3, Tạo thẻ cực kỳ đơn giản bằng chức năng có sẵn của Anki. Chỉ cần một câu văn
bất kỳ có một từ bạn muốn học, và nghĩa của từ đó trong từ điển đa ngữ/đơn ngữ
(hoặc không có cũng được).
Rất nhiều người trên thế giới học ngoại ngữ thành công mà không cần Anki, và
ngay cả tạo Anki bằng cách sơ sài như cách 3, cũng đã có người học lên trình độ
cực cao chỉ trong vòng một thời gian rất ngắn, rồi họ cũng xoá Anki. Nên bạn hãy
nhớ là, có Anki và Migaku thì tốt, nhưng nếu không có thì bạn vẫn nên tin tưởng
vào phương pháp. Bằng mọi giá phải ưu tiên thời lượng và chất lượng của việc
chìm mình vào ngôn ngữ đang học! Hướng dẫn giai đoạn 2 Mục lục Từ ngữ chuyên dụng
Sơ lược về giai đoạn 2
Immersion (Hòa mình và sử dụng ngôn ngữ đó thường xuyên) Khả năng nghe và đọc Phụ đề Đọc Nghe
Giai đoạn tiến triển sang đơn ngữ
Lý do để chuyển sang đơn ngữ
Khó khăn khi chuyển sang đơn ngữ
Tiến trình chuyển sang đơn ngữ SRS (Phần mềm flashcard)
Hướng dẫn này cung cấp kiến thức cần thiết để hoàn thành giai đoạn 2 của phương
pháp học ngoại ngữ MIA. Giai đoạn này tập trung vào những thứ bạn cần làm hơn
là tại sao cần phải làm. Để biết thêm thông tin về nguyên lý của phương pháp MIA,
vui lòng xem những bài viết khác trên trang web này cũng như xem video của kênh Matt vs. Japan.
Giai đoạn 2 này yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản về phương pháp được giới thiệu ở giai đoạn 1.
Thông tin về chia sẻ trái phép, vi phạm bản quyền đã được loại trừ từ hướng dẫn này.
Từ ngữ chuyên dụng quan trọng
Trong suốt bài viết, những từ ngữ sau sẽ được sử dụng thường xuyên:
TL subs - Target language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ đang học)
Chú ý-xem phim với TL subs được tính là vừa luyện nghe và luyện đọc. Tuy nhiên,
việc này gần với luyện đọc hơn; vì thường bạn sẽ chăm chú đọc phụ đề hơn là
nghe, do đó chúng tôi coi việc xem video với TL subs là luyện đọc.
Trong suốt bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung nói về việc immerse bằng việc coi
phim/video với TL subs. Cách làm này cũng sẽ áp dụng với bất kỳ việc nghe với
phụ đề hoặc bản sao chép lại nội dung đang nghe (như nghe audiobook rồi theo dõi
bản dạng chữ của nội dung ấy)
NL subs - Native language subtitles (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Không nhất
thiết phải là ngôn ngữ mẹ đẻ, cũng có thể là ngôn ngữ bạn hiểu rõ)
Raw text (văn bản, chữ viết) - Nội dung được viết bằng chữ, không có âm thanh hay hình ảnh nào đi kèm.
Sơ lược về giai đoạn 2
Giai đoạn 2 phần lớn là tiếp theo của giai đoạn 1. Ở giai đoạn 1, bạn bắt đầu học về
âm tiết, hệ thống chữ viết, ngữ pháp, và từ vựng của ngôn ngữ bạn muốn học. Sau
đó bạn chuyển sang học từ phương tiện giải trí (như games, phim, sách, vân vân)
dưới dạng flashcard. Nói cách khác, bạn immerse bằng cách xem nội dung bằng
ngôn ngữ đó để tận dụng những gì bạn đã biết và hòa mình vào ngôn ngữ đó (học
ngôn ngữ đó 1 cách tự nhiên).
Mục đích là để xây dựng nền tảng cơ bản để hiểu ngôn ngữ bạn đang học. Ở giai
đoạn 2, bạn sẽ tiếp tục xây dựng vốn hiểu biết với việc immerse và học flashcard.
Phương thức immerse có thể sẽ thay đổi, nhưng nhìn chung thì cơ bản vẫn vậy.
Càng học nhiều từ và càng dành nhiều thời gian cho ngôn ngữ đang học, thì bạn sẽ tiến bộ càng nhanh.
Điểm quan trọng trong giai đoạn 2 đó là rèn luyện kỹ năng đọc với mục đích là
chuyển sang đọc văn bản bằng ngôn ngữ đó. Immersion và Flashcard sẽ giúp bạn
đạt được mục đích này.
Sau đó là quá trình tiến triển sang đơn ngữ. Đây là quá trình mà bạn sẽ không còn
phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ mà bạn sẽ học ngôn ngữ bạn đang học bằng chính
ngôn ngữ đó (dùng tiếng Nhật để học tiếng Nhật hoặc tương tự). Quá trình này sẽ
giúp bạn tiến bộ 1 cách đáng kể. Mục Tiến Triển Đơn Ngữ sẽ giải thích những gì bạn cần làm.
Khi kết thúc giai đoạn 2, bạn sẽ có khả năng hiểu đủ ngôn ngữ đang học để có thể
sống an toàn ở đất nước mà ngôn ngữ đó được nói. Bạn sẽ hiểu gần hết những thứ
cơ bản như chương trình TV về cuộc sống hàng ngày hoặc blog. Việc này sẽ góp
phần giúp bạn học nói và viết ngôn ngữ đó 1 cách tự nhiên (sẽ được đề cập trong giai đoạn 3).
Làm sao để biết bạn chuẩn bị qua giai đoạn 2?
Đây là một số tiêu chí cơ bản:
Nắm rõ yếu tố âm tiết và hệ thống chữ viết.
Biết ít nhất 3000 từ của ngôn ngữ bạn đang học.
Không quan trọng là bạn đang nghe gì, bạn thường có thể hiểu ít nhất 1 từ khi bạn nghe 1 câu nói bất kỳ.
Khi đang nghe nội dung cơ bản dễ hiểu (như videos trên YouTube hoặc chương
trình TV hàng ngày) bạn có thể hiểu ít nhất 50% từ được nói, và hiểu 1 câu nói dài cách vài phút.
Khi đang đọc văn bản, nội dung viết cơ bản (như blogs hay chương trình TV/phim
cùng TL subs) bạn có thể hiểu nội dung chính (có thể không hiểu chi tiết nhỏ nhặt).
Đó chỉ là để tham khảo, không có quá nhiều sự cách biệt giữa giai đoạn 1 và giai
đoạn 2. Khi nào bạn cảm thấy đủ khả năng để qua giai đoạn 2 thì bạn nên làm vậy,
mặc kệ bạn có đủ tiêu chí trên hay không. Nếu bạn cảm thấy giai đoạn 2 khó thì
bạn có thể quay lại giai đoạn 1 và thử lại sau 1 hoặc 2 tháng. Immersion
Mặc dù immersion là một phần không thể thiếu trong phương pháp MIA, cách thức
thực hiện sẽ khác cho mỗi giai đoạn. Trong giai đoạn 2, bạn sẽ bắt đầu làm quen
với nội dung văn bản thuần (raw text). Việc hiểu mối liên hệ giữa kỹ năng nghe và
kỹ năng đọc sẽ rất quan trọng.
Kỹ năng nghe và kỹ năng đọc; tại sao chúng ta nên ưu tiên kỹ năng đọc
Khi chúng ta học và hiểu ngoại ngữ, nghe hiểu thường sẽ khó hơn đọc hiểu. Bởi vì:
Bạn cần phải xử lý thông tin và hiểu cùng một lúc khi bạn nghe
Phát âm của người bản xứ (hoặc phát âm theo cách của người bản xứ) thường
không cố định và có thể không rõ ràng.
Có nghĩa là, khi đọc, bạn có thể sử dụng bao nhiêu thời gian để phân tích thông tin
cũng được, và văn bản/chữ viết thường cố định và dễ nhìn.
Để hiểu sâu hơn về khó khăn của việc nghe hiểu, vui lòng xem video này của Matt
vs. Japan (nhấp đúp chuột vào hình): https://youtu.be/_LIz-Wbt4us
Đọc hiểu không chỉ dễ hơn nghe hiểu rất nhiều, mà cũng dễ hơn để học từ văn bản
hơn là đoạn ghi âm. Bạn có thể tra từ một cách nhanh chóng và dễ dàng, tạo
flashcard chỉ bằng copy/paste. Ngược lại, học bằng cách nghe yêu cầu bạn phải
nghe đúng từ ấy để có thể gõ nó xuống rồi tra từ.
Với những lợi thế này, tập trung vào luyện đọc là một phương pháp cực kỳ hiệu
quả để tiến bộ nhanh chóng. Phương pháp này sẽ làm kỹ năng đọc hiểu của bạn
vượt xa kỹ năng nghe hiểu, và sau đó một phần kỹ năng đọc hiểu đó sẽ dần chuyển
hóa sang kỹ năng nghe hiểu.
Khi kỹ năng đọc vượt quá kỹ năng nghe, thì việc bắt kịp kỹ năng nghe không phải
quá khó. Bởi vì việc bạn học nghe 1 từ hoặc 1 cấu trúc mà bạn đã đọc qua sẽ dễ
hơn rất nhiều so với việc bạn học từ mới/cấu trúc mới hoàn toàn qua việc nghe.
Quan trọng là bạn phải liên tục nghe (cả chủ động và thụ động) ngôn ngữ mà bạn
đang học, dần dần mọi kỹ năng/kiến thức bạn có được từ việc đọc sẽ dần chuyển hóa sang kỹ năng nghe.
Trong giai đoạn 1, chúng tôi khuyến nghị bạn nên cân bằng giữa việc nghe và việc
đọc với tỷ lệ 1:1 (50-50) khi bạn immerse chủ động (active immersion). Việc này
sẽ giúp phát triển hài hòa giữa 2 kỹ năng. Tuy nhiên, vì kỹ năng đọc mau phát triển
hơn kỹ năng nghe, sẽ không tránh khỏi tình trạng chênh lệch giữa 2 kỹ năng.
Để thực hiện phương pháp vừa nêu trên (giúp kỹ năng đọc từ từ chuyển hóa sang
kỹ năng nghe), chúng tôi nghĩ bạn nên giữ sự chênh lệch/khoảng cách giữa 2 kỹ
năng nghe và đọc và tiếp tục giữ tỷ lệ 1:1, nhất là khi bạn vẫn còn ở thời kỳ đầu của giai đoạn 2.
Trở ngại của sự chênh lệch giữa kỹ năng đọc và nghe
Mặc dù việc để cho kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một phương pháp tốt để tiến
bộ nhanh chóng, sự chênh lệch quá lớn giữa 2 kỹ năng sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Hậu quả thứ nhất đó là việc nghe sẽ trở nên rất nhàm chán và đau đớn. Ví dụ như,
một người dành hết thời gian, công sức cho việc đọc và hoàn toàn lơ là việc nghe.
Thì người đó sẽ đạt được kỹ năng đọc khủng khiếp nhưng kỹ năng nghe lại rất là
tồi tệ. Một khi đã rơi vào tình trạng này, do họ đã quá quen với việc hiểu ngôn ngữ
qua việc đọc, thì khi họ nghe và cảm thấy không hiểu rõ như khi họ đọc thì sẽ dẫn
đến việc chán nản và buồn bực. Sau đó thì họ thường có xu hướng tránh xa luôn
việc nghe và dẫn đến sự chênh lệch ngày càng lớn.
Hậu quả thứ hai đó là sẽ ảnh hưởng đến phát âm của bạn sau này. Đó là bởi vì, khi
bạn đọc (ngay cả khi đọc thầm), bạn phát âm nhỏ trong đầu của bạn (subvocalization).
Vấn đề là, nếu không luyện nghe và kỹ năng nghe không tốt, thì sẽ rất khó hoặc
dường như bất khả thi để bạn biết ngôn ngữ đó thực sự nghe và nói ra sao. Tức là,
khi bạn đọc, thì bạn sẽ vô thức phát âm sai hoặc phát âm sai ngữ điệu, thanh điệu
(McDonalds’s = Mác Đô-nan, Normal = Nô man, Fish = phít chẳng hạn). Nếu bạn
luyện đọc mà không luyện nghe (hay để kỹ năng chênh lệch nhau quá xa) thì
những vấn đề phát sinh đó sẽ dẫn đến thói quen xấu và ảnh hưởng bạn sau này khi
bạn bắt đầu nói ngôn ngữ ấy.
*Ghi chú riêng của dịch giả: Sai nhiều sẽ thành thói quen xấu khó bỏ. Như thói
quen đọc chữ L thành chữ N khi đọc tiếng Anh của người Việt là thói quen sai mà
đến bây giờ vẫn còn phổ biến, rất khó để sửa, thậm chí nếu mình đọc đúng nhưng
do phần đông nhiều người họ đã học cái sai rồi nên bây giờ kêu họ sửa cũng khó,
có khi còn bị nói ngược lại là mình sai). Đó là lý do chúng ta phải tránh không
được nói hoặc viết (output) khi đang ở giai đoạn 1, 2 hoặc thậm chí là 3.
Dấu hiệu nhận biết sự chênh lệch lớn giữa 2 kỹ năng nghe và đọc
Dưới góc nhìn của chúng tôi, bạn nằm trong phạm trù an toàn khi bạn đáp ứng đủ 2 yếu tố sau:
Việc nghe chiếm phần lớn thời gian khi bạn immerse chủ động (active immersion);
nếu bạn thực hiện đúng quy tắc này thì kỹ năng nghe của bạn sẽ đang dần dần tiến bộ.
Bạn không cảm thấy chán nản hay buồn bực khi bạn không hiểu gì đó khi đang
làm active immersion. Nhưng ngay cả khi bạn chán hay bực thì rất ít khả năng sinh
ra sự chênh lệch quá lớn.
Ý chính ở đây là nếu kỹ năng nghe của bạn đang tiến bộ mỗi ngày, thì cái hình mẫu
về âm tiết của ngôn ngữ ấy trong tiềm thức sẽ thường xuyên cập nhật. Do đó, khi
bạn có đọc hay phát âm 1 từ nào đó thì cũng sẽ không có nhiều tác hại hay tạo thành thói quen xấu.
Cần phải nhấn mạnh ở đây là nếu việc nghe không chiếm phần lớn của active
immersion, thì dựa vào nguyên lý trên, bạn sẽ càng bước xa khỏi phạm trù an toàn
(sự chênh lệch sẽ ngày càng lớn) Kết luận
Để kỹ năng đọc vượt kỹ năng nghe là một cách hiệu quả để tiến bộ nhanh chóng.
Tuy nhiên, cũng không vì lý do đó mà lơ là việc nghe, vì nếu 2 kỹ năng chênh lệch
quá lớn thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu.
Dần dần, bạn sẽ có trực giác để biết sự chênh lệch lý tưởng giữa 2 kỹ năng. Một
khi điều này xảy ra, bạn có thể bắt đầu tự điều chỉnh tỷ lệ để duy trì sự chênh lệch
ấy. Ví dụ, nếu bạn cảm thấy kỹ năng nghe đang tụt lùi so với kỹ năng đọc thì bạn
có thể giảm lại thời gian đọc và tăng thời gian nghe. Phụ đề
NL (Native Language) Subs (phụ đề bằng ngôn ngữ mẹ đẻ)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyên là có thể sử dụng NL subs để xem phim/video.
Bởi vì khi bạn không hiểu gì mà lại ngay lập tức xem không dùng phụ đề thì cũng
sẽ rất khó khăn và đáng sợ. Xem bằng NL subs là một cách hữu ích để giúp bạn
làm quen với việc dành thời gian với ngôn ngữ bạn đang học.
Tuy nhiên, xem bằng NL subs không đem lại nhiều lợi ích/hiệu quả, gần tương
đương với việc nghe thụ động. Nói một cách dễ hiểu thì, nếu bạn xem mà chỉ chăm
chú đọc phụ đề, thì bạn không hoàn toàn chú ý nghe hội thoại. Đây là lý do tại sao
mà bạn nên dần bỏ đi việc dùng NL subs một khi bạn đã trở nên quen thuộc hơn
với ngôn ngữ bạn đang học. Chúng tôi khuyến khích bạn nên thực hiện điều này
trước khi bắt đầu giai đoạn 2.
Một số người sử dụng kỹ thuật sau: họ không dùng phụ đề khi xem và chỉ dừng lại
và bật NL subs khi họ không hiểu hoặc cần xác minh lại nội dung mà họ nghe
được. Kỹ thuật này phần lớn không thay đổi nhiều so với việc coi và bật NL subs,
tuy nhiên cũng có một số vấn đề với kỹ thuật này.
Vấn đề thứ nhất đó là đọc NL subs sẽ ảnh hưởng cách bạn hiểu ngôn ngữ bạn đang
học. Không quan trọng là dịch giả có giỏi hay có kinh nghiệm đến đâu, suy cho
cùng, dịch thuật không bao giờ là hoàn hảo. Mỗi ngôn ngữ có cách nói, sắc thái, và
chi tiết riêng mà không thể nào dịch chuẩn sang ngôn ngữ khác. Hơn nữa, khi dịch
thì dịch giả thường ưu tiên việc dịch sao cho dễ hiểu hơn là dịch đúng từng chữ một.
Do đó, việc đọc và hiểu nghĩa từ NL subs sẽ làm bạn có nhận thức sai về từ, cấu
trúc, và tục ngữ. Ví dụ, bạn có thể “nhặt” ra được 1 từ khi bạn nghe và đoán nghĩa
thông qua NL subs, nhưng thực tế cả 2 từ có cách dùng và sắc thái khác nhau
*Ghi chú riêng của tác giả: cho dễ hiểu thì vd như bạn xem phim và bạn nghe được
từ “speak” và phụ đề dịch là “nói đi”, bạn nghĩ bạn vừa học được là “nói = speak”
nhưng thực tế “nói” trong tiếng Anh được biểu đạt bằng nhiều từ như speak, talk,
say, etc. và tùy trường hợp mà dùng từ khác nhau (“I speak English”, “I talked to
her last night”, “What did he say to you?”) trong khi tiếng Việt chỉ dùng từ “nói”
(“Tôi nói tiếng Việt”, “Tôi nói chuyện với cô ta tối hôm qua”, “Anh ta nói gì với
bạn?”). Nếu bạn xem phim tiếng Anh và dùng NL subs (sub Việt, ngôn ngữ mẹ đẻ)
thì sẽ gây ra tình trạng hiểu sai và dùng sai từ (hoặc dùng từ 1 cách không tự
nhiên). Như ví dụ trên, bạn sẽ nghĩ là muốn biểu đạt từ “nói” thì sẽ dùng “speak”
và bạn sẽ nghĩ biểu đạt những ý sau đây sẽ là đúng “What did he speak to you?”
“What are you speaking?”, về mặt liên lạc thì vẫn đúng nhưng sai nghĩa và có thể gây hiểu lầm.
Một vấn đề nữa với NL subs đó là việc bạn dùng NL subs để xác minh nội dung sẽ
can thiệp với việc hình thành tư duy không hiểu không sao. Tức là khi bạn không
hiểu thì bạn có thể bỏ qua; khi bạn xem phim nhưng không hiểu hết nội dung hoặc
nghĩa của 1 từ hay cấu trúc thì cũng không sao hết. Nói cách khác, đó là bạn đang
tin tưởng bản thân và quá trình phát triển của bản thân, lúc này không hiểu nhưng
trong tương lai sẽ trở nên hiểu nhiều hơn.
Học cách tha thứ bản thân khi bạn không hiểu cũng là một cách giúp bạn tiến bộ
nhanh chóng. Tuy nhiên, lối tư duy ấy không hình thành tự nhiên. Hầu hết chúng ta
lớn lên trong một văn hóa coi trọng việc “hiểu”. Do đó, đa số mọi người, khả năng
tha thứ bản thân cũng cần phải được phát triển qua thời gian. Không khó để bạn
nhận ra rằng dừng lại để đọc NL subs mỗi khi bạn không hiểu sẽ làm chậm quá
trình phát triển tư duy này.
Mặc dù việc xem với NL subs là việc bạn nên dứt bỏ hoàn toàn khi bắt đầu giai
đoạn 2, ở thời kỳ giai đoạn 2, bạn vẫn có thể sử dụng kỹ thuật bật NL subs để xác
minh mỗi khi không hiểu. Nhưng tránh phụ thuộc quá mức, và dần dần dứt bỏ hẳn
khi bạn kết thúc giai đoạn 2.
Lời khuyên này áp dụng luôn cho cả văn bản song ngữ hay nội dung văn bản đã
được dịch. Một trong những mục tiêu chính của giai đoạn 2 là bạn có được khả
năng học ngôn ngữ bạn đang học bằng chính ngôn ngữ ấy, mà không phụ thuộc vào ngôn ngữ mẹ đẻ.
TL (Target Language) Subtitles (Phụ đề bằng ngôn ngữ đang học)
Ở giai đoạn 1, chúng tôi khuyến khích xem nội dung với TL subs để làm quen với
dạng viết của ngôn ngữ bạn đang học. Khi bạn mới bắt đầu và chưa biết nhiều từ
thì nội dung hình-âm thanh (như phim, video, truyện tranh) sẽ là thứ mà bạn hiểu
hơn là văn bản viết bằng chữ (như sách hay bài báo). Xem nội dung bằng TL subs
sẽ giúp bạn tận dụng tính dễ hiểu và lợi ích của nội dung hình-âm thanh để giúp
bạn rèn luyện và chuẩn bị cho việc đọc.
Mặc dù chúng tôi coi việc xem với TL subs là một dạng của việc đọc, suy cho
cùng, đúng hơn là phối hợp giữa nghe và đọc. Khi bạn xem với TL subs, kỹ năng
đọc giúp bạn “đắp” khoảng trống trong kỹ năng nghe, và ngược lại. Vì lý do, bạn
sẽ hiểu nhiều hơn khi bạn xem phim không phụ đề, hoặc đọc văn bản thuần. Việc
này rất tốt trong giai đoạn đầu tiên của việc học ngoại ngữ; khi bạn mới bắt đầu,
hiểu hết mọi thứ là cực kỳ khó khăn, do đó càng có nhiều thứ càng tốt. Tuy nhiên,
một khi bạn trở nên thông thạo hơn, xem với TL subs có thể phản tác dụng.
Như chúng tôi giải thích, việc xem với TL subs gần giống với việc đọc hơn là
nghe, để hoàn toàn phát triển kỹ năng nghe của bạn, bạn cần phải dành nhiều thời
gian nghe/xem không phụ đề. Lý do là bởi vì việc khó nhất của nghe hiểu đó là xác
định từ nào đang được nói thông qua âm của từ đó. Khi bạn xem với TL subs, bạn
biết trước từ nào sẽ được nói. Do đó, xem với TL subs không tập cho bạn kỹ năng
xác định từ thông qua âm thanh của từ đó.
Nguyên lý này cũng áp dụng cho việc đọc. Khi bạn nghe ngôn ngữ nói, ngữ điệu
và cường điệu giúp bạn nắm được mẫu ngữ pháp đang được nói. Mặt khác, khi
đọc, không có ngữ điệu hay cường điệu gì cả, việc này có thể làm bạn khó nắm được ngữ pháp. Ví dụ, trong câu văn sau:
“The complex houses married and single soldiers and their families.”
Nếu câu văn này được đọc thành tiếng, ngữ điệu sẽ giúp dễ hiểu hơn. Nhưng dưới
dạng viết, việc hiểu và chia từ/ngữ pháp sẽ trở nên khó hơn.
Nếu bạn chỉ luyện đọc qua việc xem phim với TL subs thì bạn sẽ không bao giờ
luyện khả năng đọc không phụ thuộc vào ngữ/cường điệu.
Do đó, khi bạn đang trong giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích việc đọc văn bản
thuần (như sách, bài báo) thay vì xem với TL subs.
Thực tế, nhiều tình huống hàng ngày của chúng ta yêu cầu chúng ta phải nghe hiểu
chỉ dùng tai, và đọc chỉ dùng mắt. Do đó, cách tốt nhất để phát triển cho mỗi kỹ
năng là: tập nghe không có chữ, đọc không có âm thanh. Đọc hiểu
Đọc văn bản thuần rất khó
Như đã giải thích, khi bạn chuyển sang giai đoạn 2, chúng tôi khuyến khích là nên
dần bỏ đi việc xem phim với TL subs và chuyển sang đọc văn bản thuần (những
thông tin được viết hoàn toàn bằng chữ như sách, báo). Nhưng, thời kỳ bắt đầu
chuyển sang đọc văn bản thuần có vẻ sẽ khó và rất thử thách.
Trước hết, như đã đề cập, bạn sẽ gặp trở ngại khi không biết tách hay chia ngữ
pháp, từ khi không có trợ giúp từ âm thanh (không biết từ hay cấu trúc bắt đầu và
kết thúc ở đâu). Đây là một kỹ năng cần được mài giũa thông qua luyện tập, và sẽ
rất thử thách khi bạn bắt đầu đọc.
Thứ hai, khi bạn đọc văn bản thuần, vì không có hình ảnh hay âm thanh minh họa,
bạn sẽ phải dựa vào kỹ năng đọc hiểu của mình để lý giải nội dung. Do đó yêu cầu
để đạt được trình độ cơ bản rất là cao (cần nhiều thời gian và luyện tập hơn để đạt
đến trình độ cơ bản).
Thứ ba, so sánh với việc xem phim với TL subs thì khi bạn đọc văn bản thuần, bạn
có quyền dùng bao nhiêu thời gian hay đọc ở bất cứ tốc độ nào cũng được. Trong
khi phim thì bạn cần phải coi và theo dõi theo tiến độ của phim/nội dung. Việc đọc
văn bản thuần cũng sẽ làm bạn khó duy trì tư duy “không hiểu không sao”, khi đọc
và gặp từ không biết thì chúng ta ai cũng không kìm được cảm giác tra từ hay mẫu
ngữ pháp đó ngay lập tức phải không nào?
Và cuối cùng, với hầu hết ngôn ngữ nào thì phạm trù của từ vựng được sử dụng
trong văn viết rộng hơn rất nhiều so với từ vựng được sử dụng trong văn nói. Lấy
ví dụ với một số từ tiếng Việt “liên miên” “thênh thang” “mênh mông”. Đây là
những từ được sử dụng khá phổ biến trong văn viết tiếng Việt. Tuy cũng được sử
dụng trong văn nói, nhưng trong tình huống hàng ngày thì thường nói là “rộng” hoặc “dài”.
Khi bạn xem phim với TL subs, bạn đang xem dạng viết của văn nói. Do đó, khi
bạn bắt đầu chuyển sang đọc văn bản thuần hay đọc sách thì việc gặp từ lạ, từ mới
sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Đây có lẽ là trở ngại lớn nhất khi bạn bắt đầu tập đọc.
Mặc dù chúng tôi cho là đọc dễ hơn nghe, để phát triển kỹ năng đọc thông thạo
cũng có những khó khăn riêng. Bạn cần phải nhận biết những khó khăn ấy, không
kỳ vọng quá cao (đừng ảo tưởng về năng lực bản thân), là chìa khóa để giúp bạn
vượt qua chướng ngại khi bắt đầu tập đọc.
Đừng đợi đến khi mình cảm thấy đã “sẵn sàng”
Đây là một cái bẫy mà nhiều người mắc phải. Khi bạn hoàn thành giai đoạn 1. Bạn
nghĩ có lẽ là thời điểm thích hợp để bắt đầu tập đọc sách. Bạn bắt đầu mở sách ra và đọc vài trang đầu.
Bạn nhận ra là bạn bị choáng ngợp với vô số từ ngữ và cấu trúc mà bạn chưa biết.
Bạn sợ, bạn toát mồ hôi đóng sách lại và cất đi; bạn trấn an bản thân “Thôi mình
chưa đủ trình, sách này để sau này mình giỏi rồi đọc cũng được” và quay trở lại
việc xem phim/nội dung có hình và âm thanh . Một vài tháng sau khi immerse
bằng việc xem phim thì bạn quyết định thử đọc lại cuốn sách ấy nhưng bạn lại
nhận ra rằng nó vẫn khó như trước. Và vòng lặp này cứ tiếp tục mãi, và bạn sẽ
không bao giờ bước chân vào việc đọc.
Vấn đề ở đây đó là, từ một khía cạnh nhất định, bạn sẽ không bao giờ “sẵn sàng”
để đọc văn bản hay sách khi mà bạn vẫn chưa dành nhiều thời gian cho việc ấy.
Nói cách khác, nếu bạn đợi đến khi bạn biết đạp xe rồi mới tháo bánh xe phụ thì
bạn sẽ không bao giờ biết đạp xe; bạn chỉ thực sự biết đạp xe sau khi bạn tháo bánh phụ và tập đạp xe.
Bạn chỉ gặp chướng ngại, khó khăn của việc đọc khi bạn đọc, do đó cách duy nhất
để vượt qua những khó khăn ấy là bạn phải thực sự tập và thực sự đọc. Bạn có chờ
bao lâu đi nữa thì cuốn sách đầu tiên mà bạn đọc sẽ cực kỳ khó. Nhưng, sau khi
bạn đọc xong cuốn đầu tiên ấy thì bạn sẽ không cảm thấy cuốn tiếp theo khó nữa.
Nhưng, bạn cũng phải có kiến thức nền tảng cơ bản trong ngôn ngữ ấy trước khi
bạn bắt đầu đọc. Cho nên, trong nhiều tình huống, việc bạn cảm thấy “chưa sẵn
sàng” cũng có phần đúng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý là kiến thức cơ bản
để bắt đầu đọc không nhiều như bạn tưởng; bạn cũng cần lưu ý để tránh sa vào cái bẫy “chưa sẵn sàng.” Bắt đầu đọc
Khi bạn bắt đầu tập đọc thì chúng tôi khuyến khích bạn nên bắt đầu với nội dung
chứa từ ngữ, văn nói được dùng trong ngôn ngữ hàng ngày. Một vài ví dụ:
comment trên YouTube, blogs, truyện tranh, phụ đề phim ảnh.
Với phụ đề của phim ảnh: trang web Subtitles Tools giúp bạn chuyển file phụ đề
thành file văn bản. Nếu là nội dung của một bộ phim bạn đã xem; bạn đã biết nội
dung nên sẽ dễ hiểu hơn.
Khi bắt đầu tập đọc thì bạn có thể làm 1 bài luyện tập đơn giản 5 phút mỗi ngày
như đọc và cố gắng hiểu comments trên YouTube. Một khi bạn cảm thấy quen
thuộc hơn thì bạn sẽ dần đọc nhiều hơn.
Khi bạn trở nên thông thạo hơn, cố gắng chuyển từ đọc truyện tranh hay blogs sang
đọc những nội dung khó hơn, như tin tức hoặc game với nhiều lời thoại.
Mục tiêu của bạn khi bạn đã gần xong giai đoạn 2 đó là bắt đầu đọc sách. Sách bao
gồm tiểu thuyết (giả tưởng) và sách phi giả tưởng (sách lịch sử, khoa học, giáo dục, vân vân).
Video sau giải thích tại sao đọc tiểu thuyết rất có ích cho việc học ngoại ngữ: https://youtu.be/a68BQsDGESk
*Tóm tắt nội dung video (đúng hơn là giải thích)
Khác với phim ảnh hay truyện tranh, khi viết tiểu thuyết thì tác giả cần phải diễn tả
phong cảnh, hành động thông qua lời nói; vì tác giả phải diễn tả bằng lời cho nên
bạn có cơ hội học cách diễn đạt và cách suy nghĩ/nhận thức của ngôn ngữ đó. Lấy
1 ví dụ để giúp dễ hiểu
Bạn hãy tưởng tượng một nhân vật thức dậy chuẩn bị đi học, bạn học sinh này thức
dậy thì đầu tiên bạn ấy sẽ đánh răng/vệ sinh, sau đó đi xuống nhà vào bếp để ăn
sáng. Vào bếp bạn ý trao đổi lời hỏi thăm buổi sáng với mẹ sau đó bắt đầu ăn sáng.
Nếu đây là một bộ phim thì lời thoại mà bạn có thể nghe được chỉ là cuộc hỏi thăm
giữa 2 mẹ con, mọi hành động và cảnh vật xung quanh (phòng, bếp, nội thất) đều
được truyền tải qua màn ảnh.
Bây giờ hãy so sánh tình huống tương tự nhưng được miêu tả thông qua chữ viết, đại loại như:
" "Reng reng", tiếng chuông báo thức của điện thoại vang lên. Phong uể oải lôi
mình dậy, mắt nhắm mắt mở cậu vung tay tìm chiếc điện thoại. "7:20 am ngày 21
tháng 9 năm 2020" dòng chữ hiện trên màn hình, Phong cố đứng dậy, miệng lẩm
bẩm gì đấy. Có vẻ như giấc ngủ 7 tiếng vẫn chưa đủ để làm Phong tỉnh giấc. Cậu
bước chậm rãi vào phòng tắm và bắt đầu đánh răng, rửa mặt để chuẩn bị cho một
ngày mới. Đánh răng xong, cậu đi xuống gặp mẹ mình trong bếp đang chuẩn bị buổi sáng.
"Nay mày dậy sớm thế! Hôm nào cũng để mẹ kêu! Nay mày biết tự giác là tốt
đấy!" Giọng nói vang từ trong bếp ra tận phòng khách. Giọng nói ấy không ai khác
là Huyền, mẹ của Phong. vân vân
Như các bạn thấy, bạn không chỉ biết thêm về cách dùng từ, cách diễn đạt bằng
ngôn ngữ ấy. Bạn cũng biết thêm từ vựng nữa, giống như khi mình tả 7 giờ mấy
trên "màn hình" vân vân, thì thông qua tưởng tượng lại khi đọc, bạn cũng có thể
đoán được từ "màn hình" nghĩa là gì và nó ra sao.
Trong khi xem phim thì có lẽ sẽ trên màn ảnh sẽ chỉ hiện hình chiếc điện thoại và không nói gì cả.
Sách/tiểu thuyết có hay hay không đều do cách diễn đạt và từ ngữ mà tác giả sử
dụng, do đó đọc tiểu thuyết sẽ giúp bạn biết cách ngôn ngữ đó được dùng ra sao.
Hơn nữa, đọc tiểu thuyết (nếu là tiểu thuyết có nội dung gần gũi với đời sống) bạn
cũng cơ hội biết thêm nhiều từ vựng hơn vì tác giả phải sử dụng từ ngữ diễn tả đồ
vật, phong cảnh (như sao trên trời long lanh, gió thổi vù vù, hồ nước trong xanh, vân vân)
Một cách để bạn có thể trải nghiệm cảm giác giống như vậy đó là thông qua
Netflix. Nhiều bộ phim trên Netflix có sub audio (âm thanh phụ) dành cho người
mù để họ có thể thưởng thức bộ phim mà (xin lỗi nếu hơi thô) họ không thể thấy
được. Sub audio (âm thanh phụ) này diễn tả hết mọi thứ đang xảy ra trên màn ảnh
(ví dụ trong phim 2 nhân vật này đang nắm tay nhau và bắt đầu đi dạo thì sẽ có 1
giọng nói phát lên đại loại như "A nắm tay B rồi cùng nhau đi dạo trên phố”). Việc
này cực kỳ có ích vì bạn được nghe/tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ bạn đang học và
như giải thích ở trên, bạn có cơ hội biết và học nhiều hơn. (Tua đến 8:49 trong
video trên để hiểu rõ hơn hoặc xem video Netflix + Audio Descriptions: The
Ultimate Immersion của Matt vs. Japan)
Như đã đề cập ở trên, cho dù bạn có chuẩn bị kỹ đến đâu, cuốn sách đầu tiên mà
bạn đọc sẽ luôn rất là khó. Đây là một số mẹo:
Với cuốn sách đầu tiên, bạn nên chọn tác phẩm đã được chuyển thể thành phim, và
xem bộ phim đó trước khi đọc sách gốc (như Harry Potter chẳng hạn, xem phim
trước rồi hãy đọc tiểu thuyết). Vì bạn đã biết nội dung cơ bản từ việc xem phim,
bạn sẽ không cảm thấy bất lực hoàn toàn khi bạn không hiểu.
Nên đọc eBooks thay vì sách giấy. Khi bạn sử dụng máy đọc sách điện tử (như
Kindle), chỉ cần nhấn vào 1 từ là bạn có thể tra từ điển ngay lập tức. Lần đầu tiên
bạn đọc thì việc tra nhiều từ là không thể tránh khỏi, do đó đọc eBooks rất là có lợi.
Bạn nên đọc nhiều tựa sách khác nhau của cùng 1 tác giả. Mỗi tác giả có một văn
phong và cách dùng từ riêng biệt nên nếu bạn đã quen đọc 1 tác giả thì việc đọc sẽ
trở nên thú vị hơn và giúp bạn tiến bộ nhanh hơn.
Nên đọc về chủ đề mà bạn thích
Điều quan trọng nhất khi bạn tập đọc đó là bạn nên chọn nội dung mà bạn quan tâm hoặc thích.
Đọc sách thường rất là "chán" và mệt mỏi, ép bản thân đọc những nội dung chán
ngắt thì lại càng chán thêm và không hiệu quả. Mặt khác, nếu bạn đọc những gì mà
bạn thích/quan tâm thì bạn sẽ có hứng đọc hơn. Nói cách khác, nếu nội dung khó
hơn trình độ hiện tại của bạn nhưng nội dung ấy làm bạn thích thú thì bạn sẽ mau
tiến bộ hơn, còn hơn là nội dung thuộc trình độ của bạn nhưng lại nhàm chán.
Ép bản thân immerse những nội dung chán ngắn sẽ làm bạn dần liên tưởng
immersion là một hoạt động không vui tẹo nào. Và dần dần sẽ làm bạn tránh xa
immersion hoặc cảm thấy mệt mỏi với immersion. Cho nên việc quan trọng nhất là
bạn phải cảm thấy vui và thích thú, hãy tìm nội dung mà bạn thích, muốn xem.