Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam giai đoạn 1939-1945 | Tài liệu môn Lịch sử Đảng Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939, đã phân tích rõ tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9/1939 là một cuộc chiến giữa các tập đoàn đế quốc, nhằm phân chia lại thế giới. Và Hội nghị nhận định đây là một cuộc chiến vô cùng đau thương và thảm khốc: “...Rồi đây vì những chiến sự mới, vì vi trùng hơi ngạt; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

III. Giai đoạn 1939-1945:
1. Nghị quyết BCHTƯ lần thứ 6 (11/1939):
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939, đã phân tích rõ tính
chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9/1939 là một cuộc chiến giữa
các tập đoàn đế quốc, nhằm phân chia lại thế giới. Và Hội nghị nhận định đây là một
cuộc chiến vô cùng đau thương và thảm khốc: “...Rồi đây vì những chiến sự mới, vì vi
trùng hơi ngạt; hàng ức, hàng triệu mạng người sẽ biến thành núi xương, biển máu, hằng
hà sa số của cải, nhà cửa sẽ hóa thành tro tàn! ...”. Các nước đế quốc âm mưu xoay cuộc
chiến tranh về phía Liên Xô, nhằm lật đổ thành trì cách mạng. Cùng với đó, Hội nghị đã
đánh giá, phân tích về tình hình ở Đông Dương cũng sẽ chịu sự tác động mạnh từ Chiến
tranh thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa ra nhận định rõ về tình hình, thái độ của
các giai cấp, đảng phái, tôn giáo trong xã hội. Từ đó, Hội nghị đưa ra chủ trương về
nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng và phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và
tay sai, giành lại quyền tự do, độc lập các dân tộc ở Đông Dương, Hội nghị đã đánh giá
được mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất lúc ấy tại Đông Dương là mâu thuẫn giữa đế
quốc Pháp với các dân tộc ở Đông Dương “...a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền
kinh tế, chính trị dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc.
b) Một bên là tất cả các dân tộc bổn xứ bị đế quốc chủ nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa
và đẽo rút xương tủy...tất cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản
động trong đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó săn đế quốc phản
bội quyền lợi dân tộc, đều phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều
căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa. Những thảm trạng do đế quốc chiến tranh
gây nên sẽ làm cho trình tự tiến hóa và cách mệnh hóa của quần chúng hết sức mong
chóng...Lòng phẫn uất sẽ sôi nổi, cách mệnh sẽ nổ bùng...” (trang 536 VKĐTT tập 6)
“...Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác
hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng
hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập. Đế quốc Pháp còn, dân chúng Đông
Dương chết. Đế quốc Pháp chết, dân chúng Đông Dương còn...Sự bóc lột tàn ác của đế
quốc Pháp ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh sẽ làm cho nhân dân Đông
Dương ngày càng cách mệnh hóa. Cuộc cách mệnh đánh đổ đế quốc Pháp của các dân
tộc Đông Dương nhất định sẽ nổ bùng” (trang 538 VKĐTT tập 6). Chủ trương đó đã thấy
được bước phát triển lớn trong lý luận và đường lối của Đảng, Hội nghị đã đánh giá một
cách khách quan và đúng với tình hình thực tiễn lúc bầy giờ. Chiến lược cụ thể là thành
lập Mặt trận thông nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tranh đấu đế quốc chiến tranh,
đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, giải phóng dân tộc Đông Dương, Đông Dương
hoàn toàn độc lập. Hội nghị đã nhận thấy rằng “...Cách mệnh phản đế và điền địa là hai
cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mệnh điền
địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái lại không giải quyết được cách
mệnh phản đế thì không giải quyết được cách mệnh điền địa – cái nguyên tắc chính ấy
không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để
thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc...” (trang 540
VKĐTT tập 6), tạm gác khẩu hiệu thay “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”
bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian cho dân cày”. Hội nghị đã
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế quốc và phản phong kiến, xác định
nhiệm vụ phản đế là quan trọng, và nhìn ra được tính khăng khít giữa hai nhiệm vụ
nhưng không thực hiện đồng thời cùng nhau, vấn đề dân tộc được Hội nghị đặt lên hàng
đầu “...Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả
mọi vấn đề của cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải
quyết” (trang 541 tập 6). Đảng đã có sự phát triển trong đường lối và nhận thực một cách
đúng đắn với thực tiễn cách mạng.
Về lực lượng cách mạng: Lực lượng cách mạng chính vẫn là công nhân và nông
dân, toàn thể dân tộc, giai cấp, thành phần muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, tay
sai phong kiến. Hội nghị đã đánh giá lại và liên kết với các giai cấp, thành phần có tinh
thần đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc, “...đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản
bổn xứ cũng căm tức đế quốc...sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản
bổn xứ, trung tiểu địa chủ còn có căm tức đế quốc, vì sự căm tức ấy có thể làm cho họ có
ít nhiều tinh thần chống đế quốc...” (trang 541, 542 VKĐTT tập 6). Vì thấy được kẻ thù
chung của các dân tộc Đông Dương là đế quốc Pháp cho nên Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương là “hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc ở Đông Dương dưới nền
thống trị của đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản để muốn
giải phóng dân tộc...” (trang 539 VKĐTT tập 6). Có thể thấy tư tưởng và lý luận của
Đảng đã thống nhất với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Từ nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra, có thể
thấy được phạm vị giải quyết vấn đề về dân tộc là giải phóng dân tộc trên toàn Đông
Dương.
Qua Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 này, Đảng đã có những
thay đổi phù hợp với thực tiễn cách mạng ở Việt Nam cũng như toàn Đông Dương. Đảng
đã nhận định đúng mâu thuẫn gay gắt và chủ yếu nhất ở Đông Dương là mẫu thuẫn giữa
các dân tộc Đông Dương với đế quốc. Từ đó, đã đưa nhiệm vụ đánh đổ đế quốc lên hàng
đầu, giải quyết được mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến. Tập
trung được đông đảo lực lượng trong quần chúng có tinh thần chống đế quốc, giải phóng
dân tộc. Hội nghị lần này đã thay đổi quan điểm đối với các giai cấp, thành phần khác
trong xã hội, đó là một sự phát triển trong lý luận cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên,
phạm vị trên toàn Đông Dương là quá rộng, chưa thể khai thác hết được tinh thân yêu
nước của từng dân tộc, chưa đảm bảo được quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
2. Nghị quyết BCHTƯ lần thứ 7 (11/1940):
Tình hình Chiến tranh thế giới đang ngày càng lan rộng, phát xít Đức đã chiếm
được phần lớn Châu Âu trừ Liên Xô, Pháp thất bại trước Đức. Mỹ đã nhảy vảo cuộc
chiến và đứng về phía Anh, Pháp. Tại Đông Dương, kinh tế Đông Dương rơi vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng: thông thương bị đình trệ, giá hàng cao vọt, nạn thất
nghiệp, phá sản lan rộng, lượng tiêu thụ giảm mạnh, thị trường eo hẹp, “...công nhân thất
nghiệp ngày một thêm nhiều. Dân cày làm ăn không được phát đạt. Nhiều tiểu thương,
tiểu chủ bị phá sản, sa sút. Nhiều nhà tư sản hay thương mại hay kỹ nghệ cũng phá sản
lây hoặc đang sống gượng, sống không có triển vọng...”. Đế quốc Pháp phát xít hóa bộ
máy chính và đán áp nhân dân Đông Dương, thực hiện các chính sách lừa phỉnh nhân
dân, vơ vét của cải tài sản của người dân. Cuối tháng 9/1940, phát xít Nhật lợi dụng đế
quốc Pháp thật bại, đã đem quân xâm chiếm Đông Dương, nhân dân Đông Dương lâm
vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. “...Tình cảnh thợ thuyền hết sức khổ sở. Đồng lương
thực của thầy thợ bị giảm. Giờ làm của thợ thuyền công chức tăng gia...Nhiều nhà tư sản
bản xứ đang lo “sốt vó” vì thuế lợi tức, thuế môn bài...” (trang 53 VKĐTT tập 7),
“...Khắp Đông Dương nhân dân muốn cởi mở xích xiềng nô lệ” (trang 55 VKĐTT tập 7).
Từ những đánh giá, nhận định về tình hình hiện tại trên thế giới và ở Đông Dương, Hội
nghị đã xác định nhiệm vụ cách mạng, lực lượng lượng cách mạng, phạm vi giải quyết
vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Hội nghị đặt cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa
phải thực hiện đồng thời. Hội nghị vẫn chưa dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu tại Hội nghị lần thứ 6 tháng 11/1939. Hội nghị nhận định
rằng: “Vô sản giai cấp Đông Dương không thể đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa nếu
không đồng thời đánh đổ phong kiến bản xứ và những bọn địa chủ làm tay sai cho đế
quốc chủ nghĩa, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa, của phong kiến và hạng địa
chủ phản động chia cho dân cày, đặng kéo cho được dân cày tham gia tranh đâu cách
mạng đặng phổ biến cuộc cách mạng phản đế. Trái lại không thể đánh đổ được phong
kiến bản xứ, bọn thực dân, bọn địa chủ phản động nếu không đồng thời đánh luôn cả kẻ
đỡ đầu cho chúng là đế quốc chủ nghĩa, nếu dân cày không đi đôi với vô sản giai cấp và
tâng lớp nhân dâng phản đế đặng đánh đổ đế quốc chủ nghĩa...Mặc dầu lúc này khẩu
hiện cách mạng phản đế - cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song
nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế
hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông
Dương” (trang 68 tập 7). Có thể thấy nhận định của Hội nghị lúc này là chưa hợp lý,
chưa đúng với thực tiễn của tình hình ở Đông Dương. Mẫu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ ở Đông Dương là không gay gắt và nông dân họ không cần phải được chia ruộng đất
mới tham gia cách mạng, từ xưa đến nay khi có quân xâm lược thì toàn thể nhân dân đều
đứng lên chống xâm lược, và tình hình hiện tại mọi giai cấp đều chịu sự áp bức bóc lột
của đế quốc, cho nên mâu thuẫn gay gắt và chủ yếu nhất ở Đông Dương lúc ấy vẫn là
mẫu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc.
Về lực lượng cách mạng: Hội nghị vẫn giữ và phát huy quan điểm của Hội nghị
lần thứ 6 tháng 11/1939 tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, các
phần tử phản đế, có ý muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc và tay sai phản bội lợi
ích dân tộc trên một Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương “...tập trung hết
thảy những lực lượng phản đế, phản phong ở Đông Dương, dùng hết thảy những lực
lượng ấy, dù nhỏ, dù yếu, liên hiệp các lực lượng ấy thành một Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế, ráng sức đập thẳng vào kẻ thù chính và các hạng tay sai của chúng” (trang
77 tập 7).
Về phạm vị giải quyết vấn đề dân tộc: tại Hội nghị lần này vẫn tiếp tục quan
điểm giải quyết vấn đề dân tộc trên toàn Đông Dương, đánh đổ đế quốc và tay sai, diệt
trừ phong kiến và phần tử phản bội quyền lợi dân tộc trên toàn Đông Dương.
Hội nghị Ban chấp hành Trung Ưng lần 7 tháng 11/1940, đã đặt ra nhiệm vụ tuy
vẫn đề cao giải phóng dân tộc nhưng lại chủ trương cách mạng phản đế và cách mạng
ruộng đất phải thực hiện đồng thời là chưa hợp lý với thực tiễn tình hình của Đông
Dương, vì đã đánh giá chưa hợp lý mẫu thuẫn gay gắt và chủ yếu lúc bấy giờ. Về lực
lượng cách mạng đã giữ được và phát huy tính đúng đắn trong việc đánh giá và tập hợp
các giai cấp trong quần chúng nhân dân. Phạm vi cách mạng vẫn còn trên toàn Đông
Dương vẫn chưa giải quyết được vấn đề tự quyết của mỗi dân tộc và chưa kêu gọi được
đông đảo tinh thần yêu nước của mỗi dân tộc. Hội nghị đã thay đổi quan điểm chủ
trương, chưa dứt khoát đặt giải phóng dân tộc, đánh đế quốc lên hàng đầu của Hội nghị
lần thứ 6 tháng 11/1939, vẫn còn đặt nặng vấn đề cách mạng ruộng đất. Có thể thấy, trong
nội bộ Đảng lúc bấy giờ vẫn chưa thống nhất được đường lối nhiệm vụ chính và hàng đầu
của cách mạng. Về lực lượng tham gia cách mạng đã được phát triển và nhận định hợp lý
theo thực tiễn, nhưng phạm vi thì còn quá rộng, trên toàn Đông Dương, chưa khắc phục
được hạn chế này.
3. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (5/1941):
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, sau một thời gian chuẩn bị Người đã
triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương vào tháng 5/1931. Hội nghĩ đã phân tích nguồn
gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhận định phát xít Đức
chắc chắn sẽ tấn công Liên Xô, chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ và dự báo phe
phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chắc chắn giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc
sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế sẽ phát triển mạnh mẽ. Từ đó, Hội nghị đã đề ra
chủ trương, đường lối cho cách mạng về nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng,
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Sau khi phân tích tình hình, Hội nghị hết sức nhấn
mạnh mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới hai tầng áp bức Nhật, Pháp, “Đế
quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp
bức, bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là anh tư bản, anh địa chủ,
một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể
nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp đều bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy
vong không lúc nào bằng” “Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công ,
nông, mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”. Có thể thấy được vấn đề cấp bách cần
được giải quyết lúc này đó là mẫu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát
xít Pháp – Nhật và Hội Nghị đã đặt nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng đó giải
phóng phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho thể dân tộc, thì chẳng những toàn
thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp
đến vạn năm cũng không đòi lại được” (VKĐTT tập 7). Nhằm triệt để phát huy yếu tố
dân tộc, Hội nghị tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ dịa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”,
thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của dế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức, “Trong khi tuyên
truyền, không được dùng những khẩu hiệu quá thời... Không nên nói đánh đổ Nam triều
phong kiến và tịch thu ruộng đất của địa chủ mà nói diệt trừ bọn Việt gian phản quốc”
(trang 112-127 VKĐTT tập 7).
Về lực lượng cách mạng: Lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc, giai cấp, tầng
lớp có tinh thần đánh đế quốc, giành độc lập và tự do cho dân tộc, “trước hết tập trung
cho được lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân
cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau
thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân
tộc, đánh tan giặc pháp - Nhật xâm chiếm nước ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các
giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng
Nhật, đó là công việc cốt yếu của Đảng ta” (trang 112-113 VKĐTT tập 7).
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Hội nghị lần này đã có quyết định cực kỳ
quan trọng, đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, thi hành đúng với “dân tộc tự quyết”, với tinh thần liên hệ mật thiết, hỗ trợ,
giúp đỡ nhau giành thắng lợi, điều đó làm cho thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
trên mỗi nước ở Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập tổ chức mặt trận giải phóng
dân tộc trên từng nước, ở Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, ở
Lào thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Mặt trận Cao
Miên độc lập đồng minh. Việc thành lập các tổ chức riêng của từng nước làm cho tính
chất dân tộc được nhấn mạnh, và có mãnh lực dễ hiệu triệu quần chúng nhân dân tham
gia cách mạng đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941, với sự chủ trì của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã giúp Đảng ta khắc phục các hạn chế tồn tại trong việc xác
định nhiệm vụ, lực lượng và phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng. Nhiệm
vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc được Hội nghị đặt lên hàng đầu là một quyết
định đúng đắn, phù hợp với tính hình lúc ấy, để có được quyết định ấy Đảng đã có những
phân tích nhận định đúng với thực tiễn về mâu thuẫn cốt yếu của Đông Dương, tạm gác
lại cách mạng ruộng đất. Từ đó, Đảng cũng đã đánh giá, xác định lại các giai cấp tầng
lớp, thành phần trong xã hội để có thể kêu gọi được đông đảo lực lượng tham gia cách
mạng phản đế, tạo được sự đoàn kết, tinh thần dân tộc trong nhân dân. Tại Hội nghị lần
này Đảng đã có quyết định quan trọng khi đặt vấn đề dân tộc trong một nước Việt Nam,
Lào, Campuchia, điều này đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc trong mỗi nước ở Đông
Dương, thực hiện được quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Hội nghị lần này đã tiếp tục và
phát huy các chủ trương về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng từ Hội nghị lần
6,7 và đã đưa ra quyết định, hoàn thiện hơn, đã có quyết định hợp lý, đúng đắn về phạm
vi vấn đề dân tộc của cuộc cách mạng.
Tiểu kết: Trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng ta đã có những phát triển trong việc đánh
giá, phân tích tình hình cách mạng ở Đông Dương. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 6 (11/1939), Đảng đã nhận thức được mâu thuân gay gắt và chủ yêu ở Đông
Dương là mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc, từ đó Đảng đã có chủ
trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc, đánh tan đế quốc lên hàng đầu, Đảng cũng đã đánh
giá được tinh thần chống đế quốc của các giai cấp, tầng lớp, thành phần khác trong xã hội
từ đó xác định lại lực lượng cách mạng không chỉ có công nông, những người nghèo khổ
mà còn tập hợp tất cả các giai cấp, đảng phái, tôn giáo, phần tử có tinh thần dân tộc, đánh
đổ đế quốc, nhưng phạm vị vấn đề dân tộc vẫn còn quá rộng trên toàn Đông Dương, chưa
thực hiện được quyền tự quyết của dân tộc ở mỗi nước. Đến Hội Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 7 (11/1940), Hội nghị vẫn tiếp tục giữ và phát huy chủ trương của Hội nghị
lần thứ 6 về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng, tuy nhiên ở Hội nghị lần này
Đảng lại đặt vấn đề cách mạng ruộng đất và cách mạng phản đế phải đồng thời cùng thực
hiện, đặt nặng vấn đề ruộng đất, cho thấy Đảng vẫn chưa thống nhất chủ trương ở Hội
nghị lần thứ 6 và phạm vi vấn đề dân tộc vẫn chưa có sự đánh giá và thay đổi cho thích
hợp. Cho tới khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 8 (5/1941), từ những chủ trương đúng đắn của hai Hội nghị trước đó
và phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn cách mạng lúc ấy, Đảng đã khẳng định mâu
thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng là đánh tan đế quốc, kiên
quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và từ đó làm cơ sở để tập hợp đông đảo lực
lượng cách mạng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt Đảng đã có quyết định phạm vi
giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của mỗi nước, nâng cao tinh thần dân tộc và
thực hiện được quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
| 1/7

Preview text:

III. Giai đoạn 1939-1945:
1. Nghị quyết BCHTƯ lần thứ 6 (11/1939):

Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 11/1939, đã phân tích rõ tính
chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ tháng 9/1939 là một cuộc chiến giữa
các tập đoàn đế quốc, nhằm phân chia lại thế giới. Và Hội nghị nhận định đây là một
cuộc chiến vô cùng đau thương và thảm khốc: “...Rồi đây vì những chiến sự mới, vì vi
trùng hơi ngạt; hàng ức, hàng triệu mạng người sẽ biến thành núi xương, biển máu, hằng
hà sa số của cải, nhà cửa sẽ hóa thành tro tàn! ...”
. Các nước đế quốc âm mưu xoay cuộc
chiến tranh về phía Liên Xô, nhằm lật đổ thành trì cách mạng. Cùng với đó, Hội nghị đã
đánh giá, phân tích về tình hình ở Đông Dương cũng sẽ chịu sự tác động mạnh từ Chiến
tranh thế giới về kinh tế, chính trị, xã hội, đưa ra nhận định rõ về tình hình, thái độ của
các giai cấp, đảng phái, tôn giáo trong xã hội. Từ đó, Hội nghị đưa ra chủ trương về
nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng và phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Nhiệm vụ chiến lược trước mắt là đánh đổ đế quốc và
tay sai, giành lại quyền tự do, độc lập các dân tộc ở Đông Dương, Hội nghị đã đánh giá
được mâu thuẫn chủ yếu và gay gắt nhất lúc ấy tại Đông Dương là mâu thuẫn giữa đế
quốc Pháp với các dân tộc ở Đông Dương “...a) Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền
kinh tế, chính trị dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc.
b) Một bên là tất cả các dân tộc bổn xứ bị đế quốc chủ nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa
và đẽo rút xương tủy...tất cả các giai cấp trừ bọn phong kiến và một số bộ phận phản
động trong đám địa chủ và tư sản, tất cả các đảng phái, trừ bọn chó săn đế quốc phản
bội quyền lợi dân tộc, đều phải gánh những tai hại ghê tởm của đế quốc chiến tranh, đều
căm tức kẻ thù chung là đế quốc chủ nghĩa. Những thảm trạng do đế quốc chiến tranh
gây nên sẽ làm cho trình tự tiến hóa và cách mệnh hóa của quần chúng hết sức mong
chóng...Lòng phẫn uất sẽ sôi nổi, cách mệnh sẽ nổ bùng...
” (trang 536 VKĐTT tập 6)
“...Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn con đường nào khác
hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm, vô luận da trắng
hay da vàng để giành lấy giải phóng độc lập. Đế quốc Pháp còn, dân chúng Đông
Dương chết. Đế quốc Pháp chết, dân chúng Đông Dương còn...Sự bóc lột tàn ác của đế
quốc Pháp ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh sẽ làm cho nhân dân Đông
Dương ngày càng cách mệnh hóa. Cuộc cách mệnh đánh đổ đế quốc Pháp của các dân
tộc Đông Dương nhất định sẽ nổ bùng”
(trang 538 VKĐTT tập 6). Chủ trương đó đã thấy
được bước phát triển lớn trong lý luận và đường lối của Đảng, Hội nghị đã đánh giá một
cách khách quan và đúng với tình hình thực tiễn lúc bầy giờ. Chiến lược cụ thể là thành
lập Mặt trận thông nhất dân tộc phản đế Đông Dương để tranh đấu đế quốc chiến tranh,
đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, giải phóng dân tộc Đông Dương, Đông Dương
hoàn toàn độc lập. Hội nghị đã nhận thấy rằng “...Cách mệnh phản đế và điền địa là hai
cái mấu chốt của cách mệnh tư sản dân quyền. Không giải quyết được cách mệnh điền
địa thì không giải quyết được cách mệnh phản đế. Trái lại không giải quyết được cách
mệnh phản đế thì không giải quyết được cách mệnh điền địa – cái nguyên tắc chính ấy
không bao giờ thay đổi được, nhưng nó phải ứng dụng một cách khôn khéo thế nào để
thực hiện được nhiệm vụ chính cốt của cách mệnh là đánh đổ đế quốc...”
(trang 540
VKĐTT tập 6), tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” thay
bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và việt gian cho dân cày”. Hội nghị đã
làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế quốc và phản phong kiến, xác định
nhiệm vụ phản đế là quan trọng, và nhìn ra được tính khăng khít giữa hai nhiệm vụ
nhưng không thực hiện đồng thời cùng nhau, vấn đề dân tộc được Hội nghị đặt lên hàng
đầu “...Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm tối cao, tất cả
mọi vấn đề của cách mệnh, cả vấn đề điền địa cũng phải nhằm vào mục đích ấy mà giải
quyết”
(trang 541 tập 6). Đảng đã có sự phát triển trong đường lối và nhận thực một cách
đúng đắn với thực tiễn cách mạng.
Về lực lượng cách mạng: Lực lượng cách mạng chính vẫn là công nhân và nông
dân, toàn thể dân tộc, giai cấp, thành phần muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, tay
sai phong kiến. Hội nghị đã đánh giá lại và liên kết với các giai cấp, thành phần có tinh
thần đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc, “...đám đông trung tiểu địa chủ và tư sản
bổn xứ cũng căm tức đế quốc...sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản
bổn xứ, trung tiểu địa chủ còn có căm tức đế quốc, vì sự căm tức ấy có thể làm cho họ có
ít nhiều tinh thần chống đế quốc...”
(trang 541, 542 VKĐTT tập 6). Vì thấy được kẻ thù
chung của các dân tộc Đông Dương là đế quốc Pháp cho nên Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương là “hình thức liên hiệp tất cả các dân tộc ở Đông Dương dưới nền
thống trị của đế quốc Pháp, tất cả các giai cấp, các đảng phái, các phần tử phản để muốn
giải phóng dân tộc...” (trang 539 VKĐTT tập 6). Có thể thấy tư tưởng và lý luận của
Đảng đã thống nhất với tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Từ nhiệm vụ cách mạng đã đặt ra, có thể
thấy được phạm vị giải quyết vấn đề về dân tộc là giải phóng dân tộc trên toàn Đông Dương.
Qua Hội nghị Ban chấp hành Trung ương tháng 11/1939 này, Đảng đã có những
thay đổi phù hợp với thực tiễn cách mạng ở Việt Nam cũng như toàn Đông Dương. Đảng
đã nhận định đúng mâu thuẫn gay gắt và chủ yếu nhất ở Đông Dương là mẫu thuẫn giữa
các dân tộc Đông Dương với đế quốc. Từ đó, đã đưa nhiệm vụ đánh đổ đế quốc lên hàng
đầu, giải quyết được mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong kiến. Tập
trung được đông đảo lực lượng trong quần chúng có tinh thần chống đế quốc, giải phóng
dân tộc. Hội nghị lần này đã thay đổi quan điểm đối với các giai cấp, thành phần khác
trong xã hội, đó là một sự phát triển trong lý luận cách mạng của Đảng ta. Tuy nhiên,
phạm vị trên toàn Đông Dương là quá rộng, chưa thể khai thác hết được tinh thân yêu
nước của từng dân tộc, chưa đảm bảo được quyền tự quyết của mỗi dân tộc.
2. Nghị quyết BCHTƯ lần thứ 7 (11/1940):
Tình hình Chiến tranh thế giới đang ngày càng lan rộng, phát xít Đức đã chiếm
được phần lớn Châu Âu trừ Liên Xô, Pháp thất bại trước Đức. Mỹ đã nhảy vảo cuộc
chiến và đứng về phía Anh, Pháp. Tại Đông Dương, kinh tế Đông Dương rơi vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng: thông thương bị đình trệ, giá hàng cao vọt, nạn thất
nghiệp, phá sản lan rộng, lượng tiêu thụ giảm mạnh, thị trường eo hẹp, “...công nhân thất
nghiệp ngày một thêm nhiều. Dân cày làm ăn không được phát đạt. Nhiều tiểu thương,
tiểu chủ bị phá sản, sa sút. Nhiều nhà tư sản hay thương mại hay kỹ nghệ cũng phá sản
lây hoặc đang sống gượng, sống không có triển vọng...”
. Đế quốc Pháp phát xít hóa bộ
máy chính và đán áp nhân dân Đông Dương, thực hiện các chính sách lừa phỉnh nhân
dân, vơ vét của cải tài sản của người dân. Cuối tháng 9/1940, phát xít Nhật lợi dụng đế
quốc Pháp thật bại, đã đem quân xâm chiếm Đông Dương, nhân dân Đông Dương lâm
vào tình cảnh “một cổ hai tròng”. “...Tình cảnh thợ thuyền hết sức khổ sở. Đồng lương
thực của thầy thợ bị giảm. Giờ làm của thợ thuyền công chức tăng gia...Nhiều nhà tư sản
bản xứ đang lo “sốt vó” vì thuế lợi tức, thuế môn bài...”
(trang 53 VKĐTT tập 7),
“...Khắp Đông Dương nhân dân muốn cởi mở xích xiềng nô lệ” (trang 55 VKĐTT tập 7).
Từ những đánh giá, nhận định về tình hình hiện tại trên thế giới và ở Đông Dương, Hội
nghị đã xác định nhiệm vụ cách mạng, lực lượng lượng cách mạng, phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Hội nghị đặt cách mạng phản đế và cách mạng thổ địa
phải thực hiện đồng thời. Hội nghị vẫn chưa dứt khoát với chủ trương đặt nhiệm vụ giải
phóng dân tộc lên hàng đầu tại Hội nghị lần thứ 6 tháng 11/1939. Hội nghị nhận định
rằng: “Vô sản giai cấp Đông Dương không thể đánh đổ được đế quốc chủ nghĩa nếu
không đồng thời đánh đổ phong kiến bản xứ và những bọn địa chủ làm tay sai cho đế
quốc chủ nghĩa, tịch thu ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa, của phong kiến và hạng địa
chủ phản động chia cho dân cày, đặng kéo cho được dân cày tham gia tranh đâu cách
mạng đặng phổ biến cuộc cách mạng phản đế. Trái lại không thể đánh đổ được phong
kiến bản xứ, bọn thực dân, bọn địa chủ phản động nếu không đồng thời đánh luôn cả kẻ

đỡ đầu cho chúng là đế quốc chủ nghĩa, nếu dân cày không đi đôi với vô sản giai cấp và
tâng lớp nhân dâng phản đế đặng đánh đổ đế quốc chủ nghĩa...Mặc dầu lúc này khẩu
hiện cách mạng phản đế - cách mạng giải phóng dân tộc cao hơn và thiết dụng hơn song
nếu không làm được cách mạng thổ địa thì cách mạng phản đế khó thành công. Tình thế
hiện tại không thay đổi gì tính chất cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền Đông
Dương”
(trang 68 tập 7). Có thể thấy nhận định của Hội nghị lúc này là chưa hợp lý,
chưa đúng với thực tiễn của tình hình ở Đông Dương. Mẫu thuẫn giữa nông dân với địa
chủ ở Đông Dương là không gay gắt và nông dân họ không cần phải được chia ruộng đất
mới tham gia cách mạng, từ xưa đến nay khi có quân xâm lược thì toàn thể nhân dân đều
đứng lên chống xâm lược, và tình hình hiện tại mọi giai cấp đều chịu sự áp bức bóc lột
của đế quốc, cho nên mâu thuẫn gay gắt và chủ yếu nhất ở Đông Dương lúc ấy vẫn là
mẫu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc.
Về lực lượng cách mạng: Hội nghị vẫn giữ và phát huy quan điểm của Hội nghị
lần thứ 6 tháng 11/1939 tập hợp tất cả các giai cấp, tầng lớp, đảng phái, tôn giáo, các
phần tử phản đế, có ý muốn giải phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc và tay sai phản bội lợi
ích dân tộc trên một Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương “...tập trung hết
thảy những lực lượng phản đế, phản phong ở Đông Dương, dùng hết thảy những lực
lượng ấy, dù nhỏ, dù yếu, liên hiệp các lực lượng ấy thành một Mặt trận dân tộc thống
nhất phản đế, ráng sức đập thẳng vào kẻ thù chính và các hạng tay sai của chúng”
(trang 77 tập 7).
Về phạm vị giải quyết vấn đề dân tộc: tại Hội nghị lần này vẫn tiếp tục quan
điểm giải quyết vấn đề dân tộc trên toàn Đông Dương, đánh đổ đế quốc và tay sai, diệt
trừ phong kiến và phần tử phản bội quyền lợi dân tộc trên toàn Đông Dương.
Hội nghị Ban chấp hành Trung Ưng lần 7 tháng 11/1940, đã đặt ra nhiệm vụ tuy
vẫn đề cao giải phóng dân tộc nhưng lại chủ trương cách mạng phản đế và cách mạng
ruộng đất phải thực hiện đồng thời là chưa hợp lý với thực tiễn tình hình của Đông
Dương, vì đã đánh giá chưa hợp lý mẫu thuẫn gay gắt và chủ yếu lúc bấy giờ. Về lực
lượng cách mạng đã giữ được và phát huy tính đúng đắn trong việc đánh giá và tập hợp
các giai cấp trong quần chúng nhân dân. Phạm vi cách mạng vẫn còn trên toàn Đông
Dương vẫn chưa giải quyết được vấn đề tự quyết của mỗi dân tộc và chưa kêu gọi được
đông đảo tinh thần yêu nước của mỗi dân tộc. Hội nghị đã thay đổi quan điểm chủ
trương, chưa dứt khoát đặt giải phóng dân tộc, đánh đế quốc lên hàng đầu của Hội nghị
lần thứ 6 tháng 11/1939, vẫn còn đặt nặng vấn đề cách mạng ruộng đất. Có thể thấy, trong
nội bộ Đảng lúc bấy giờ vẫn chưa thống nhất được đường lối nhiệm vụ chính và hàng đầu
của cách mạng. Về lực lượng tham gia cách mạng đã được phát triển và nhận định hợp lý
theo thực tiễn, nhưng phạm vi thì còn quá rộng, trên toàn Đông Dương, chưa khắc phục được hạn chế này.
3. Nghị quyết Hội nghị BCHTƯ lần thứ 8 (5/1941):
Ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, sau một thời gian chuẩn bị Người đã
triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương vào tháng 5/1931. Hội nghĩ đã phân tích nguồn
gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ 2, nhận định phát xít Đức
chắc chắn sẽ tấn công Liên Xô, chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ và dự báo phe
phát xít nhất định thất bại, phe Đồng minh chắc chắn giành thắng lợi. Chủ nghĩa đế quốc
sẽ suy yếu và phong trào cách mạng thế sẽ phát triển mạnh mẽ. Từ đó, Hội nghị đã đề ra
chủ trương, đường lối cho cách mạng về nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng,
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc.
Về nhiệm vụ cách mạng: Sau khi phân tích tình hình, Hội nghị hết sức nhấn
mạnh mâu thuẫn dân tộc đang phát triển gay gắt dưới hai tầng áp bức Nhật, Pháp, “Đế
quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân cày, mà chúng nó áp
bức, bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là anh tư bản, anh địa chủ,
một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách nặng nề của đế quốc là không thể
nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp đều bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy
vong không lúc nào bằng”
, “Pháp - Nhật ngày nay không phải chỉ là kẻ thù của công
nông, mà là kẻ thù của cả dân tộc Đông Dương”.
Có thể thấy được vấn đề cấp bách cần
được giải quyết lúc này đó là mẫu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc phát
xít Pháp – Nhật và Hội Nghị đã đặt nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng đó giải
phóng phóng dân tộc, đánh đổ đế quốc, “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề
dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho thể dân tộc, thì chẳng những toàn
thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp
đến vạn năm cũng không đòi lại được” (VKĐTT tập 7)
. Nhằm triệt để phát huy yếu tố
dân tộc, Hội nghị tạm gác khẩu hiệu “đánh đổ dịa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”,
thay bằng các khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của dế quốc và Việt gian chia cho dân cày
nghèo, chia lại ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức, “Trong khi tuyên
truyền, không được dùng những khẩu hiệu quá thời... Không nên nói đánh đổ Nam triều
phong kiến và tịch thu ruộng đất của địa chủ mà nói diệt trừ bọn Việt gian phản quốc”
(trang 112-127 VKĐTT tập 7).
Về lực lượng cách mạng: Lực lượng tham gia là toàn thể dân tộc, giai cấp, tầng
lớp có tinh thần đánh đế quốc, giành độc lập và tự do cho dân tộc, “trước hết tập trung
cho được lực lượng cách mạng toàn cõi Đông Dương, không phân biệt thợ thuyền, dân
cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi sẽ cùng nhau
thống nhất mặt trận, thu góp toàn lực đem tất cả ra giành quyền độc lập, tự do cho dân
tộc, đánh tan giặc pháp - Nhật xâm chiếm nước ta. Sự liên minh tất cả lực lượng của các
giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo, các dân tộc kháng
Nhật, đó là công việc cốt yếu của Đảng ta”
(trang 112-113 VKĐTT tập 7).
Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc: Hội nghị lần này đã có quyết định cực kỳ
quan trọng, đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, thi hành đúng với “dân tộc tự quyết”, với tinh thần liên hệ mật thiết, hỗ trợ,
giúp đỡ nhau giành thắng lợi, điều đó làm cho thức tỉnh lòng yêu nước, tinh thần dân tộc
trên mỗi nước ở Đông Dương. Hội nghị chủ trương thành lập tổ chức mặt trận giải phóng
dân tộc trên từng nước, ở Việt Nam thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh, ở
Lào thành lập Mặt trận Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Mặt trận Cao
Miên độc lập đồng minh. Việc thành lập các tổ chức riêng của từng nước làm cho tính
chất dân tộc được nhấn mạnh, và có mãnh lực dễ hiệu triệu quần chúng nhân dân tham
gia cách mạng đánh đổ đế quốc, giành độc lập dân tộc.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5/1941, với sự chủ trì của
lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã giúp Đảng ta khắc phục các hạn chế tồn tại trong việc xác
định nhiệm vụ, lực lượng và phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng. Nhiệm
vụ chống đế quốc, giành độc lập dân tộc được Hội nghị đặt lên hàng đầu là một quyết
định đúng đắn, phù hợp với tính hình lúc ấy, để có được quyết định ấy Đảng đã có những
phân tích nhận định đúng với thực tiễn về mâu thuẫn cốt yếu của Đông Dương, tạm gác
lại cách mạng ruộng đất. Từ đó, Đảng cũng đã đánh giá, xác định lại các giai cấp tầng
lớp, thành phần trong xã hội để có thể kêu gọi được đông đảo lực lượng tham gia cách
mạng phản đế, tạo được sự đoàn kết, tinh thần dân tộc trong nhân dân. Tại Hội nghị lần
này Đảng đã có quyết định quan trọng khi đặt vấn đề dân tộc trong một nước Việt Nam,
Lào, Campuchia, điều này đã làm thức tỉnh tinh thần dân tộc trong mỗi nước ở Đông
Dương, thực hiện được quyền tự quyết của mỗi dân tộc. Hội nghị lần này đã tiếp tục và
phát huy các chủ trương về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng từ Hội nghị lần
6,7 và đã đưa ra quyết định, hoàn thiện hơn, đã có quyết định hợp lý, đúng đắn về phạm
vi vấn đề dân tộc của cuộc cách mạng.
Tiểu kết: Trong giai đoạn 1939 – 1945, Đảng ta đã có những phát triển trong việc đánh
giá, phân tích tình hình cách mạng ở Đông Dương. Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 6 (11/1939), Đảng đã nhận thức được mâu thuân gay gắt và chủ yêu ở Đông
Dương là mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với đế quốc, từ đó Đảng đã có chủ
trương đặt vấn đề giải phóng dân tộc, đánh tan đế quốc lên hàng đầu, Đảng cũng đã đánh
giá được tinh thần chống đế quốc của các giai cấp, tầng lớp, thành phần khác trong xã hội
từ đó xác định lại lực lượng cách mạng không chỉ có công nông, những người nghèo khổ
mà còn tập hợp tất cả các giai cấp, đảng phái, tôn giáo, phần tử có tinh thần dân tộc, đánh
đổ đế quốc, nhưng phạm vị vấn đề dân tộc vẫn còn quá rộng trên toàn Đông Dương, chưa
thực hiện được quyền tự quyết của dân tộc ở mỗi nước. Đến Hội Ban chấp hành Trung
ương lần thứ 7 (11/1940), Hội nghị vẫn tiếp tục giữ và phát huy chủ trương của Hội nghị
lần thứ 6 về nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng, tuy nhiên ở Hội nghị lần này
Đảng lại đặt vấn đề cách mạng ruộng đất và cách mạng phản đế phải đồng thời cùng thực
hiện, đặt nặng vấn đề ruộng đất, cho thấy Đảng vẫn chưa thống nhất chủ trương ở Hội
nghị lần thứ 6 và phạm vi vấn đề dân tộc vẫn chưa có sự đánh giá và thay đổi cho thích
hợp. Cho tới khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước và tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương lần thứ 8 (5/1941), từ những chủ trương đúng đắn của hai Hội nghị trước đó
và phân tích, đánh giá khách quan thực tiễn cách mạng lúc ấy, Đảng đã khẳng định mâu
thuẫn chủ yếu và nhiệm vụ chiến lược hàng đầu của cách mạng là đánh tan đế quốc, kiên
quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc và từ đó làm cơ sở để tập hợp đông đảo lực
lượng cách mạng trong quần chúng nhân dân, đặc biệt Đảng đã có quyết định phạm vi
giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của mỗi nước, nâng cao tinh thần dân tộc và
thực hiện được quyền tự quyết của mỗi dân tộc.