Lịch sử hình thành chung của Phủ Tây Hồ - Chủ nghĩa xã hội | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUNG CỦA PHỦ TÂY HỒ (không có dữ liệu để nói chính xác được sự hình thành của riêng Phủ chính và Lầu cậu) Bắt đầu làm điều tra điền dã tại PTH từ đầu thập niên 1990, tác giả Hà Đình Thành, theo lời ông, đã tiếp cận với 3 quan niệm khác nhau về sự xuất hiện của Phủ [Hà Đình Thành 2002:229-230; Hà Đình Thành 1993:21-25]. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

Trường:

Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu

Thông tin:
5 trang 2 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lịch sử hình thành chung của Phủ Tây Hồ - Chủ nghĩa xã hội | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUNG CỦA PHỦ TÂY HỒ (không có dữ liệu để nói chính xác được sự hình thành của riêng Phủ chính và Lầu cậu) Bắt đầu làm điều tra điền dã tại PTH từ đầu thập niên 1990, tác giả Hà Đình Thành, theo lời ông, đã tiếp cận với 3 quan niệm khác nhau về sự xuất hiện của Phủ [Hà Đình Thành 2002:229-230; Hà Đình Thành 1993:21-25]. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !

32 16 lượt tải Tải xuống
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUNG CỦA PHỦ TÂY HỒ (không dữ liệu để nói
chính xác được sự hình thành của riêng Phủ chính và Lầu cậu)
Bắt đầu làm điều tra điền tại PTH từ đầu thập niên 1990, tác giả Đình Thành, theo
lời ông, đã tiếp cận với 3 quan niệm khác nhau về sự xuất hiện của Phủ [Hà Đình Thành
2002:229-230; Hà Đình Thành 1993:21-25]. Đó là:
1. Phủ được xây dựng từ thế kỉ 16. Chính Trạng Bùng người đã huy động sức dân
lập Phủ để kỉ niệm cuộc hội ngộ xướng họa thơ ca (thực ra, đây quan điểm của nhóm
Hoàng Đạo Thúy được Hà Đình Thành nhắc lại, mà không phải của người địa phương);
2. Triều đình nhà muốn linh địa Thăng Long thêm tính chất thiêng liêng nên đã lập
Phủ “rước Mẫu Liễu Hạnh về để nhân dân kinh được thường xuyên đến thắp hương
ngưỡng mộ” (Hà Đình Thành ghi đây theo một số c già hiểu biết làng Tây Hồ”,
nhưng thể thấy ảnh hưởng cách suy nghĩ của bản thân ông về sự xuất hiện của khu
di tích chùa Hương);
3. Do một người con cháu họ Trần (dòng họ Liễu Hạnh) xây dựng (ở thời điểm
1993, Đình Thành mới u 2 quan niệm trên, đến các lần in sau này, như bản năm
2002, ông mới bổ sung thêm quan niệm thứ 3 này, vậy thể xem đó kết quả của
điều tra thực địa).
A. Chính phủ
1. Thờ phụng ai ?
Điện chính, hay chính điện, là kiến trúc trung tâm của phủ Tây Hồ ngày nay:
Phủ chính gồm một toà nhà nối liền nhưng được chia làm ba theo kiểu chữ tam. Tiền tế
thờ công đồng, trung tế thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế Tam toà Thánh Mẫu (thờ
tượng). Ba vị thánh mẫu là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.
- giữa ban công đồng, có đặt các tượng thờ của các vị sau: Ngọc Hoàng Thượng đế,
Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ vị Tôn ông, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười.
- bên trong ban Mẫu, gồm hai nửa: hậu cung (ở trong cùng, nơi đặt tượng các
Mẫu), cung vọng (ở phía trước hậu cung, là nơi đặt long ngai bài vị các Mẫu).
3. Hoành phi câu đối
- Đôi câu đối được treo trên hai cột ở khu vực cung vọng (nơi đặt long ngai bài vị của các
Mẫu), và ở ngay phía dưới bức hoành phi. Đặc biệt, về mặt nội dung, bức hoành phi mang
bốn chữ lớn được sơn đen: Mẫu Nghi Thiên Hạ 母儀天下.
- Câu đối được chế tác trên hai ván gỗ. Cỡ chữ lớn sơn đen, kiểu triện, nền thếp vàng. Nó
có các dòng lạc khoản cho biết niên đại (năm 1953) và người cung tiến (thanh đồng Phạm
Diệu Hòa, là người trụ trì của Bảo Khánh Linh Từ thuộc làng Tây Hồ - tiền thân của phủ
Tây Hồ ngày nay).
Nguyên văn của câu đối
(1) Vế phải
Thượng giới thần nhi tiên, linh khí địa liên Sùng Cát ngoại
(Dịch sát ý: Ở trên thượng giới, là thần mà cũng là tiên, linh khí bao trùm khắp [nơi] [kể
cả] bên ngoài đền Sùng [Sòng Sơn/Sùng Sơn] đền Cát [Phố Cát])
(Dịch thoát ý: Là thần mà cũng là tiên trên thượng giới, linh khí trùm khắp cõi bắt đầu từ
đền Sùng đền Cát)
(2) Vế trái
Đại danh sinh bất tử, đồng huy sử tại Triệu Trưng gian
(Dịch sát ý: [Trong những nhân vật có] danh tiếng lớn, [là người] có sinh ra nhưng bất tử,
[công tích] rạng rỡ/huy hoàng còn lưu trong sử sách cùng bà Triệu bà Trưng)
(Dịch thoát ý: Là đấng bất tử danh tiếng lẫy lừng, công tích huy hoàng còn lưu trong sử
sách cùng bà Triệu bà Trưng)
- Câu đối nôm ở phủ nói rõ:
Thơ hoạ Tây Hồ, thần nữ vang lừng ba bẩy cõi
Danh truyền Nam sử, dấu tiên rực rỡ mấy ngàn thu
Các nhà nghiên cứu về Tam phủ, về Mẫu thường muốn truy nguyên. Vậy Mẫu tên tuổi
gì, quê quán đâu, đời sống riêng ra sao, hiển thánh như thế nào… xin hãy xem câu
đối:
Tối linh nhi linh, Thiên Bản hồi hoàn chân cảnh tịnh
Chúng mẫu chi mẫu, Tây Hồ hương hoả biệt từ tôn.
Tạm dịch:
Linh thiêng của linh, Thiên Bản trang hoàng tiên phủ đệ
Mẫu trong các mẫu, Tây Hồ hương hoả chốn từ tôn.
- Câu đối trong mặt cung thờ ba vị thánh
mẫu Phiên âm Hán - Việt:
“Thiên, Địa, Thủy, vạn linh đạo tràng vãn tập
Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo liên tọa Như lai”
Dịch nghĩa:
“Thiên, Địa, Thủy, vạn linh đạo tràng lũ lượt
Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo liên tọa Như lai”
2. Di văn hán nôm
- ở phủ chính còn có biển đề:
Tây Hồ hiển tích
Hiển tích ở Tây Hồ
Hay:
Tây Hồ phong nguyệt
Gió trăng Tây Hồ
- Bước vào Phủ chính, ta sẽ thấy bức đại tự được đặt sát nóc đề hàng chữ Tây Hồ phong
nguyệt (Gió trăng Tây Hồ) tấm biển sơn son trên đề bài thơ tiên của Mẫu Liễu với
những hàng chữ thảo được thếp vàng như đang bay lên
Bài thơ Tiên:
"Vân tác y thường, phong tác xa,
Chiêu du đâu xuất, mộ yên
Thế nhân dục thức ngô danh tính"
“Nhất đại sơn nhân ngọc Quỳnh Hoa
- Đó là, cũng vào năm 1999, sau khi đã dâng tấm biển đề bài thơ tiên của chúa Liễu treo
bên phải Phủ chính, nhà sư Th. lại cao hứng sáng tác thêm ra một bài thơ nữa treo
lên bên trái để đối lại bài thơ tiên. Bài thơ ấy cũng viết theo thể chữ thảo, tạm phiên âm và
dịch nghĩa như sau [Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương 2008b: 88 - 90]:
己卯重修節孟冬
西湖顯蹟歴朝封
越南社会鳩工集
萬古慶賀
"Kỉ Mão trùng tu tiết mạnh đông,
Tây Hồ hiển tích lịch triều phong.
Việt Nam hội cưu công tập,
Vạn cổ anh linh khánh hạ đồng".
(Trùng tu vào tháng mạnh đông năm Kỉ o,
Tây Hồ hiển tích đã được các triều phong
tặng. hội Việt Nam góp sức lại làm,
Anh linh muôn thưở, cùng nhau chúc mừng)
Hình ảnh đối xứng nhau trên hai bức tường trắng màu sơn giữa bài thơ tiên của chúa Liễu
xuất nguồn từ truyền thuyết ngược về đến thế kỉ XVI bài đối lại của một nhà thời
hiện tại tựa như mở ra trước mắt ta một không gian đa nghĩa. vừa như muốn cố định
ta vào một khoảnh thời gian mảnh nhỏ của hiện tại hiện hữu, lại vừa như muốn quẳng trả
ta về với cái hư vô trôi nổi vĩnh viễn không tồn tại sự cắt lìa quá vãng và vị lai.
- Bài thơ bên trái phủ chính nói rõ về thân thế của
Mẫu: Vân tác y tường phong tác xa
Chiêu du Đâu Xuất mộ yên hà
Nhân gian dục thức ngô danh tính
Nhất đại tiên nhân ngọc kinh hoa.
Tạm dịch:
Mây là áo gió là xe
Sáng chơi Đâu Suất chiều mê yên hà
Người đời muốn hỏi tên ta?
Quỳnh Hoa tiên nữ mờ xa Thiên Đình.
B. Lầu cậu
1. Thờ phụng
Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu. Các Thánh Cậu các hình tượng nam
thiếu niên, nhanh nhẹ, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động thường hầu cận của một vị
thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng. Thân thế, thần tích về các Thánh Cậu trong Tứ
Phủ Thánh Cậu hầu như không có tài liệu ghi chép lại.
Tứ Phủ Thánh Cậu về quy định thì 12 Cậu, nhưng việc xác định các cậu được thờ
chính những đền nào thì không cụ thể. Thường thì các cậu ngự tại Lầu Cậu tại các đền
phủ. Trong lầu cậu thường có thể thờ tượng một cậu hay nhiều cậu. Chính thế, cậu nào
ngự đền phủ nào thì được gọi cậu bản đền của đền phủ đó. Bởi vậy, vẫn chưa xác
định được tại phủ Tây Hồ thờ cậu nào.
2. Hoành phi câu đối
Phiên âm Hán - Việt
“Hộ vệ hoàng cung dương hách trạc - tùy tòng Mẫu giá hiển uy linh.”
Dịch nghĩa
“Hộ vệ phủ đền dương hiển hách - Theo hầu Mẫu giá tỏ uy linh”
**
Các liệu Hán Nôm hiện phủ Tây Hồ như bia đá, chuông, sắc phong, hoành phi,
câu đối cũng chỉ xuất hiện vào cuối thời Nguyễn mà thôi. Có điều các bia đá không nói gì
đến phủ mà chỉ nói đến văn chỉ huyện Vĩnh Thuận, chùa Hoằng Ân, đền Bảo Khánh. Quả
chuông niên đại Duy Tân thứ sáu (1912) được treo phủ đề: Bảo Khánh từ chung
(chuông chùa Bảo Khánh). Hai tấm bia đá dựng ở trong phủ cũng có tiêu đề:
Bảo Khánh bản tôn chư tộc gia tiên công liệt vị
Bài vị các cụ tổ dòng họ của thôn Bảo Khánh, tạo năm 1928.
Bảo Khánh thôn linh từ bi hậu ký
Bài ký bia hậu thần đền thôn Bảo Khánh, tạo năm 1937.
| 1/5

Preview text:

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CHUNG CỦA PHỦ TÂY HỒ (không có dữ liệu để nói chính xác được sự hình thành của riêng Phủ chính và Lầu cậu)

Bắt đầu làm điều tra điền dã tại PTH từ đầu thập niên 1990, tác giả Hà Đình Thành, theo lời ông, đã tiếp cận với 3 quan niệm khác nhau về sự xuất hiện của Phủ [Hà Đình Thành 2002:229-230; Hà Đình Thành 1993:21-25]. Đó là:

  1. Phủ được xây dựng từ thế kỉ 16. Chính Trạng Bùng là người đã huy động sức dân lập Phủ để kỉ niệm cuộc hội ngộ xướng họa thơ ca (thực ra, đây là quan điểm của nhóm Hoàng Đạo Thúy được Hà Đình Thành nhắc lại, mà không phải của người địa phương);
  2. Triều đình nhà Lê muốn linh địa Thăng Long thêm tính chất thiêng liêng nên đã lập Phủ và “rước Mẫu Liễu Hạnh về để nhân dân kinh kì được thường xuyên đến thắp hương ngưỡng mộ” (Hà Đình Thành ghi đây là “theo một số cụ già hiểu biết ở làng Tây Hồ”, nhưng có thể thấy có ảnh hưởng cách suy nghĩ của bản thân ông về sự xuất hiện của khu di tích chùa Hương);
  3. Do một người con cháu họ Trần Lê (dòng họ Liễu Hạnh) xây dựng (ở thời điểm 1993, Hà Đình Thành mới nêu 2 quan niệm trên, đến các lần in sau này, như bản năm 2002, ông mới bổ sung thêm quan niệm thứ 3 này, vì vậy có thể xem đó là kết quả của điều tra thực địa).
  4. Chính phủ
    1. Thờ phụng ai ?

Điện chính, hay chính điện, là kiến trúc trung tâm của phủ Tây Hồ ngày nay:

Phủ chính gồm một toà nhà nối liền nhưng được chia làm ba theo kiểu chữ tam. Tiền tế thờ công đồng, trung tế thờ vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tam toà Thánh Mẫu (thờ tượng). Ba vị thánh mẫu là Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải.

      • giữa ban công đồng, có đặt các tượng thờ của các vị sau: Ngọc Hoàng Thượng đế, Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngũ vị Tôn ông, Ông Hoàng Bảy, Ông Hoàng Mười.
      • bên trong ban Mẫu, gồm hai nửa: hậu cung (ở trong cùng, là nơi đặt tượng các Mẫu), cung vọng (ở phía trước hậu cung, là nơi đặt long ngai bài vị các Mẫu).
  1. Hoành phi câu đối
    • Đôi câu đối được treo trên hai cột ở khu vực cung vọng (nơi đặt long ngai bài vị của các Mẫu), và ở ngay phía dưới bức hoành phi. Đặc biệt, về mặt nội dung, bức hoành phi mang

bốn chữ lớn được sơn đen: Mẫu Nghi Thiên Hạ 母儀天下.

    • Câu đối được chế tác trên hai ván gỗ. Cỡ chữ lớn sơn đen, kiểu triện, nền thếp vàng. Nó có các dòng lạc khoản cho biết niên đại (năm 1953) và người cung tiến (thanh đồng Phạm

Diệu Hòa, là người trụ trì của Bảo Khánh Linh Từ thuộc làng Tây Hồ - tiền thân của phủ Tây Hồ ngày nay).

Nguyên văn của câu đối

  1. Vế phải

Thượng giới thần nhi tiên, linh khí địa liên Sùng Cát ngoại

(Dịch sát ý: Ở trên thượng giới, là thần mà cũng là tiên, linh khí bao trùm khắp [nơi] [kể cả] bên ngoài đền Sùng [Sòng Sơn/Sùng Sơn] đền Cát [Phố Cát])

(Dịch thoát ý: Là thần mà cũng là tiên trên thượng giới, linh khí trùm khắp cõi bắt đầu từ đền Sùng đền Cát)

  1. Vế trái

Đại danh sinh bất tử, đồng huy sử tại Triệu Trưng gian

(Dịch sát ý: [Trong những nhân vật có] danh tiếng lớn, [là người] có sinh ra nhưng bất tử, [công tích] rạng rỡ/huy hoàng còn lưu trong sử sách cùng bà Triệu bà Trưng)

(Dịch thoát ý: Là đấng bất tử danh tiếng lẫy lừng, công tích huy hoàng còn lưu trong sử sách cùng bà Triệu bà Trưng)

- Câu đối nôm ở phủ nói rõ:

Thơ hoạ Tây Hồ, thần nữ vang lừng ba bẩy cõi Danh truyền Nam sử, dấu tiên rực rỡ mấy ngàn thu

Các nhà nghiên cứu về Tam phủ, về Mẫu thường muốn truy nguyên. Vậy Mẫu tên tuổi là gì, quê quán ở đâu, đời sống riêng tư ra sao, hiển thánh như thế nào… xin hãy xem câu đối:

Tối linh nhi linh, Thiên Bản hồi hoàn chân cảnh tịnh Chúng mẫu chi mẫu, Tây Hồ hương hoả biệt từ tôn.

Tạm dịch:

Linh thiêng của linh, Thiên Bản trang hoàng tiên phủ đệ Mẫu trong các mẫu, Tây Hồ hương hoả chốn từ tôn.

  • Câu đối trong mặt cung thờ ba vị thánh mẫu Phiên âm Hán - Việt:

“Thiên, Địa, Thủy, vạn linh đạo tràng vãn tập Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo liên tọa Như lai”

Dịch nghĩa:

“Thiên, Địa, Thủy, vạn linh đạo tràng lũ lượt Phật, Pháp, Tăng, Tam bảo liên tọa Như lai”

    1. Di văn hán nôm

ở phủ chính còn có biển đề:

Tây Hồ hiển tích Hiển tích ở Tây Hồ

Hay:

Tây Hồ phong nguyệt Gió trăng Tây Hồ

  • Bước vào Phủ chính, ta sẽ thấy bức đại tự được đặt sát nóc đề hàng chữ Tây Hồ phong nguyệt (Gió trăng Tây Hồ) và tấm biển sơn son trên đề bài thơ tiên của Mẫu Liễu với những hàng chữ thảo được thếp vàng như đang bay lên

Bài thơ Tiên:

"Vân tác y thường, phong tác xa, Chiêu du đâu xuất, mộ yên hà Thế nhân dục thức ngô danh tính"

“Nhất đại sơn nhân ngọc Quỳnh Hoa”

  • Đó là, cũng vào năm 1999, sau khi đã dâng tấm biển đề bài thơ tiên của chúa Liễu treo ở bên phải Phủ chính, nhà sư Th. lại cao hứng mà sáng tác thêm ra một bài thơ nữa và treo lên bên trái để đối lại bài thơ tiên. Bài thơ ấy cũng viết theo thể chữ thảo, tạm phiên âm và dịch nghĩa như sau [Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương 2008b: 88 - 90]:

己卯重修節孟冬西湖顯蹟歴朝封越南社会鳩工集萬古英靈慶賀同

"Kỉ Mão trùng tu tiết mạnh đông,

Tây Hồ hiển tích lịch triều phong. Việt Nam hội cưu công tập, Vạn cổ anh linh khánh hạ đồng".

(Trùng tu vào tháng mạnh đông năm Kỉ Mão,

Tây Hồ hiển tích đã được các triều phong tặng. hội Việt Nam góp sức lại làm,

Anh linh muôn thưở, cùng nhau chúc mừng)

Hình ảnh đối xứng nhau trên hai bức tường trắng màu sơn giữa bài thơ tiên của chúa Liễu xuất nguồn từ truyền thuyết ngược về đến thế kỉ XVI và bài đối lại của một nhà sư thời hiện tại tựa như mở ra trước mắt ta một không gian đa nghĩa. Nó vừa như muốn cố định ta vào một khoảnh thời gian mảnh nhỏ của hiện tại hiện hữu, lại vừa như muốn quẳng trả ta về với cái hư vô trôi nổi vĩnh viễn không tồn tại sự cắt lìa quá vãng và vị lai.

  • Bài thơ bên trái phủ chính nói rõ về thân thế của Mẫu: Vân tác y tường phong tác xa

Chiêu du Đâu Xuất mộ yên hà Nhân gian dục thức ngô danh tính Nhất đại tiên nhân ngọc kinh hoa.

Tạm dịch:

Mây là áo gió là xe

Sáng chơi Đâu Suất chiều mê yên hà Người đời muốn hỏi tên ta?

Quỳnh Hoa tiên nữ mờ xa Thiên Đình.

  1. Lầu cậu

Thờ phụng

Tứ Phủ Thánh Cậu gồm có 12 Thánh Cậu. Các Thánh Cậu là các hình tượng nam thiếu niên, nhanh nhẹ, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường là hầu cận của một vị thánh quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng. Thân thế, thần tích về các Thánh Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu hầu như không có tài liệu ghi chép lại.

Tứ Phủ Thánh Cậu về quy định thì có 12 Cậu, nhưng việc xác định các cậu được thờ chính ở những đền nào thì không cụ thể. Thường thì các cậu ngự tại Lầu Cậu tại các đền phủ. Trong lầu cậu thường có thể thờ tượng một cậu hay nhiều cậu. Chính thế, cậu nào ngự ở đền phủ nào thì được gọi là cậu bản đền của đền phủ đó. Bởi vậy, vẫn chưa xác định được tại phủ Tây Hồ thờ cậu nào.

Hoành phi câu đối

Phiên âm Hán - Việt

“Hộ vệ hoàng cung dương hách trạc - tùy tòng Mẫu giá hiển uy linh.”

Dịch nghĩa

“Hộ vệ phủ đền dương hiển hách - Theo hầu Mẫu giá tỏ uy linh”

**

Các tư liệu Hán Nôm hiện có ở phủ Tây Hồ như bia đá, chuông, sắc phong, hoành phi, câu đối cũng chỉ xuất hiện vào cuối thời Nguyễn mà thôi. Có điều các bia đá không nói gì đến phủ mà chỉ nói đến văn chỉ huyện Vĩnh Thuận, chùa Hoằng Ân, đền Bảo Khánh. Quả chuông có niên đại Duy Tân thứ sáu (1912) được treo ở phủ đề: Bảo Khánh từ chung (chuông chùa Bảo Khánh). Hai tấm bia đá dựng ở trong phủ cũng có tiêu đề:

Bảo Khánh bản tôn chư tộc gia tiên công liệt vị

Bài vị các cụ tổ dòng họ của thôn Bảo Khánh, tạo năm 1928. Bảo Khánh thôn linh từ bi hậu ký

Bài ký bia hậu thần đền thôn Bảo Khánh, tạo năm 1937.