Lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế | Đại học Thái Nguyên

Luật quốc tế cổ đại. Luật quốc tế trung đại. Luật quốc tế cận đại. Luật quốc tế hiện đại. Dựa vào hiệu lực. Dựa vào phương thức hình thành và hình thức biểu hiện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46560390
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Luật quốc tế cổ đại
Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên khu vực ỡng (lưu vực hai con sông
Tigơrơ và Ophorát) và Ai Cập (khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 TCN), rồi sau đó là
một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc phương Tây như Hy Lạp, La Mã...
Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại
bị cản trở bởi các điều kiện tự nhiên phát triển xã hội rất hạn chế n luật quốc tế thời
kỳ này mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến
tranh và ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số quy định của Luật nhân đạo (trong đạo
luật Manu của Ấn Độ cổ đại) như quy định cấm dùng vũ khí tẩm thuốc độc, vũ khí gây
đau đớn quá mức cho đối phương. Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học pháp
quốc tế.
2. Luật quốc tế trung đại
Sang thời kỳ này, luật quốc tế những bước phát triển mới với sự xuất hiện của các
quy phạm chế định về Luật biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện
quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại quốc gia khác (đầu tiên o năm
1455). Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi
khu vực, mang tính liên khu vực, liên quốc gia. Trên nh diện chung, bắt đầu hình thành
một số trung tâm luật quốc tế (ở Tây Âu, Nga, tây - Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung
Hoa) và khoa học luật quốc tế thế kỷ XVI, với những học giả và tác phẩm tiêu biểu như
“Luật chiến tranh hbình" năm 1625, “Tự do biển cả” năm 1609 của Huy G.
Rotius (Hà Lan).
3. Luật quốc tế cận đại
Luật quốc tế cận đại ghi nhận sự hình thành của các nguyên tắc mới của luật quốc tế như
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Luật quốc tế phát triển trên cả hai phương diện, luật thực định (với sự xuất hiện các chế
định về công nhận, kế thừa quốc gia, bổ sung nội dung mới của Luật ngoại giao, nh
sự, Luật lệ chiến tranh...) khoa học pháp quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của
các quy phạm, các ngành luật cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các
quy định luật quốc tế trước những thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như phát triển đa dạng
của quan hệ quốc tế). Điều đáng nói sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên như
Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879) đánh dấu sự liên
kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia. Mặt hạn chế của luật quốc
tế thời kỳ này vẫn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp phản động, bất
bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa...
4. Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế hiện đại nửa đầu thế kỷ XX chịu tác động sâu sắc của những thay đổi
tính thời đại sau Cách mạng tháng ời Nga. Đó lần đầu tiên, một loạt các nguyên
lOMoARcPSD| 46560390
tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc Cấm dùng
lực đe dọa dùng lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà bình giải
quyết các tranh chấp được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc
Cấm dùng lực đe dọa ng lực trong quan hquốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà
bình giải quyết các tranh chấp quốc tế... Song song với đó sự phát triển hiện đại về
nội dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế như Luật biển, Luật hàng không quốc tế,
Luật điều ước quốc tế.
Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ pháp luật
quốc tế nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung gắn với xu thế toàn cầu hoá khu
vực hoá.
Có thể nói, một trong những đặc điểm mang tính thời đại từ sau Chiến tranh thế giới lần
thứ II đến nay là sự hình thành và phát triển của hai xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu
vực, đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia hay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh
tranh trong phát triển kinh tế, hội những khuôn khổ cấp độ khác nhau. Xu thế
đó xuất phát từ một số yếu tố bản như sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất
thế giới; nhu cầu tất yếu của việc thống nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự phát
triển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn để quốc tế trong bối cảnh hoà bình,
hợp tác, phát triển; sự tác động có tính xuyên quốc gia của các công ty đa quốc gia đối
với nền kinh tế thế giới và vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự
chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia.
Hiện tại, thể xuất phát từ nhiều góc độ để nghiên cứu đánh gvề toàn cầu hoá
nhưng biểu hiện tác động chủ yếu của xu thế này vẫn từ phương diện kinh tế,
hội. Trong phạm vi từng quốc gia cũng nphạm vi khu vực hay toàn cầu, xu thế này
ngày càng được định hình phát triển bởi quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia
diễn ra mạnh mẽ. vậy, phát triển luật quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá khách
quan. Toàn cầu hoá làm thay đổi, phát triển ngày càng hoàn thiện luật quốc tế hiện
đại.
Toàn cầu hoá tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn
diện chúng trên bình diện toàn cầu và cũng m thay đổi diện mạo từng quốc gia. Toàn
cầu hoá kinh tế đã dẫn đến sự hình thành của các thể chế kinh tế quốc tế mới. Hoạt động
của các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp
luật trong nước của những quốc gia thành viên. Những thay đổi tại từng quốc gia diễn
ra trên sở hình thành một nền tảng pháp quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng
tăng của quy phạm luật kinh tế quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam kết quốc
tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay
cũng đang trở thành ng cụ pháp phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác, trong
xu thế hiện nay, vai trò là công cụ, là môi trường hợp tác quốc tế, là thực thể quan trọng
tham gia vào quá trình toàn cầu quốc tế mới. Hoạt động của các thể chế này có tác động
làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của những quốc
gia thành viên. Những thay đổi tại từng quốc gia diễn ra trên sở hình thành một nền
tảng pháp quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng tăng của quy phạm luật kinh tế
quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ
các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu khu vực hiện nay cũng đang trở thành ng cụ
pháp phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác, trong xu thế hiện nay, vai trò là công
lOMoARcPSD| 46560390
cụ, môi trường hợp tác quốc tế, thực thể quan trọng tham gia vào quá trình toàn cầu
hoá của tổ chức quốc tế ngày càng được khẳng định. Điều này đặt các quốc gia trước
những điều chỉnh hợp đối với việc thực hiện chủ quyền quốc gia. Đó cũng đồng nghĩa
với việc có sự thay đổi nhất định trong hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế trước các
vấn đề có tính thời đại mà nổi bật là xu thế tự do hoá trong các quan hệ trao đổi thương
mại quốc tế. Đối với từng lĩnh vực của luật quốc tế, toàn cầu hoá tác động khác nhau,
chẳng hạn, sự gia tăng của nhu cầu phát triển các quy phạm luật quốc tế chức năng
điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ. Xu thế này đang
làm tăng lên sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc giacác nền kinh tế, thúc đẩy quan
hệ hợp tác chặt chẽ của quốc gia trong các khuôn khổ, cấp độ mở rộng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Điều kiện của quan hệ quốc tế đó tạo tiền đề củng cố hệ thống các quy
phạm của một số ngành luật (như Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật
quốc tế về quyền con người...). Đây cũng là thời kỳ mà tổ chức quốc tế khẳng định được
vị thế quan trọng của chủ thể luật quốc tế. Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng số lượng
tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực. Luật quốc tế vì thế ngày càng có sự hoàn thiện, mới
mẻ, đa dạng, phong phú
QUY PHẠM PHÁP LUẬT LQT
- Dựa vào hiệu lực
+ quy phạm Jus Cogen (quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung): hiệu lực bắt buộc
chung, có giá pháp lí cao nhất trong hệ thống luật quốc tế, có giá trị ràng buộc tất cả các
chủ thể trong tất cả các lĩnh vực. Quy phạm này chỉ cho phép các chủ thê 1 cách
thức xử sự duy nhất không được phép m khác hoặc ngược lại=> CHỈ NGUỒN
CƠ BẢN K CÓ Ở NGUỒN BỔ TRỢ
+ quy phạm thông thường (tùy nghi), các lại quy pham còn lại, có giá trị thấp hơn
quy phạm Jus Cogen, nội dung không được trái với quy phạm Jus Cogen. Quy phạm
này giá trị ràng buộc các chủ thể trong 1 số lĩnh vực nhất định cho phép các chủ
thể được tự mình xác định cách thức thực hiện quy phạm
- Dựa vào phương thức hình thành và hình thức biểu hiện
+ quy phạm điều ước quốc tế (thành văn): là những quy phạm được ghi nhận trong văn
bản do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
+ quy phạm tập quán quốc tế (bất thành văn): các quy tắc xử sự chung được hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận có giá
trị pháp lí ràng buộc
- Dựa vào phạm vi tác động của quy phạm
+ song phương: ràng buộc 2 bên tồn tại trong điều ước quốc tế song phương
+ khu vực: ràng buộc trong 1 khu vực địa lí hoặc địa chính trị
+ toàn cầu: ràng buộc hầu hết các chủ thể của LQT
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46560390
II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LUẬT QUỐC TẾ
1. Luật quốc tế cổ đại
Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà (lưu vực hai con sông
Tigơrơ và Ophorát) và Ai Cập (khoảng cuối thế kỷ 40 đầu thế kỷ 30 TCN), rồi sau đó là
một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc và ở phương Tây như Hy Lạp, La Mã...
Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc gia yếu ớt, rời rạc, lại
bị cản trở bởi các điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế nên luật quốc tế thời
kỳ này mang tính khu vực khép kín, với nội dung chủ yếu là luật lệ và tập quán về chiến
tranh và ngoại giao. Bên cạnh đó còn có một số quy định của Luật nhân đạo (trong đạo
luật Manu của Ấn Độ cổ đại) như quy định cấm dùng vũ khí tẩm thuốc độc, vũ khí gây
đau đớn quá mức cho đối phương. Thời kỳ này chưa hình thành ngành khoa học pháp lý quốc tế.
2. Luật quốc tế trung đại
Sang thời kỳ này, luật quốc tế có những bước phát triển mới với sự xuất hiện của các
quy phạm và chế định về Luật biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, xuất hiện cơ
quan đại diện ngoại giao thường trực của quốc gia tại quốc gia khác (đầu tiên là vào năm
1455). Do kinh tế phát triển nên các quan hệ quốc tế của quốc gia đã vượt khỏi phạm vi
khu vực, mang tính liên khu vực, liên quốc gia. Trên bình diện chung, bắt đầu hình thành
một số trung tâm luật quốc tế (ở Tây Âu, Nga, tây - Nam Địa Trung Hải, Ấn Độ, Trung
Hoa) và khoa học luật quốc tế thế kỷ XVI, với những học giả và tác phẩm tiêu biểu như
“Luật chiến tranh và hoà bình" năm 1625, “Tự do biển cả” năm 1609 của Huy gô G. Rotius (Hà Lan).
3. Luật quốc tế cận đại
Luật quốc tế cận đại ghi nhận sự hình thành của các nguyên tắc mới của luật quốc tế như
nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Luật quốc tế phát triển trên cả hai phương diện, luật thực định (với sự xuất hiện các chế
định về công nhận, kế thừa quốc gia, bổ sung nội dung mới của Luật ngoại giao, lãnh
sự, Luật lệ chiến tranh...) và khoa học pháp lý quốc tế (với sự tiến bộ, phong phú của
các quy phạm, các ngành luật cũng như kỹ thuật lập pháp, sự phù hợp của nội dung các
quy định luật quốc tế trước những thay đổi về cơ cấu xã hội cũng như phát triển đa dạng
của quan hệ quốc tế). Điều đáng nói là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên như
Liên minh điện tín quốc tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879) đánh dấu sự liên
kết và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia. Mặt hạn chế của luật quốc
tế thời kỳ này là vẫn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động, bất
bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ tô giới, bảo hộ, thuộc địa...
4. Luật quốc tế hiện đại
Luật quốc tế hiện đại nửa đầu thế kỷ XX chịu tác động sâu sắc của những thay đổi có
tính thời đại sau Cách mạng tháng Mười Nga. Đó là lần đầu tiên, một loạt các nguyên lOMoAR cPSD| 46560390
tắc tiến bộ được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc Cấm dùng
vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà bình giải
quyết các tranh chấp được ghi nhận trong nội dung của luật quốc tế như các nguyên tắc
Cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế; Dân tộc tự quyết; Hoà
bình giải quyết các tranh chấp quốc tế... Song song với đó là sự phát triển hiện đại về
nội dung của nhiều ngành luật của luật quốc tế như Luật biển, Luật hàng không quốc tế,
Luật điều ước quốc tế.
Đến những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ pháp luật
quốc tế nói riêng cũng như luật quốc tế nói chung gắn với xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá.
Có thể nói, một trong những đặc điểm mang tính thời đại từ sau Chiến tranh thế giới lần
thứ II đến nay là sự hình thành và phát triển của hai xu thế toàn cầu hoá và liên kết khu
vực, đưa các quốc gia một mặt xích lại gần nhau theo hướng gia tăng sự tùy thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia hay các vùng lãnh thổ, mặt khác cũng làm tăng lên tính cạnh
tranh trong phát triển kinh tế, xã hội ở những khuôn khổ và cấp độ khác nhau. Xu thế
đó xuất phát từ một số yếu tố cơ bản như sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất
thế giới; nhu cầu tất yếu của việc thống nhất thị trường khu vực và toàn cầu do sự phát
triển của kinh tế thị trường; sự gia tăng của các vấn để quốc tế trong bối cảnh hoà bình,
hợp tác, phát triển; sự tác động có tính xuyên quốc gia của các công ty đa quốc gia đối
với nền kinh tế thế giới và vai trò của các thể chế quốc tế cũng như quốc gia đối với sự
chuyển đổi chính sách kinh tế, xã hội tại mỗi quốc gia.
Hiện tại, có thể xuất phát từ nhiều góc độ để nghiên cứu và đánh giá về toàn cầu hoá
nhưng biểu hiện và tác động chủ yếu của xu thế này vẫn là từ phương diện kinh tế, xã
hội. Trong phạm vi từng quốc gia cũng như phạm vi khu vực hay toàn cầu, xu thế này
ngày càng được định hình phát triển bởi quá trình hội nhập quốc tế của các quốc gia
diễn ra mạnh mẽ. Vì vậy, phát triển luật quốc tế trong điều kiện toàn cầu hoá là khách
quan. Toàn cầu hoá làm thay đổi, phát triển và ngày càng hoàn thiện luật quốc tế hiện đại.
Toàn cầu hoá tác động đến tương quan các quan hệ quốc tế, làm thay đổi sâu sắc, toàn
diện chúng trên bình diện toàn cầu và cũng làm thay đổi diện mạo từng quốc gia. Toàn
cầu hoá kinh tế đã dẫn đến sự hình thành của các thể chế kinh tế quốc tế mới. Hoạt động
của các thể chế này có tác động làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp
luật trong nước của những quốc gia thành viên. Những thay đổi tại từng quốc gia diễn
ra trên cơ sở hình thành một nền tảng pháp lý quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng
tăng của quy phạm luật kinh tế quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam kết quốc
tế hình thành trong khuôn khổ các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay
cũng đang trở thành công cụ pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác, trong
xu thế hiện nay, vai trò là công cụ, là môi trường hợp tác quốc tế, là thực thể quan trọng
tham gia vào quá trình toàn cầu quốc tế mới. Hoạt động của các thể chế này có tác động
làm thay đổi về cơ cấu kinh tế, xã hội và hệ thống pháp luật trong nước của những quốc
gia thành viên. Những thay đổi tại từng quốc gia diễn ra trên cơ sở hình thành một nền
tảng pháp lý quốc tế mới, với sự phát triển ngày càng tăng của quy phạm luật kinh tế
quốc tế hiện đại. Bên cạnh đó, hệ thống các cam kết quốc tế hình thành trong khuôn khổ
các thể chế kinh tế quốc tế toàn cầu và khu vực hiện nay cũng đang trở thành công cụ
pháp lý phổ biến để điều tiết quan hệ đó. Mặt khác, trong xu thế hiện nay, vai trò là công lOMoAR cPSD| 46560390
cụ, là môi trường hợp tác quốc tế, là thực thể quan trọng tham gia vào quá trình toàn cầu
hoá của tổ chức quốc tế ngày càng được khẳng định. Điều này đặt các quốc gia trước
những điều chỉnh hợp lý đối với việc thực hiện chủ quyền quốc gia. Đó cũng đồng nghĩa
với việc có sự thay đổi nhất định trong hành vi xử sự của chủ thể luật quốc tế trước các
vấn đề có tính thời đại mà nổi bật là xu thế tự do hoá trong các quan hệ trao đổi thương
mại quốc tế. Đối với từng lĩnh vực của luật quốc tế, toàn cầu hoá có tác động khác nhau,
chẳng hạn, là sự gia tăng của nhu cầu phát triển các quy phạm luật quốc tế có chức năng
điều chỉnh quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ. Xu thế này đang
làm tăng lên sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền kinh tế, thúc đẩy quan
hệ hợp tác chặt chẽ của quốc gia trong các khuôn khổ, cấp độ và mở rộng trên nhiều lĩnh
vực khác nhau. Điều kiện của quan hệ quốc tế đó tạo tiền đề củng cố hệ thống các quy
phạm của một số ngành luật (như Luật kinh tế quốc tế, Luật môi trường quốc tế, Luật
quốc tế về quyền con người...). Đây cũng là thời kỳ mà tổ chức quốc tế khẳng định được
vị thế quan trọng của chủ thể luật quốc tế. Mặt khác, sự gia tăng nhanh chóng số lượng
tổ chức quốc tế các loại có ý nghĩa tạo thuận lợi và cơ hội cho quan hệ hợp tác giữa các
quốc gia phát triển về mọi lĩnh vực. Luật quốc tế vì thế ngày càng có sự hoàn thiện, mới mẻ, đa dạng, phong phú
QUY PHẠM PHÁP LUẬT LQT
- Dựa vào hiệu lực
+ quy phạm Jus Cogen (quy phạm mệnh lệnh bắt buộc chung): có hiệu lực bắt buộc
chung, có giá pháp lí cao nhất trong hệ thống luật quốc tế, có giá trị ràng buộc tất cả các
chủ thể trong tất cả các lĩnh vực. Quy phạm này chỉ cho phép các chủ thê 1 cách
thức xử sự duy nhất và không được phép làm khác hoặc ngược lại=> CHỈ Ở NGUỒN
CƠ BẢN K CÓ Ở NGUỒN BỔ TRỢ
+ quy phạm thông thường (tùy nghi), là các lại quy pham còn lại, có giá trị thấp hơn
quy phạm Jus Cogen, nội dung không được trái với quy phạm Jus Cogen. Quy phạm
này có giá trị ràng buộc các chủ thể trong 1 số lĩnh vực nhất định và cho phép các chủ
thể được tự mình xác định cách thức thực hiện quy phạm
- Dựa vào phương thức hình thành và hình thức biểu hiện
+ quy phạm điều ước quốc tế (thành văn): là những quy phạm được ghi nhận trong văn
bản do các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên
+ quy phạm tập quán quốc tế (bất thành văn): là các quy tắc xử sự chung được hình
thành trong thực tiễn quan hệ quốc tế và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận có giá trị pháp lí ràng buộc
- Dựa vào phạm vi tác động của quy phạm
+ song phương: ràng buộc 2 bên tồn tại trong điều ước quốc tế song phương
+ khu vực: ràng buộc trong 1 khu vực địa lí hoặc địa chính trị
+ toàn cầu: ràng buộc hầu hết các chủ thể của LQT