-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Lịch sử kinh tế Việt Nam trước 1858 - Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Hồng Đức
Lịch sử kinh tế Việt Nam trước 1858 - Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam(ĐHHD) 3 tài liệu
Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Lịch sử kinh tế Việt Nam trước 1858 - Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Hồng Đức
Lịch sử kinh tế Việt Nam trước 1858 - Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam | Đại học Hồng Đức được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam(ĐHHD) 3 tài liệu
Trường: Đại học Hồng Đức 130 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hồng Đức
Preview text:
KINH TẾ VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1858 A. Nội dung
I.Thời kỳ tiền phong kiến
II.Thời kỳ phong kiến hóa (Phong kiến Trung Quốc đô hộ VN)
III.Thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ (938 – 1858) B. Chi tiết
I. KINH TẾ THỜI KỲ TIỀN PHONG KIẾN
1. Kinh tế thời kỳ nguyên thuỷ
a. Giai đoạn đồ đá cũ:
- Xuất hiện cách đây 30 vạn năm
- Đặc trưng: Nền văn hóa núi Đọ ( Thanh Hóa hiện nay)
=> Địa bàn cư trú đầu tiên của người nguyên thủy Việt Nam - Đặc điểm:
+ Công cụ nghèo nàn về loại hình kỹ thuật – chủ yếu là ghè đẽo
=> Tuy thô sơ nhưng đóng vai trò phụ giúp tiến hành những
hoạt động kinh tế thuận lợi hơn
+ Nhu cầu sinh hoạt phụ thuộc vào tự nhiên
=> Kinh tế hái lượm đóng vai trò qua trọng nuôi sống con người
nguyên thủy trong thời gian dài cho đến khi con người biết tự trồng trọt nuôi sống
b, Giai đoạn đồ đá giữa
- Xuất hiện chừng 1 vạn năm
- Đặc trưng: Nền văn hóa Hòa Bình
=> Bắt đầu hình thành thị tộc đầu tiên và nhiều thị tộc hợp lại thành bộ tộc
+ Thị tộc đầu tiên là thị tộc mẫu hệ - thường chiếm lấy một
vùng đặt làm nơi sinh hoạt riêng tiến hành săn bắt hái lượm rồi trồng trọt - Đặc điểm
+ Tiến bộ hơn trong việc chế tạo dụng cụ lao động bằng đá kỹ thuật mài đá
+ Công cụ lao động bằng đá chau truốt hơn trước thêm nhiều
tác dụng trong hoạt động kinh tế của con người ( săn bắn động vật, hái lượm....)
+ Tìm ra lửa làm chuyển biến căn bản trong đời sống sinh hoạt của người nguyên thủy - Đời sống kinh tế
+ Hái lượm vẫn đóng vai trò chủ yếu
+ Bắt đầu ra đời nghề trồng trọt
+ Phân công lao động mang tính chất giời tính Đàn ông săn bắn Phụ nữ hái lượm
=> Mang tính tập thể và phương thức theo phân phối theo lời bình quân
Giai đoạn này là điều kiện cần thiết cho hoạt động kinh tế của giai đoạn đồ đá mới
c, Giai đoạn đồ đá mới
- Xuất hiện cách đây 7000 năm - Đặc điểm
+ Sống định cư có ý nghĩa kinh tế lớn: tập trung sức lao động
vào trồng trọt và chăn nuôi
+ Công cụ lao động bằng đá với sự phát triển đa dạng và toàn
diện cũng như phát triển thêm nhiều phương pháp kỹ thuật.
+ Nghề nông chính thức xuất hiện và giữ vai trò quan trọng;
kinh tế hái lượm vẫn còn tồn tại nhưng ở vị trí thứ yếu.
+ Cuộc sống sinh hoạt về ăn, ở, mặc dần phát sinh một số
nghề thủ công nghiệp ra đời
Nghề gốm: Xuất hiện 6 – 7000 năm
Nghề dệt chớm xuất hiện
+ Quyền sở hữu tài sản trong các công xã, vấn đề tư hữu dần
nảy sinh và phát triển làm xuất hiện phân hoá giai cấp
KẾT LUẬN: Thời kỳ nguyên thuỷ đã kéo dài hàng chục vạn năm,
lực lượng sản xuất phát triển chậm chạp, hoạt động kinh tế chịu
sự chi phối mạnh mẽ của tự nhiên. Hải lượm và sau đó là trồng
trọt giữ vai trò chủ yếu, chăn nuôi xuất hiện xong chưa tách
khỏi trồng trọt, thủ công | nghiệp ít có điều kiện phát triển. Tính
chất sản xuất mang tính tự cấp tự túc, phân công lao động diễn
ra yếu ớt, kinh tế hàng hoá chưa có điều kiện phát sinh, hoạt
động kinh tế phát triển trì trệ.
2. KINH TẾ THỜI KỲ ĐẦU DỰNG NƯỚC
Thời kỳ dựng nước gắn liền với sự phát triển của thời kỳ đồng
thau đến đồ sắt, thời kỳ “Văn minh lúa nước – Văn minh sông
Hồng”. Đây là thời kỳ con người tiến tới xã hội văn minh
a, Kỹ thuật luyện kim và những tiến bộ trong sản xuất *Kỹ thuật luyện kim
- Thời gian: cách đây khoảng bốn đến năm nghìn năm
=> Là bước nhảy có tính quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội
- Đặc điểm nổi bật: xuất hiện đồng ,sắt , nghề trồng trọt , chăn nuôi , một số nghề thủ công nghiệp. Kết luận :
- Là một kỳ công trong lịch sử , một phát minh lớn , một thành tựu vĩ đại của
nhân loại trên con đường chinh phục tự nhiện.
-Sự xuất hiện và phát triển của kỹ thuật luyện kim là cuộc cách mạng trọng lực
lượng sản xuất làm thay đổi mối quan hệ kinh tế -xã hội
*Từ khi đồ đồng xuất hiện và phát triển kéo dài đến sơ kỳ đồ sắt chính là thời đại Hùng Vương
Bao gồm 2 giai đoạn : giai đoạn Văn Lang và giai đoạn Âu Lạc
*Giai đoạn Văn Lang : giai đoạn chiếm vị trí lịch sử trọng yếu
- Đặc trưng : Giai đoạn văn hóa đồng thau
Hiện vật bằng đồng thau gồm nhiều loại khác nhau: công cụ, nông cụ, đồ dùng
gia đình, vũ khí, trang sức .
- Từ giai đoạn văn Lang chuyển sang Âu Lạc:
Kỹ thuật đúc sắt bắt đầu xuất hiện. Chính kỹ thuật luyện sắt góp phần hoàn
thiện kỹ thuật luyện đồng và đưa kỹ thuật luyện đồng đạt tới đỉnh cao
=> Vì vậy, công cụ lao động bằng sắt đã dần thay thế công cụ bằng đồng trong hoạt động kinh tế .
*Giai đoạn Âu Lạc: Bên cạnh việc khai thác đồng , sắt cũng đã bắt đầu phát triển
Ngoài nghề luyện kim , các nghề thủ công khác vẫn tiếp tục phát triển như nghề
mộc, nghề gốm, nghề dệt
- Thủ công nghiệp và nông nghiệp vốn gắn bó chặt chẽ với nhau, có những tiến
bộ . Đây là cơ sở cần thiết để hoạt động trao đổi nảy sinh và phát triển.
+ Các miền trong nước đã có sự giao lưu trao đổi với nhau
+ Việc giao lưu trao đổi với nước ngoài đánh dấu sự tiến bộ về kinh tế kỹ thuật
của thời đại Hùng Vương. Kết luận:
- Trong thời đại Hùng Vương , trồng trọt trở thành nguồn sống chính của cư dân Lạc Việt
+ Nghề nông : Trung tâm kinh tế là vùng đồng bằng . Dân cư trồng lúa là chính
và ngoài ra còn trong trồng các loại như củ ,cây ăn quả,rau ,trồng đay ,gai
+ Trong sản xuất, nhờ có những công cụ lao động bằng đồng, sắt và việc sử
dụng việc cày kéo góp phần mở rộng diện tích canh tác
+ Chăn nuôi: Gắn bó chặt chẽ với trồng trọt
Nhiều gia súc , gia cầm được thuần dưỡng từ thời kỳ trước- nay được nuôi
nhiều hơn và chủ yếu là trâu ,bò
=> Trồng trọt, chăn nuôi phát triển đã tạo cho người dân nguồn lương thực ,
thực phẩm tương đổi ổn định
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển
b, Những biến đổi trong quan hệ kinh tế - xã hôi thời đại Hùng Vương *Giai đoạn Văn Lang:
- Lúc đầu tổ chức xã hội dưới hình thức liên minh mỗi lần mà thủ lĩnh đứng đầu là Hùng Vương
- Những biến nỗi trong quan hệ kinh tế chủ yếu diễn ra trong nội bộ các công xã
- Tàn dư của cộng đồng thời nguyên thủy vẫn còn tồn tại trong đời sống sinh hoạt của con người.
- Trong xã hội sự phân hóa giàu nghèo đã khá rõ.
- Hiện tại nhà nước xơ khai đã xuất hiện về cơ cấu tổ chức xã hội đã có sự thay đổi
*Trong giai đoạn Văn Lang chuyển sang giai đoạn Âu Lạc
- Sự phân hóa xã hội đã kéo theo sự phát triển của nhà nước
=> Thời đại Hùng Vương có vị trí quan trọng trong lịch sử 4000 năm dựng
nước của dân tộc, là văn minh nông nghiệp.
+ Thủ công nghiệp cũng có những tiến bộ
+ Trao đổi trong xã hội cũng xuất hiện * Giai đoạn Âu Lạc
- Trình độ kỹ thuật đã đạt được những tiến bộ đáng kể
- Kinh tế phát triển dẫn tới khả năng chiếm đoạt một phần sản phẩm lao động làm riêng
=> Phát sinh mâu thuẫn giai cấp dẫn đến sự ra đời của nhà nước Kết luận:
- Giai đoạn Văn Lang là nhà nước vẫn còn tính chất sơ khai thì đến giai đoạn
Âu Lạc là nhà nước đã khá phát triển
- Những thành tựu văn hóa Thời Đại Hùng Vương đã khẳng định điều đó và
Việt Nam trở thành một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại
II. KINH TẾ THỜI KỲ PHONG KIẾN HÓA (179 TCN – 938)
Đây là thời kỳ hơn 1000 năm phong kiến Trung Quốc đô hộ Việt
Nam, xã hội Việt Nam bước trên con đường phong kiến hoá
1. Chính sách nô dịch và bóc lột của phong kiến Trung Quốc
Thực hiện chính sách “Đồng hoá dân tộc” với mục đích:
+ Du nhập phong tục, tập quán, VH, cư dân vào VN
- Tiến hành đồng thời với sự nỗ dịch về chính trị.- Khai thác, bóc
lột với các hình thức như cống nạp (lâm sản quý, đồ mỹ nghệ), tô thuế, lao dịch.
- Chính sách chiếm đoạt đất đai, lập đồn điền và cướp, bắt thợ
thủ công giỏi đưa về Trung Quốc. => Chính sách nô dịch và bóc
lột của phong kiến TQ là 1 trở lực trên con đường phát triển của XH Việt Nam.
2. Những chuyển biến của nền kinh tế dân tộc
- Về mặt xã hội: Hình thành quan hệ địa chủ - nông nô.
-Về phương diện kinh tế:
+ Xuất hiện những đồn điền và một số trang trại
+ Về phương diện giai cấp gồm
Giai cấp địa chủ người Việt Nam và người TQ (đã dần bị Việt hóa);
Giai cấp nông dân là những người dân Việt Nam
- Nông nghiệp: Hình thành hệ thống đê điều, người dân biết
dùng phân để bón để bón ruộng, biết chiết cành cây để trồng
và đã trồng lúa theo hai vụ chiêm, mùa. Người dân cũng đã biết
chăn nuôi voi, ngựa, lợn, gà.
- Thủ công nghiệp: Nghề gốm phát triển (đặc biệt là phát triển
gốm tráng men), nghề dệt được cải tiến (với nhiều màu sắc và
hoạ tiết đẹp) xuất hiện nghề sản xuất giấy trầm hương, nghề
nấu đường, đan lát, nghề mộc...
- Giao thông vận tải: phát triển góp phần mở rộng giao lưu
trong và ngoài nước. - Thương nghiệp và ngoại thương có
những chuyển biển đáng kể. Hàng Việt Nam bán ra nước ngoài
thường là các loại lâm thổ sản quý, đồ mỹ
III. KINH TẾ THỜI KỲ PHONG KIẾN DÂN TỘC TỰ CHỦ (938 – 1858) Đặc điểm kinh tế:
- Coi trọng nông nghiệp, coi thường thủ công nghiệp(“ dĩ nông
vi bản”, “ trọng nông ức công thương”) - Khuynh hướng quân bình
1. Kinh tế từ thế kỷ X đến XV
- Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp.
+ Thực hiện chính sách “Dĩ nông vi bản”
+ Nhà nước thông qua quyền sở hữu ruộng đất tối cao để thực
hiện nô dịch và bóc lột nông dân.
+ Quan hệ địa chủ - tả điền xuất hiện - Công - thương nghiệp:
Chính sách “Trọng nông ức thương”, về cơ bản hoạt động kinh
tế mang tính tự cấp, tự túc
- Thủ công nghiệp phát triển thành làng, phường thủ công
nghiệp (dệt, gốm, mộc chạm...).
+ Thủ công nghiệp quan doanh và bộ phận thủ công nghiệp tồn
tại phổ biến trong nhân dân như một nghề phụ trong gia đình.
- Tiền tệ: Các triều đại PK đều cho phát hành tiền tệ riêng và
tiến tới thống nhất đơn vị đo lường.
+ Thời Đinh có tiền “ Thái bình thông bảo”,
+ Thời Lê có tiền “ Thiên phúc trấn bảo”
+ Thời nhà Hồ đã cho phát hành tiền giấy
b, Kinh tế thời kỳ Lê mạt tới thời Nguyễn (thế kỷ XVI – nửa đầu thế kỷ XIX)
- Là thời kỳ nhà nước phong kiến suy vong.
- Tình hình ruộng đất và sản xuất : Phân hoá ruộng đất trong
nông thôn diễn ra mạnh mẽ. - Nông nghiệp:
+ Luôn trong tình trạng khó khăn và bế tắc;
+ Tình trạng “ chiếm công vi tư”
+ Lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, đồng ruộng bỏ hoang ngày càng nhiều
- Thủ công nghiệp: Có những chuyển biến đáng kể. Số làng,
phường thủ công nghiệp tăng lên. Những chuyển biến của thủ
công nghiệp phản ánh xu thế tiến bộ, làm nảy sinh manh nha
mầm mống Tư bản chủ nghĩa. - Thương nghiệp:
Thời kỳ này giao lưu kinh tế giữa các địa phương được mở rộng
hơn. Từ 172 thế kỷ 16 Việt Nam đã bắt đầu có quan hệ buôn
bán với các quốc gia phương tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp. KẾT LUẬN
Thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ (938 – 1858) nền kinh tế kéo
dài trong tình trạng tự nhiên, tự cấp tự túc, ở đó:
- Nông nghiệp là nền tảng kinh tế
- Công –Thương Nghiệp phát triển phụ thuộc vào nông nghiệp
và là hoạt động kinh tế phụ trợ cho nông nghiệp.
=> Tới nửa đầu TK19 dưới triều Nguyễn, KT khủng hoảng toàn
diện, xu hướng trì trệ rõ nét.
Vì vậy, yêu cầu mở ra 1 thời kỳ mới với 1 nền KT mới.