Liên hệ thực tiễn “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Liên hệ thực tiễn “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
8 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Liên hệ thực tiễn “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay | Bài tập lớn môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam

Liên hệ thực tiễn “ Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay | Tiểu luận môn Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

19 10 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với
phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của
nước ta hiện nay.
Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo
Mã sinh viên: 11203668
Lớp: Lịch sử Đảng_24
Giảng viên: Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, tháng 03 năm 2022
PHỤ Ụ LC
lOMoARcPSD| 45470709
1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2
1. Nhìn lại bao quát “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền tri thức”
của đại hội X ................................................................................................................... 2
2. Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện
nay .................................................................................................................................... 4
2.1. Những thành tự đã đạt được .................................................................................. 4
2.2. Những điểm còn hạn chế ........................................................................................ 4
2.3. Một số định hướng và giải pháp cần được thực hiện để thực hiện có kết quả
bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền kinh tế tri thức tại Việt Nam ............. 5
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 7
MỞ ĐẦU
Một trong những dấu ấn sâu sắc nhất gắn liền với thành công của Ðại hội X là cuộc
"Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn của 20 năm đổi mới". Cuộc tổng kết này do
Bộ Chính trị quyết định tiến hành ngay từ đầu năm 2003 với mục đích chung là, thông
qua tổng kết, đánh giá một cách đúng đắn toàn bộ quá trình đổi mới, cả những thành
tựu và các mặt tồn tại, từ đó rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện đường
lối, quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo.
Không phải ngẫu nhiên mà, trong khi Ðảng, Nhà nước nhân dân ta đánh giá cao những
thành tựu của 20 năm đổi mới, thì dư luận bên ngoài, dù với những mức độ khác nhau, đều
thừa nhận đổi mới là "điều kỳ diệu" coi Việt Nam là một "tấm gương của ý chí", "một quốc
gia phát triển năng động", coi những kinh nghiệm của chúng ta đặc biệt có ích cho những
nước nghèo muốn đi n. Cũng không phải ngẫu nhiên trong khi nhìn vào Ðại hội X,
người ta coi đó Ðại hội của Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Với chúng ta, tuy không coi
lOMoARcPSD| 45470709
2
nhẹ chút nào những yếu kém và khuyết điểm đang mắc phải, những khó khăn và cả những
nguy cần vượt qua, những chúng ta gặt hái được sau 20 năm đổi mới thật sự trở
thành hành trang cùng quý giá để đi lên trong thời kỳ mới. Không hành trang đó,
chúng ta không thể mạnh dạn đưa ra những quyết sách để đạt tới cái đích của 5 năm 2006-
2010 và của 15 năm tới.
Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: : “Tranh thủ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi
kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Qua đó cho thấy tầm quan trọng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước phải đi
kèm phát triển kinh tế tri thức, và liên hệ với nước ta hiện nay đã có những thay đổi lớn về
khía cạnh này như thế nào.
NỘI DUNG
1. Nhìn lại bao quát “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền tri thức” của
đại hội X
Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5
năm 2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới huy động và sử dụng tốt mọi
nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hoá; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại,
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với
phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp hơn 2,1
lần so với năm 2000. Trong những năm 2006-2010, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt
7,5 – 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm”.
lOMoARcPSD| 45470709
3
Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nền kinh tế ở nước ta phải có lực lượng sản xuất đạt
trình độ phát triển cao và có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại - đại công nghiệp cơ khí
phát triển trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Muốn vậy phải đẩy mạnh
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Trên thế giới ngày nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp
“tính chất truyền thống”, phải đạt tới mục tiêu hiện đại dựa trên các công cụ, giải
pháp hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa phải là quá trình hiện đại hóa. Vì thế, Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được hiểu quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu giải
pháp phù hợp với điều kiện xu hướng phát triển hiện đại. Nắm bắt được xu ớng phát
triển hiện đại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở ớc ta, Đại hội lần thứ
IX của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng
sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”,
“phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của ớc ta cần có thể rút ngắn thời gian, vừa những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”.
Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc
tế tạo ra tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh
tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Như vậy, thể hiểu rằng, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức một phương thức công nghiệp hóa mới trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ.
Chỉ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mới
thể sớm đưa ớc ta ra khỏi tình trạng kém phát triến; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
lOMoARcPSD| 45470709
4
kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay.
2.1. Những thành tự đã đạt được
Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành
tựu to lớn:
- Công nghiệp là ngành tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dânvới
đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần
đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. - Theo
xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất
thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội
địa ; chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước . Các doanh nghiệp công nghiệp
lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô, thép, sữa
và thực phẩm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm
2020. Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế
- xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng ờng. Hiệu quả hoạt động
khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới
khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu
quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Trong quý III năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm sâu (-6,17%), đây là mức
giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính công bố GDP quý đến nay, ước tính GDP của Việt
Nam năm 2021 chỉ ước đạt 2-2,5%.Nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay tìm kiếm
những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu
COVID-19, đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
2.2. Những điểm còn hạn chế
- Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học - công nghệ chưa thực hiện đầy đủ
vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản
xuất: “Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu
gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội
lOMoARcPSD| 45470709
5
địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế”. Trong khi đó, trên
thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất công nghệ số, đang phát triển
mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không
ít thách thức với tất cả các nền kinh tế.
2.3. Một số định hướng và giải pháp cần được thực hiện để thực hiện có kết quả
bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền kinh tế tri thức tại Việt Nam
Một là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, hiệu qunền giáo dục đào tạo theo hướng nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát huy nhân tài.
Cải cách triệt để nền giáo dục được coi là “đột phá khẩu”, bởi nó hướng tới việc đào tạo,
bồi dưỡng phát huy nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình tái cấu lại nền
kinh tế, tăng lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững kinh tế -
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường. Dự thảo
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là
yếu tố quyết định quá trình cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi
thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững
Hai là, phát triển mạnh khoa học, công nghệ, chú trọng o việc việc ứng dụng, sáng
tạo công nghệ cao làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
phát triển kinh tế tri thức.
Đã từ lâu, chúng ta quan tâm tới việc phát triển khoa học công nghệ, song trong lĩnh
vực công nghệ chúng ta chưa tập trung vào việc vận dụng và sáng tạo, phát triển công nghệ
cao. nước đi sau, Việt Nam thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay
vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã có. Nhiệm
vụ trung tâm sử dụng tri thức mới, công nghệ mới của thời đại kết hợp với ng tạo tri
thức mới, công nghệ mới để nhanh chóng chuyển dịch cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh
các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao. Đây chính là
yêu cầu nội dung của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức trong thời đại toàn cầu hoá với một trật tự “thế giới phẳng”.
lOMoARcPSD| 45470709
6
Ba là, tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò quản lý, điều hành tầm của Nhà nước
trong cải cách giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ và trong quản lý và phát
triển kinh tế thị trường - xã hội.
Vai trò quản của Nhà nước trong điều kiện mới phải được xem như một quá trình
tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển chứ không đơn thuần là sự thực thi những quyết
sách không sát với thực tiễn.
KẾT LUẬN
Trong tổng thể những nội dung đổi mới toàn diện, cần tập trung trọng tâm vào việc nhận
thức lại thực hiện đúng chức năng, vai trò của nhà ớc đối với phát triển kinh tế, từ
điều khiển, chỉ huy sang là “kiến trúc sư” trong cải cách giáo dục - đào tạo, trong phát triển
khoa học, công nghệ, trong việc tạo môi trường thuận lợi động viên mọi nguồn lực để
thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền KTTT.
Hơn nữa, cần tăng cường tính minh bạch của chính phủ; phòng chống tham nhũng
hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực, sáng tạo trong việc hoạch định
thực thi chính sách. Trong điều kiện hiện nay, với sự biến đổi nhanh chóng, khó lường của
tình hình thế giới; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để phát huy vai
trò tạo điều kiện của nhà ớc trong đổi mới và phát triển đòi hỏi công tác chỉ đạo, quản lý,
điều hành của Nhà nước phải hết sức nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất
nước; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình
hình mới.
Hiện nay Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 đến các hoạt động
kinh tế - hội đời sống nhân dân. Dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, k
lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Do đó việc thích ứng phát triển của mỗi quốc gia trong bối cảnh ảnhởng của đại
dịch COVID-19 là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài.Đặc biệt, dưới tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải có tầm nhìn, giải pháp, hành động đặc biệt
nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả phục hồi và phát triển kinh tế hội bền vững thời
kỳ hậu COVID-19. Đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn
lOMoARcPSD| 45470709
7
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển
mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”, truy cập 23:40
ngày
13/03/2022 https://phutho.gov.vn/vi/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-trong-ky-
nguyen-so
2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, truy cập
23h20ph, ngày 13/03/2022 https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi-
truong-dinh-huong-xa-
hoi-chu-nghia-o-viet-nam-137544
3. Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc
đẩysự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, truy cập 22h32ph, ngày 13/03/2022
https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhung-thanh-tuu-noi-bat-trong-
phat-trien-cong-nghiep-gop-pha.html
4. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình
đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng trong Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, PGS, TS. HOÀNG VĂN PHAI - TS. PHÙNG MẠNH
CƯỜNG, truy cập 21h42ph, ngày 13/03/2022
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-phat-
trien-khoa-hoc---cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-manh-
congnghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc---diem-nhan-quan-trong-
trong%C2%A0nghiquyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx
5. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, truy cập 21h29p, ngày 13/03/2022
https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-gan-
voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-o-viet-nam-trong-thoi-ky-doi-moi-va-hoi-nhap-quoc-
tep24801.html
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45470709
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG
Đề tài: Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với
phát triển kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay.
Họ và tên: Nguyễn Phương Thảo
Mã sinh viên: 11203668
Lớp: Lịch sử Đảng_24
Giảng viên: Nguyễn Thị Thắm
Hà Nội, tháng 03 năm 2022 PHỤ Ụ LC lOMoAR cPSD| 45470709
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................................... 2
1. Nhìn lại bao quát “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền tri thức”
của đại hội X ................................................................................................................... 2

2. Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển
kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện
nay .................................................................................................................................... 4

2.1. Những thành tự đã đạt được .................................................................................. 4
2.2. Những điểm còn hạn chế ........................................................................................ 4
2.3. Một số định hướng và giải pháp cần được thực hiện để thực hiện có kết quả
bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền kinh tế tri thức tại Việt Nam ............. 5
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 7 MỞ ĐẦU
Một trong những dấu ấn sâu sắc nhất gắn liền với thành công của Ðại hội X là cuộc
"Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn của 20 năm đổi mới". Cuộc tổng kết này do
Bộ Chính trị quyết định tiến hành ngay từ đầu năm 2003 với mục đích chung là, thông
qua tổng kết, đánh giá một cách đúng đắn toàn bộ quá trình đổi mới, cả những thành
tựu và các mặt tồn tại, từ đó rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện đường
lối, quan điểm chỉ đạo đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới trong những năm tiếp theo.
Không phải ngẫu nhiên mà, trong khi Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta đánh giá cao những
thành tựu của 20 năm đổi mới, thì dư luận bên ngoài, dù với những mức độ khác nhau, đều
thừa nhận đổi mới là "điều kỳ diệu" coi Việt Nam là một "tấm gương của ý chí", "một quốc
gia phát triển năng động", coi những kinh nghiệm của chúng ta là đặc biệt có ích cho những
nước nghèo muốn đi lên. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trong khi nhìn vào Ðại hội X,
người ta coi đó là Ðại hội của Việt Nam sau 20 năm đổi mới. Với chúng ta, tuy không coi 1 lOMoAR cPSD| 45470709
nhẹ chút nào những yếu kém và khuyết điểm đang mắc phải, những khó khăn và cả những
nguy cơ cần vượt qua, những gì mà chúng ta gặt hái được sau 20 năm đổi mới thật sự trở
thành hành trang vô cùng quý giá để đi lên trong thời kỳ mới. Không có hành trang đó,
chúng ta không thể mạnh dạn đưa ra những quyết sách để đạt tới cái đích của 5 năm 2006- 2010 và của 15 năm tới.
Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: : “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi
kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Qua đó cho thấy tầm quan trọng của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đát nước phải đi
kèm phát triển kinh tế tri thức, và liên hệ với nước ta hiện nay đã có những thay đổi lớn về
khía cạnh này như thế nào. NỘI DUNG
1. Nhìn lại bao quát “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền tri thức” của đại hội X
Đại hội lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5
năm 2006-2010 là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới huy động và sử dụng tốt mọi
nguồn lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển văn hoá; thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại,
chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị xã hội, sớm đưa
nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Phấn đấu tăng trưởng kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao và bền vững hơn, gắn với
phát triển con người. Đến năm 2010, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng gấp hơn 2,1
lần so với năm 2000. Trong những năm 2006-2010, mức tăng trưởng GDP bình quân đạt
7,5 – 8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm”. 2 lOMoAR cPSD| 45470709
Để thực hiện được mục tiêu nói trên, nền kinh tế ở nước ta phải có lực lượng sản xuất đạt
trình độ phát triển cao và có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại - đại công nghiệp cơ khí
phát triển trên cơ sở khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Muốn vậy phải đẩy mạnh
“công nghiệp hóa, hiện đại hóa”
Trên thế giới ngày nay, công nghiệp hóa không chỉ gắn với các mục tiêu, giải pháp có
“tính chất truyền thống”, mà phải đạt tới mục tiêu hiện đại và dựa trên các công cụ, giải
pháp hiện đại. Theo nghĩa đó, công nghiệp hóa phải là quá trình hiện đại hóa. Vì thế, Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa được hiểu là quá trình công nghiệp hóa với các mục tiêu và giải
pháp phù hợp với điều kiện và xu hướng phát triển hiện đại. Nắm bắt được xu hướng phát
triển hiện đại và trên cơ sở tổng kết thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta, Đại hội lần thứ
IX của Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh
tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng
sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa”,
“phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm. Con đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước
tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”.
Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc
tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh
tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Như vậy, có thể hiểu rằng, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
kinh tế tri thức là một phương thức công nghiệp hóa mới trong điều kiện của cuộc cách
mạng khoa học và công nghệ, của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang gia tăng mạnh mẽ.
Chỉ có đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức mới
có thể sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triến; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
2. Liên hệ thực tiễn “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển 3 lOMoAR cPSD| 45470709
kinh tế tri thức” trong Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng của nước ta hiện nay.
2.1. Những thành tự đã đạt được
Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được thành tựu to lớn:
- Công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dânvới
đóng góp xấp xỉ 30% GDP và trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước, góp phần
đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2018. - Theo
xếp hạng doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2019, trong số 10 doanh nghiệp lớn nhất
thì có tới 8/10 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, trong đó 7/10 doanh nghiệp nội
địa ; chiếm 5/10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất cả nước . Các doanh nghiệp công nghiệp
lớn của Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dầu khí, điện, khoáng sản, ô tô, thép, sữa và thực phẩm.
- Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao tăng từ 19% năm 2010 lên 50% năm
2020. Khoa học - công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế
- xã hội. Tiềm lực khoa học - công nghệ của đất nước được tăng cường. Hiệu quả hoạt động
khoa học - công nghệ được nâng lên, tạo chuyển biến tích cực cho hoạt động đổi mới và
khởi nghiệp sáng tạo. Trình độ khoa học - công nghệ sản xuất được nâng cao, tham gia hiệu
quả hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
- Trong quý III năm 2021, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm sâu (-6,17%), đây là mức
giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay, ước tính GDP của Việt
Nam năm 2021 chỉ ước đạt 2-2,5%.Nhu cầu cấp bách, khẩn trương hiện nay là tìm kiếm
những giải pháp hiệu quả nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu
COVID-19, đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn thúc đẩy
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
2.2. Những điểm còn hạn chế
- Bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay, khoa học - công nghệ chưa thực hiện đầy đủ
vai trò “quốc sách hàng đầu”, chưa là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản
xuất: “Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu
là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỷ lệ nội 4 lOMoAR cPSD| 45470709
địa hóa thấp, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiệu quả còn hạn chế”. Trong khi đó, trên
thế giới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số, đang phát triển
mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, mang đến nhiều thời cơ nhưng cũng đặt ra không
ít thách thức với tất cả các nền kinh tế.
2.3. Một số định hướng và giải pháp cần được thực hiện để thực hiện có kết quả
bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền kinh tế tri thức tại Việt Nam
Một là, tiếp tục cải cách mạnh mẽ, có hiệu quả nền giáo dục và đào tạo theo hướng nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và phát huy nhân tài.
Cải cách triệt để nền giáo dục được coi là “đột phá khẩu”, bởi nó hướng tới việc đào tạo,
bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực có chất lượng cao cho quá trình tái cơ cấu lại nền
kinh tế, tăng lợi thế cạnh tranh, bảo đảm phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường. Dự thảo
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là
yếu tố quyết định quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi
thế cạnh tranh dài hạn, bảo đảm kinh tế - xã hội phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững”
Hai là, phát triển mạnh khoa học, công nghệ, chú trọng vào việc việc ứng dụng, sáng
tạo công nghệ cao làm động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế tri thức.
Đã từ lâu, chúng ta quan tâm tới việc phát triển khoa học và công nghệ, song trong lĩnh
vực công nghệ chúng ta chưa tập trung vào việc vận dụng và sáng tạo, phát triển công nghệ
cao. Là nước đi sau, Việt Nam có thể bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian để đi ngay
vào các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, không lệ thuộc vào cơ sở hạ tầng đã có. Nhiệm
vụ trung tâm là sử dụng tri thức mới, công nghệ mới của thời đại kết hợp với sáng tạo tri
thức mới, công nghệ mới để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh
các ngành công nghiệp và dịch vụ hàm lượng tri thức cao, giá trị gia tăng cao. Đây chính là
yêu cầu và nội dung của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh
tế tri thức trong thời đại toàn cầu hoá với một trật tự “thế giới phẳng”. 5 lOMoAR cPSD| 45470709
Ba là, tiếp tục đổi mới, phát huy vai trò quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô của Nhà nước
trong cải cách giáo dục - đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ và trong quản lý và phát
triển kinh tế thị trường - xã hội.
Vai trò quản lý của Nhà nước trong điều kiện mới phải được xem như là một quá trình
tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển chứ không đơn thuần là sự thực thi những quyết
sách không sát với thực tiễn. KẾT LUẬN
Trong tổng thể những nội dung đổi mới toàn diện, cần tập trung trọng tâm vào việc nhận
thức lại và thực hiện đúng chức năng, vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế, từ
điều khiển, chỉ huy sang là “kiến trúc sư” trong cải cách giáo dục - đào tạo, trong phát triển
khoa học, công nghệ, trong việc tạo môi trường thuận lợi và động viên mọi nguồn lực để
thực hiện bước chuyển đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền KTTT.
Hơn nữa, cần tăng cường tính minh bạch của chính phủ; phòng chống tham nhũng có
hiệu quả, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia tích cực, sáng tạo trong việc hoạch định và
thực thi chính sách. Trong điều kiện hiện nay, với sự biến đổi nhanh chóng, khó lường của
tình hình thế giới; sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, để phát huy vai
trò tạo điều kiện của nhà nước trong đổi mới và phát triển đòi hỏi công tác chỉ đạo, quản lý,
điều hành của Nhà nước phải hết sức nhạy bén, kiên quyết, sáng tạo, bám sát thực tiễn đất
nước; nâng cao chất lượng hoạt động dự báo, kịp thời đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới.
Hiện nay Việt Nam đang chịu tác động mạnh mẽ của dịch COVID-19 đến các hoạt động
kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Dự báo dịch COVID-19 còn tiếp tục kéo dài, khó
lường; nền kinh tế đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều rủi
ro. Do đó việc thích ứng và phát triển của mỗi quốc gia trong bối cảnh ảnh hưởng của đại
dịch COVID-19 là vấn đề lớn, vừa cấp bách, vừa lâu dài.Đặc biệt, dưới tác động của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đòi hỏi phải có tầm nhìn, giải pháp, hành động đặc biệt
nhằm đưa ra những giải pháp hiệu quả phục hồi và phát triển kinh tế xã hội bền vững thời
kỳ hậu COVID-19. Đồng thời tạo nền tảng, hỗ trợ các động lực tăng trưởng trong dài hạn 6 lOMoAR cPSD| 45470709
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong kỷ nguyên số”, truy cập 23:40 ngày
13/03/2022 https://phutho.gov.vn/vi/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-trong-ky- nguyen-so
2. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, truy cập
23h20ph, ngày 13/03/2022 https://tuyengiao.vn/nghien-cuu/ly-luan/phat-trien-kinh-te-thi- truong-dinh-huong-xa-
hoi-chu-nghia-o-viet-nam-137544
3. Những thành tựu nổi bật trong phát triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc
đẩysự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, truy cập 22h32ph, ngày 13/03/2022
https://moit.gov.vn/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/nhung-thanh-tuu-noi-bat-trong-
phat-trien-cong-nghiep-gop-pha.html
4. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trong quá trình
đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - Điểm nhấn quan trọng trong Nghị
quyết Đại hội XIII của Đảng, PGS, TS. HOÀNG VĂN PHAI - TS. PHÙNG MẠNH
CƯỜNG, truy cập 21h42ph, ngày 13/03/2022
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823807/thuc-day-phat-
trien-khoa-hoc---cong-nghe-va-doi-moi-sang-tao-trong-qua-trinh-day-manh-
congnghiep-hoa%2C-hien-dai-hoa-dat-nuoc---diem-nhan-quan-trong-
trong%C2%A0nghiquyet-dai-hoi-xiii-cua-dang.aspx
5. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, truy cập 21h29p, ngày 13/03/2022
https://lyluanchinhtrivatruyenthong.vn/day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-gan-
voi-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-o-viet-nam-trong-thoi-ky-doi-moi-va-hoi-nhap-quoc- tep24801.html 7