Liên hợp quốc - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Liên hợp quốc - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ
CẢI TỔ LIÊN HỢP QUỐC HIỆN NAY
3.1.Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
Quan hệ của Việt NamLHQ nói chung thể được chia thành hai giai đoạn chính: từ
trước năm 1991, đặc biệt từ năm 1977 khi Việt Nam chính thức gia nhập LHQ đến khi chế độ
XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ; và giai đoạn sau 1991 đến nay.
3.1.1. Thời kỳ trước 1991: Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của LHQ đối với đời sống
quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, không lâu sau khi đất nước giành được độc lập; ngày 14/1/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho đại diện Liên Xô, Anh, Mỹ LHQ yêu cầu các nước này
công nhận nền độc lập của Việt Nam kết nạp Việt Nam vào LHQ. Do tương quan lực lượng
vào những ngày đầu sau khi giành được độc lập, Đảng ta chủ trương cuộc xung đột Việt - Pháp
cần được giải quyết giữa hai nước, không cần sự can thiệp của bên thứ ba. Trong thời kỳ
kháng chiến chống xâm lược Mỹ, chúng ta chủ trương nhất quán không đưa vấn đề về cuộc
chiến tranh Việt Nam ra giải quyết tại LHQ, tuy không gạt bỏ vai trò trung gian hoà giải của
nhân Tổng thư LHQ lúc bấy giờ ông U Thant. Về phía LHQ, trong suốt thời gian từ
1945 đên 1975, Tổ chức này không hề lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh thực dân phi nghĩa
của Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ không ít lần còn dùng HĐBA làm diễn đàn biện
minh cho hành động xâm lược Việt Nam, coi hành động của Mỹ mục đích hoà bình.
Không những thế, Mỹ còn sử dụng diễn đàn này để vu cáo Việt Nam “tấn công” tàu khu trục
của Mỹ (8/1964) vùng biển quốc tế. Trước khi nước nhà được thống nhất, Việt Nam đã đấu
tranh để cả hai miền Bắc Nam đều là quan sát viên tại LHQ. Sau khi thống nhất nước nhà,
bằng chính nghĩa, nước ta đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè, Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của LHQ vào ngày 20/9/1977. Ngay từ những ngày đầu tham gia
LHQ, Việt Nam luôn chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hoà bình, ổn
định, hợp tác Đông Nam Á. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng nhiều quốc gia thành viên
thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các biện pháp cụ thể nhằm phát huy
vai trò của LHQ, tăng cường sự phối hợp của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chạy đua
trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện
pháp hoà bình, bảo vệ độc lập quyền tự quyết của các dân tộc, cải thiện môi trường kinh tế
quốc tế, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Ngay sau khi gia nhập LHQ, nước ta đã vận động, tranh thủ các nước thành viên Đại hội
đồng LHQ thông qua được Nghị quyết A/Res/33/2(1977) kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ
giúp đỡ Việt Nam tái thiết, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Hoạt động của nước ta tại LHQ
trong thời gian này là thực hiện chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đoàn
kết với các lực lượng XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ tiến bộ hội chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đồng thời tranh thủ điều kiện quốc tế
thuận lợi cho việc bảo vệ xây dựng CNXH Việt Nam. Việt Nam cũng đã tích cực, chủ
động phối hợp với các nước trong Phong trào KLK các nước đang phát triển đấu tranh bảo
vệ các nguyên tắc bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, đồng
thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chúng ta cũng tranh thủ
được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám và khoa học kỹ thuật của LHQ phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển của Việt Nam.
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam vào Cămpuchia theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết
dân tộc cứu nước Cămpuchia nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt đầu năm 1979, Mỹ, các
nước phương Tây, Trung Quốc, ASEAN đã sử dụng LHQ để hợp pháp hoá chính quyền
Cămpuchia dân chủ chống lại Nhà nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia, chống lại Việt Nam.
Họ còn tìm cách đưa vấn đề Việt Nam can thiệp Cămpuchia dưới đề mục ‘’tình hình
Cămpuchia’’ ra Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an cũng như vấn đề tranh chấp biên giới Việt-
Trung ra HĐBA LHQ. Tuy nhiên tại HĐBA, Liên đã phủ quyết các nghị quyết này. Hoạt
động của nước ta tại LHQ từ 1979 đến 1990 chủ yếu nhằm giải toả vấn đề Cămpuchia, chủ
trương của nước ta giải quyết vấn đề hòa bình của Cămpuchia ngoài LHQ. Từ năm 1979-
1986, nước ta đạt được yêu cầu gạt bỏ vai trò LHQ về vấn đề Cămpuchia, đề cao lập trường
chính nghĩa của Việt Nam trong việc cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Từ
1986 đến 1991, Việt Nam tính đến vai trò LHQ, từng bước chấp nhận vai trò lớn hơn của
LHQ nên đã tăng cường trao đổi thực chất với Tổng Thư Phó Tổng Thư LHQ phụ
trách vấn đề Cămpuchia. Thực hiện chủ trương giảm đối đầu với ASEAN, nước ta chủ trương
tạm gác lại việc bỏ phiếu về quyền đại diện Cămpuchia không tham gia thảo luận mục “tình
hình Cămpuchia’’. Với việc ký Hiệp định Pari năm 1991 về vấn đề hòa bình ở Cămpuchia, giai
đoạn khó khăn, phức tạp của nước ta tại LHQ cũng chấm dứt.
Nhìn chung, do chịu tác động của chiến tranh lạnh và cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai hệ
thống hội đối lập, quan hệ giữa Việt Nam LHQ thời kỳ trước năm 1991 còn nhiều hạn
chế, bị bao vây cấm vận kéo dài cho nên vai trò, vị thế của nước ta tại LHQ thời gian đó còn rất
khiêm tốn.vậy, nước ta vẫn tranh thủ được một số nguồn vốn viện trợ trực tiếp không hoàn
lại từ Hệ thống phát triển LHQ, từ các tổ chức chuyên môn thuộc Hệ thống phát triển của LHQ,
góp phần cho ta khắc phục hậu quả chiến tranh những khó khăn kinh tế- hội, thiên tai,
giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình...
3.1.2. Thời kỳ từ 1991 đến nay: Sau khi chế độ XHCN Liên các nước Đông Âu
sụp đổ, nước ta đứng trước nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nước ta chủ trương thực hiện
đường lối đổi mới, triển khai chính sách đối ngoại “thêm bạn, bớt thù”, “ra sức phá thế bao vây
cấm vận, tranh thủ càng nhiều bạn càng tốt, giảm bớt càng nhiều kẻ thù càng hay”. Đại hội
VII của Đảng đề ra đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế”; xác định nhiệm vụ đối ngoại của ta“giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị
hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc”, đồng
thời chủ trương “hợp tác bình đẳng cùng lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ
chính trị - hội khác nhau trên sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”. Đại hội VIII của
Đảng đề ra phương châm Việt Nam muốn bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế
phấn đấu hoà bình, độc lập phát triển. Đại hội IX X nâng lên thành chủ trương đối
ngoại “độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”, với phương
châm “sẵn sàng bạn đối tác tin cậy của tất cả các nước”. Với chính sách đối ngoại này, Việt
Nam với LHQ được cải thiện phát triển nhanh chóng. Từ năm 1991 đến nay, thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế
trên tinh thần Việt Nam bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu hòa bình, độc lập phát triển, quan hệ Việt Nam LHQ đã phát triển nhanh chóng.
Việt Nam tham gia ngày càng tích cực và chủ động trên nhiều lĩnh vực trong chương trình nghị
sự của LHQ như vấn đề hòa bình an ninh, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế - hội, kiểm
soát dân số bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người. Sự tham gia đóng góp vị thế
của Việt Nam tại LHQ từng bước được cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu trên
nhiều lĩnh vực.
Trên lĩnh vực hòa bình an ninh quốc tế. Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình
thương lượng và là thành viên của Công ước Cấm vũ khí Hóa học (1998), ký Hiệp ước Cấm thử
hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996; thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) năm
1996 Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với IAEA. Hàng năm, nước ta
tham gia đều đặn vào chế Đăng kiểm khí thông thường của LHQ nhằm thực hiện một
trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước làm tốt nghĩa vụ thành viên LHQ. Việt
Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết và đang phát triển đấu
tranh bảo vệ các nguyên tắc bản của Hiến chương LHQ luật pháp quốc tế, phấn đấu
một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng và bình đẳng, bảo vệ lợi ích của các nước đang
phát triển.
Về lĩnh vực hợp tác phát triển: Việt Nam được LHQ cộng đồng quốc tế đánh giá
nước đi đầu trong các nước đang phát triển trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các
MDGS mà LHQ đề ra. Năm 2005, Việt Nam đã phê duyệt chương trình trọng tâm mới của LHQ
tại Việt Nam (UNDAF), các chương trình nâng cao hiệu quả viện trợ điển hình Cam kết
Hà Nội về hiệu quả viện trợ, Kế hoạch hành động về hài hòa thủ tục viện trợ ở Việt Nam. Trong
đó, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức LHQ được thể hiện bằng việc đạt được
3 mục tiêu chính nêu trong UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng
trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ
hội an sinh hội tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách,
luật pháp cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách hiệu quả cho sự phát triển dựa trên
quyền để thực hiện các giá trị MDGS... Với mối quan hệ tốt đẹp sự tin tưởng vào tương
lai phát triển của Việt Nam, cho đến nay, các tổ chức trong LHQ đã dành cho Việt Nam các
khoản viện trợ gần 2 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1991 - 2000 là hơn 630 triệu USD. Trong giai
đoạn 2006 - 2010 các tổ chức LHQ cam kết tài trợ cho Việt Nam 425 triệu USD.
Với vai trò tích cực và vị thế ngày càng cao của Việt Nam tại LHQ, Việt Nam đã được tín
nhiệm bầu vào nhiều vị trí quan trọng tại Tổ chức này như: Phó Chủ tịch và Quyền Chủ tịch
Đại hội đồng LHQ năm 1997, 2000 2003; thành viên Hội đồng Kinh tế - hội (1997 -
2000); là Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương khóa 33; thành viên của Hội đồng Thống
đốc IAEA nhiệm kỳ 1991 - 1993, 1997 - 1999 2003 - 2005 ; thành viên ủy ban Nhân quyền
(2001 - 2003); thành viên Hội đồng chấp hành UNICEF (1997 - 1998); thành viên Hội đồng
Chấp hành Chương trình phát triển Quỹ Dân số LHQ (2000 - 2002); thành viên Hội đồng
điều hành Liên minh bưu chính thế giới (1999 - 2004), thành viên Liên minh Viễn thông
quốc tế (1994 - 2006). Hiện nay, Việt Nam được LHQ tín nhiệm chọn một trong 8 quốc gia
triển khai thí điểm sáng kiến "Một LHQ" ở cấp độ quốc gia - một nội dung cải tổ quan trọng của
LHQ. Đặc biệt, Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ
2008 - 2009.
3.2. Quan điểm và sự tham gia của Việt Nam về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc
Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000 tại khoá họp 60 Đại hội đồng LHQ, Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam đã phát biểu chia sẻ quan điểm chung cho rằng việc cải tổ LHQ,
trước hết phải nâng cao được hiệu quả hoạt độngtăng cường dân chủ hoá trong phương thức
hoạt động của tổ chức này trên sở củng cố tăng cường các nguyên tắc bản của Hiến
chương. Theo đó cần củng cố vai trò trung tâm và quyền hạn của Đại hội đồng LHQ, cơ quan có
sự tham gia bình đẳng của tất cả các nước thành viên. Đối với HĐBA LHQ, cần cải tiến phương
pháp làm việc để tăng tính dân chủ minh bạch, mở rộng cả thành viên thường trực không
thường trực nhằm bảo đảm rằng HĐBA hành động đại diện cho mọi thành viên LHQ như Hiến
chương quy định. Bộ trưởng Ngoại giao nước ta cũng cho rằng cải tổ LHQ cần được tiến hành
một cách toàn diện trên nhiều lĩnh vực.Theo quan điểm của Việt Nam, cải tổ bộ máy nhân
quyền của LHQ là cần thiết, nhưng cần đảm bảo công bằng và không bị chính trị hoá.
Ngày 13 tháng 9 năm 2005, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu quan điểm
của Việt Nam về kế hoạch cải tổ LHQ đã được Đại Hội đồng khoá 60 thông qua tại New York
rằng “sau 60 năm tồn tại và phát triển, LHQ cần phải được cải tổ để đáp ứng với những thay đổi
của tình hình thế giới hiện nay”. Trong các hoạt động của mình, LHQ cần phải tuân thủ chặt
chẽ, nhất quán các nguyên tắc của Hiến chương LHQ như quyền bình đẳng, chủ quyền quốc
gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, toàn vẹn lãnh thổ nhằm góp phần nâng cao vai trò,
uy tín, hiệu quả và năng lực của mình trong việc đối phó với những thách thức mới, duy trì hoà
bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các thành viên, thực hiện các mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ.
Tại phiên thảo luận cấp cao chung Khoá 62 Đại Hội đồng LHQ sự tham dự của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những
định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới: Đó thúc đẩy mạnh mẽ việc xây
dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên sở luật pháp quốc tế các
nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển,
trong đó có việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hoá trở thành một
lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. phiên
thảo luận này, thay mặt cho Nhà nước nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng đã khẳng định sự cam kết, đồng thời trình bày những hướng tham gia cụ thể để có thể
đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện sứ mạng cao cả của quan này.Với tinh thần tích
cực, xây dựng, hợp tác, trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam quyết tâm phối hợp
cùng các quốc gia thành viên LHQ các đối tác của LHQ phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò
của tổ chức LHQ vì lợi ích chung của các dân tộc.
Ngày 23/9/2008 khai mạc khóa họp lần thứ 63 Đại hội đồng LHQ, Phó Thủ tướng kiêm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tham dự và phát biểu tại phiên họp chung đã đề cập
đến tình hình quốc tế, vai trò của LHQ những cam kết của Việt Nam đóng góp vào nỗ lực
tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và tích cực góp phần vào cải tổ LHQ. Cũng liên quan đến
vấn đề cải tổ LHQ, Việt Nam luôn ủng hộ các nỗ lực và cũng đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao
đối với vấn đề cải tổ LHQ. Để góp phần vào quá trình cải tổ LHQ, Việt Nam hiện là một trong
tám nước đầu tiên trên thế giới được LHQ chọn để thí điểm Sáng kiến “Một Liên Hợp Quốc”
Việt Nam sau khi LHQ triển khai chương trình cải tổ bộ máy các quan đại diện của LHQ
nước ngoài theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
Theo ông John Hendra - điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam thì "Thế giới sẽ
rất quan tâm đến những đang diễn ra tại Việt Nam giờ đây Việt Nam đã thực sự tâm
điểm của công cuộc cải tổ LHQ trên phạm vi toàn cầu. sở của nhận định trên xuất phát từ
việc Việt Nam được chọn một trong 8 nước đầu tiên thực hiện thí điểm cải tổ LHQ cấp độ
quốc gia nhằm tiếp tục tối ưu hóa các hoạt động của tổ chức này ở Việt Nam nhằm hợp nhất các
quan của tổ chức này trên mỗi quốc gia theo hướng kế hoạch chung, ngân sách chung,
lãnh đạo chung, phương thức quản lý và trụ sở chung. Việc lựa chọn Việt Nam làm nơi thí điểm
đầu tiên thực hiện lộ trình cải tổ LHQ, tổ chức này không chỉ cho rằng, Việt Nam đã và đang đi
đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ quá tình tiến tới hoạt động theo một thể thống
nhất của LHQ, mà còn nhận thấy mối quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và LHQ.
Đối với Việt Nam, việc nỗ lực thực hiện cải cách hoạt động của các quan LHQ cấp quốc
gia chỉ là một trong những biểu hiện cụ thể ủng hộ và hưởng ứng tích cực của Việt Nam đối với
công cuộc cải tổ LHQ nói chung trên phạm vi toàn cầu - vấn đề mà Việt Nam đã luôn nhất quán
quan điểm trong nhiều năm qua. Kể từ năm 2000, khi đại diện nước ta cùng đại diện của 188
nước ký cam kết thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đómục tiêu về cải tổ LHQ, tại các
diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn lên tiếng ủng hộ tiến trình cải tổ này luôn nhấn mạnh nội
dung, phương thức cải tổ. Không những thế, Việt Nam còn đưa ra sáng kiến của mình chung
quanh vấn đề cải tổ LHQ. Liên tiếp trong những phiên họp gần đây của LHQ, Việt Nam đều
nhất quán cho rằng, cải tổ HĐBA là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình cải
tổ LHQ quan này cần được cải tổ cả về thành phần lẫn phương thức làm việc nhằm đáp
ứng nguyện vọng của tất cả các nước thành viên LHQ. Nhất quán quan điểm này, Việt Nam tích
cực đưa ra nhiều biện pháp tăng cường vai trò trung tâm của Đại Hội đồng LHQ, đồng thời luôn
khẳng định quan điểm cho rằng cần thủ tiêu tính độc quyền phủ quyết của các nước ủy viên
thường trực HĐBA để đảm bảo tính dân chủ đại diện của HĐBA. Mới đây, trong cuộc gặp
Tổng Thư LHQ Ban Ki-moon tại trụ sở LHQ (6/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
cũng tiếp tục khẳng định sự ủng hộ và hưởngng của Việt Nam đối với công cuộc cải tổ LHQ
nói chung cụ thể "Việt Nam sẽ phối hợp với LHQ thực hiện thành công việc cải tổ hoạt
động của các cơ quan LHQ tại Việt Nam. Về phần mình, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đánh
giá Việt Nam là nước luôn đi đầu trong việc thực hiện tuyên bố Thiên niên kỷ, trong đó có mục
tiêu cải tổ LHQ, trở thành tấm gương cho nhiều nước áp dụng theo.Hoạt động tích cực của
Việt Nam trong vai trò của Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã thể
hiện những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình cải tổ LHQ thời gian qua.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ nói chung,
vào quá trình cải tổ LHQ nói riêng, các quốc gia thành viên LHQ đã nhiều lần bầu Việt Nam
vào chế lãnh đạo của nhiều quan LHQ. Phát biểu về hướng đóng góp của Việt Nam vào
công việc của HĐBA LHQ trong nhiệm kỳ 2008- 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng:
”Chúng ta sẽ nỗ lực cùng các nước góp phần làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa và giải quyết hòa
bình các cuộc xung đột trên thế giới. Việt Nam ủng hộ và luôn sẵn sàng đóng góp cho quá trình
giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, đồng thời lên án và chủ trương loại trừ chủ nghĩa khủng bố
quốc tế dưới mọi hình thức, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam hoan nghênhsẵn sàng
tham gia các chế cả trong ngoài HĐBA về việc tăng cường hỗ trợ tái thiết phát triển
cho những nước vừa trải qua xung đột, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của một quốc gia đã trải
qua quá trình tái thiết phát triển với nhiều vấn đề phải xử sau các cuộc chiến tranh ác liệt
đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đồng thời, chúng ta cũng đang hoàn tất quá trình
chuẩn bị để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, phù
hợp với điều kiện khả năng của mình. Việt Nam sẽ cùng các nước thúc đẩy hợp tác đa
phương trong khuôn khổ LHQ và coi cách tiếp cận đa phương để giải quyết các vấn đề chung
biện pháp hữu hiệu lâu bền. Chúng ta sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình cải tổ LHQ nói
chung đặc biệt HĐBA nói riêng nhằm tăngờng tính đại diện, hiệu quả, dân chủ của
quan này để thể ứng phó một cách hiệu quả với những mối đe dọa thách thức mới của
thế kỷ XXI, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giưới hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”
*
Quan hệ của Việt Nam được mở rộng về mặt ngoại giao với 176 nước, có quan hệ hợp tác
kinh tế - thương mại với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc Việt Nam
thành viên tích cực của nhiều tổ chức diễn đàn toàn cầu khu vực đã tạo những điều kiện
thuận lợi mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên khác trong các công
việc của LHQ. Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình
trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi
trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số phát triển,
phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Sự tham gia đóng góp
vị thế của Việt Nam tại LHQ trong những năm gần đây từng bước được cải thiện và nâng cao cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta thời kỳ đổi
mới. Với những đóng góp tích cực hiệu quả của nước ta đối với Tỏ chức LHQ trong thời
gian qua, Việt Nam đã được nhiều nước thành viên LHQ các quan chức LHQ khen ngợi
đánh giá cao. dụ như: Tại khóa họp lần thứ 5 của Hội đồng nhân quyền (từ 4-15/5/2009)
nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền theo chế kiểm điểm định kỳ (UPR) của LHQ đã
đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, nhất trong công cuộc xóa đói, giảm
nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ (MDGS), hoan nghênh Việt
Nam đã chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, mong muốn Việt Nam
duy trì phát huy những thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ quyền con người cũng như
chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Ngày 13/5/ 2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm tiếp A.R.Mi-ghi-rô, Phó
Tổng Thư ký LHQ đang làm việc tại Việt Nam, Phó Tổng Thư ký LHQ cho rằng : Việt Nam đã
khẳng định vị thế mới trên trường quốc tếcó những đóng góp rất quan trọng trong các hoạt
động của LHQ, đặc biệt với vai ttích cực trách nhiệm của một Uỷ viên không thường
trực HĐBA LHQ cũng như thành công trong việc thực hiện Sáng kiến Một LHQ tại Việt Nam,
coi đây kinh nghiệm tốt, đóng góp cho tiến trình cải t LHQ nói chung. Cũng tại buổi tiếp
*
Nguồn tài liệu tham khảo - Ban Tuyên giáo Trung ương, số 11/2007
này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định: Việt Nam coi
trọng quan hệ với LHQ, mong muốn LHQ phát huy hơn nữa vai trò trên lĩnh vực này và chia sẻ
quan điểm chung LHQ cần cải tổ để đảm đương trọng trách của mình, đồng thời ghi nhận
những tiến bộ vừa qua trong việc cải tổ LHQ. Về phần mình, Việt Nam coi trọng luôn chủ
động, tích cực đóng góp trách nhiệm, thiết thực vào công việc chung của LHQ, nhất
HĐBA. Thời gian qua Việt Nam đã đóng góp trong việc đổi mới hoạt động của LHQ, như
đua sáng kiến góp phần cải tiến phương thức hoạt động của HĐBA tích cực triển khai Sáng
kiến Một LHQ tại Việt Nam.
| 1/9

Preview text:

SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ
CẢI TỔ LIÊN HỢP QUỐC HIỆN NAY
3.1.Quan hệ giữa Việt Nam và Liên hợp quốc
Quan hệ của Việt Nam và LHQ nói chung có thể được chia thành hai giai đoạn chính: từ
trước năm 1991, đặc biệt từ năm 1977 khi Việt Nam chính thức gia nhập LHQ đến khi chế độ
XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu sụp đổ; và giai đoạn sau 1991 đến nay.
3.1.1. Thời kỳ trước 1991: Việt Nam luôn đánh giá cao vai trò của LHQ đối với đời sống
quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, không lâu sau khi đất nước giành được độc lập; ngày 14/1/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho đại diện Liên Xô, Anh, Mỹ ở LHQ yêu cầu các nước này
công nhận nền độc lập của Việt Nam và kết nạp Việt Nam vào LHQ. Do tương quan lực lượng
vào những ngày đầu sau khi giành được độc lập, Đảng ta chủ trương cuộc xung đột Việt - Pháp
cần được giải quyết giữa hai nước, không cần có sự can thiệp của bên thứ ba. Trong thời kỳ
kháng chiến chống xâm lược Mỹ, chúng ta chủ trương nhất quán không đưa vấn đề về cuộc
chiến tranh ở Việt Nam ra giải quyết tại LHQ, tuy không gạt bỏ vai trò trung gian hoà giải của
cá nhân Tổng thư ký LHQ lúc bấy giờ là ông U Thant. Về phía LHQ, trong suốt thời gian từ
1945 đên 1975, Tổ chức này không hề lên tiếng phản đối cuộc chiến tranh thực dân phi nghĩa
của Pháp và Mỹ ở Việt Nam. Trong khi đó, Mỹ không ít lần còn dùng HĐBA làm diễn đàn biện
minh cho hành động xâm lược Việt Nam, coi hành động của Mỹ là vì mục đích hoà bình.
Không những thế, Mỹ còn sử dụng diễn đàn này để vu cáo Việt Nam “tấn công” tàu khu trục
của Mỹ (8/1964) ở vùng biển quốc tế. Trước khi nước nhà được thống nhất, Việt Nam đã đấu
tranh để cả hai miền Bắc và Nam đều là quan sát viên tại LHQ. Sau khi thống nhất nước nhà,
bằng chính nghĩa, nước ta đã tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của bạn bè, Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của LHQ vào ngày 20/9/1977. Ngay từ những ngày đầu tham gia
LHQ, Việt Nam luôn chủ động đóng góp tiếng nói về những vấn đề liên quan đến hoà bình, ổn
định, hợp tác ở Đông Nam Á. Đồng thời, Việt Nam tích cực cùng nhiều quốc gia thành viên
thúc đẩy LHQ thông qua các nghị quyết, quyết định cùng các biện pháp cụ thể nhằm phát huy
vai trò của LHQ, tăng cường sự phối hợp của các dân tộc trong cuộc đấu tranh chống chạy đua
vũ trang, giải trừ quân bị, ngăn ngừa và giải quyết các tranh chấp, xung đột quốc tế bằng biện
pháp hoà bình, bảo vệ độc lập và quyền tự quyết của các dân tộc, cải thiện môi trường kinh tế
quốc tế, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo đảm quyền con người.
Ngay sau khi gia nhập LHQ, nước ta đã vận động, tranh thủ các nước thành viên Đại hội
đồng LHQ thông qua được Nghị quyết A/Res/33/2(1977) kêu gọi cộng đồng quốc tế viện trợ
giúp đỡ Việt Nam tái thiết, hàn gắn vết thương sau chiến tranh. Hoạt động của nước ta tại LHQ
trong thời gian này là thực hiện chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, đoàn
kết với các lực lượng XHCN, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội chống chủ nghĩa đế
quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đồng thời tranh thủ điều kiện quốc tế
thuận lợi cho việc bảo vệ và xây dựng CNXH ở Việt Nam. Việt Nam cũng đã tích cực, chủ
động phối hợp với các nước trong Phong trào KLK và các nước đang phát triển đấu tranh bảo
vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ như nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền,
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, đồng
thời bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Chúng ta cũng tranh thủ
được sự giúp đỡ về nguồn vốn, chất xám và khoa học kỹ thuật của LHQ phục vụ cho sự nghiệp
xây dựng và phát triển của Việt Nam.
Sau khi quân tình nguyện Việt Nam vào Cămpuchia theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết
dân tộc cứu nước Cămpuchia nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pônpốt đầu năm 1979, Mỹ, các
nước phương Tây, Trung Quốc, ASEAN đã sử dụng LHQ để hợp pháp hoá chính quyền
Cămpuchia dân chủ chống lại Nhà nước Cộng hoà nhân dân Cămpuchia, chống lại Việt Nam.
Họ còn tìm cách đưa vấn đề Việt Nam can thiệp Cămpuchia dưới đề mục ‘’tình hình
Cămpuchia’’ ra Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an cũng như vấn đề tranh chấp biên giới Việt-
Trung ra HĐBA LHQ. Tuy nhiên tại HĐBA, Liên Xô đã phủ quyết các nghị quyết này. Hoạt
động của nước ta tại LHQ từ 1979 đến 1990 chủ yếu nhằm giải toả vấn đề Cămpuchia, chủ
trương của nước ta là giải quyết vấn đề hòa bình của Cămpuchia ngoài LHQ. Từ năm 1979-
1986, nước ta đạt được yêu cầu gạt bỏ vai trò LHQ về vấn đề Cămpuchia, đề cao lập trường
chính nghĩa của Việt Nam trong việc cứu nhân dân Cămpuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng. Từ
1986 đến 1991, Việt Nam có tính đến vai trò LHQ, từng bước chấp nhận vai trò lớn hơn của
LHQ nên đã tăng cường trao đổi thực chất với Tổng Thư ký và Phó Tổng Thư ký LHQ phụ
trách vấn đề Cămpuchia. Thực hiện chủ trương giảm đối đầu với ASEAN, nước ta chủ trương
tạm gác lại việc bỏ phiếu về quyền đại diện Cămpuchia và không tham gia thảo luận mục “tình
hình Cămpuchia’’. Với việc ký Hiệp định Pari năm 1991 về vấn đề hòa bình ở Cămpuchia, giai
đoạn khó khăn, phức tạp của nước ta tại LHQ cũng chấm dứt.
Nhìn chung, do chịu tác động của chiến tranh lạnh và cuộc đấu tranh tư tưởng giữa hai hệ
thống xã hội đối lập, quan hệ giữa Việt Nam và LHQ thời kỳ trước năm 1991 còn nhiều hạn
chế, bị bao vây cấm vận kéo dài cho nên vai trò, vị thế của nước ta tại LHQ thời gian đó còn rất
khiêm tốn. Dù vậy, nước ta vẫn tranh thủ được một số nguồn vốn viện trợ trực tiếp không hoàn
lại từ Hệ thống phát triển LHQ, từ các tổ chức chuyên môn thuộc Hệ thống phát triển của LHQ,
góp phần cho ta khắc phục hậu quả chiến tranh và những khó khăn kinh tế- xã hội, thiên tai,
giáo dục, y tế, kế hoạch hoá gia đình...
3.1.2. Thời kỳ từ 1991 đến nay: Sau khi chế độ XHCN ở Liên xô và các nước Đông Âu
sụp đổ, nước ta đứng trước nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, nước ta chủ trương thực hiện
đường lối đổi mới, triển khai chính sách đối ngoại “thêm bạn, bớt thù”, “ra sức phá thế bao vây
cấm vận, tranh thủ càng nhiều bạn bè càng tốt, giảm bớt càng nhiều kẻ thù càng hay”. Đại hội
VII của Đảng đề ra đường lối đối ngoại “độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế”; xác định nhiệm vụ đối ngoại của ta là “giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị
và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, đồng
thời chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ
chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình”. Đại hội VIII của
Đảng đề ra phương châm Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế
phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đại hội IX và X nâng lên thành chủ trương đối
ngoại “độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”, với phương
châm “sẵn sàng là bạn đối tác tin cậy của tất cả các nước”. Với chính sách đối ngoại này, Việt
Nam với LHQ được cải thiện và phát triển nhanh chóng. Từ năm 1991 đến nay, thực hiện
đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế
trên tinh thần Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển, quan hệ Việt Nam và LHQ đã phát triển nhanh chóng.
Việt Nam tham gia ngày càng tích cực và chủ động trên nhiều lĩnh vực trong chương trình nghị
sự của LHQ như vấn đề hòa bình và an ninh, giải trừ quân bị, phát triển kinh tế - xã hội, kiểm
soát dân số và bảo vệ môi trường, thúc đẩy quyền con người. Sự tham gia đóng góp và vị thế
của Việt Nam tại LHQ từng bước được cải thiện và nâng cao cả về chiều rộng và chiều sâu trên nhiều lĩnh vực.
Trên lĩnh vực hòa bình và an ninh quốc tế. Việt Nam tham gia tích cực vào quá trình
thương lượng và là thành viên của Công ước Cấm vũ khí Hóa học (1998), ký Hiệp ước Cấm thử
hạt nhân toàn diện (CTBT) năm 1996; là thành viên của Hội nghị Giải trừ quân bị (CD) năm
1996 và ký Nghị định thư bổ sung Hiệp định bảo đảm hạt nhân với IAEA. Hàng năm, nước ta
tham gia đều đặn vào Cơ chế Đăng kiểm Vũ khí thông thường của LHQ nhằm thực hiện một
trong các biện pháp xây dựng lòng tin với các nước và làm tốt nghĩa vụ thành viên LHQ. Việt
Nam cũng đã chủ động và tích cực phối hợp với các nước Không liên kết và đang phát triển đấu
tranh bảo vệ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, phấn đấu vì
một trật tự chính trị và kinh tế quốc tế công bằng và bình đẳng, bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển.
Về lĩnh vực hợp tác phát triển: Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là
nước đi đầu trong các nước đang phát triển trong công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các
MDGS mà LHQ đề ra. Năm 2005, Việt Nam đã phê duyệt chương trình trọng tâm mới của LHQ
tại Việt Nam (UNDAF), các chương trình nâng cao hiệu quả viện trợ mà điển hình là Cam kết
Hà Nội về hiệu quả viện trợ, Kế hoạch hành động về hài hòa thủ tục viện trợ ở Việt Nam. Trong
đó, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức LHQ được thể hiện bằng việc đạt được
3 mục tiêu chính nêu trong UNDAF là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng
trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ
xã hội và an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách,
luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên
quyền để thực hiện các giá trị và MDGS... Với mối quan hệ tốt đẹp và sự tin tưởng vào tương
lai phát triển của Việt Nam, cho đến nay, các tổ chức trong LHQ đã dành cho Việt Nam các
khoản viện trợ gần 2 tỷ USD, trong đó giai đoạn 1991 - 2000 là hơn 630 triệu USD. Trong giai
đoạn 2006 - 2010 các tổ chức LHQ cam kết tài trợ cho Việt Nam 425 triệu USD.
Với vai trò tích cực và vị thế ngày càng cao của Việt Nam tại LHQ, Việt Nam đã được tín
nhiệm bầu vào nhiều vị trí quan trọng tại Tổ chức này như: là Phó Chủ tịch và Quyền Chủ tịch
Đại hội đồng LHQ năm 1997, 2000 và 2003; là thành viên Hội đồng Kinh tế - xã hội (1997 -
2000); là Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Nông lương khóa 33; thành viên của Hội đồng Thống
đốc IAEA nhiệm kỳ 1991 - 1993, 1997 - 1999 và 2003 - 2005 ; thành viên ủy ban Nhân quyền
(2001 - 2003); thành viên Hội đồng chấp hành UNICEF (1997 - 1998); thành viên Hội đồng
Chấp hành Chương trình phát triển và Quỹ Dân số LHQ (2000 - 2002); thành viên Hội đồng
điều hành Liên minh bưu chính thế giới (1999 - 2004), và thành viên Liên minh Viễn thông
quốc tế (1994 - 2006). Hiện nay, Việt Nam được LHQ tín nhiệm chọn là một trong 8 quốc gia
triển khai thí điểm sáng kiến "Một LHQ" ở cấp độ quốc gia - một nội dung cải tổ quan trọng của
LHQ. Đặc biệt, Việt Nam được bầu làm thành viên không thường trực HĐBA LHQ nhiệm kỳ 2008 - 2009.
3.2. Quan điểm và sự tham gia của Việt Nam về cải tổ bộ máy Liên hợp quốc
Tại các Hội nghị Thiên niên kỷ năm 2000 và tại khoá họp 60 Đại hội đồng LHQ, Bộ
trưởng Ngoại giao Việt Nam đã phát biểu chia sẻ quan điểm chung cho rằng việc cải tổ LHQ,
trước hết phải nâng cao được hiệu quả hoạt động và tăng cường dân chủ hoá trong phương thức
hoạt động của tổ chức này trên cơ sở củng cố và tăng cường các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương. Theo đó cần củng cố vai trò trung tâm và quyền hạn của Đại hội đồng LHQ, cơ quan có
sự tham gia bình đẳng của tất cả các nước thành viên. Đối với HĐBA LHQ, cần cải tiến phương
pháp làm việc để tăng tính dân chủ và minh bạch, mở rộng cả thành viên thường trực và không
thường trực nhằm bảo đảm rằng HĐBA hành động đại diện cho mọi thành viên LHQ như Hiến
chương quy định. Bộ trưởng Ngoại giao nước ta cũng cho rằng cải tổ LHQ cần được tiến hành
một cách toàn diện và trên nhiều lĩnh vực.Theo quan điểm của Việt Nam, cải tổ bộ máy nhân
quyền của LHQ là cần thiết, nhưng cần đảm bảo công bằng và không bị chính trị hoá.
Ngày 13 tháng 9 năm 2005, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu quan điểm
của Việt Nam về kế hoạch cải tổ LHQ đã được Đại Hội đồng khoá 60 thông qua tại New York
rằng “sau 60 năm tồn tại và phát triển, LHQ cần phải được cải tổ để đáp ứng với những thay đổi
của tình hình thế giới hiện nay”. Trong các hoạt động của mình, LHQ cần phải tuân thủ chặt
chẽ, nhất quán các nguyên tắc của Hiến chương LHQ như quyền bình đẳng, chủ quyền quốc
gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, toàn vẹn lãnh thổ nhằm góp phần nâng cao vai trò,
uy tín, hiệu quả và năng lực của mình trong việc đối phó với những thách thức mới, duy trì hoà
bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy sự phát triển chung của các thành viên, thực hiện các mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ.
Tại phiên thảo luận cấp cao chung Khoá 62 Đại Hội đồng LHQ có sự tham dự của Thủ
tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, các vị lãnh đạo các quốc gia đã đề ra những
định hướng lớn cho công việc của LHQ trong thời gian tới: Đó là thúc đẩy mạnh mẽ việc xây
dựng các mối quan hệ quốc tế công bằng, lành mạnh dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế và các
nguyên tắc của Hiến chương LHQ; đóng góp tích cực vào việc thu hẹp khoảng cách phát triển,
trong đó có việc thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, để toàn cầu hoá trở thành một
lực lượng tích cực đối với toàn thể nhân dân thế giới; thực hiện cải tổ toàn diện LHQ. Ở phiên
thảo luận này, thay mặt cho Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Tấn Dũng đã khẳng định sự cam kết, đồng thời trình bày những hướng tham gia cụ thể để có thể
đóng góp hết sức mình vào việc thực hiện sứ mạng cao cả của cơ quan này.Với tinh thần tích
cực, xây dựng, hợp tác, có trách nhiệm trong đời sống quốc tế, Việt Nam quyết tâm phối hợp
cùng các quốc gia thành viên LHQ và các đối tác của LHQ phấn đấu phát huy hơn nữa vai trò
của tổ chức LHQ vì lợi ích chung của các dân tộc.
Ngày 23/9/2008 khai mạc khóa họp lần thứ 63 Đại hội đồng LHQ, Phó Thủ tướng kiêm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm tham dự và phát biểu tại phiên họp chung đã đề cập
đến tình hình quốc tế, vai trò của LHQ và những cam kết của Việt Nam đóng góp vào nỗ lực
tìm giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và tích cực góp phần vào cải tổ LHQ. Cũng liên quan đến
vấn đề cải tổ LHQ, Việt Nam luôn ủng hộ các nỗ lực và cũng đã thể hiện ý thức trách nhiệm cao
đối với vấn đề cải tổ LHQ. Để góp phần vào quá trình cải tổ LHQ, Việt Nam hiện là một trong
tám nước đầu tiên trên thế giới được LHQ chọn để thí điểm Sáng kiến “Một Liên Hợp Quốc” ở
Việt Nam sau khi LHQ triển khai chương trình cải tổ bộ máy các cơ quan đại diện của LHQ ở
nước ngoài theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
Theo ông John Hendra - điều phối viên thường trú của LHQ tại Việt Nam thì "Thế giới sẽ
rất quan tâm đến những gì đang diễn ra tại Việt Nam vì giờ đây Việt Nam đã thực sự là tâm
điểm của công cuộc cải tổ LHQ trên phạm vi toàn cầu. Cơ sở của nhận định trên xuất phát từ
việc Việt Nam được chọn là một trong 8 nước đầu tiên thực hiện thí điểm cải tổ LHQ ở cấp độ
quốc gia nhằm tiếp tục tối ưu hóa các hoạt động của tổ chức này ở Việt Nam nhằm hợp nhất các
cơ quan của tổ chức này trên mỗi quốc gia theo hướng có kế hoạch chung, ngân sách chung,
lãnh đạo chung, phương thức quản lý và trụ sở chung. Việc lựa chọn Việt Nam làm nơi thí điểm
đầu tiên thực hiện lộ trình cải tổ LHQ, tổ chức này không chỉ cho rằng, Việt Nam đã và đang đi
đầu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ và quá tình tiến tới hoạt động theo một thể thống
nhất của LHQ, mà còn nhận thấy mối quan hệ lâu dài, tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và LHQ.
Đối với Việt Nam, việc nỗ lực thực hiện cải cách hoạt động của các cơ quan LHQ ở cấp quốc
gia chỉ là một trong những biểu hiện cụ thể ủng hộ và hưởng ứng tích cực của Việt Nam đối với
công cuộc cải tổ LHQ nói chung trên phạm vi toàn cầu - vấn đề mà Việt Nam đã luôn nhất quán
quan điểm trong nhiều năm qua. Kể từ năm 2000, khi đại diện nước ta cùng đại diện của 188
nước ký cam kết thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu về cải tổ LHQ, tại các
diễn đàn quốc tế, Việt Nam luôn lên tiếng ủng hộ tiến trình cải tổ này và luôn nhấn mạnh nội
dung, phương thức cải tổ. Không những thế, Việt Nam còn đưa ra sáng kiến của mình chung
quanh vấn đề cải tổ LHQ. Liên tiếp trong những phiên họp gần đây của LHQ, Việt Nam đều
nhất quán cho rằng, cải tổ HĐBA là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong quá trình cải
tổ LHQ và cơ quan này cần được cải tổ cả về thành phần lẫn phương thức làm việc nhằm đáp
ứng nguyện vọng của tất cả các nước thành viên LHQ. Nhất quán quan điểm này, Việt Nam tích
cực đưa ra nhiều biện pháp tăng cường vai trò trung tâm của Đại Hội đồng LHQ, đồng thời luôn
khẳng định quan điểm cho rằng cần thủ tiêu tính độc quyền phủ quyết của các nước ủy viên
thường trực HĐBA để đảm bảo tính dân chủ đại diện của HĐBA. Mới đây, trong cuộc gặp
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon tại trụ sở LHQ (6/2007), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
cũng tiếp tục khẳng định sự ủng hộ và hưởng ứng của Việt Nam đối với công cuộc cải tổ LHQ
nói chung và cụ thể là "Việt Nam sẽ phối hợp với LHQ thực hiện thành công việc cải tổ hoạt
động của các cơ quan LHQ tại Việt Nam. Về phần mình, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đánh
giá Việt Nam là nước luôn đi đầu trong việc thực hiện tuyên bố Thiên niên kỷ, trong đó có mục
tiêu cải tổ LHQ, và trở thành tấm gương cho nhiều nước áp dụng theo.Hoạt động tích cực của
Việt Nam trong vai trò của Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008 - 2009 đã thể
hiện những đóng góp của Việt Nam vào tiến trình cải tổ LHQ thời gian qua.
Ghi nhận những đóng góp nhiều mặt của Việt Nam vào công việc của LHQ nói chung,
vào quá trình cải tổ LHQ nói riêng, các quốc gia thành viên LHQ đã nhiều lần bầu Việt Nam
vào cơ chế lãnh đạo của nhiều cơ quan LHQ. Phát biểu về hướng đóng góp của Việt Nam vào
công việc của HĐBA LHQ trong nhiệm kỳ 2008- 2009, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng:
”Chúng ta sẽ nỗ lực cùng các nước góp phần làm giảm căng thẳng, ngăn ngừa và giải quyết hòa
bình các cuộc xung đột trên thế giới. Việt Nam ủng hộ và luôn sẵn sàng đóng góp cho quá trình
giải trừ quân bị toàn diện và triệt để, đồng thời lên án và chủ trương loại trừ chủ nghĩa khủng bố
quốc tế dưới mọi hình thức, phù hợp với luật pháp quốc tế. Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng
tham gia các cơ chế cả trong và ngoài HĐBA về việc tăng cường hỗ trợ tái thiết và phát triển
cho những nước vừa trải qua xung đột, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của một quốc gia đã trải
qua quá trình tái thiết và phát triển với nhiều vấn đề phải xử lý sau các cuộc chiến tranh ác liệt
và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đồng thời, chúng ta cũng đang hoàn tất quá trình
chuẩn bị để có thể tham gia một cách có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ, phù
hợp với điều kiện và khả năng của mình. Việt Nam sẽ cùng các nước thúc đẩy hợp tác đa
phương trong khuôn khổ LHQ và coi cách tiếp cận đa phương để giải quyết các vấn đề chung là
biện pháp hữu hiệu và lâu bền. Chúng ta sẽ tiếp tục đóng góp vào quá trình cải tổ LHQ nói
chung và đặc biệt là HĐBA nói riêng nhằm tăng cường tính đại diện, hiệu quả, dân chủ của cơ
quan này để có thể ứng phó một cách có hiệu quả với những mối đe dọa và thách thức mới của
thế kỷ XXI, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giưới vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” *
Quan hệ của Việt Nam được mở rộng về mặt ngoại giao với 176 nước, có quan hệ hợp tác
kinh tế - thương mại với hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc Việt Nam là
thành viên tích cực của nhiều tổ chức và diễn đàn toàn cầu và khu vực đã tạo những điều kiện
thuận lợi mới cho sự hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia thành viên khác trong các công
việc của LHQ. Việt Nam được LHQ đánh giá cao về việc hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ, triển khai thành công đồng thời chia sẻ kinh nghiệm của mình
trong việc thực hiện các chương trình hành động của các hội nghị LHQ về phát triển xã hội, môi
trường, an ninh lương thực, tài chính cho phát triển, nhà ở, nhân quyền, dân số và phát triển,
phụ nữ, trẻ em, chống phân biệt chủng tộc, phòng chống HIV/AIDS… Sự tham gia đóng góp và
vị thế của Việt Nam tại LHQ trong những năm gần đây từng bước được cải thiện và nâng cao cả
chiều rộng lẫn chiều sâu, phù hợp với đường lối và chính sách đối ngoại của nước ta thời kỳ đổi
mới. Với những đóng góp tích cực và có hiệu quả của nước ta đối với Tỏ chức LHQ trong thời
gian qua, Việt Nam đã được nhiều nước thành viên LHQ và các quan chức LHQ khen ngợi và
đánh giá cao. Ví dụ như: Tại khóa họp lần thứ 5 của Hội đồng nhân quyền (từ 4-15/5/2009)
nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền theo cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR) của LHQ đã
đánh giá cao những thành tựu nhiều mặt của Việt Nam, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm
nghèo và thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của LHQ (MDGS), hoan nghênh Việt
Nam đã chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền, mong muốn Việt Nam
duy trì và phát huy những thành tựu đã đạt được trong việc bảo vệ quyền con người cũng như
chia sẻ kinh nghiệm với các nước. Ngày 13/5/ 2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ
tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm tiếp bà A.R.Mi-ghi-rô, Phó
Tổng Thư ký LHQ đang làm việc tại Việt Nam, Phó Tổng Thư ký LHQ cho rằng : Việt Nam đã
khẳng định vị thế mới trên trường quốc tế và có những đóng góp rất quan trọng trong các hoạt
động của LHQ, đặc biệt là với vai trò tích cực có trách nhiệm của một Uỷ viên không thường
trực HĐBA LHQ cũng như thành công trong việc thực hiện Sáng kiến Một LHQ tại Việt Nam,
coi đây là kinh nghiệm tốt, đóng góp cho tiến trình cải tổ LHQ nói chung. Cũng tại buổi tiếp
* Nguồn tài liệu tham khảo - Ban Tuyên giáo Trung ương, số 11/2007
này, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm khẳng định: Việt Nam coi
trọng quan hệ với LHQ, mong muốn LHQ phát huy hơn nữa vai trò trên lĩnh vực này và chia sẻ
quan điểm chung là LHQ cần cải tổ để đảm đương trọng trách của mình, đồng thời ghi nhận
những tiến bộ vừa qua trong việc cải tổ LHQ. Về phần mình, Việt Nam coi trọng và luôn chủ
động, tích cực đóng góp có trách nhiệm, thiết thực vào công việc chung của LHQ, nhất là
HĐBA. Thời gian qua Việt Nam đã có đóng góp trong việc đổi mới hoạt động của LHQ, như
đua sáng kiến góp phần cải tiến phương thức hoạt động của HĐBA và tích cực triển khai Sáng
kiến Một LHQ tại Việt Nam.