Linga- YONI - ĐAA - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Linga- YONI - ĐAA - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học.
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LINGA – YONI
• Biểu tượng Linga là gì ?
- Theo truyền thuyết Ấn Độ, thần Shiva xuất hiện với cột lửa có hình
dương vật biểu hiện đặc tính Dương của thần.
- Linga biểu tượng cho: + Sinh sôi nảy nở. + Hòa hợp âm dương. + Năng lực sáng tạo.
• Biểu tượng Yoni là gì ?
- Yoni thể hiện đặc tính âm, là một đại diện sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ
- Là một biểu tượng cho năng lượng sinh sản nữ tính thiêng liêng.
- Theo nghĩa đen của tiếng Phạn, Yoni nghĩa là âm đạo, âm hộ, tử
cung, là nguồn gốc của mọi nguồn sống
- Như vậy linga và yoni chính là biểu hiện hai mặt âm dương của
vũ trụ thể hiện sự sinh tồn của loài người, là nguồn gốc của mọi sự sáng tạo.
Khi Ấn Độ giáo ra đời, theo thần thoại về Siva, thì vị thần này xuất
hiện đầu tiên là một cột lửa hình dương vật. Sau này, con người đã
biểu tượng hóa (Linga và Yoni) để thờ thần Siva, coi Linga là biểu
hiện đặc tính dương, Yoni là biểu hiện đặc tính âm của thần. Dạng
Linga kết hợp với Yoni hay còn gọi là Linga-Yoni được coi là biểu
tượng sự sáng tạo của thần Siva. Ở dạng này, thần Siva còn được
gọi là “Thần giấc ngủ”.Bộ phận sinh thực khí Linga –Yoni thường
được thờ trong tháp Chăm, biểu tượng cho thần Siva và sự sinh sôi, phát triển.
Tượng thần Shiva bằng đá cát, cuối thế kỷ XII ở Tháp Mẫm, An Nhơn,
Bình Định. Hiện Trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Linga, Yoni không chỉ được tôn thờ ở Ấn Độ, mà còn được tôn thờ khá
phổ biến ở các nước có sự tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của Ấn Độ
giáo, trong đó có Chămpa lúc bấy giờ. Linga và Yoni ở Chămpa có
những đặc điểm riêng của nó và không ở đâu Linga -Yoni lại có số
lượng nhiều, hình dáng đa dạng và kích thước lớn như ở Champa.
Loại hình Linga, Yoni ở Chămpa có thể được coi là một trong những
biểu hiện về sự ảnh hưởng sâu đậm văn hóa, tôn giáo của Ấn Độ mà
Chămpa lại là biểu hiện mạnh mẽ nhất về Chămpa hóa những yếu tố
văn hóa, tôn giáo tiếp thu được của Ấn Độ giáo. Hình tượng Linga ở
điêu khắc Chămpa có một đặc điểm gần như phổ biến là trên đầu
Linga thường hơi bằng, trừ số rất ít có hình vòng cầu hoặc hình chóp.
Linga có ba loại cơ bản. Loại chỉ là một khối bốn cạnh. Loại Linga có
hai phần, phần trên là khối hình trụ tròn, phần dưới là khối bát giác
hoặc khối vuông. Loại thứ ba gồm có ba phần, phần trên là khối hình
trụ tròn, phần dưới là khối bát giác, ở phần dưới cùng là khối vuông.
Loại thứ ba khá phổ biến ở điêu khắc Chămpa, là biểu thị ý niệm tôn
thờ cả ba vị thần của Ấn Độ giáo (Brama, Visnu, Siva) còn được gọi
là “Tam vị nhất linh”, trong chừng mực nào đó lại mang ý nghĩa nhấn
mạnh yếu tố vương quyền ở Chămpa.
Thông thường Linga và Yoni kết hợp với nhau tạo thành một chỉnh
thể gọi chung là Linga-Yoni. Đa số mỗi bệ Yoni, trên đó được thể hiện
một Linga; nhưng trong điêu khắc Chămpa có trường hợp ở bệ được
thể hiện trên đó nhiều Linga và đặc biệt hơn nữa là trên Yoni lại được
thay thế Linga bằng hình người (hay thần) ngồi trên đó, như bộ Yoni
ở tháp chính Po Naga Nha Trang, có thể đây là hình tượng nữ thần Po
Naga. Mặt khác, việc biểu thị Linga có thể còn mang ý nghĩa triết
học của duy vật tự phát về sự giải thích quá trình phát sinh, phát
triển và diệt vong của sự vật, cũng như việc quy tụ các vị thần thánh
ba ngôi tối linh trong Ấn Độ giáo, là sự giải thích thế giới trong sự
vận động với ba khuynh hướng tất yếu và căn bản là: sáng tạo (vật
được sinh ra), bảo tồn (vật được tồn tại), hủy diệt (sự vật được biến
đổi sang cái mới) của triết học Ấn Độ.
Tượng Linga- Yoni hiện đang trưng bày tại khu trưng bày ngoài trời
Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
Hình tượng Linga và Yoni tại thánh địa Mỹ Sơn
Tượng Yoni lần đầu tiên được phát hiện tại Bình Định
Hình tượng Yoni trong điêu khắc Chămpa cũng rất đa dạng, nhìn
chung có các loại hình chính như loại khối hình chữ nhật hoặc gần
khối vuông, loại hình khối tròn, được trang trí xung quanh hình cánh
sen và đặc biệt Yoni loại khối tròn nhưng xung quanh lại trang trí hình ngực phụ nữ.
Tại Việt Nam Linga và Yoni được tìm khu bảo tồn Cát Tiên Lâm
Đồng. Tại Quảng Nam người ta tìm thấy Linga và Yoni ở lãnh địa
Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng 70km. - Chămpa chịu ảnh hưởng
tiếp thu văn hóa Ấn Độ giáo sâu sắc , Linga và Yoni là biểu hiện
văn hóa của người Chămpa- Tại Ấn Độ người tìm thấy vùng Indus
thuộc chủng tộc Dravidan - Sunmeria.- Tại Nhà Sàn Tây Nguyên, các
nghệ nhân đã làm chạm khắc gia công từ đá thạch anh biểu
tượng Linga và Yoni để lưu giữ và tưởng nhớ văn hóa người nguyên thủy.
Trong lễ hội Ka Tê của đồng bào miền Trung tắm cho Liga và
Yoni, họ tưới nước lên đầu liga. Nước chảy trên mặt Yoni vào chỗ
lòm và phần theo vòi ra ngoài.- Họ quan niệm khi uống thứ nước
thiêng này sẽ con cháu đầy đàn gặp nhiều may mắn.- Tại Nhà Sàn
Tây Nguyên, anh em thường tưới nước lên , nước chảy ra anh em lấy
đó nấu lên làm nước uống. Hoặc lấy nước đó tưới cây rất xanh tốt.
https://baotanglichsu.vn/vi/Articles/3101/15323/tin-nguong-tho-
linga-va-yoni-cua-nguoi-champa.html
https://honamphoto.com/linga-va-yoni-la-gi/
http://www.webdanang.com/da-nang/du-lich/tham-quan/Van-hoa-
nghe-thuat/Bao-tang-cham/cac-bo-suu-tap/dha-vatlinh
https://chammuseum.vn/QLHVXemhienvat.aspx?
IDHV=4&TEN=Linga%20-%20Yoni