-
Thông tin
-
Hỏi đáp
LSTH PHƯƠNG ĐÔNG | Triết học - MacLenin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Lịch sử triết học Phương Đông" là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực Triết học - MacLenin tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đề này thường bao gồm nghiên cứu về triết học của các văn hóa và quốc gia ở khu vực Phương Đông, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Triết học - Mac Lênin 19 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
LSTH PHƯƠNG ĐÔNG | Triết học - MacLenin | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
"Lịch sử triết học Phương Đông" là một chủ đề quan trọng trong lĩnh vực Triết học - MacLenin tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Chủ đề này thường bao gồm nghiên cứu về triết học của các văn hóa và quốc gia ở khu vực Phương Đông, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Môn: Triết học - Mac Lênin 19 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40190299 LSTH PHƯƠNG ĐÔNG
Triết học Mác Lenin (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40190299
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐHQG.TP.HCM KHOA TRIẾT HỌC
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
Đề tài: ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC CÁC TRƯỜNG PHÁI PHI
CHÍNH THỐNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Giảng viên: TS. Phạm Thị Loan
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023 lOMoAR cPSD| 40190299
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 3 1.
Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................................. 3 2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 4
2.1. Mục tiêu ........................................................................................................................................ 4
2.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................................................... 4 3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................................... 5 4.
Phương pháp nghiên cứu. ............................................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 6
Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG
CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ................................................................................................................................. 6 1.1.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ..................................................................................................... 6 1.1.1.
Điều kiện địa lý, tự nhiên .................................................................................................... 6 1.1.2.
. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................................. 7
Chương II : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC CÁC TRƯỜNG PHÁI PHI CHÍNH THỐNG CỦA
TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ................................................................................................................... 8 1.1
Tư tưởng triết học của các trường phái không chính thống. ................................. 8 1.1.1
Trường phái Lokayata: ....................................................................................... 9 1.1.2
Buddha (phật giáo). ........................................................................................... 10 1.1.3
Trường phái Jaina .............................................................................................. 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................................ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................ 17 lOMoAR cPSD| 40190299 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ấn Độ thời cổ đại là một vùng đất lý tưởng để hình thành nhiều
tư tưởng triết học và những tôn giáo. Tạo nên một Ấn Độ với đa dạng
những tư tưởng cùng song hành và phát triển đến thời nay. Trong đó
phải kể đến: Ấn Độ giáo với tiền thân là đạo Rig – Véda, đạo
Balamon, Phật giáo, đạo Jaina, đạo Joga,…
Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và tư tưởng lớn
của Phương Đông cổ đại. Ở đây, Triết học hay Tôn giáo đều phải chịu
ảnh hưởng trực tiếp và bị chi phối bởi những tư tưởng hữu thần và vô
thần. Tuy vậy, những nền tư tưởng này dường như đều có chung một
xu hướng “Hướng nội”. Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết
học - tôn giáo Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề
nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải
thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ
trụ. Lúc bấy giờ, Kinh Véda được xem là chân lý của sự sống của con
người và thế giới xung quanh họ. Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo là hệ tư
tưởng giữ địa vị thống trị. Trong khi đó, có những trường phái cho
rằng thế giới này là vô thần hay phủ nhận đi cái uy lực, phủ nhận đi tư
tưởng của Kinh Véda, những trường phái ấy được gọi chung là trường phái phi chính thống.
Hệ thống phi chính thống gồm: Các trường phái triết học duy
vật, vô thần trong phong trào mới, tự do tư tưởng Đông Ấn, trường
phái duy vật tiêu biểu Lokayata hay chủ nghĩa duy vật khoái lạc
Charvaka; Những trường phái chống lại uy thế của kinh Véda và sự
thống trị của đạo Balamon, phản đối chế độ đẳng cấp: Phật giáo và đạo Jaina.
Tuy được phân biệt như vậy, nhưng những giá trị mà các tư
tưởng này mang lại thì đời sau này không phủ nhận hoàn toàn mà
ngược lại thì được sùng bái và duy trì đến hiện giờ, điển hình là Phật
giáo. Trong điều kiện hiện nay việc tìm hiểu những giá trị trong quá
khứ sẽ là cần thiết nhằm phát huy giá trị tích cực, tạo nền tảng để xây
dựng cuộc sống hiện tại. Những giá trị tích cực đó sẽ giúp chúng ta
giải quyết những vấn đề bất cập, thoát ly được khổ đau, xóa vô minh lOMoAR cPSD| 40190299
và nhìn nhận lại bản ngã của chính mình để xây dựng cuộc sống hiện
tại hạnh phúc và tốt đẹp. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng giải thoát
trong hệ thống triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại là hết sức
cần thiết. Trên cơ sở đó chúng ta hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về tư tưởng
giải thoát, từ đó có cách nhìn, cách đánh giá đúng đắn khách quan
nhằm tìm kiếm các giải pháp thích hợp, hạn chế giá trị tiêu cực, phát
huy các giá trị tích cực của nó.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu
Trên cơ sở phân tích và khẳng định tư tưởng có giá trị của các
trường phái triết học phi chính thống, xây dựng các giải pháp nhằm
phát huy những giá trị tích cực, hạn chế yếu tố tiêu cực của các trường
phái phi chính thống trong triết học Ấn Độ cổ đại để xây dựng đời
sống tinh thần lành mạnh của con người. 2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Ấn Độ cổ đại
- Phân tích, làm rõ những đặc điểm tư tưởng trong hệ thống triết
học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại
- Rút ra ý nghĩa, giá trị và các mặt hạn chế của tư tưởng phi chính thống
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng là nội dung của trường phái: Lokayata, Charva, Phật giá, Jaina.
- Tập trung nghiên cứu về những đặc điểm đặc thù của những
trường phái phi chính thống kể trên.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này xuất hiện hầu hết đều có
trong các công trình nghiên cứu. Chia vấn đề ra chi tiết, sau đó tổng
hợp đánh giá bao quát. Việc phân tích các triết lý, các vấn đề của thời
đại một cách chi tiết, sau đó khái quát từng giai đoạn lịch sử, từng
mảng của nhân sinh quan, từng nhóm nội dung, giúp tiểu luận có cái
nhìn sâu sắc và toàn cảnh, mang tính thuyết phục.
Phương pháp cấu trúc - hệ thống: giúp có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc và
thấu đáo hơn bề mặt tổng thể của đề tài. lOMoAR cPSD| 40190299
Ngoài ra, trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi kết hợp sử dụng thêm một
số phương pháp khác nhằm triển khai đề tài được sáng rõ và sâu sắc
như phương pháp logic, quy nạp và diễn dịch, đối chiếu và so sánh,
trừu tượng hóa, khái quát hóa và phương pháp văn bản học để nghiên
cứu và trình bày đề tài. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA HỆ THỐNG
TRIẾT HỌC PHI CHÍNH THỐNG CỦA ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
Là một quốc gia thuộc Nam Á, Ấn Độ là một đất nước vô cùng phong phú
đa dạng, hội đủ mọi sắc thái về điều kiện tự nhiên. Đó là một bán đảo hình
tam giác tưởng chừng như một khối thống nhất đơn giản về địa hình, khí
hậu nhưng đi sâu vào tìm hiểu mới thấy được sự đa dạng và phức tạp của
điều kiện tự nhiên. Ấn Độ là một tiểu lục địa vừa cách biệt với bên ngoài
vừa chia cắt ở bên trong. Tuy nhiên, đây lại là một yếu tố giúp cho đất nước
này bảo tồn được bản sắc văn hóa của mình những yếu tố văn hóa truyền
thống cổ xưa nhất thế giới.
Bên cạnh những sự tích, những bí ẩn về dãy núi Hymalaya, Ấn Độ còn có
những cánh rừng bạt ngàn, bí ẩn không kém.Với vị trí địa lý tương đối biệt
lập so với thế giới xung quanh do bị ngăn cách bởi đồi núi hiểm trở, đại
dương mênh mông, văn minh Ấn Độ có những bước thăng trầm của nó.
Điều kiện này bảo đảm cho việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhưng
cũng đồng thời làm cho xã hội Ấn trì trệ không phát triển, vì thế mà tạo điều
kiện thuận lợi cho tôn giáo phát triển.
1.1.2. . Điều kiện kinh tế - xã hội
Về mặt chính trị, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng giải
thoát của hệ thống triết học phi chính thống Ấn Độ cổ đại. Xã hội Ấn Độ
không có quan hệ phong kiến giống như kiểu ở 6 Hy – La, cũng không có
quan hệ phong kiến giống như ở các nước Tây Âu. Đặc điểm rõ nét nhất của
Ấn Độ thời kỳ này là xã hội phân biệt đẳng cấp vô cùng sâu sắc. Sự phân
chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ đã làm cho kết cấu xã hội ở đây khá phức
tạp. Chế độ phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ được coi là bất biến với những luật
lệ hà khắc và vô cùng khắt khe. lOMoAR cPSD| 40190299
Về mặt kinh tế, trong bất cứ một xã hội nào, kinh tế là yếu tố vô cùng quan
trọng, là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội cũng như tư tưởng của xã
hội đó. Tư tưởng giải thoát của các trường phái triết học phi chính thống
cũng bắt nguồn từ tồn tại xã hội, từ đặc điểm kinh tế Ấn Độ đương thời.
Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế Ấn Độ thời kỳ này đó là sự xuất hiện
sớm và tồn tại dai dẳng của công xã nông thôn. Đó là một hình thức sản
xuất vật chất mang tính cộng đồng kiểu công xã nguyên thủy và chế độ
quốc hữu về ruộng đất được thiết lập trên cơ sở của nền sản xuất công xã.
Về mặt xã hội, thời kỳ này đã xuất hiện chế độ đẳng cấp góp phần quy định
cơ cấu xã hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Đó là chế
độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề
nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tục cấm kỵ hôn nhân. Xã hội Ấn Độ cổ
không chỉ bị đè nặng bởi nỗi khổ do quan hệ bất công và sự bóc lột hà khắc
của giai cấp quí tộc chủ nô đối với giai cấp nô lệ và những kẻ tôi tớ, mà còn
bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt chủng tính, màu da, sắc tộc, còn gọi là chế
độ đẳng cấp hết sức nghiệt ngã gây nên. Chế độ đẳng cấp không chỉ góp
phần qui định cơ cấu, trật tự xã hội Ấn Độ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến
nội dung và tính chất của các quan điểm triết lý tôn giáo Ấn Độ cổ đại. lOMoAR cPSD| 40190299
Chương II : ĐẶC ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC CÁC TRƯỜNG PHÁI PHI
CHÍNH THỐNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
1.1Tư tưởng triết học của các trường phái không chính thống.
Triết học Ấn Độ ra đời và phát triển cũng như các nền triết học khác đều
dựa trên những cơ sở nhất định. Trong đó đặc điểm chung của các trường
phái triết học Ấn Độ cổ đại là vấn đề tìm ra biện pháp để giải thoát ra khỏi
cuộc sống hạn chế và đau khổ. Có thể khai thác những đặc điểm cơ bản của
các trường phái triết học phi chính thống đó là:
Thứ nhất, các trường phái triết học phi chính thống, tuy cùng có những
điểm chung như không tin có thượng đế, nghi ngờ và phủ 8 nhận quyền uy
của kinh Veda, phê phán giáo lý Bàlamôn, đả kích chế độ phân biệt đẳng
cấp trong xã hội, nhưng giữa họ lại có sự khác biệt nhau trong cả quan điểm
về thế giới cũng như quan điểm về nhân sinh.
Thứ hai, khác với các trường phái triết học chính thống, bởi vì triết học
chính thống họ chỉ cần thừa nhận những nguyên lý căn bản của xã hội Ấn
Độ chính thống, chấp nhận quyền uy của kinh Veda, Upanishad, biện hộ cho
giáo lý đạo Bàlamôn, bảo vệ cho chế độ phân biệt đẳng cấp, rồi họ có thể tự
do phát triển tư tưởng của họ theo các hình thức và khuynh hướng khác nhau tuỳ ý thích.
Thứ ba, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với
tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo.
Thứ tư, triết học phi chính thống của Ấn Độ cổ đại quan tâm đến nhiều vấn
đề, nhưng vấn đề chủ yếu là vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề giải thoát.
Thứ năm, triết học Ấn Độ vừa mang tính thống nhất, vừa mang tính đa
dạng. Đa dạng ở chỗ triết học Ấn Độ chia thành nhiều khuynh hướng, nhiều
nhánh nhỏ; trừ chủ nghĩa duy vật, mỗi trường phái là những con đường khác
nhau để đi đến giải thoát; nhiều vấn đề khác nhau được đặt ra ở những trường phái khác nhau..
Thứ sáu, tư duy hướng nội của người Ấn Độ là điểm khởi nguồn cho việc đề
cao con người, đề cao nội tâm con người, đề cao giải thoát trong tâm linh
mà trong nhiều tôn giáo – triết học Ấn Độ đều bàn tớ lOMoAR cPSD| 40190299
1.1.1 Trường phái Lokayata:
Trường phái Lokayata Lokayata là một trào lưu triết học duy vật vô thần triệt
để, được hình thành rất sớm từ trong phong trào đấu tranh chống lại quan điểm
duy tâm, tôn giáo của kinh Vêđa, phê phán chế độ phân biệt đẳng cấp, đòi tự do
tư tưởng và bình đẳng xã hội ở vùng Đông ấn.
Về bản thể luận: Học thuyết triết học này đề cao thuyết tương đối, theo thuyết này:
tồn tại đầu tiên là bất biến, vô thủy, vô chung, sự biến chuyển của vạn vật là không cùng.
Thế giới vạn vật vừa bất biến vừa biến chuyển. Cái bất biến, vĩnh hằng là vật chất;
cái không bất biến, không vĩnh hằng là các dạng của vật chất, giống như đất sét
không thay đổi, nhưng những cái bình nặn bằng đất sét thì luôn thay đổi.
Phái Lokayata cho rằng thế giới này là thế giới vật chất. Tất cả mọi sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và không khí tạo thành.
Bốn nguyên tố đó có khả năng tự tồn tại, tự vận động, biến đổi, chuyển hóa lẫn
nhau trong không gian, tự liên kết với nhau để tạo thành vạn vật kể cả con người -
một thực thể có ý thức. Và ngay cả ý thức, lý tính và các giác quan cũng do sự kết
hợp ấy mà nên. Sau khi sinh vật chết đi thì sự kết hợp ấy cũng tan rã thành nguyên tố.
Khi giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, phái Lokayata cho
rằng: "vật chất sinh ra ý thức cũng như gạo nấu thành rượu, nhưng rượu khác gạo
ở chỗ có chất men say". ý thức là thuộc tính cố hữu của thân thể, rời khỏi nhục thể
thì ý thức cũng không còn. ý niệm về "cái tôi", "cái tinh thần", "linh hồn" không
thể tách rời thân thể. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi",
"cái tinh thần", "linh hồn" cũng hết. Từ đó phái Lokayata phủ nhận thuyết luân hồi,
nghiệp báo và chế giễu quan niệm "giải thoát" trong các hệ thống triết học khác.
Đồng thời, họ khẳng định rằng con người chỉ sống có một lần trên thế gian này. Vì
vậy, cần phải sống cho chính cuộc đời này chứ không phải sống vì cuộc đời ở một
thế giới khác. . Không thừa nhận nghiệp luân hồi, không thừa nhận thượng đế hay
Brahman sáng tạo và chi phối vũ trụ. Các hiện tượng tự nhiên không hề liên quan
đến các giá trị của con người. Họ chống lại chế độ phân chia đẳng cấp khắc nghiệt lOMoAR cPSD| 40190299
của Balamon, thể hiện tinh thần công phẫn chống lại gôm cùm tôn giáo. Nó có
ảnh hưởng đáng kể tới các trào lưu tư tưởng khác và góp phần thúc đẩy sự phát
triển của khoa học ở Ấn Độ.
Từ những luận điểm triết học trên, ta thấy trường phái Lokayata là một trường phái
triết học duy vật triệt để nhất trong lịch sử triết học ấn Độ cổ - trung đại. Dù không
để lại một tác phẩm triết học nào cho đời sau nhưng các tư tưởng triết học duy vật
thô sơ, mộc mạc và chất phác, song về cơ bản là đúng đắn của phái Lokayata đã
trường tồn và phát triển suốt nhiều thế kỷ. Giá trị của những tư tưởng triết học đó
không chỉ ở chỗ nó chống lại chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo, mà còn là cơ sở cho
sự phát triển của chủ nghĩa duy vật khoa học sau này..
1.1.2 Buddha (phật giáo).
Phật giáo xuất hiện khi công cụ bằng sắt trở nên phổ biến, kinh tế và
thương mại có bước phát triển vượt bậc, con người bon chen, khổ sở.
Phật giáo ra đời trên cơ sở phên phán đạo Balamon về chế độ đẳng cấp, về học
thuyết linh hồn bất tử và thần tạo vật, khi mà các học thuyết cũ đã lỗi thời còn các
học thuyết mới quá nhiều gây nên sự lúng túng, hoang mang cho con người.
Thế giới quan của phật giáo không tách rời nhân sinh quan bởi lẽ nghiên
cứu, khảo sát thế giới mà tách rời khỏi con người thì đức phật không chấp nhận.
Phật giáo cho rằng mọi sự vật hiện tượng đều phải xem xét đến các chân
tướng (thực tướng) của nó, tránh mọi mường tượng, tưởng tượng vì đó là
nguyên nhân dẫn đến sai lầm. Chân tướng giống khái niệm bản chất trong
triết học hiện đại, thực tướng giống khái niệm khách quan trong triết học.
Mọi sự vật, hiện tượng đều do nhân duyên sinh. Nhân, duyên chỉ điều kiện,
liên hệ nên mọi sự vật, hiện tượng đều nắm trong mối quan hệ chằng chịt,
không có cái gì đứng im tuyệt đối. Phật cho rằng thế giới này cơ bản được
cấu tạo bởi hai yếu tố Danh và Sắc. Danh là chỉ tinh thần (hay là tâm), sắc là
chỉ vật chất (hay là vật). Vật và tâm liên hệ mật thiết, khôngntách rởi nhau.
Trong hai cái đó thì tâm đóng vai trò quyết định. Mọi cái đều từ tâm mà ra.
Do đó học thuyết nhà phật đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm theo đúng nghĩa của
nó. Phật giáo nhìn thế giới bên ngoài với quan điểm “vô thường”, không có
cái gì thường hằng bất biến, từ quan điểm vô thường dẫn đến vô ngã. Phật lOMoAR cPSD| 40190299
giáo coi thế giới bên ngoài chỉ là ảo ảnh, chúng ta chỉ nhìn thấy giả tướng chú không thấy
được thực tướng. Nhân sinh quan phật giáo. Phật giáo cho rằng con người
được cấu tạo từ năm yếu tố: Sắc (vật chất), thụ (tình cảm), tưởng (tưởng
tượng, biểu tượng, tri giác, ý thức), hành (ý chí, những yếu tố khiến cho tâm
hoạt động) và thức (ý thức). Năm yếu tố này luôn luôn biến đổi. Con người
xuất hiện trên đời là do nghiệp (Karma).
Nghiệp là một luật vô hình, nghiệp còn có chức năng kết hợp, sắp xếp các yếu tố
mới lại thành một sinh linh mới trong từng khoảnh khắc và thay thế các yếu tố cũ
đã giải thế. Con người xuất hiện là để trả giá cho điều đã làm ở kiếp trước. Cuộc
đời con người trong phật giáo được tập trung trong học thuyết tứ diệu đế. Tư
tưởng giải thoát của Phật giáo: Theo Đạo Phật, giải thoát là một trạng thái
tâm linh, trong đó vắng bóng mọi sự ràng buộc của dục vọng, tâm hoàn toàn
thanh tịnh, an lạc, bất sinh bất diệt và tự do tự tại. "Lập trường chủ yếu của
giải thoát Phật giáo là vượt ra ngoài cõi Dục (Dục giới). Phật giáo không
thừa nhận thế-giới quan Thần quyền, lại không thừa nhận cái "Ngã" cá nhân
bất biến, mà chủ trương hết thảy đều do nhân duyên hòa hợp mà hiển hiện,
và sở cứ của nhân duyên là ý chí của chúng ta. Do đó, nếu muốn được giải
thoát, con người phải cắt đứt mọi nhân duyên, nghĩa là diệt hết dục vọng của
ý chí. Theo các học phái khác, giải thoát tức là đưa cái tiểu ngã của cá nhân
trở về với Đại ngã của một đấng sáng tạo ra vũ trụ. Nhưng Phật giáo vì
không thừa nhận Thần quyền, nên gọi giải thoát là Niết Bàn. Mà Niết-Bàn
theo nghĩa đen là "dập tắt", nghĩa là dập tắt hết dục vọng tồn tại và lấy đó
làm lý tưởng cứu kính. Các Kinh điển Đại Thừa, nhất là Kinh Bát Nhã, đặc
biệt thuyết minh về điểm này và mệnh danh là "Không", "Không Không" rốt
ráo là "Không", đó là chân tướng của vũ trụ, và khi ta đã đạt được chân
tướng ấy tức là đạt đến giải thoát , đến Niết Bàn... Giải thoát ở đây là giải
thoát khỏi ba độc tham, sân, si cố hữu của con người. Hay nói cách khác là
giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của vô minh, ái, thủ, thấy được thực tướng
các pháp, đạt đến trạng thái tịch tĩnh Niết Bàn không sanh, không diệt, không đến, không đi lOMoAR cPSD| 40190299
Khổ đế: Cuộc đời con người là bể khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn
nước biển. Phổ biến có bát khổ (8 loại khổ) là sinh, lão, bệnh, tử, ai biệt ly,
oán tăng hội, cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn.
Tập đế: Nguyên nhân của khổ là do dục vọng, dục vọng thể hiện rõ nhất ở tham, sân, si.
Diệt đế: Muốn thoát khổ thì phải diệt trừ nguyên nhân gây ra khổ và đạt
đến niết bàn, khi đó mọi đau khổ đều tan biến, sống thanh thản không tiếc quá khứ, không lo tương lai.
Đạo đế: Là con đường cụ thể để đi đến niết bàn, tùy căn cơ của mỗi
người mà con đường đi đến niết bàn sẽ khác nhau nhưng phổ biến hơn cả là bát chính
đạo gồm chính kiến, chính tư duy, chính ngữ, chính từ, chính nghiệp, chính mệnh,
chính tinh tấn, chính niệm, chính định.
Phật giáo chỉ chú trọng hướng vào cái tâm bên trong mà xao nhãng bên ngoài, ít
quan tâm đến xã hội, khoa học – kỹ thuật, đấu tranh giai cấp, lao động sản xuất.
Chỉ nhấn mạnh cái khổ tinh thần chứ ít chú ý đến cái khổ vật chất, nhấn mạnh cái
động mà bỏ qua cái tĩnh, do đó nhìn sự vật hiện tượng chỉ là ảo ảnh. lOMoAR cPSD| 40190299
1.1.3 Trường phái Jaina
Đạo Jaina (đạo Kỳ Na, theo cách gọi Hán – Việt) là một môn phái đòi hỏi sự
tu hành khổ hạnh nhất trong tất cả các tôn giáo tại Ấn Độ giảng dạy về con
đường hướng đến sự giác ngộ và sự thuần khiết của tâm linh thông qua một
lối sống có kỷ luật dựa trên truyền thống bất tổn sinh, không làm hại bất kỳ một sinh vật nào.
Đạo Jaina không có một vị thần chính nào những có nhiều vị thần địa diện
cho các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đạo Jaina hiện đại do
Vardhamana, còn được gọi là Mahavira sáng lập. Ông được coi là người
cùng thời với đức Phật Buddha vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.
Nói một cách tổng quát, về phương diện thực hành, tín đồ Kỳ-na giáo tuyệt
đối tôn trọng bốn giới cấm phòng hộ, bao gồm: thứ nhất là không giết hại
(ahimsa), thể hiện tinh thần bất bạo động; thứ hai là không trộm cắp; thứ ba
là không nói dối, thể hiện tinh thần tôn trọng sự thật; thứ tư là không nắm
giữ của cải vật chất. Về sau Mahavira nêu thêm một giới cấm thứ năm là
tuyệt dục. Về nhận thức luận và vũ trụ luận, Kỳ-na giáo phủ nhận một vị
Thượng đế chủ tể, quan niệm rằng Thượng đế chính là ý thức thánh thiện
hay tự ngã hoàn hảo (linh hồn hoàn hảo) không bị vướng mắc bởi nghiệp.
Mục đích tối hậu của tín đồ Kỳ-na giáo là trở thành một tự ngã hoàn hảo bất
tử như vậy, nghĩa là một linh hồn đã được giải thoát, gọi là Siddha. Giáo
đoàn Kỳ-na giáo cũng có bốn chúng, tu sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ nam và cư sĩ
nữ; riêng các tu sĩ đều phải thực hành sự ép xác khổ hạnh tuyệt đối mới đạt
tới giải thoát là sự không tái sanh. Triết học Jain Tôn chỉ Kỳ-na giáo
Đạo đức học:ất hại là giao lý trọng tâm của quan điểm Kỳ-na giáo. Được
nhận thức qua tư tưởng, sau đó được bày tỏ qua lời nói và cuối cùng là hành
động.Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải
thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ. lOMoAR cPSD| 40190299
Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu, ngài tin rằng linh
hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát
nhằm thành tựu sự toàn mỹ.Biến giới luật bất hại (ahimsa) thành tâm điểm
tuyệt đối của triết học và đạo đức học thực hành.
Kỳ Na giáo mang tính vô thần chủ nghĩa. Hoàn toàn khác với Ấn giáo, Kỳ
Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của
Tiểu ngã Atman vào Ðại ngBrahman hằng cửu. Thay vào đó, Kỳ Na giáo
cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậu.
Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả. Thế
giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời
kỳ tiến hóa và thoái hóa.
Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và
mọi trạng thái chân chính hoàn hảo. Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc
đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ. 2/ Thánh điển:
2.1. Bốn nguyên lý đưa đến tuệ giác:
a) Công đức của tôn giáo (dharma) b) Thịnh vượng (artha) c) An lạc (kāma) d) Giải thoát (moksa)•
2.2. Thất đế:Muốn chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các
loại ham muốn và dục vọng. Phương pháp tích cực thuộc về sự chỉ dẫn
theo nguyên tắc mà các vị tổ đã trải qua, có như vậy mới hướng được đạo tâm phát triển. 1/ Mạng lOMoAR cPSD| 40190299
2/ phi mạng (linh hồn và phi linh hồn)
3/ Lậu nhập (nghiệp vào linh hồn của con người)
4/ Lậu hoặc (trói buộc ngăn không cho con người giải thoát) 5/ Chế ngự. 6 Tĩnh tâm 7/ giải thoát 2.3. Tam bảo:
Một nguyên tắc khác cũng là phần cốt lõi của người tu theo Kỳ Na giáo phải
sống với “Tam bảo”, tức là thực hiện đúng đắn ba nguyên tắc, để không đi
quá xa với nền tảng giáo lý:
1/ Niềm tin không thay đổi.
2/ Tri thức phải hiểu biết sâu sắc.
3/ Ðức hạnh phải rạng ngời. lOMoAR cPSD| 40190299 KẾT LUẬN
Tư tưởng Triết học Ấn Độ là một trong những nền triết học đặc biệt của lịch sử
nhân loại, với lịch sử phát triển lâu đời và tương đối rực rỡ, phản ảnh đời sống xã
hội con người Ấn Độ.
Còn trong các trường phái triết học phi chính thống, tuy chúng đều có những điểm
thống nhất, như: phủ nhận quyền uy của kinh Véda và Upanishad; phê phán giáo
lý đạo Bàlamôn, và lên án chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, nhưng giữa họ cũng
lại có sự khác biệt nhau trong cả quan niệm về thế giới cũng như quan niệm về
nhân sinh. Bên cạnh có những phái nhị nguyên hay đa nguyên như Jaina và cũng
có trường phái duy vật triệt để như Lokàyata và những trường phái vừa giải thích
thế giới bằng sự tiến hóa của vật chất do sự kết hợp hay phân rã của nguyên tử,
vừa đề. Trường phái Jaina cho rằng dục vọng và vật dục dẫn tới sự đau khổ, do vậy
phải tu luyện theo luật ahimsa. Trong khi đó, Phật giáo vừa không thừa nhận thế
giới quan thần quyền vừa chủ trương vạn pháp đều do nhân duyên tác động cho
nên “vô thường”, “vô ngã”. Và, căn cứ của nhân duyên là ở tâm chúng ta. Với
nôi•dung và đăc• điểm trên, triết học Ấn Độ cổ đại thực sự có ý nghĩa to lớn trên
nhiều măt•. Về măt•tư tưởng, triết học Ấn Độ cổ đại đã nghiên cứu, làm sáng tỏ
hầu hết các lĩnh vực cơ bản của triết học, do đó, nó đã góp phần phát triển nhân•
thức, làm phong phú và sâu sắc những trong triết học Ấn Đô.• lOMoAR cPSD| 40190299
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại – Doãn Chính (chủ
biên), Vũ Tình – Trương Văn Chung – Nguyễn Thế Nghĩa. Nhà xuất
bản chính trị quốc gia Hà Nội – 1998
2. Doãn Chính (Chủ biên). (2005). Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ. Hà
3. Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
4. Doãn Chính, các trường phái triết học Ấn Ðộ, NXB Ðại học Quốc gia
Hà Nội, năm 2002, dịch từ bản tiếng Anh của J.L. Jaini, Sacred Books of
the Jaina (Arrah, India: The Central Jaina Publishing House, 1920).
5. Triết học ấn độ cổ đại-nội dung, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử - ncs. Trịnh Thanh Tùng
6. Triết học kỳ na giáo: https://www.chuabuuchau.com.vn/
7. Tôn giáo học so sánh Tác giả: Thích Thánh Nghiêm
https://www.chuahoangphap.com.vn/
8. Đề tài chủ nghĩa duy vật - một trường phái triết học tiêu
biểu: https://www.thuvientailieu.vn/
9. Nguyễn Duy Hinh. (2006). Triết học Phật giáo Việt Nam. Hà Nội: Nxb Văn hóa Thông tin. 10.