Luận giữa kỳ - kinh tế chính trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Luận giữa kỳ - kinh tế chính trị - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (DC102EL01)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Họ và tên: Nguyễn Hữu Thắng MSSV: 22010520
Lớp: TDPB, 2300, ca 2 (9h50-12h20)
GAME ONLINE LÀ TỐT HAY XẤU
Game online hiện nay đang là tâm điểm bàn tán sôi nổi trong những cuộc phỏng
vấn hoặc bài báo nghiên cứu về giáo dục, giới trẻ. Đa số các bậc phụ huynh đều sẽ cho
rằng việc dành hàng giờ trước màn hình máy tính để chinh phục một tựa game là việc
làm tốn thời gian và độc hại. Nhiều cuộc tranh luận đã xảy ra xoay quanh vấn đề game
online là tốt hay xấu ? Tuy nhiên, có một sự thật không thể phủ nhận game online không
bị cấm bởi bất kỳ quyền lực nào và thậm chí hiện nay nó đang chính là một công việc có
thể hái ra được tiền.
Game Online là trò chơi trực tuyến, để có thể chơi được hoặc thực hiện các hành động
tương tác cần phải kết nối Internet. Hiện nay game online là một trong những loại hình
giải trí gần như chiếm vị trí độc tôn trong lòng giới trẻ. Theo Như Hoan, “Game online
còn được coi như một xã hội thu nhỏ mà ở đấy người chơi có sự trao đổi qua lại với
nhau”. Chơi game không chỉ để giải trí mà còn có nhiều lợi ích khác nữa:
Phản xạ nhanh nhạy: chơi game luôn đòi hỏi sự nhanh tay, khả năng xử lý tình
huống, kết hợp giữa tay, mắt, não và đòi hỏi sự chính xác cao
Cải thiện tư duy: đối với các game trí tuệ hay game cần thực hiện nhiệm vụ thì cần
phải dùng tư duy để giải quyết toàn bộ thử thách từ mức độ dễ nhất đến khó nhất.
Thực tế, việc này cũng có thể áp dụng trong công việc hay học tập hằng ngày,
nâng cao kỹ năng tư duy, vận dụng trí não.
Tính kiên trì và làm việc nhóm: mục tiêu của người chơi game chính là chiến
thắng, hoặc đi đến đích cuối cùng hay còn gọi là phá đảo, cho dù dễ hay khó,
người chơi muốn vượt qua để chiến thắng cần phải có sự kiên trì, bền vững. Đặc
biệt, khi chơi những game đồng đội, người chơi cần phải biết phối hợp lẫn nhau để
chiến thắng, điều này xây dựng nên tinh thần làm việc nhóm hoàn hảo, cùng nhau
hợp tác và giải quyết mọi vấn đề.
Mở rộng mối quan hệ: việc chơi game online giúp chúng ta giao lưu, học hỏi,
trao đổi với mọi người cùng sở thích. Ngoài ra, không những là đồng đội trong
game mà còn có thể trở thành bạn bè, tri kỷ.
Giảm đau, giảm stress: được các nhà tâm lý học thuộc đại học Washington kết
luận việc chơi game giúp chúng ta giảm những cơn đau cả thế xác lẫn tinh thần. 1
vị bác sĩ dùng trò chơi mang tên Snow Worlds nhằm làm giảm cơn đau của binh sĩ
bị thương (Cô Ngân, 2015).
Tốt cho mắt: Nhà khoa học Daphne Bavelier của đại học Rochester có nghiên
cứu chứng minh lợi ích của chơi game cho mắt người. Theo Bavelier khi chơi
game có thể nhận ra sự thay đổi màu sắc, sắc thái, độ nhạy của mắt sẽ tăng lên.
Nhận thức về màu của họ sẽ cao hơn 58% so với người bình thường (Cô Ngân, 2015).
Trau dồi ngôn ngữ: việc chơi trò chơi trực tuyến giúp cải thiện ngoại ngữ bởi vì
đa phần trên thị trường game hiện nay đều sẽ được dịch hẳn sang tiếng Anh.
Người chơi đòi hỏi phải có sự tìm hiểu nếu muốn chinh phục được những trò chơi
đó. Nguyễn Đắc Bá Nhật hiện đang làm việc cho Garena, công ty phát hành game
lớn nhất Đông Nam Á với vài trò là người dịch thuật game, để có được sự thành
công như vậy, phần lớn anh đều dùng thời gian của mình để chơi game và tìm hiểu
về game thông qua việc dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, khiến khả năng ngoại
ngữ của anh được chú ý bởi các nhà lập trình game (Lâm Nguyễn, 2015; Bi Vi, 2015).
Game online không ngừng phát triển, sự hình thành của các công ty phát hành game ngày
càng lớn mạnh: Garena, VTC, VNG, Sega, Nitendo, Riot game,…Muốn chiếm vị trí lớn
mạnh trên thị trường game, họ đã không ngừng cho ra đời hàng loạt các tựa game đứng
top thế giới như: DOTA, Liên Minh Huyền Thoại, CSGO, PUBG, Fortnite, Call of Duty,
Overwactch,…Thị trường game online phát triển đến mức không chỉ dừng lại ở việc cạnh
tranh giữa các công ty làm game, mà họ đã quyết định biến nó trở thành một môn thể
thao để thi đấu như: Bóng đá, bóng rỗ hay bóng chày,…Sự cạnh tranh đó đã được hình
thành từ những người chơi với nhau. Kể từ lúc này game online đã bước sang một trang
lịch sử mới, khái niệm “esport” ra đời, game online đã trở thành một công việc có thể kiếm được thu nhập.
Cuộc thi đấu game đầu tiên xuất hiện tại trường đại học Standford vào ngày 19/10/1972
bằng trò chơi tên là Spacewar. Năm 1980, Atari tổ chức giải vô địch Space Invaders có
hơn 1000 người tham gia. Bước sang thập niên 90, chính là sự bùng nổ đầu tiên: cuộc thi
đấu của những người chơi điện tử. 1990, giải vô địch thế giới Nitendo với chuyến lưu đấu
quanh Bắc Mỹ, trận chung kết ở Universal Studios tại California và một giải đấu khác
được tổ chức ở Diego, California. Cuối thập niên 90, xuất hiện thêm giải đấu chuyên
nghiệp, các trò chơi như: Quake, CSGO, Warcraft liên tục được xuất hiện (GTV news, 2019).
Red Annihilation diễn ra vào 5/1997 được xem là giải đấu chính thức đầu tiên của thể
thao điện tử. 2000 người tham gia đối đầu trực tiếp cho đến trận chung kết chỉ 16 người.
Denis “Thresh” Fong là người vô địch giải đấu với giải thưởng là xe Ferrari 328 GTS,
anh ta cũng chính là tuyển thủ thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới với mức thu
nhập 100.000 USD từ những tiền thưởng thi đấu, Fong cùng anh trai Lyle thành lập GX
Media. 27/72016 Fong được ghi danh vào ESL (Electronic Sports League). Từ một người
vô danh, Denis Fong đã trở thành một doanh nhân triệu đô, đều là nhờ việc chơi game
(GTV news, 2019; Samurice, 2017).
Thế kỉ 20, thể thao điện tử bắt đầu bùng nổ lớn mạnh, hàng loạt các giải đấu chuyên
nghiệp được tổ chức với mức giải thưởng hấp dẫn. Năm 2011, Twitch ra đời là nền tảng
giúp cho game online dễ dàng tiếp cận đến với mọi người hơn, vào thời điểm đó đang
phổ biến hai tựa game Liên Minh Huyền Thoại, DOTA 2 đã thu hút hàng triệu người chơi.
Theo GEARVN (Axium Fox), 2020 đã tổng hợp top những game thủ có mức thu nhập cao nhất trên thế giới:
o Jesse “Jerax” Vainikka: 3 triệu USD (Heroes of Newerth)
o Johan “N0Tail” Sundstein: 3,8 triệu USD (DOTA 2) o Tyler “Ninja” Blevins: 15 triệu USD (Fortnite)
o Lee “Faker” Sang-hyeok: 4 triệu USD (Liên Minh Huyền Thoại)
Việt Nam cũng không ngoại lệ khi chính nơi đây đã sản sinh ra rất nhiều thiên tài trong
lĩnh vực này. Đối với một đất nước còn nhiều định kiến tuy nhiên vẫn không thể ngăn cản
được sự lớn mạnh của game online.
Tháng 4/2012 Sài Gòn Joker được thành lập, mặc dù trước đó đã có rất nhiều đội tuyển
nghiệp dư được thành lập nhưng đây chính là đội tuyển thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên và
chính thức ở Việt Nam với trọng trách phát triển và thay đổi suy nghĩ về esport đối với
mọi người. Không làm cho người hâm mộ thất vọng 9/9/2012 SAJ đã vô địch Đông Nam
Á và tham dự CKTG 2012 được tổ chức tại Los Angeles, California với tổng giải thưởng
2,5 triệu USD (Mạnh Đăng, 2018). Kể từ sau sự kiện đó, esport hay game online ở Việt
Nam đang dần được biết đến và trở nên phổ biến hơn so với những khoảng thời gian đầy
khó khăn khi bị phản đối dữ dội trước đó. Các game thủ hiện nay được hưởng nhiều phúc
lợi và mức thu nhập tương đối cao không thua kém gì so với những ngành nghề khác.
Theo Phương Nguyễn (2020) đã rút ra được bảng thống kê về mức lương của tuyển thủ
thi đấu chuyên nghiệp trong một năm tại Việt Nam:
o Nguyễn Đức Bình – Chim sẻ đi nắng (3 tỷ đồng) o Phạm Minh Lộc – Zeros (300 triệu đồng)
o Trần Đức Chiến – ADC (200 triệu đồng)