-
Thông tin
-
Quiz
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Quản trị học | Trường Đại Học Công Đoàn
Nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay được rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế chủ động, tích cực, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào sân chơi chung của thế giới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Quản trị học (QT28) 12 tài liệu
Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh - Quản trị học | Trường Đại Học Công Đoàn
Nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay được rất nhiều quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế chủ động, tích cực, nền kinh tế Việt Nam đã hội nhập sâu vào sân chơi chung của thế giới. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị học (QT28) 12 tài liệu
Trường: Đại học Công Đoàn 205 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Công Đoàn
Preview text:
lOMoARcPSD|47205411 lOMoARcPSD|47205411
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN MAI ANH DŨNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA HÀ NỘI- THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ: 8 34 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HÀ VĂN SỸ HÀ NỘI, NĂM 2021 lOMoARcPSD|47205411 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh với đề tài: “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa” là công
trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn
của TS. Hà Văn Sỹ. Các số liệu, kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực, có
cơ sở và nguồn gốc rõ ràng. Những đánh giá, kết luận của luận văn chưa từng
được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi
Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./. Tác giả luận văn Mai Anh Dũng lOMoARcPSD|47205411 LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Công đoàn, bằng
sự biết ơn và kính trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám
hiệu, khoa Sau đại học, các phòng, khoa thuộc Nhà trường đã nhiệt tình
hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn: “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa”.
Đặc biệt, em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hà Văn
Sỹ người đã trực tiếp hướng hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực
hiện nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ và công nhân viên Công ty Cổ
phần Bia Thanh Hóa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài này.
Tuy có nhiều cố gắng, nhưng bài luận văn sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,
bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, công tác tốt, chúc
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa ngày càng vững mạnh, phát triển.
Em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|47205411 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, sơ đồ M Ở ĐẦ U
...........................................................................................................1 1. T ính c ấ p t
hi ế t c ủa đề
t ài .................................................................................1 2. T ổ ng quan t
ình hình nghiên c ứ
u .....................................................................2 3. M ục đí ch và nhiệ m v ụ nghi ên c ứ
u ................................................................4 4. Đ ối tượ ng và ph ạ m vi nghiên c ứ
u ..................................................................5 5. P
hương pháp nghiên cứ u ..............................................................................5 6. N
h ững đóng góp của đề
t ài nghiên c ứ
u ........................................................6 7. K ế t c ấ u c ủ a l u ận văn
......................................................................................6 C
hương 1 . CƠ SỞ LÝ LU Ậ N V Ề NÂNG CAO NĂNG LỰ C C Ạ N H TRANH T RONG DOANH NGHI Ệ P
...............................................................................7 1.
1. M ộ t s ố khái ni ệ m
có liên quan .......................................................7 1.1.1. C ạ nh t
ranh .................................................................................................7 1.1.2. N ăng lự c c ạ nh t
ranh .................................................................................9 1.1.3. N âng cao năng lự c c ạ nh t ranh c ủ a doanh
nghi ệ p ..................................10 1. 2. N ội
dung nâng cao năng lự c c ạ n h tranh c ủ a doanh nghi ệ p ..........13 1.2.1. N âng cao năng lự c c ạ nh t ranh s ả n ph ẩ m và d ị ch v ụ
............................13 1.2.2. N âng cao năng lự c c ạ nh t ranh b ằ ng t
ài chính .......................................13 1.2.3. N âng cao năng l ự c c ạ nh t ranh b ằ ng ngu ồ n nhân l ự c c ủ a doanh nghi
ệ p ................................................................................................................15 1.2.4. N âng cao năng lự c c ạ nh t ranh b ằ ng công ngh ệ s ả n xu
ấ t ......................16 1.2. 5. N âng cao năng lự c c ạnh t
ranh thông qua thương hiệ u ......................17 1.3. T
iêu chí đánh giá năng lự c c ạ n
h tranh trong doanh nghi ệ p ..........18 1.3.1. C
h ấ t lượ ng, gi á c ả s ả n ph ẩ m
..................................................................18 lOMoARcPSD|47205411 1.3.2. D anh ti ếng và t
hương hiệ u ....................................................................19 1.3.3. T h ị ph ầ n và kh ả nă
ng chiếm lĩnh thị trườ ng
........................................20 1.3.4. H i ệ u qu ả s ả n xu
ấ t kinh doanh ................................................................20 1.3.5. T rình độ công ngh ệ s ả n xu
ấ t .................................................................21 1.
4. Các nhân t ố ảnh hưởng đến nâng cao năng lự c c ạ n h tranh c ủ a doanh n ghi ệ p
...................................................................................................22 1.4.1. C
ác nhân t ố bên ngoài
doanh nghi ệ p ......................................................22 1.4.2. C ác nhân t ố bên t
rong doanh nghi ệ p .......................................................27 1. 5. Kinh nghi ệ m v ề
nâng cao năng lự c c ạ n h tranh c ủ a m ộ t s ố công ty và b ài h ọ c
rút ra cho Công ty C ổ ph ầ n
Bia Thanh Hóa .........................30 1.5.1. K inh nghi ệ m
v ề nâng cao năng l ự c c ạ nh t ranh c ủ a m
ộ t s ố công t y .....30 1.4.2. B ài h ọ c r
út ra cho Công ty C ổ ph ầ n B
ia Thanh Hóa ..............................35 T i ể u k ết
chương 1 ..................................................................................37 C hương 2 . TH Ự C TR Ạ
NG NÂNG CAO NĂNG LỰ C C Ạ N H TRANH C Ủ A CÔNG TY C Ổ PH Ầ N
BIA THANH HÓA ......................................38 2.
1. Khái quát v ề Công ty C ổ ph ầ n
Bia Thanh Hóa ...........................38 2.1.1. Q
uá trình hình thành và phát tri ể n ..........................................................38
2 .1.2. Các đặc điể m
ả nh hưởng đế n nân g cao năng lự c
c ạ n h tranh c ủ a Công ty41 2.1.3. K ế t qu ả ho ạt độ ng s ả n xu
ấ t kinh doanh c ủ a C
ông ty ............................47 2. 2. Phân tích th ự c tr ạ n g nâng ca o năng lự c c ạ n h tranh c ủ a Công ty C ổ p h ầ n
Bia Thanh Hóa ............................................................................49 2.2.1. T h ự c t
r ạng nâng cao năng l ự c c ạ nh t ranh c ủ a s ả n ph ẩ m và d ị ch v ụ ...49 2.2.2. T h ự c t
r ạng nâng cao năng l ự c t
ài chính ................................................52 2.2.3. T h ự c t
r ạng nâng cao năng l ự c c ạ nh t ranh b ằ ng ngu ồ n nhân l ự c .........56 2.2.4. T h ự c t
r ạng nâng cao năng l ự c c ạ nh t ranh b ằ ng công ngh ệ s ả n xu ấ t ...60 2.2.5. T h ự c t r ạ ng m ở r ộ ng t
h ị trườ ng và phát tri ển t
hương hiệ u ...................65 2. 3. Đ ánh giá thự c
tr ạng nâng cao năng l ự c c ạ n h tranh c ủ a Công ty C ổ p h ầ n
Bia Thanh Hóa ............................................................................68 2.3.1. N h ữ ng m ặt
đạt đượ c ..............................................................................68 lOMoARcPSD|47205411 2.3.2. H ạ n ch
ế ...................................................................................................69
2.3.3. Nguyên nhân...........................................................................................72 T i ể u k ết
chương 2 ..................................................................................73 C hương 3 . GI Ả I PHÁP NÂ N G CAO NĂNG LỰ C C Ạ N H TRANH C Ủ A CÔNG T Y C Ổ P H Ầ N BIA T
HANH HÓA .......................................................74 3.1. P hương hướ n g phát tri ể n c ủ a
công ty ...............................................74 3.1.1. X u hướ ng phát tri ể n ngành bi
a Vi ệ t Nam ..............................................74 3.1.2. P hương hướ ng phát
tri ể n .......................................................................78 3. 2. M ộ t
s ố gi ả i pháp nâng cao năng lự c c ạ n h tranh c ủ a
Công ty C ổ ph ầ n
Bia Thanh Hóa.....................................................................................82 3.2.1 C
ả i ti ế n và nâng cao ch
ấ t lượ ng s ả n ph ẩ m
.............................................82 3.2.2. N âng cao năng lự c c ạ nh t ranh c ủ a các ngu ồ n l ự
c .................................83 3.2.3. N âng cao năng lự c t
ài chính ..................................................................85 3.2.4. M ở r ộ ng t
h ị trườ ng, phát tri ển t
hương hiệ u ..........................................87 T i ể u k ết
chương 3 ..................................................................................92 K Ế T LU Ậ N
............................................................................................93 D ANH M Ụ C TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O
....................................................94 lOMoARcPSD|47205411
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ 1 DTT Doanh thu thuần 2 DN Doanh nghiệp 3 DV Dịch vụ 4 ĐTCT
Đối thủ cạnh tranh 5 KH Khách hàng 6 NLCT
Năng lực cạnh tranh 7 NNL
Nguồn nhân lực 8 LNST
Lợi nhuận sau thuế 9 LĐ Lao động 10 ROA
Tỷ suất sinh lời của tài sản 11 ROE
Tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu 12 SP Sản phẩm 13 QT Quản trị lOMoARcPSD|47205411
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng B ả ng 2.2. K ế t qu ả ki nh doanh c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 ...............47 B ảng 2.3
: Cơ cấu lao độ ng b ộ ph ậ n ki ể m
tra ch ấ t lượ ng
...............................51 B ả ng 2.4:
Giá m ộ t s ố l o ạ i bia bán ch ạ y t
rên th ị trường năm 2019 ................52 B ả ng 2.5. B ảng cân đố
i k ế t oán c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 ............53 B ả ng 2.6. M ộ t s ố ch
ỉ t iêu v ề năng l ự c t ài chính c ủ a công
ty ..........................55 B ả ng 2.7. B ả ng s
o sánh ROA, ROE, ROS c ủ a C ông ty so v ớ i DN khác ........56 B ả ng 2.8: Ngu ồ n nhân l ự c c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 .....................58 B ả ng 2.9:
Nguyên v ậ t li ệ u s ả n xu
ấ t bia ...........................................................61 B ả ng 3.2. M
ộ t s ố ch
ỉ t iêu c ủa C
ông ty đến năm 2025 ...................................81 Biểu đồ B
i ều đồ 2.1 : Lao độ ng c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019
..........................46 B i ểu đồ 2.2: Doanh thu và l ợ i nhu ậ n c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 ....48 B i ểu đồ 2.3:
Tình hình tài s ả n c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 ...............53 B i ểu đồ 2.4:
Tình hình ngu ồ n v ố n c ủa C
ông ty giai đoạ n 2016 – 2019 .........54 B i ểu đồ 2.5:
T ỷ t r ọng l
ao động theo trình độ chuyên môn năm 2019 .........59 B i ểu đồ 2.6: Th ị ph ầ n ngành B
ia Vi ệ t Nam 2019 ............................................65 B i ểu đồ 3.1. D ự b áo t
ăng trưở ng ngành bi
a Vi ệ t Nam 2025 .........................75 Hình H
ình 3.1. Các v ấn đề quan t âm c ủa n
gườ i Vi ệ t ..............................................76 Sơ đồ Sơ
đồ 2.1: Sơ đồ b ộ m áy t ổ ch ứ c C ông ty C ổ ph ầ n B
ia Thanh Hóa ...............41 Sơ đồ 2.2: Quy trình s ả n xu
ấ t Bia Thanh Hóa .................................................45 lOMoARcPSD|47205411 1 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nâng cao năng lực cạnh tranh hiện nay được rất nhiều quốc gia và doanh
nghiệp trên thế giới quan tâm. Tại Việt Nam vấn đề này càng trở nên cấp thiết
hơn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế chủ động, tích cực, nền kinh tế
Việt Nam đã hội nhập sâu vào sân chơi chung của thế giới. Vì vậy, để có thể
cạnh tranh và giành thắng lợi đối với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh
nghiệp của Việt Nam cần không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ngành Bia – Rượu – Nước giải khát là một ngành kinh tế quan trọng,
sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người, không
chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thế giới. Tại Việt
Nam, bia là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong nhu cầu tiêu
dùng của khách hàng, bia chiếm tới 94% tổng tiêu thụ đồ uống có cồn và
31% trong tổng thị trường đồ uống. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng ngành
này đạt 5,7% - cao nhất trong nhóm 10 quốc gia có quy mô thị trường lớn
nhất. Theo Tổng cục Thống kê, ngành Bia – Rượu – Nước giải khát hàng
năm đóng góp cho ngân sách với những con số ấn tượng, năm 2018, toàn
ngành nộp ngân sách hơn 50.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành tạo việc làm cho
rất nhiều lao động với mức thu nhập khá cao và ổn định.
Theo thống kê của Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam,
tính đến năm 2019, cả nước có 110 cơ sở sản xuất bia nằm trên 43 tỉnh,
thành phố. Theo quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt
Nam của Bộ Công Thương đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, năm
2020 cả nước sản xuất khoảng 4,1 tỷ lít bia; đến năm 2025, quy mô sản
xuất bia sẽ tăng lên 4,6 tỷ lít; năm 2035, sản lượng bia sản xuất trong nước
sẽ tăng lên 5,5 tỷ lít. Để có thể phát triển được ngành Bia – Rượu – Nước
giải khát, các doanh nghiệp trong ngành cần nghiên cứu đầy đủ cơ hội để
nắm bắt và phát triển, bên cạnh đó không thể không chuẩn bị đối phó với
các thách thức trên thị trường ngày càng khốc liệt này. lOMoARcPSD|47205411 2
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa được thành lập năm 1989, trải qua
nhiều thăng trầm với nhiều giai đoạn và dần dần ghi được dấu ấn sâu đậm
trong tâm trí khách hàng không chỉ ở thị trường Thanh Hóa mà có mặt trên
toàn quốc và có những sản phẩm tiếp cận với thị trường trong khu vực. Tuy
nhiên, công ty phải đối mặt với những thách thức rất lớn của các doanh
nghiệp trong nước cũng như nước ngoài để giữ được thị phần và uy tín. Vì
vậy, nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là việc làm cần thiết để cạnh
tranh hiệu quả và cải thiện vị thế trên thị trường.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa” làm Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một đề tài được
nhiều nhà nghiên cứu cũng như toàn xã hội quan tâm. Đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu cuốn sách, tạp chí viết về năng lực cạnh tranh ở nhiều góc
độ khác nhau, cụ thể như:
Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Tổng công ty
Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội Habeco” của tác giả Tạ
Minh Hà (2020) đã xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố cấu thành
năng lực cạnh tranh của HABECO qua các yếu tố đó là: Năng lực quản trị,
năng lực tài chính, nguồn nhân lực, năng lực marketing, công nghệ sản xuất
và văn hóa doanh nghiệp. Từ đó đưa ra 6 nhóm giải pháp liên quan đến
các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của HABECO là năng lực quản
trị, năng lực tài chính, nguồn nhân lực, năng lực Marketing; năng lực công
nghệ sản xuất và văn hóa doanh nghiệp.
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2013), "Nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam" vận dụng mô hình kim
cương mở rộng của Michael. Porter đánh giá 6 yếu tố ảnh hưởng đến nâng
cao năng lực ngành viễn thông: Chiến lược, cấu trúc cạnh tranh, cầu thị lOMoARcPSD|47205411 3
trường, đầu tư nước ngoài, yếu tố sản xuất, các ngành công nghiệp bổ trợ.
Đề tài nghiên cứu:“Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của tác giả Nguyễn Thị Huyền
Trâm, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh công bố năm 2014.
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Khu vực mậu dịch tự do
AFTA đem đến cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội nhưng cũng
khiến các doanh nghiệp gặp nhiều thách thức. Sản phẩm của các doanh
nghiệp Việt Nam có thể vươn ra thế giới, doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm
kiếm thị phần cho sản phẩm của mình, nhưng bên cạnh tình trạng đó, sản
phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cũng phải cạnh tranh với sản phẩm của
các nước khác. Để việc gia nhập có lợi nhiều hơn có hại thì các doanh
nghiệp Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Đó là những vấn
đề chính được nghiên cứu và làm rõ trong bài nghiên cứu.
Luận án Tiến sĩ: “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa, nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội” của Phạm Thu Hương
(2017) đã phân tích 6 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp vừa và nhỏ đó là: Năng lực tổ chức quản lý DN, năng lực
Marketing, năng lực tài chính, năng lực tiếp cận và đổi mới công nghệ,
năng lực tổ chức dịch vụ, năng lực tạo lập mối quan hệ.
Đề tài khoa học cấp Bộ của Nguyễn Hữu Thắng (2006), "Nâng cao năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế hiện nay". Nội dung đề tài đưa chỉ tiêu về thị phần và năng lực chiếm
lĩnh thị trường, sản phẩm, hiệu quả hoạt động, năng suất, khả năng thu hút
nguồn lực, khả năng liên kết hợp tác của các doanh nghiệp để đối mặt với áp
lực gia tăng từ các đối thủ cạnh tranh khi Việt Nam tham gia các tổ chức và
thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, công trình chưa đi sâu phân tích một
sản phẩm hay doanh nghiệp cụ thể để đưa ra tiêu chí đánh gía chính xác mức
độ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Luận án Tiến sĩ "Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lOMoARcPSD|47205411 4
xây dựng Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới” của tác giả
Nguyễn Duy Đồng, Chuyên ngành kinh tế phát triển, trường Đại học Giao
thông vận tải, được bảo vệ năm 2017. Luận án đã phân tích, đánh giá cụ
thể thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam
trong thời gian qua. Tác giả cũng đã phân tích rõ các cơ hội và thách thức,
quan điểm, định hướng và 4 nhóm giải pháp nhằm phát huy hiệu quả các lợi
thế so sánh của tỉnh trong thời gian tới, gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách,
hoàn chỉnh quy hoạch; hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quản lý chất lượng;
đào tạo nhân lực; và hợp tác quốc tế.
Bài báo:“Nâng cao năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp:
Nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch” của tác giả Nguyễn Phúc Nguyên, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển phát hành năm 2016. Trong đó, tác giả đã có
những giới thiệu khái quát về năng lực cạnh tranh động của doanh
nghiệp nói chung, lĩnh vực du lịch nói riêng. Tác giả đưa ra những nhận
định về năng lực cạnh tranh động của doanh nghiệp du lịch Việt Nam
hiện nay và những đề xuất hướng đi cho thời gian tới.
Bên cạnh các công trình nêu trên còn có rất nhiều công trình khác liên
quan nhưng tựu chung lại thì các công trình nghiên cứu này mới chỉ nghiên
cứu một góc độ nhỏ về năng lực cạnh tranh trong phạm vi giới hạn của
doanh nghiệp mà đề tài đó nghiên cứu.
Mặc dù, có nhiều nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài, nhưng
chưa có tác giả nào nghiên cứu và viết luận văn, luận án về Nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa. Từ đó đưa ra một số
khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
được thực hiện có hiệu quả hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: lOMoARcPSD|47205411 5
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công
ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Tại Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng nâng cao năng lực cạnh
tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2019, đề xuất
phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty đến năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, tác giả dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan
điểm, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước làm nền tảng
nghiên cứu. Đồng thời sử dụng tổng hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
- Phương pháp thống kê, mô tả
Luận văn sử dụng nhiều nguồn tài liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ
Công Thương, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Công ty cổ
phần Bia Thanh Hóa, các tài liệu, báo cáo nghiên cứu thời gian trước. Các tài
liệu này được tác giả tập hợp để phân tích, đánh giá thực trạng NLCT của
Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh
Ngoài những tài liệu thu thập được từ Công ty, tác giả cũng kế thừa có
chọn lọc kết quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu liên quan đã lOMoARcPSD|47205411 6
được công bố, thu thập những tài liệu thứ cấp từ các báo, tạp chí chuyên ngành, tài
liệu từ các hội thảo cũng như các trang web có nội dung liên quan đến đề tài.
6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu
- Về lý luận: Luận văn hệ thống được những lý luận về năng lực cạnh
tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về thực tiễn: Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao
năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, qua đó đưa ra kết
luận về những kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục.
Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa.
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa. lOMoARcPSD|47205411 7 Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Cạnh tranh
Cạnh tranh là một khái niệm đã xuất hiện từ rất lâu trong tự nhiên dưới
hình thức ban đầu là đấu tranh sinh tồn. Mọi sinh vật từ khi sinh ra đều phải
cạnh tranh với các sinh vật cùng loại hay đấu tranh với các sinh vật khác để
tồn tại và phát triển trong thế giới của mình. Đó là cạnh tranh về thức ăn, lãnh
thổ, về các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của mình. Những cuộc đấu tranh
này đôi khi không hề đơn giản, chúng có thể vô cùng khốc liệt dẫn đến một mất
một còn. Sinh vật nào có đủ bản lĩnh sẽ sinh tồn và ngược lại. Cuộc sống con
người chúng ta cũng bắt đầu và phát triển như vậy. Cạnh tranh như một quy
luật khách quan không thể tách khỏi hoạt động sống của con người từ xã hội
cộng sản nguyên thuỷ cho đến chủ nghĩa tư bản. Từ hoạt động cạnh tranh với
tự nhiên để sinh tồn, con người cũng cạnh tranh với nhau để phát triển. Cạnh
tranh tuy được thấy từ mọi góc cạnh của cuộc sống con người nhưng ở đây
chúng ta chỉ đề cập đến cạnh tranh trong kinh tế, giữa các doanh nghiệp để tồn
tại và phát triển trên thị trường nhiều biến động.
Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể
kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn
trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn
bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp.
Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Người sản
xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi
phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ cao hơn...để đáp ứng
nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng lOMoARcPSD|47205411 8
động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của khách hàng,
thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, những nghiên
cứu mới nhất vào sản xuất; hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản
lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
“Cạnh tranh là quá trình kinh tế mà trong đó các chủ thể kinh tế ganh
đua nhau, tìm mọi biện pháp cả nghệ thuật kinh doanh lẫn thủ đoạn để đạt
được mục tiêu kinh tế của mình như chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách
hàng cũng như đảm bảo tiêu thụ có lợi nhất nhằm nâng cao vị thế của mình” [11, tr.57].
Như vậy để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh.
Việc cạnh tranh phải diễn ra trong môi trường cạnh tranh cụ thể,
có các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân
thủ như các ràng buộc của luật pháp, của thông lệ kinh doanh, của các
thỏa thuận giữa người mua với người bán…
Cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cố định
(ngắn hoặc dài) và nó cũng diễn ra trong một khoảng không gian cũng
không nhất định (hẹp hoặc rộng).
Mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của
các chủ thể kinh tế là:
Thứ nhất: giành những lợi thế để hạ thấp giá cả của các yếu tố "đầu
vào" của các chu trình kinh doanh và nâng cao mức giá "đầu ra" sao cho
với chi phí thấp nhất mà vẫn có thể đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
Thứ hai: giành được thị phần cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp.
Thứ ba: giữ được thị phần, giữ được khách hàng hay nói một cách
khác là giữ được “lòng trung thành” của khách hàng trên cơ sở sản phẩm
và dịch vụ của mình.
Người ta thường phân loại cạnh tranh theo một số tiêu thức sau: lOMoARcPSD|47205411 9
Căn cứ vào người tham gia trên thị trường, cạnh tranh được chia làm ba loại:
Cạnh tranh giữa người bán với người mua: là cạnh tranh theo
"luật" mua rẻ bán đắt, chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cạnh tranh trên thị
trường nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cạnh tranh giữa
những người mua để mua được thứ sản phẩm, dịch vụ mà họ cần.
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành 2 loại:
Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Kết quả của
hoạt động cạnh tranh này là sự hình thành nên tỷ suất lợi nhuận bình quân.
Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại sản phẩm, dịch vụ
nhằm mục đích tiêu thụ những sản phẩm, dịch vụ đó có lợi hơn để thu
được lợi nhuận cao hơn.
Căn cứ vào cách thức sử dụng trong cạnh tranh, cạnh tranh được chia thành 2 loại:
Cạnh tranh lành mạnh: là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với
chuẩn mực xã hội và được xã hội thừa nhận, nó thường diễn ra sòng
phẳng, công bằng và công khai.
Cạnh tranh không lành mạnh: là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của
luật pháp, trái với chuẩn mực, đạo đức xã hội (như trốn thuế, buôn lậu,
độc quyền, khủng bố …).
1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh hay tính cạnh tranh
là các thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay ở nước ta và được
chấp nhận với hàm ý tương tự nhau. lOMoARcPSD|47205411 10
Trong tác phẩm của mình, Michael Porter cũng thừa nhận không thể đưa
ra một định nghĩa tuyệt đối về khái niệm năng lực cạnh tranh. Theo ông, “để có
thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh
dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng
khác biệt hoá sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình.
Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần phải ngày càng đạt
được những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng
hoá hay dịch vụ có chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao
hơn” [11, tr.71].
Quan niệm của Michael Porter đã đề cập đến vấn đề năng lực cạnh
tranh còn bao hàm cả việc doanh nghiệp phải liên tục duy trì lợi thế cạnh tranh
của mình. Nói cách khác, doanh nghiệp phải liên tục duy trì mức lợi nhuận trên
cơ sở bám sát với nhịp độ phát triển của thị trường hoặc thậm chí chủ động tạo
lập nên sự phát triển của thị trường. Việc hạ thấp giá thành sản phẩm để nâng
cao năng lực cạnh tranh theo quan niệm mang tính dài hạn này của Michael
Porter cũng như đại đa số các nhà nghiên cứu khác không bao hàm việc hạ
thấp giá thành bằng những biện pháp có tính tiêu cực như cắt giảm lương nhân
viên, cắt giảm chi phí bảo hộ lao động, cắt giảm chi phí phúc lợi, cắt giảm chi
phí môi trường... “Năng lực cạnh tranh ở đây cần phải
được gắn liền với khái niệm phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn
lực của xã hội” [11, tr.75].
Năng lực cạnh tranh có thể được phân biệt theo bốn cấp độ: Năng lực
cạnh tranh cấp độ quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, năng lực cạnh
tranh cấp độ doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp độ sản phẩm/dịch vụ.
1.1.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.3.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp năng lực nắm giữ và
nâng cao thị phần của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, là trình độ sản xuất
ra sản phẩm, dịch vụ đó đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Sức cạnh lOMoARcPSD|47205411 11
tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với
đối thủ trong việc sản xuất và cung ứng, vừa tối đa hoá lợi ích của mình vừa
thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Các yếu tố cạnh tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
- Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp: Các yếu tố
thuộc môi trường toàn cầu, môi trường kinh tế, môi trường chính trị - luật
pháp, môi trường văn hoá xã hội…
- Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp: 4M
Men: Con người, lực lượng lao động trong doanh nghiệp
Methods: Phương pháp quản trị, trình độ tổ chức quản lý và tổ chức
sản xuất của doanh nghiệp.
Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp
Materials: Vật tư, nguyên nhiên vật liệu và hệ thống đảm bảo vật tư,
nguyên nhiên vật liệu của doanh nghiệp.
Trong bốn yếu tố trên con người được xem là yếu tố quan trọng nhất.
Yếu tố tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vấn đề gắn liền với
mục tiêu lợi nhuận, vốn là lý do tồn tại của doanh nghiệp. Đối với những doanh
nghiệp hoạt động vì lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất chính là mục tiêu hàng đầu
của họ, mà lợi nhuận cao nhất này chỉ có được khi doanh nghiệp có năng lực
cạnh tranh. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, thường xuyên phải đối mặt
với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hoặc tiềm ẩn vốn hết sức đa dạng và phức
tạp, họ chính là lực lượng thường xuyên đe doạ đến vị thế và chỗ đứng của
doanh nghiệp trên thị trường. Cũng vì thế mà doanh nghiệp nào có được năng
lực cạnh tranh cao hơn thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển
với tư cách là người chiến thắng so với các đối thủ của mình.
Làm được điều đó là không hề đơn giản đối với bất cứ một doanh lOMoARcPSD|47205411 12
nghiệp nào dù lớn hay nhỏ. Người ta thường nói “Thương trường như chiến
trường”. Rõ ràng, việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là vô
cùng cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của DN trên thị trường.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN là động lực cho sự phát triển sản
xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu. Doanh nghiệp có năng lực cạnh
tranh cao trên thị trường là DN đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng cũng như thị hiếu ngày càng khó chiều của họ nhưng phải tốt hơn
đối thủ của mình; sản phẩm có sức thu hút và có khả năng tiêu thụ lớn hơn và
điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của DN. Từ chỗ có
được vị trí vững chắc trên thị trường, doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất
kinh doanh và tăng được thị phần của mình trên thị trường. Để đạt được
những thành tựu đó, DN phải không ngừng đổi mới mẫu mã sản phẩm, nắm
bắt được thị hiếu của khách hàng, thường xuyên chú trọng cải tiến máy móc
thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến để tạo ra những sản phẩm không chỉ có
mẫu mã đẹp mà còn có chất lượng tốt phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu
dùng. Để thành công trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày nay, một
điều cực kỳ quan trọng đối với các DN là phải ý thức được đối thủ cạnh tranh
của mình đang làm gì và phải tìm ra được con đường cho mình để bắt kịp
hoặc vượt qua sản phẩm của đối thủ. Và cũng để cạnh tranh thành công, DN
cần phải thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Qua đó, DN sẽ hiểu
được mong muốn cũng như nhu cầu và khả năng biến nhu cầu của khách hàng
thành hiện thực để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu
dùng tốt nhất. Như vậy năng lực cạnh tranh chính là một yếu tố quyết định sự
mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và sự phát triển của DN.
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của DN có thể hiểu là tổng hợp các
biện pháp, cách thức mà DN triển khai để nâng cao năng lực cạnh tranh của
SP, nâng cao năng lực cạnh tranh của các nguồn lực, phát triển thương hiệu
và mở rộng thị trường, giúp DN mở rộng quy mô kinh doanh, mang lại lợi
nhuận và khẳng định vị thế của mình trên thương trường” [11, tr.76].