Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Thông tin:
8 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế

Luật dân sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

84 42 lượt tải Tải xuống
Luật dân sự
I. Khái niệm
- Là một ngành luật độc lập trong quan hệ thống pháp luật nhà nước Việt
Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài
sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể
khác.
- Luật này dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí, quyền tự định đoạt,
quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia
quan hệ đó.
Đối tượng:
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các sản
phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong
xã hội.
- Có 2 nhóm đối tượng:
+ Nhóm quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang
tính kinh tế không đượcc tính thành tiền. Nó phát sinh do 1 giá trị tinh thần
gắn liền với 1 người hoặc 1 tổ chức nhất định và không di chuyển được
quyền bất khả xâm phạm về nhãn hiệu hàng hóa của 1 doanh Ví dụ:
nghiệp
+ Nhóm quan hệ tài sản: là mỗi quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nói chung
với nhau thông qua 1 tài sản nhất định
quyền mua bán ( bán đồ thuộc quyền sở hữu của mình)Ví dụ:
Phương pháp:
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là những biện pháp, cách thức
mà nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh
dựa trên các đặc điểm
+ Bình đẳng về địa vị pháp lí
+ Độc lập về tổ chức và tài sản
+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và
pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.
II. Quyền sỡ hữu
- Gồm: + Tài sản
+ Quyền sở hữu
1, Tài sản
- Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
a) Quyền tài sản
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
b) Các loại tài sản
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Theo khoản 2
điều 105)
- Bất động sản bao gồm:
+ Đất đai
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
+Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
+Tài sản khác theo quy định của pháp luật
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản
2, Quyền sở hữu
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật
a) Quyền chiếm hữu
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản
b) Quyền sử dụng
- Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử
dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy
định của pháp luật
c) Quyền định đoạt
- Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản.
3, Hình thức sở hữu
- Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các
hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu
của tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –
nghề nghiệp
4, Căn cứ xác lập quyền sở hữu
- Theo Giao dịch Dân Sự
+ Được thừa kế tài sản
+ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
- Theo Pháp luật
+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp
+ Thu hoa lợi, lợi tức
+ Tạo thành vật chất mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ,
vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật
nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên
- Theo căn cứ khác
+ Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại Khoản 1 ĐIều 247 của Bộ Luật
Dân Sự 2005
5, Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây
+ Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác
+ Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình
+ Tài chính bị tiêu hủy
+ Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu
+ Tài sản bị trưng mua
+ Tài chính bị tịch thu
+ Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong
các điều kiệu do pháp luật quy định: Tài sản mà người khác đã được xác lập
quyền sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân Sự 2005
+ Các trường hợp khác do Pháp luật quy định
III. Giao dịch dân sự
1, Khái niệm và các điều kiện có hiệu lực
- Theo Điều 121 Bộ luật dân sự 2005: “Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự
của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Trong đó:
+ Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là hành vi thể hiện ý chí của
một bên chủ thể nhằm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần ý chí của các
chủ thể khác
Ví dụ: như việc lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho
người khác mà không cần sự đồng ý của người được nhận thừa kế.
+ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ quân sự.
- Các điều kiện có hiệu lực: Theo quy định tại Điều 122 thì một giao dịch
dân sự được pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo các điều
kiện sau:
+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Ví dụ: A là học sinh (13 tuổi) mua đồ dùng học tập có thể nhận thức được
giá cả, chất lượng,... đối với những giao dịch dân sự có giá trị lớn thì phải
thông qua người đại diện theo pháp luật mới coi là hợp pháp, không thì giao
dịch có thể bị coi là vô hiệu.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội. (Giao dịch trái pháp luật như: mua bán tài sản
pháp luật cấm (mua bán đất đai, ma túy), cho vay tiền để đánh bạc, đòi các
khoản tiền cho việc bán dâm, đánh bạc mang lại,...)
+ Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. (Giao dịch dân
sự có thể bị vô hiệu hóa khi nó được xác lập do bị lừa dối, đe dọa)
+ Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp
luật: thường được thể hiện dưới dạng: bằng lời nói; bằng hành vi cụ thể
(mua hàng hóa trong siêu thị); bằng văn bản thường hoặc văn bản có chứng
thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phải đăng ký,
(hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...)
Điều kiện về hình thức chỉ bắt buộc khi pháp luật có quy định.
2, Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
Theo quy định điều 127 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu
là giao dịch vi phạm một trong các điều kiện vô hiệu thì vô hiệu (nghĩa là
nhà nước không thừa nhận giao dịch đó, không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch).
- Các loại giao dịch dân sự vô hiệu:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội; Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình
thức
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do thiếu sự tự nguyện của các chủ thể tham
gia
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do con người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực
hiện
IV. QUYỀN THỪA KẾ
1, Quy định chung về quyền thừa kế
a) Di sản thừa kế
- Bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác
b) Thời điểm mở thừa kế
- Là thời điểm người có tài sản chết.
Ví dụ: Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng C và D có 300 triệu. C để lại di
chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là E và F mỗi đứa là 50% di sản. Theo
đó, C có di chúc nên việc phân chia tài sản của C sẽ phân theo nội dung của
di chúc.
c) Quyền thừa kế của cá nhân
- Là quyền dân sự được pháp luật ghi nhận bao gồm quyền hưởng thừa kế
và quyền để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Là quyền để lại tài sản của mình theo di chúc hoặc cho những người thừa
kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật.
d) Người thừa kế
- Là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người
để lại di sản chết.
Thời hiệu thừa kế e)
- Thời hiệu yêu cầu chia tài sản
Ví dụ: Ông B chết có để lại tài sản là 4 tỷ đồng. Thời hiệu để người thừa
kế di sản của ông B là 30 năm kể từ khi ông B chết cụ thể là ngày 12/3/1960
đến hết ngày 11/3/1990.
- Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của
người khác.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết:
Ông C chết vào ngày 2/3/1998 và ông C còn nợ ông D 3 tỷ. Ông Ví dụ:
D có quyền khởi kiện người thừa kế của ông C phải có nghĩa vụ trả nợ
trong vòng 3 năm tới cụ thể là từ ngày 2/3/1998 đến hết ngày 1/3/2001
2, Quyền thừa kế theo di chúc
- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau
đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
người lập di chúc
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ
chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ
chức này không có hiệu lực.
- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn
vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một
phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực
của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di
chúc sau cùng có hiệu lực.
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho
người khác sau khi chết, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự
năm 2015.
3. Quyền thừa kế theo pháp luật
a) Khái niệm
- Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật
quy định
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp:
+ Không có di chúc (nghĩa là người có tài sản không định đoạt bằng việc
lập di chúc)
+ Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
- Khác với thừa kế di chúc là dựa vào ý chí của người có tài sản, thừa kế
theo pháp luật dựa vào diện và hàng thừa kế
- : là phạm vi những người có quyền hưởng di sản được xác Diện thừa kế
định trên ba cơ sở: quan hệ hôn nhân, quân hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng giữa người để lại thừa kế và người thừa kế
- được pháp luật chia thành ba loại hàng như sau:Hàng thừa kế
+ Hàng thứ nhất, gổm: vợ, chổng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con
nuổi của người chết
+ Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cháu nội ngoại,
anh chị em ruột của người chết
+ Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết, chắc nội ngoại của người
chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, cháu ruột của người chết
mà người chết là chú, bác, cô, dì, cậu (ruột)
(Điều 652 BLDS 2015)b) Thừa kế thế vị
- Thừa kế thế vị là “trường hợp con người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phân di sản mà
cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắc được hưởng phân
di sản mà cha hoặc mẹ của chắc được hưởng nếu còn sống”
- Thừa kế thế vị có những đặc điểm sau:
+ Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp di sản được chia theo
pháp luật. Nếu người thừa kế theo di chúc mà chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc thì di chúc không phát sinh hiệu lực và di sản
chia theo pháp luật, lúc đó mới áp dụng quy định thừa kế thế vị
+ Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắc phải còn sống
vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà (hoặc
cụ chết) những đã thành thai trước thời điểm đó cũng được thừa kế thế vị
+ Nếu có nhiều người thừa kế thế vị thì cháu (hoặc chắc) chỉ được
hưởng phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống
Ví dụ: A và B kết hôn và có một người con là C, D, C kết hôn với H và có
một người con là G. C chết năm 2010, năm 2018 A chết và không để lại di
chúc, như vậy sẽ chia tài sản thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế
của A là C và D. Tuy nhiên, C đã chết trước A nên tài sản mà đáng lẽ ra C
được hưởng sẽ do G là con của C thừa kế kế vị tài sản này
Câu hỏi:
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Cứ 18 tuổi là người thành niên.
B.Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
C.Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị
tâm thần.
B. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
C. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác
nhau.
Câu 3. Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể
hiện bằng những hình thức nào?
A. Bằng lời nói.
B. Bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
C. Cả hai phương án trên
Câu 4: Ai phải bồi thường trong tình thế cấp thiết?
A. Người gây thiệt hại.
B. Người bị thiệt hại không được bồi thường.
C. Người đã gây ra tình thế cấp thiết.
Câu 5: Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:
A. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
B. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
C.Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
| 1/8

Preview text:

Luật dân sự I. Khái niệm
- Là một ngành luật độc lập trong quan hệ thống pháp luật nhà nước Việt
Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban
hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài
sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác.
- Luật này dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lí, quyền tự định đoạt,
quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó. Đối tượng:
- Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là những quan hệ tài sản và quan hệ
nhân thân trong quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu dùng các sản
phẩm hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu hàng ngày của các thành viên trong xã hội. - Có 2 nhóm đối tượng:
+ Nhóm quan hệ nhân thân: là quan hệ giữa người với người không mang
tính kinh tế không đượcc tính thành tiền. Nó phát sinh do 1 giá trị tinh thần
gắn liền với 1 người hoặc 1 tổ chức nhất định và không di chuyển được
Ví dụ: quyền bất khả xâm phạm về nhãn hiệu hàng hóa của 1 doanh nghiệp
+ Nhóm quan hệ tài sản: là mỗi quan hệ giữa cá nhân, tổ chức nói chung
với nhau thông qua 1 tài sản nhất định
Ví dụ: quyền mua bán ( bán đồ thuộc quyền sở hữu của mình) Phương pháp:
- Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự: là những biện pháp, cách thức
mà nhà nước tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh
dựa trên các đặc điểm
+ Bình đẳng về địa vị pháp lí
+ Độc lập về tổ chức và tài sản
+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và
pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền. II. Quyền sỡ hữu - Gồm: + Tài sản + Quyền sở hữu 1, Tài sản
- Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản
a) Quyền tài sản
- Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ
b) Các loại tài sản
- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có
thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (Theo khoản 2 điều 105)
- Bất động sản bao gồm: + Đất đai
+ Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai
+Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng
+Tài sản khác theo quy định của pháp luật
- Động sản là những tài sản không phải là bất động sản 2, Quyền sở hữu
- Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt
tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật
a) Quyền chiếm hữu
- Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản
b) Quyền sử dụng
- Là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử
dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
c) Quyền định đoạt
- Là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.
3, Hình thức sở hữu
- Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các
hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,
sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu
của tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp
4, Căn cứ xác lập quyền sở hữu
- Theo Giao dịch Dân Sự
+ Được thừa kế tài sản
+ Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền - Theo Pháp luật
+ Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp + Thu hoa lợi, lợi tức
+ Tạo thành vật chất mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến
+ Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ,
vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật
nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên - Theo căn cứ khác
+ Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại Khoản 1 ĐIều 247 của Bộ Luật Dân Sự 2005
5, Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây
+ Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác
+ Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình
+ Tài chính bị tiêu hủy
+ Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu + Tài sản bị trưng mua + Tài chính bị tịch thu
+ Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới
nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong
các điều kiệu do pháp luật quy định: Tài sản mà người khác đã được xác lập
quyền sở hữu theo quy định tại Khoản 1 Điều 247 của Bộ luật Dân Sự 2005
+ Các trường hợp khác do Pháp luật quy định III. Giao dịch dân sự
1, Khái niệm và các điều kiện có hiệu lực
- Theo Điều 121 Bộ luật dân sự 2005: “Giao dịch dân sự là hợp đồng dân sự
của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác hoặc hành vi pháp lý đơn phương
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” Trong đó:
+ Hành vi pháp lý đơn phương được hiểu là hành vi thể hiện ý chí của
một bên chủ thể nhằm phát sinh quan hệ dân sự mà không cần ý chí của các chủ thể khác
Ví dụ: như việc lập di chúc để lại tài sản thuộc sở hữu của mình cho
người khác mà không cần sự đồng ý của người được nhận thừa kế.
+ Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên phát sinh, thay đổi,
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ quân sự.
- Các điều kiện có hiệu lực: Theo quy định tại Điều 122 thì một giao dịch
dân sự được pháp luật thừa nhận có hiệu lực pháp lý khi đảm bảo các điều kiện sau:
+ Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự
Ví dụ: A là học sinh (13 tuổi) mua đồ dùng học tập có thể nhận thức được
giá cả, chất lượng,... đối với những giao dịch dân sự có giá trị lớn thì phải
thông qua người đại diện theo pháp luật mới coi là hợp pháp, không thì giao
dịch có thể bị coi là vô hiệu.
+ Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội. (Giao dịch trái pháp luật như: mua bán tài sản
pháp luật cấm (mua bán đất đai, ma túy), cho vay tiền để đánh bạc, đòi các
khoản tiền cho việc bán dâm, đánh bạc mang lại,...)
+ Người tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện. (Giao dịch dân
sự có thể bị vô hiệu hóa khi nó được xác lập do bị lừa dối, đe dọa)
+ Hình thức của giao dịch dân sự phải phù hợp với quy định của pháp
luật: thường được thể hiện dưới dạng: bằng lời nói; bằng hành vi cụ thể
(mua hàng hóa trong siêu thị); bằng văn bản thường hoặc văn bản có chứng
thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phải đăng ký,
(hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,...)
Điều kiện về hình thức chỉ bắt buộc khi pháp luật có quy định.
2, Giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý
Theo quy định điều 127 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự vô hiệu
là giao dịch vi phạm một trong các điều kiện vô hiệu thì vô hiệu (nghĩa là
nhà nước không thừa nhận giao dịch đó, không làm phát sinh quyền và
nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch).
- Các loại giao dịch dân sự vô hiệu:
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội; Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do thiếu sự tự nguyện của các chủ thể tham gia
+ Giao dịch dân sự vô hiệu do con người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập thực hiện IV. QUYỀN THỪA KẾ
1, Quy định chung về quyền thừa kế

a) Di sản thừa kế
- Bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
tài sản chung với người khác
b) Thời điểm mở thừa kế
- Là thời điểm người có tài sản chết.
Ví dụ: Thừa kế theo di chúc: Vợ chồng C và D có 300 triệu. C để lại di
chúc, trong đó để lại cho hai đứa con là E và F mỗi đứa là 50% di sản. Theo
đó, C có di chúc nên việc phân chia tài sản của C sẽ phân theo nội dung của di chúc.
c) Quyền thừa kế của cá nhân
- Là quyền dân sự được pháp luật ghi nhận bao gồm quyền hưởng thừa kế
và quyền để lại thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Là quyền để lại tài sản của mình theo di chúc hoặc cho những người thừa
kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. d) Người thừa kế
- Là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
e) Thời hiệu thừa kế
- Thời hiệu yêu cầu chia tài sản
Ví dụ: Ông B chết có để lại tài sản là 4 tỷ đồng. Thời hiệu để người thừa
kế di sản của ông B là 30 năm kể từ khi ông B chết cụ thể là ngày 12/3/1960
đến hết ngày 11/3/1990.
- Thời hiệu yêu cầu xác nhận quyền thừa kế hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác.
- Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc
bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
- Thời hiệu thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết:
Ví dụ: Ông C chết vào ngày 2/3/1998 và ông C còn nợ ông D 3 tỷ. Ông
D có quyền khởi kiện người thừa kế của ông C phải có nghĩa vụ trả nợ
trong vòng 3 năm tới cụ thể là từ ngày 2/3/1998 đến hết ngày 1/3/2001
2, Quyền thừa kế theo di chúc
- Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
- Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
+ Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
+ Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào
thời điểm mở thừa kế.
- Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước
hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ
chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời
điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ
chức này không có hiệu lực.
- Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn
vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một
phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
- Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực
của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
- Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di
chúc sau cùng có hiệu lực.
- Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho
người khác sau khi chết, căn cứ vào quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015.
3. Quyền thừa kế theo pháp luật
a) Khái niệm
- Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp:
+ Không có di chúc (nghĩa là người có tài sản không định đoạt bằng việc lập di chúc) + Di chúc không hợp pháp
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm
với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không
có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
- Khác với thừa kế di chúc là dựa vào ý chí của người có tài sản, thừa kế
theo pháp luật dựa vào diện và hàng thừa kế -
: là phạm vi những người có quyền hưởng di sản được xác
Diện thừa kế
định trên ba cơ sở: quan hệ hôn nhân, quân hệ huyết thống và quan hệ nuôi
dưỡng giữa người để lại thừa kế và người thừa kế
- Hàng thừa kế được pháp luật chia thành ba loại hàng như sau:
+ Hàng thứ nhất, gổm: vợ, chổng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuổi của người chết
+ Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, các cháu nội ngoại,
anh chị em ruột của người chết
+ Hàng thứ 3: cụ nội, cụ ngoại của người chết, chắc nội ngoại của người
chết, bác ruột, chú ruột, cô ruột, dì ruột, cậu ruột, cháu ruột của người chết
mà người chết là chú, bác, cô, dì, cậu (ruột)
b) Thừa kế thế vị (Điều 652 BLDS 2015)
- Thừa kế thế vị là “trường hợp con người để lại di sản chết trước hoặc cùng
một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phân di sản mà
cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước
hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắc được hưởng phân
di sản mà cha hoặc mẹ của chắc được hưởng nếu còn sống”
- Thừa kế thế vị có những đặc điểm sau:
+ Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp di sản được chia theo
pháp luật. Nếu người thừa kế theo di chúc mà chết trước hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc thì di chúc không phát sinh hiệu lực và di sản
chia theo pháp luật, lúc đó mới áp dụng quy định thừa kế thế vị
+ Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắc phải còn sống
vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà (hoặc
cụ chết) những đã thành thai trước thời điểm đó cũng được thừa kế thế vị
+ Nếu có nhiều người thừa kế thế vị thì cháu (hoặc chắc) chỉ được
hưởng phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống
Ví dụ: A và B kết hôn và có một người con là C, D, C kết hôn với H và có
một người con là G. C chết năm 2010, năm 2018 A chết và không để lại di
chúc, như vậy sẽ chia tài sản thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế
của A là C và D. Tuy nhiên, C đã chết trước A nên tài sản mà đáng lẽ ra C
được hưởng sẽ do G là con của C thừa kế kế vị tài sản này Câu hỏi:
Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng?
A.Cứ 18 tuổi là người thành niên.
B.Tất cả những người thành niên đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
C.Người thành niên là người đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Các cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự ngoại trừ những người bị tâm thần.
B. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
C. Tùy vào mức độ nhận thức mà cá nhân có năng lực pháp luật dân sự khác nhau.
Câu 3. Theo Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự được thể
hiện bằng những hình thức nào? A. Bằng lời nói.
B. Bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
C. Cả hai phương án trên
Câu 4: Ai phải bồi thường trong tình thế cấp thiết?
A. Người gây thiệt hại.
B. Người bị thiệt hại không được bồi thường.
C. Người đã gây ra tình thế cấp thiết.
Câu 5: Khi di sản đã bị chia mà tìm thấy di chúc thất lạc:
A. Phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.
B. Người hưởng di sản theo di chúc được bồi hoàn một phần.
C.Phải chia lại phần di sản còn lại nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.