Luật quốc tế trong trật tự thứ bậc các nguồn luật của pháp luật Liên minh châu Âuthứ bậc các nguồn luật của pháp luật Liên minh châu Âu
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tếvới nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Môn: Luật Thương mại quốc tế (65TMQT)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
2.2 Luật quốc tế trong trật tự thứ bậc các nguồn luật của pháp luật Liên minh châu Âu
a) Luật quốc tế và nguồn của luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc
gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và
bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế
với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế.
Các nguồn của luật quốc tế bao gồm nguồn chính và nguồn bổ trợ đều được liệt kê
tại Điều 38 Quy chế Toà án công lý quốc tế như sau:
a. Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được
các bên đang tranh chấp thừa nhận;
b. Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận
như những quy phạm pháp luật;
c. Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
d. Với những điều kiện nêu ở điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên
gia có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là
phương tiện để xác định các qui phạm pháp luật.
b) Vị trí của luật quốc tế trong trật tự pháp luật của Liên minh châu Âu
Tương tự với luật quốc gia, nguyên tắc về quyền tối cao/tính ưu việt cũng được
áp dụng đối với luật quốc tế, tức là luật quốc tế đã trở thành một phần không thể thiếu
trong trật tự pháp lý của Cộng đồng. Điều này được thể hiện tại điều 216(2) TFEU như
sau: “Các hiệp định do Liên minh ký kết có giá trị ràng buộc đối với các thể chế của Liên
minh và các Quốc gia Thành viên của Liên minh”. Tuy nhiên, luật quốc tế có vị trí pháp
lý dưới luật chính của EU, nhưng trên luật thứ cấp. Cách hiểu này “tách rời” trật tự
pháp lý của EU khỏi hệ thống pháp luật quốc tế và đi chệch khỏi cấu trúc theo chiều
ngang thường được áp dụng giữa các tòa án quốc tế khác nhau hoạt động ở cùng một cấp
độ mà không có thứ bậc:
(i) Các hiệp ước của EU
(ii) Luật pháp quốc tế ràng buộc với EU
(iii) Luật phái sinh của EU1
1 R.A. Wessel and J. Larik (2020). EU External Relations Law: Text, Cases and Materials: 5. The EU and International
Law, 2nd edition, Oxford. Truy cập tại: https://www.utwente.nl/en/bms/pa/staff/wessel/larik-and-wessel-the-eu-
and-international-law.pdf, ngày 29/4/2023
Có những ngoại lệ đối với quy tắc này cho phép thay thế luật gốc của EU bằng
luật quốc tế, đặc biệt là các quy tắc của ius cogens (nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế)
mà các Hiệp ước EU không thể vi phạm. Trong các Hiệp ước của EU, Điều 351 TFEU
quy định một ngoại lệ rõ ràng về lý do tạm thời đối với các nghĩa vụ trước khi một Quốc
gia Thành viên gia nhập Liên minh. Điều 347 TFEU liệt kê một số lý do có thể ảnh
hưởng thực tế. hoặc pháp lý đến khả năng tuân thủ TFEU của một Quốc gia Thành viên
như: xáo trộn nội bộ, chiến tranh và các nghĩa vụ được chấp nhận vì mục đích duy trì hòa
bình và an ninh. Quy định này tôn trọng giới hạn của luật pháp quốc tế.2
Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, luật quốc tế sẽ không có được tính ưu việt và
hiệu lực áp dụng của các nguồn luật quốc tế khá giới hạn. Điều này không giống như với
các nguồn luật gốc trong pháp luật EU.
Trước hết, về điều ước quốc tế, theo truyền thống, các tòa án EU trao hiệu lực
trực tiếp trên phạm vi rộng cho các điều ước. Hiệu lực trực tiếp của các điều ước quốc
tế có thể được coi là quy tắc, nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện sau: thứ nhất, EU phải bị
ràng buộc bởi điều ước; thứ hai, quy định của điều ước liên quan phải đủ rõ ràng, chính
xác và vô điều kiện để có thể áp dụng trực tiếp, và thứ ba, hiệu lực trực tiếp không được
loại trừ bởi “bản chất và cấu trúc” của 1 điều ước.
Cho đến năm 2008, tòa án EU chỉ loại trừ hiệu lực trực tiếp trái với “bản chất hoặc
logic” của một điều ước trong một trường hợp, cụ thể là liên quan đến Hiệp định
GATT/WTO. Tương tự như vậy, ECJ đã loại trừ UNCLOS khỏi hiệu lực áp dụng trực
tiếp. Vấn đề nảy sinh trong một vụ tranh chấp về tính hợp lệ theo luật của EU về Chỉ thị
về ô nhiễm do tàu thuyền gây ra. Chỉ thị này đã đặt ra các tiêu chuẩn không tương thích
với UNCLOS. Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như Công ước Chicago về Hàng không
dân dụng cũng không có hiệu lực trực tiếp vì EU không phải là một bên tham gia các hiệp
ước trên nên không có nghĩa vụ quốc tế. Lý do trong vụ án Kadi I được nêu cụ thể và
rộng hơn. Vụ việc ít nhất liên quan đến xung đột gián tiếp về nghĩa vụ theo Hiến chương
Liên Hợp Quốc và các nguyên tắc nhân quyền của EU.3
Ngoài ra, pháp luật EU cũng tạo ra một số phương thức để giải quyết xung đột
giữa các thỏa thuận quốc tế và các Hiệp ước EU trong trường hợp một quốc gia đã ký
kết một thỏa thuận quốc tế sau khi trở thành một quốc gia thành viên EU4.
Ví dụ: Các “điều khoản ngắt kết nối” (disconnection clause), để chỉ một điều
khoản trong hiệp ước đa phương cho phép một số bên tham gia hiệp ước không áp dụng
toàn bộ hoặc một phần hiệp ước trong các mối quan hệ chung của họ, trong khi các bên
2 Katja S Ziegler & Robert Jennings (2016). The Relationship between EU law and International Law. Research Paper
No. 13-17, School of Law, University of Leicester, tr.15
3 Katja S Ziegler & Robert Jennings, tlđd, tr.9-10
4 Christina Binder and Jane A.Hofbauer (2017). The Perception of the EU Legal Order in International Law: An In-
and Outside View. 8 European Yearbook of International Economic Law, tr.6
khác vẫn được tự do viện dẫn hiệp ước một cách đầy đủ trong mọi trường hợp. 5Vào ngày
5 tháng 2 năm 2019, Ủy ban Châu Âu đã công bố Khuyến nghị về Quyết định của Hội
đồng cho phép tham gia đàm phán về Nghị định thư bổ sung thứ hai cho Công ước của
Hội đồng Châu Âu về tội phạm mạng (CETS số 185). Phụ lục của Khuyến nghị cung cấp
dưới tiêu đề “Mối quan hệ với luật pháp EU và các thỏa thuận (có thể) khác”: “Cần đảm
bảo rằng Nghị định thư bổ sung thứ hai có điều khoản ngắt kết nối quy định rằng các
Quốc gia thành viên, trong mối quan hệ chung của họ, sẽ tiếp tục áp dụng các quy tắc
của Liên minh châu Âu thay vì Nghị định thư bổ sung thứ hai”. Phương pháp được tạo ra
nhằm bảo vệ tính ưu việt của pháp luật EU so với các thoả thuận quốc tế ở một cấp độ nhất định.6
Thứ hai, về tập quán quốc tế, tương tự như nhiều hệ thống pháp luật của các quốc
gia, luật tập quán thường được toà án EU áp dụng trực tiếp. Một số học giả cho rằng tập
quán quốc tế, giống như các điều ước quốc tế, cũng là một tiêu chuẩn đánh giá trong
việc xem xét hiệu lực của các nguồn luật phái sinh của EU (quy định, quyết định, chỉ
thị), do đó phản ánh quan điểm rằng tập quán quốc tế được xếp hạng cao hơn các
nguồn luật pháp sinh. Phán quyết của Toà án trong vụ ATAA (Vụ án C-366/10, The Air
Transport Association of America) đã làm rõ các tiêu chí khi các cá nhân có thể dựa vào
luật tập quán quốc tế. Các cá nhân chỉ có thể dựa vào một quy tắc hoặc nguyên tắc của
luật tập quán quốc tế chỉ khi “thứ nhất, những nguyên tắc đó có khả năng đặt câu hỏi về
thẩm quyền của Liên minh châu Âu trong việc thông qua đạo luật đó (…) và, thứ hai, đạo
luật được đề cập ảnh hưởng đến các quyền mà cá nhân được hưởng từ luật của Liên
minh Châu Âu hoặc tạo ra các nghĩa vụ…”
Thứ ba, về các nguyên tắc chung, trong một số trường hợp, các nguyên tắc chung
của luật quốc tế làm chuẩn mực tham chiếu cho việc áp dụng luật phái sinh. ECJ đã
nhất quán cho rằng EU “phải tôn trọng luật pháp quốc tế khi thực thi quyền hạn của
mình.” Đặc biệt, Tòa án đã công nhận và áp dụng một số chuẩn mực quốc tế được coi là
“các nguyên tắc” một cách rõ ràng: nguyên tắc pacta sunt servanda (tận tâm và thiện
chí), nguyên tắc rebus sic stantibus (theo đó, tùy thuộc vào những điều kiện nhất định, sự
thay đổi hoàn cảnh có thể kéo theo việc chấm dứt hoặc đình chỉ điều ước), v.v. Nguyên
tắc chung của luật quốc tế được áp dụng như sau: mặc dù được đưa vào trật tự pháp lý
của EU và có giá trị pháp lý cao hơn luật phái sinh song các quy tắc này không được
chuyển thành luật cơ bản của EU. Những nguyên tắc này đã được được sử dụng để
5 Committee of Legal Advisers on Public International Law (2017). REPORT ON THE CONSEQUENCES OF THE SO-
CALLED "DISCONNECTION CLAUSE" IN INTERNATIONAL LAW IN GENERAL AND FOR COUNCIL OF EUROPE
CONVENTIONS, CONTAINING SUCH A CLAUSE, IN PARTICULAR. Truy cập tại: https://s.net.vn/2kEW, ngày 29-4-2023
6 Council of Europe Portal (2019). Use of a ‘disconnection clause’ in the second additional protocol to the Budapest
Convention on Cybercrime. Truy cập tại: https://s.net.vn/ea4g, ngày 29/4/2023
xem xét tính hợp pháp của các thỏa thuận quốc tế do EU ký kết. Tòa án cũng đã sử dụng
những nguyên tắc này để giải thích luật phái sinh của EU nhất quán với luật quốc tế. 7
7 Emanuel Castellarin (2019). General Principles of EU Law and General International Law, General Principles and
the Coherence of International Law, University of Strasbourg, tr131-148. Truy cập tại:
https://www.researchgate.net/publication/333342530_General_Principles_of_EU_Law_and_General_International _Law