Luật Shari'a - Ngũ trụ hồi của Islam giáo | Nghiên cứu tôn giáo | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bịa tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Nghiên cứu tôn giáo
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT SHARI’A
Để giúp tín đồ sống đẹp với lòng ngài, Allah vạch sẵn hướng đi gọi là
Shari’a, tức “đường đến hố nước”
Shariah là lề lối dẫn tới đời sống thuận hòa, là hệ thống luân lí, là khoa học luật
pháp nhằm quản trị và hướng dẫn nhân loại, đề cập đến toàn bộ cách thức mà
tín đồ phải tuân theo: từ mức độ rất cụ thể như chế độ ăn uống, cho tới một số
luật hình sự. Đôi khi, chúng lại là những nguyên tắc, giá trị mà Qur’an và
Sunna muốn thấm nhuần vào các tín đồ như sự nhắc nhở phải luôn công bằng
trong mọi giao dịch, luôn hành động trung thực
Các quy định trong luật Shariah này hoàn toàn độc lập, không chịu sự chi
phối của nhà nước, không có quyền lực nào có thể thay thế luật Hồi giáo.
Theo al-Shafi’i (học giả Abu ‘Abdallah Muhammad ibn Idris al-Shafi’i, người
được xem là ông tổ luật học Hồi giáo) cho rằng giới luật dựa trên bốn cơ sở sau:
Qur’an, Sunna, đồng thuận cộng đồng (ijma), và phân tích loại suy (qiyas)
-Qur’an: Kinh Thánh được mặc khải của Allah cho nhà tiên tri Muhammad
-Sunna: Hành động, lời nói mẫu mực của nhà tiên tri Muhammad -Qiyas: Án lệ
-Ijma: một thoả thuận, nhất trí giữa các học giả Muslim về một vấn đề pháp lý
Tuy vậy sau đó vẫn nảy sinh ra nhiều phái luật, sử dụng các nguồn luật trên
theo những cách khác nhau. Dù vậy với nhiều người Shari’a vẫn là con
đường đúng đắn nhất.
Đạo luật Sharia chia các tội danh thành hai loại chung.
-Tội "hadd", đây là tội nghiêm trọng với các hình phạt đã định sẵn: bao gồm
hành vi trộm cắp (có thể bị trừng phạt bằng cách chặt tay) và tội ngoại tình có
thể bị tử hình bằng cách ném đá.
-Tội "tazir", trong đó hình phạt được đưa ra theo quyết định của thẩm phán
Luật Hồi giáo chia hành vi của con người thành 5 loại sau:
-Hành vi buộc phải làm (obligatoire)
-Hành vi nên làm (recommandes)
-Hành vi làm cũng được không làm cũng được (indiffrerentes)
-Hành vi bị khiển trách (blamables) lOMoAR cPSD| 42619430
-Hành vi cấm (interdites).
Đây là nguyên tắc đánh giá hành vi của con người vể cả phương diện pháp luật và đạo đức
Ngũ trụ hồi- căn bản đức tin:
Trong các luật lệ thờ phụng, tín đồ Hồi giáo có 5 điều cần phải tuân theo và phải
thực hiện suốt đời. Đó gọi là 5 trụ cột hoặc gọi là 5 nghĩa vụ thiêng liêng của các tín đồ Hồi giáo:
-Trụ cột thứ nhất- Shahada (tuyên xưng đức tin) bằng câu Shahada (lời chứng),
khẳng định sự độc tôn của Thượng Đế, cũng như địa vị vô song của sứ giả
Muhammad. Shahada (lời chứng) được đọc bên tai mỗi tín đồ khi họ sinh ra vfa
khi lâm tử. Mỗi ngày nó cũng được đọc trong những lời kêu gọi cầu nguyện
-Trụ cột thứ 2- Salat (cầu nguyện): tín đồ được kêu gọi cầu nguyện 5 lần một
ngày: bình minh, chính ngọ, giữa chiều, hoàng hôn và tối. Đối với giáo dân
đạo Hồi, việc tham dự vào nghi thức thanh tẩy và đọc lời kinh nguyện theo
đúng lễ giúp học tĩnh tâm, quẳng đi tạp niệm để tự tại suy tôn Allah
-Trụ cột thứ 3- Zakat (bố thí): Người Hồi giáo có bổn phận phải quan tâm, chăm
lo đến các vấn đề phúc lợi xã hội và kinh tế trong cộng đồng mình sinh sống. Khi
cho đi, tín đồ đồng thời đã trả nợ Allah vì tất cả những gì con người có được đều
nhờ ơn phước Allah nên khi có đủ rồi thì phải chu cấp cho kẻ thiếu, tín đồ Hồi
giáo buộc phải đóng 1 thứ thuế gọi là “thuế an sinh” để giúp người nghèo. Làm
từ thiện thường là tự nguyện, song ở một số nước, chính phủ ban hành luật
-Trụ cột thứ 4- Sawn (chay tịnh): nhịn chay mùa Ramadan: trong tháng
Ramadan miễn có đủ sức khỏe, mọi tín đồ đều phải nhịn ăn uống, tránh tình
dục vào ban ngày. Mỗi bữa sáng, trước lúc bình mình, các gia đình tụ tập, ăn
một bữa nhỏ để lấy năng lượng trước khi nhịn chay trong ngày. Tối đến, sau
hoàng hôn, mọi người sẽ cùng tụ tập ăn những bữa ăn cùng nhau
-Trụ cột 5- Hajj (hành hương về Mecca): Mỗi tín đồ trưởng thành, có đủ sức
khỏe và khả năng tài chính cần hành hương ít nhất 1 lần trong đời