LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Các khái niệm cơ bản. 1.1. Vụ án dân sự.
- Để hình thành nên một vụ án Dân sự thì bao gồm 4 đặc điểm:
+ Hình thành từ một tranh chấp dân sự
+ Phải xuất phát ít nhất từ hai bên
+ Bên tranh chấp gửi đơn kiện lên cơ quan có thẩm quyền
+ Được Tòa án thụ lý vụ việc
→ Tranh chấp là mâu thuẫn về quyền và lợi ích của các bên (có thể là cá nhân và tổ
chức không bao gồm cơ quan nhà nước vì nó thuộc sự điều chỉnh của hình sự, hành
chính) trong một mối quan hệ nào đó. Cụ thể ở đây là mối quan hệ dân sự (việc của
dân, gồm quyền về nhân thân và tài sản → theo nghĩa rộng thì dân sự bao gồm: hôn
nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, tài sản thừa kế.)
→ Một vụ án dân sự chắc chắn phải được hình thành từ một tranh chấp dân sự, nhưng
một tranh chấp dân sự chưa chắc chắn sẽ hình thành nên một vụ án dân sự.
Vì trong khoa học pháp lý bao gồm 3 phương pháp:
Phương pháp (1) thương lượng, tự hoà giải
Phương pháp (2) trung gian hoặc
Phương pháp (3) nhờ sự can thiệp của nhà nước
Và chỉ khi một tranh chấp được giải quyết theo phương án thứ 3 (A tranh chấp với B -
A nộp đơn lên Tòa - Tòa thụ lý đơn kiện - A và B hầu Toà) thì tranh chấp đó mới trở
thành một vụ án dân sự. 1.2. Việc dân sự.
- Mang nhiều tính hành chính hơn là tư pháp.
- Một vụ dân sự 4 đặc điểm: + Không có tranh chấp + Chỉ có một bên + Gửi đơn yêu cầu + Được Tòa án thụ lý
→ Không có tranh chấp là những yêu cầu của người dân, tổ chức yêu cầu nhà nước
công nhân hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó, mà sự kiện đó có thể
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ Dân sự.
VD: A đi mua nhà, và A yêu cầu chuyển đổi tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà.
- Vậy, căn cứ để phân biệt vụ án hay việc Dân sự thì phải căn cứ vào tính chất có
tranh chấp hay không có tranh chấp. Nhưng đều giống nhau ở chỗ là chủ thể
phải nộp đơn yêu cầu và đơn đó được Toà án thụ lý.
- Vụ án Dân sự thì bao gồm ít nhất là hai bên, nên sẽ được gọi là nguyên đơn - bị
đơn, thường sử dụng từ “khởi kiện” và có phiên toà. Còn việc Dân sự thì chỉ có
một bên, chủ thể được gọi là “người yêu cầu” và sử dụng từ “gửi đơn yêu cầu”. Tranh chấp dân sự 1.3. Vụ việc Dân sự.
- Là từ viết tắt để nhắc đến cả Vụ án Dân sự và Việc Dân sự.
- Phải phân biệt được các Khái niệm này. Nếu trong Bộ luật TTDS hay các bộ
luật khác có liên quan nhắc đến đối tượng áp dụng cho các điều luật là Vụ án
Dân sự thì chỉ áp dụng riêng cho Vụ án Dân sự, tương tự với Việc Dân sự. Còn
nếu đối tượng áp dụng là Vụ việc Dân sự thì có thể áp dụng cho cả hai.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là Vụ án Dân sự → Sai. CSPL: Điều 1 BLTTDS.
Tranh chấp hợp đồng đặt cọc không là Vụ án Dân sự khi các bên liên quân không thực
hiện bước khởi kiện và được Toà án thụ lý.
Yêu cầu kết hôn có thể trở thành Việc Dân sự → Sai. CSPL: Điều 18 LHT. Yêu
cầu kết hôn không thể trở thành Việc Dân sự vì Toà án không có thẩm quyền thụ lý đăng ký kết hôn.
Vụ việc Dân sự được phát sinh từ tranh chấp Dân sự → Sai. CSPL: Điều 1
BLTTDS. Vụ việc Dân sự bao gồm Vụ án Dân sự hoặc Việc Dân sự, nên nó có thể
hình thành từ tranh chấp Dân sự hoặc yêu cầu không có tranh chấp đều được.
1.4. Thủ tục giải quyết Vụ việc Dân sự.
1.4.1. Thủ tục giải quyết Vụ án Dân sự
- Thủ tục thông thường: áp dụng cho hầu hết các vụ án tại Toà án
- Thủ tục rút gọn: khi một vụ án đáp ứng đủ các điều kiện tại Điều 317 BLTTDS
thì có thể áp dụng trình tự này.
- Cho dù áp dụng hình thức nào cũng trải qua 3 cấp: sơ thẩm – phúc thẩm – giám
đốc thẩm/ tái thẩm (– thủ tục đặc biệt: xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TANDTC).
1.4.2. Thủ tục giải quyết Việc Dân sự
- Chỉ bao gồm hai cấp: sơ thẩm và phúc thẩm.
1.4.3. Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của
Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài.
- Trước 2015, thì nó được xem là một Việc Dân sự. Nhưng sau 2015, Thủ tục
này có cấp GĐT/TT nên pháp luật nước ta tách riêng ra thành một trình tự riêng.
2. Nguyên tắc cơ bản của Luật TTDS.
- Là quan điểm chỉ đạo
- Đảm bảo tính thống nhất
- Áp dụng cho cả luật nội dung và luật hình thức
- Có đặc thù cho mỗi ngành luật
→ Ví dụ như BLTTDS không phải chỉ một người soạn thảo mà có một ban soạn thảo
riêng, mỗi người viết một phần nên không thể nào tránh khỏi việc thiếu sự thống nhất.
Vì vậy cần đưa ra những nguyên tắc cơ bản ngay từ đầu để các nhà soạn thảo có thể
bám theo các nguyên tắc đó để tạo tính thống nhất cho bộ luật Phân loại: - Nguyên tắc chung - Nguyên tắc tố tụng
Điều 4 - Quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì có quyền yêu cầu Tòa án can
thiệp, Tòa không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
→ Điều 45 - nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp không có điều luật
áp dụng - Điều 11 - phạm vi tham gia xét xử của Hội thẩm nhân dân, Điều 12 - độc
lập, chỉ tuân theo pháp luật. - Nguyên tắc đặc thù
Điều 5 - quyền định đoạt, tùy theo ý chí của chủ thể. .
Trong quan hệ tố tụng dân sự, thì đương sự muốn làm gì thì Tòa án sẽ thực hiện đúng
yêu cầu của đương sự đương sự tự định đoạt.
Ví dụ: A mượn B 1 tỷ mà không trả. B kiện ra Toà và chỉ yêu cầu A trả 500 triệu. Thì
Tòa án sẽ buộc A trả 500 triệu.
“Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của
đơn sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó” - Điều 5.
Trái với quan hệ tố tụng hành chính, thì phải dựa trên quyết định của Toà án căn cứ
vào quy định của pháp luật. Hay nói cách khác, việc đúng sai là do Toà án quyết định.
Đương sự chỉ có thể yêu cầu Tòa án “xem xét”.
Tương tự với tố tụng hình sự, người bị hại có có quyền yêu cầu khởi tố hay không
khởi tố. Còn quyết định định tội thì thuộc về Toà án dựa trên căn cứ quy định của pháp luật.
Điều 6 - ai yêu cầu thì chỉ có người đó có nghĩa vụ chứng minh, dựa trên chứng cứ →
nghĩa vụ đương sự → Khác với tố tụng hành chính, 1 người yêu cầu thì 2 người chứng
minh (phía cơ quan công an cũng có trách nhiệm phải chứng minh quyết định của mình là đúng).
→ Cũng khác với tố tụng hình sự, trách nhiệm này thuộc về cơ quan nhà nước.
Điều 10 - để các đương sự thoả thuận với nhau, chỉ có dân sự mới có đặc trưng là có thể thỏa thuận.
Chương 2 - Địa vị pháp lý của các chủ thể quan hệ pháp luật TTDS I.
Chủ thể tiến hành tố tụng - mang quyền lực nhà nước thực hiện các hoạt
động tố tụng giải quyết vụ việc dân sự.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng. - Điều 46:
Điều 46. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng dân sự gồm có: a) Tòa án; b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng dân sự gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
- Cơ quan tiến hành tố tụng: Tòa án, VKS (Trong Tố tụng HS còn có cơ quan
điều tra - tìm kiếm bằng chứng, chứng cứ). ● Tòa án:
- TAND tối cao - 1 cái TANDTC - GĐT,TT.
- Cấp cao GĐT,TT phúc thẩm.
- Cấp tỉnh - sơ thẩm, phúc thẩm.
- Cấp huyện - sơ thẩm… → những quy định cứng, không có ngoại lệ, chỉ
thực hiện công việc theo phân công.
- Chức năng chung: thực hiện quyền tư pháp gắn liền với hoạt động xét xử -
trong Tố tụng Dân sự thì vẫn là giải quyết việc dân sự và vụ việc dân sự. ● Viện kiểm sát: - VKSND Tối cao - VKSND cấp cao - Cấp tỉnh - Cấp huyện → Kiể m tra, giám sát.
2. Người tiến hành tố tụng.
- Người tiến hành tố tụng: Chánh án TAND, Thẩm phán, Hội thẩm ND, Thẩm
tra viên, Thư ký Toà án (5 thực hiện cho Toà án), Viện trưởng VKS, Kiểm sát
viên, Kiểm tra viên (3 thực hiện cho VKS).
- Quyền hạn từng chủ thể: từ điều 47 đến 60. - Nhiệm vụ chính:
+ Chánh án: quản lý hành , giải quyết khiếu nại, phân công..
+ Thẩm phán: trực tiếp giải quyết
+ Thư ký Toà án: phụ cho thẩm phán
+ Hội thẩm nhân dân: chức danh đặc biệt vì không nằm trong biên chế của
Toà án… hoạt động ngoài xã hội thông thường, nhiệm vụ chính là đại
diện cho tiếng nói nhân dân (do HĐND bầu ra), giám sát việc xét xử,
đảm bảo việc xét xử hợp pháp, hợp tình → quyền ngang nhau với TP.
+ Thẩm tra viên: mới được bổ sung từ năm 2015, lớn hơn Thư ký, nhỏ
hơn Thẩm phán, chủ yếu là rà soát những gì còn sót lại, báo cáo thử xem
có những kiến nghị khác không. + VTVKS: giống Chánh án
+ Kiểm sát viên: giống Thẩm phán
+ Kiểm tra viên: giống Thẩm tra viên
3. Thay đổi người tiến hành tố tụng.
- Các quy định ở những trường hợp chung: điều 52
Điều 52. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
1. Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
3. Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
→ Người thân thích: thì có huyết thống, phải có cơ sở xác định ai là người thân thích
của ai, BLTTDS không quy định nhưng mà tham khảo luật HNGĐ, BLTTHS, Luật
Thi hành án DS đều có đề cập. → khoản 1: không cho tham gia QH tố tụng.
→ khoản 2: không cho tham gia QH tố tụng để tránh cho ý kiến tác động vào đương sự.
→ khoản 3: rõ ràng, khách quan không có quy định cụ thể, hơi trừu tượng. VD: A là thẩm phán.
B kiện C đòi nợ. A và C ngồi uống cf chung → có thể thay đổi người tiến hành tố tụng hay không?
Tuỳ thuộc vào giải thích của các bên và ý chí chủ quan chứ không có mẫu số chung
nào là quy định rõ về vấn đề này.
- Trường hợp riêng: điều 53,54,60 II.
Chủ thể tham gia tố tụng - không mang quyền lực nhà nước.
- Đương sự (quan trọng hơn)
+ Đương sự trong vụ án dân sự:
+ Đương sự trong việc dân sự:
Thành phần đương sự: điều 68 BLTTDS
+ Đương sự trong vụ án: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.
+ Đương sự trong việc: người yêu cầu, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Năng lực tố tụng dân sự (điều 69)
Quyền và nghĩa vụ (điều 70)
Nguyên đơn là ng khởi kiện? → là người khởi kiện hoặc được cơ quan, tổ
chức khác khởi kiện thay để bảo vệ quyền …
Điều 68. Đương sự trong vụ việc dân sự
1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
2. Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật
này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của
người đó bị xâm phạm.
Nguyên đơn là ng bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp? → sai, chỉ khi toà
án có bản án có hiệu lực pháp luật.
- Người tham gia tố tụng khác (quan trọng nhưng không bắt buộc) + Người đại diện
+ Người bảo vệ Quyền và lợi ích hợp pháp + Người làm chứng + Người giám định + Người phiên dịch III.
Bài 2: Chủ thể quan hệ pháp luật tố tụng dân sự … GV: Th.S Xa Kiều Oanh
Bài 3: Thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân
VD: A quận 1, muốn ly hôn với B quận 2, giải quyết về con cái, tài sản chung một
căn nhà ở Biên Hoà, Đồng Nai → tranh chấp thì phải làm đơn khởi kiện, trong
trường hợp này phải nộp đơn tại đâu?
Trả lời cho câu hỏi, tranh chấp này Toà án có thẩm quyền giải quyết không, thuộc
thẩm quyền của Toà án nào (TAND huyện, tỉnh..)
Nếu TAND cấp huyện có thẩm quyền thì sẽ là huyện nào? TAND cấp tỉnh thì là tỉnh nào? - I.
Thẩm quyền theo vụ việc.
- Toà án được quyền thụ lý, giải quyết những tranh chấp nào (vụ án), những yêu cầu nào (việc dân sự). - Ý nghĩa:
+ Phân định quyền hạn giữa TAND với các cơ quan nhà nước khác. VD:
một số trường hợp ly hôn thì cơ quan hộ tịch có thẩm quyền giải quyết
+ Xác định quyền hạn giữa các Toà án với nhau. - Dân sự: Điều 26,27 - HNGĐ: Điều 28,29
- Kinh doanh thương mại: Điều 30,31 - Lao động: Điều 32,33
Tranh chấp về sở hữu trí tuệ, về HĐ mua bán hàng hoá là tranh chấp dân sự? → Vể sở hữ
ữ trí tữệ : Sai, ngởại trữ
khoản 2 Điều 30 thì sẽ là tranh chấp dân sự, còn
nếu giữa các bên có yếu tố về lợi nhuận thì tranh chấp về sở hữu trí tuệ là tranh chấp kinh doanh thương mại.
Dựa vào gì để biết có yếu tố lợi nhuận? → không biết được VD như trốn thuế, dựa
vào hợp đồng, quan hệ của các bên từ đầu tiên có xác định là có mục đích lợi nhuận hay phi thương mại.
→ Về tranh chấp HĐ mua bán hàng hoá: Đúng, không phải luôn là hợp đồng kinh
doanh thương mại. Là hợp đồng dân sự với các hoạt động mua bán, khoản 1 Điều 30 -
tranh chấp phải phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại, có đăng ký kinh
doanh, có mục đích lợi nhuận (thỏa mãn 3 điều kiện trên thì là hợp đồng dân sự,
không thoả mãn thì là hợp đồng mua bán hàng hoá).
Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp:
1. A khởi kiện yêu cầu B trả tiền vay 100tr đồng. → khoản 2 Điều 26, Quyền
chiếm hữu, sử dụng định đoạt đối với tài sản.
2. C khở i kiện yêu cầu D bồi thưở ng 3tr do chó D cắn C. → khoản 6 Điều
26, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
3. Cty E khởi kiện yêu cầu công ty F trả 100tr giá trị hợp đồng mua máy tính còn
nợ. → tranh chấp kinh doanh thương mại, phát sinh trong hợp đồng mua máy
tính,.. 3 điều kiện, khoản 1 Điều 30.
4. H khởi kiện ly hôn K, yêu cầu chia đôi căn nhà, giải quyết cho H nuôi con, K
phải cấp dưỡng 2tr/tháng. → khoản 1 Điều 28. II. Theo cấp.
- Xác định cấp Tòa án (cấp huyện hay tỉnh) có quyền thụ lý giải quyết vụ việc
dân sự theo thủ tục sơ thẩm.
- Sau khi xác định thẩm quyền theo vụ việc. - Ý nghĩa:
+ Xác định nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án mỗi cấp trong việc thụ lý,
giải quyết vụ việc dân sự.
+ Tạo sự chủ động và nâng cao vai trò của các cấp Tòa án.
- Nội dung thẩm quyền giải quyết: III. Theo lãnh thổ.
- Xác định Tòa án theo đơn vị hành chính lãnh thổ có quyền thụ lý, giải quyết vụ
việc dân sự theo thủ tục sơ thẩm - Điều 39.
VD: A quận 1, muốn ly hôn với B quận 2, giải quyết về con cái, tài sản chung một
căn nhà ở Biên Hoà, Đồng Nai → tranh chấp thì phải làm đơn khởi kiện, trong
trường hợp này phải nộp đơn tại đâu?
Trả lời cho câu hỏi, tranh chấp này Toà án có thẩm quyền giải quyết không, thuộc
thẩm quyền của Toà án nào (TAND huyện, tỉnh..)
Nếu TAND cấp huyện có thẩm quyền thì sẽ là huyện nào? TAND cấp tỉnh thì là tỉnh nào?
→ Tuỳ vào tranh chấp chính trong trường hợp trên, hai người chỉ dừng lại ở việc tranh
chấp chính là ly hôn, tuỳ vào nơi ở của nguyên đơn, bị đơn (không được lựa chọn Toà
án giải quyết), không áp dụng điểm c Điều 39 →
Từ điểm c lên điểm a, nhận diện đối tượng tranh chấp chính (là BĐS hay không phải
là BĐS, không xem điểm a,b) → chỉ duy nhất Tòa án nơi có BĐS mới có thẩm quyền
giải quyết, không cần xem nơi cư trú của nguyên đơn hay bị đơn.
Vậy trường hợp trên Toà án Nhân dân Quận 2 có thẩm quyền giải quyết (nơi bị đơn cư trú).
VD: tranh chấp về hợp đồng thế chấp BĐS, hợp đồng tín dụng để đi vay ngân hàng
thì đối tượng tranh chấp chính ở đây là tranh chấp hợp đồng vay, còn BĐS chỉ là
hợp đồng có liên quan.
Xác định Tòa án theo lãnh thổ:
1. An (Quận 3) khởi kiện đòi Bình (Quận 10) trả 200m2 tại huyện Nhà Bè →
thẩm quyền theo vụ việc tranh chấp đất đai quy định tại khoản (khoản 9 Điều
26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm c khoản 1 Điều 39) → TAND huyện có thẩm
quyền, tranh chấp dân sự, TAND huyện Nhà Bè.
2. Nam (Quận 8) khởi kiện Việt (Quận 12) đòi tiền bồi thường sức khỏe 12tr →
khoản 6 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 → đối
tượng tranh chấp không có quyền lựa chọn TA có thẩm quyền, TAND Quận 12.
3. Mỹ (Quận 12) khởi kiện Lộc (Quận 11) tranh chấp hợp đồng, có thoả thuận
khởi kiện tại nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở → tranh chấp về dân
sự, có thể là tranh chấp, khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm b
khoản 1 Điều 39 → TA nơi bị đơn cư trú, TAND Quận 11.
4. A (Quận 1) kiện B (Quận 2) chia tài sản thừa kế là căn nhà tại Quận 3 → tranh
chấp về phân chia tài sản, thuộc về TAND, khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1
Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 → TAND Quận 2. IV.
Theo sự lựa chọn (một số trường hợp đặc biệt).
- Ngoại lệ → thẩm quyền theo vụ việc, theo cấp, lãnh thổ, nhưng trong một số
TH đặc thù thì người khởi kiện, yêu cầu được quyền lựa chọn TA để nộp đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu.
- Để áp dụng Điều 40: không phải TH nào cũng được, chỉ khi nào tranh chấp,
yêu cầu được liệt kê ở khoản 1, chỉ được quyền lựa chọn Tòa án theo lãnh thổ
chứ không chọn Tòa án theo cấp, chỉ nộp đơn duy nhất tại một Tòa chứ không
đồng thời rải đơn ở nhiều Toà để yêu cầu giải quyết → áp dụng Điều 39 trước
xem có rơi vào TH tại khoản 1 Điều 40 không.
- Nguyên đơn, người yêu cầu chỉ được khởi kiện hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết
khi họ đã tuân thủ điều kiện do luật quy định
- Nếu bắt buộc phải tuân theo quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ thì nguyên
đơn, người yêu cầu không có quyền lựa chọn Toà án.
Đương sự có thể lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quyết tranh chấp dân sự?
→ Nhận định sai, về tranh chấp dân sự thì chủ thể yêu cầu giải quyết thì chỉ có nguyên
đơn có quyền lựa chọn (Đương sự bao gồm cả 2). Thứ hai, không phải tất cả tranh
chấp dân sự đều được yêu cầu Tòa án giải quyết mà là chỉ những tranh chấp được liệt
kê ở khoản 1 Điều 40, tuy nhiên chỉ được lựa chọn Tòa án theo lãnh thổ chứ không
được lựa chọn Tòa theo cấp.
Xác định Toà án:
1. Dũng (Quận 3) khởi kiện Sỹ (quận 4), Diệt (quận 5), Mỹ (quận 6) đòi 40tr tiền
thiệt hại nhà tại quận 7 do 3 người này có hành vi gây thiệt hại đến căn nhà
của Dũng. → kiện ở TAND quận 3 được, có thể kiện ở 3 TAND nơi 3 bị đơn
này cư trú, điểm d khoản 1 Điều 40, có thể kiện ở TAND quận 7 nơi BĐS bị thiệt hại.
2. Minh (quận 7) khởi kiện Hoàng (quận 8) phải trả lại căn nhà tại Quận 9,10
(Minh cho thuê nhà). → kiện ở TAND quận 9,10 nơi BĐS. V.
Giải quyết tranh chấp theo vấn đề thẩm quyền, nhập, tách vụ án (những
vụ án có bản chất giống nhau).
1. Chuyển vụ việc dân sự.
- Sau khi thụ lý vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền thì chuyển cho Tòa án có thẩm quyền.
- Các trường hợp chuyển: sai về cấp, sai về lãnh thổ (vụ việc không thuộc thẩm
quyền thì TA đình chỉ vụ án) - Điều 41.
2. Giải quyết tranh chấp thẩm quyền.
3. Nhập tách vụ án dân sự.
a. Nhập vụ án dân sự - khoản 1 Điều 42.
b. Tách vụ án dân sự - khoản 2 Điều 42. VI.