Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về chiến tranh - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
*Thứ nhất: Chiến tranh luôn gắn liền với chính trị, giai cấp, đảng phái, nhà nước:● Chiến tranh là một hiện tượng xã hội● Chiến tranh là một hiện tượng chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
A. Lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về chiến tranh
*Thứ nhất: Chiến tranh luôn gắn liền với chính trị, giai cấp, đảng phái, nhà nước:
● Chiến tranh là một hiện tượng xã hội
● Chiến tranh là một hiện tượng chính trị
*Thứ hai: Khác với các hiện tượng chính trị xã hội khác, chiến tranh được thể hiện
dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang
1. Nguồn gốc chiến tranh
● Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX là nguồn
gốc sâu xa (nguồn gốc kinh tế), suy cho cùng đã dẫn đến sự xuất hiện, tồn
tại của chiến tranh. Đồng thời sự xuất hiện và tồn tại của GC và đối
kháng GC là nguồn gốc trực tiếp (Nguồn gốc xã hội) dẫn đến sự xuất hiện, tồn tại của chiến tranh
● Chiến tranh bao giờ cũng có tính lịch sử, nó chỉ xuất hiện ở giai đoạn lịch
sử nhất định; Mác - Ăngghen khẳng định: xã hội loài người đã có giai
đoạn không có chiến tranh, đó là giai đoạn Cộng sản nguyên thủy
+ Về kinh tế: Không có của dư thừa tương đối, để người này có thể chiếm
đoạt lao động của người khác
+ Về xã hội: xã hội CSNT không có giai cấp, bình đẳng, không có tình
trạng phân chia kẻ giàu người nghèo, không có áp bức xã hội, mà mang
tính mẫu hệ: ăn chung ở chung
+ Về kỹ thuật quân sự" Trong các cuộc xung đột, tất cả các bên tham gia
đều không có lực lượng vũ trang
● Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, các cuộc xung đột mang tính "ngẫu
nhiên tự phát" bởi vì: không có tổ chức, không có lực lượng vũ trang
chuyên nghiệp và vũ khí chuyên dụng
●Theo Ăngghen: chiến tranh là bạn đường của mọi chế độ tư hữu ●
: trong thời đại ngày nay còn CN đế quốc thì còn xảy ra nguy Lênin chỉ rõ
cơ xảy ra chiến tranh (Chiến tranh là bạn đường của CNĐQ)
=> Lý luận của CN Mác-Lênin về nguồn gốc chiến tranh giúp chúng ta có
nhận thức đúng đắn, khoa học, làm cơ sở để đấu tranh với các quan điểm
duy tâm, siêu hình, phản động. Chiến tranh chính là một hiện tượng có tính
lịch sử, không tồn tại vĩnh viễn với loài người. Muốn xóa bỏ chiến tranh
phải xóa bỏ nguồn gốc sinh ra nó (xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về
TLSX, xóa bỏ đối kháng giai cấp)
2. Bản chất chiến tranh
● Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác. Cụ
thể là bằng thủ đoạn bạo lực
● Một là : Chính trị theo QĐ của CN Mác-Lênin đó là mối quan hệ giữa
giai cấp này với GC khác. Nó là ý chí của một GC nhất định
+ Chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại,
trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội
+ Thực chất của chính trị đó là biểu hiện tập trung của lợi ích kinh tế. Bao
giờ cũng vậy quan hệ về lợi ích KT nó chi phối, quyết định các mối quan hệ khác
●Hai là: Chiến tranh và chính trị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
+ Chính trị quyết định mục tiêu, phương hướng, tính chất chuẩn bị chiến
tranh, nó điều hòa các QH quốc tế, trong nước để phục vụ chiến tranh
+ Chính trị chi phối và quyết định toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết
cục của chiến tranh, quy định và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiêền hành đấu tranh vũ trang
+ Chính trị sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra nhiệm vụ, mục tiêu
mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh
*Ngược lại, chiến tranh tác động trở lại chính trị theo hai chiều hướng,
hoặc tích cực ở khâu này, nhưng lại tiêu cực ở khâu khác ● Tích cực
+ Chiến tranh có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, thậm chí có thể
thay đổi các thành phần lực lượng lãnh đạo chính trị các bên tham chiến
+ Chiến tranh làm thay đổi về chất tình hình xã hội. Chiến tranh có thể đẩy
nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng
+ Kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội của các quốc gia tham gia chiến tranh ● Tiêu cực
+ Tạo xu hướng bạo lực cho thế hệ đời sau
+ Để lại hội chứng tâm lý và hậu quả rất nặng nề đối với cả hai bên tham chiến
+Làm phức tạp hóa các quan hệ XH, làm phát triển mâu thuẫn vốn có trong XH có đối kháng GC