Lý luận Mác-Lênin về nền sản xuất hàng hoá và sự ứng dụng hiện nay ở Việt Nam | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lý luận Mác-Lênin về nền sản xuất hàng hoá và sự ứng dụng hiện nay ở Việt Nam | Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (LLTT1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45469857
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI : Lý luận Mác-Lênin về nền sản xuất hàng hoá và
sự ứng dụng hiện nay ở Việt Nam.
Họ và tên: Bùi Thu Thuỷ
Mã sinh viên : 11215640
Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế 63D
Hướng dẫn khoa học : thầy Lê Ngọc Thông
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2022 PHẦN MỞ ĐẦU lOMoAR cPSD| 45469857
1. Tính cấp thiết của đề tài :
Sản xuất hàng hoá là một trong những vấn đề quan trọng trong kinh tế chính trị
Máclênin. Trước khi sản xuất hàng hoá ra đời, nền sản xuất tự cung tự cấp đã xuất
hiện và tồn tại trong một thời gian từ xã hội nguyên thuỷ, đến thời kỳ chế độ phong
kiến, nhưng nhìn một cách thực tế khách quan, nền sản xuất tự cung tự cấp bộc lộ
nhiều hạn chế. Trong khi đó, yêu cầu xã hội ngày càng phát triển, chủ nghĩa tư bản ra
đời kéo theo sự ra đời của sản xuất hàng hoá mang những đặc trưng, ưu thế vượt trội
hơn so với nền sản xuất tự cung tự cấp đã tồn tại trước đó trong lịch sử xã hội. Đối
với sự phát triển của xã hội hiện nay, sản xuất hàng hoá giữ một vị trí đặc biệt quan
trọng bởi những đặc trưng và ưu thế của nó, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát
triển của sản xuất, của xã hội nói chung. Hiện nay, Việt Nam đang xây dựng nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần với nhiều những thành tựu đã đạt được song vẫn còn đó
những khó khăn và hạn chế nháất định.. chính vì vậy, em đã lựa chọn đề tài này để
qua đó thấy được những giá trị, tầm quan trọng của sản xuât hàng hoá đối với sư phát
triển của xã hội để qua đó liên hệ đối với việc phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay…
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu :
Phân tích, làm sáng tỏ điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá và nhưxng đặc trưng, ưu
thế của sản xuất hàng hoá. Qua đó liên hệ tới thực trạng phát triển nền kinh tế hàng
hoá và đưa ra giải pháp để phát triển kinh tế hàng hoá trong giai đoạn hiện nay. Bày
tỏ quan điểm cá nhân đồng thời liên hệ tới trách nhiệm, sứ mệnh của sinh viên trong bối cảnh hiện nay.
3. Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu : tổng hợp, phân tích, tham khảo, giải thích,
so sánh, nhận xét, đánh giá, liên hệ…
4. Kết cấu tiểu luận : Gồm 3 phần :
Phần 1 : lý luận mác-lênin về sản xuát hàng hoá
Phần 2 : thực trạng vận dụng lý luận mác-lênin về sản xuất hàng hoá ở VN hiện nay lOMoAR cPSD| 45469857
Phần 3 : giải pháp nhằm phát triển nền sản xuất hàng hoá ở VN hiện nay. Liên hệ vai
trò và trách nhiệm cuat sinh viên nói chung và bản thân nói riêng trong việc phat triển
nền kinh tế hàng hoá ở VN. Phần Nội dung I.
Lý luận Mác-lênin về sản xuất hàng hoá :
1) Nền sản xuất hàng hoá : A, Khái niệm :
Trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, hàng hoá là một tế bào, nhân tố
quan trọng trong xã hội tư bản đã phát triển. Hơn nữa sản xuất hàng hoá chính
là một trong những điều kiện quyết định trong sư xuất hiện của tư bản. Như
vậy, khi đi nghiên cứu về tư bản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phải
đi từ sản xuất hàng hoá. Đó cũng là phương pháp nghiên cứu khoa học mang
tính lịch sử nhưng đồng thời cũng mang tính logic cao. Trước hết, cần hiểu sản
xuất hàng hoá chính là một kiểu tổ chức kinh tế, hàng hoá được sản xuất ra
không những phục vụ, đáp ứng yêu cầu sử dụng của người trực tiếp sản xuất
mà nó còn phục vụ, đáp ứng nhu cầu của người không trực tiếp sản xuất ra nó
sử dụng, tiêu dùng thông qua các hoạt động mua bán, trao đổi.
B, Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá :
Có thể nói, trong tiến trình phát triển của lịch sử, sản xuất hàng hoá ra đời sau
sự xuất hiện của xã hội loài ngừoi hay nói cách khác xã hội loài người không
xuất hiênj đồng thời với sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá chỉ có thể được
ra đời khi hội tụ đủ 2 điều kiện sau :
+Phân công lao động xã hội : là sự phân chia lao động xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau trong quá trình sản xuất hàng hoá, tạo
ra sự chuyên môn hoá. Trong đó, mỗi ngưỡi đảm nhận một công đọan sản xuất
hay thực hiện sản xuất một hay một số sản phẩm nhất định những lại yêu cầu
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Từ đó những người sản xuất cần sản phẩm của
nhau, tất yếu dẫn đến việc trao đổi sản phẩm giữa những người sản xuất. lOMoAR cPSD| 45469857
Sự phân công lao động xã hội, tính chuyên môn hoá của sản xuất hàng hoá
thúc đẩy việc tăng năng xuất lao động cũng như chất lượng sản phẩm, từ đó
đem lại giá trị lợi nhuận lớn, thúc đẩy sự trao đổi sản phẩm trong xã hội…( ví
dụ : để tạo ra 1 chiếc áo thì người sản xuất sẽ có sự phân công thành các khâu
chuyên biệt như 1 bên sẽ chuyên thiết kế mẫu, 1 bên chuyên về may, 1 bên
chuyên về chỉnh sửa…thay vì 1 khâu đảm nhiệm tất cả các công đoạn tạo ra
chiếc áo như nền kinh tế tự cung tự cấp trước đó ).
Sự phân công lao động trong xã hội là điều kiện nền tảng của sản xuất hàng
hoá trong đó, sự phân công trong xã hội càng phát triển, tính chuyên môn hoá
ngày càng cao thì sản xuất hàng hoá và trao đổi ngày càng phát triển, mở rộng và đa dạng…
+sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những ngừoi sản xuất: việc tách
biệt về mặt kinh tế cuar các chủ thể sản xuất làm những người sản xuất trở
thành những chủ thể độc lập, tách biệt về lợi ích. Tuy nhiên sản phẩm tạo ra lại
thuộc quyền sở hữu của chủ thể kinh tế, cho nên người này muốn sử dụng, tiêu
dùng sản phẩm cua người khác và ngược lại, phải thông qua quá trình mua
bán, trao đổi dưới dạng hình thức hàng hoá. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh
tế giữa những ngừoi sản xuất là điều kiện cần và đủ để 1 nền sản xuất hàng
hoá có thể ra đời và phát triển. C.Mác đã từng nhậnđịnh rằng : “chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vaò nhau mới
đối diện với nhau như là những hàng hoá”.
Trong lịch sử, sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
này được quy định bởi chế độ tư hữu về tư hữu tư liệu sản xuất, tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu của mỗi cá nhân cho nên sản phẩm được tạo ra thuộc quyền
sở hữu của cá nhân ấy. sự phát triên của xã hội loài ngườ càng cap thì sự tách
biệt về sở hữu ngày càng trở nên sâu sắc đồng thời hàng hoá được sản xuất ra
cũng ngày càng phong phú, đa dạng…
Thông qua việc phân tích 2 điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá đã cho thấy
được sự mâu thuẫn với nhua giữa 2 điều kiện : phân công lao động xã hội làm
cho những người sản xuất có sự tác động qua lại, gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lOMoAR cPSD| 45469857
vào nhau. Trong đó sự tách biệt tương đối về mặt kin tế giữa những ngừoi sản
xuất lại làm cho những người sản xuất trở thành những chủ thể độc lập, tách
biệt về lợi ích. Tuy nhiên, mâu thuẫn này được giải quyết thông qua các hoạt
động trao đổi, mua bán giữa các chủ thể với nhau.
Trong xã hội, khi 2 điều kiện đó vẫn còn tồn tại thì nền sản xuất hàng hoá sẽ
không thể mất đi bởi ý chí chủ quan của con người. việc xoá bỏ nền sản xuất
hàng hoá sẽ đẩy xã hội vào tình cảnh khủng hoảng trầm trọng, hàng hoá khan hiếm…
Đó chính là 2 điều kiện cần và đủ để dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hoá
đồng thời cho thấy sản xuất hàng hoá có ưu điểm vượt trội đối với nền sản
xuất tự cung tự cấp trước đó trong sự phát triển của xã hội loài người.
C, Đặc trưng của sản xuất hàng hoá :
Sản xuất hàng hoá có những đặc trưng cơ bản sau :
+ sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi mua bán.
Trong lịch sử phát triển đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của 2
kiểu tổ chức kinh tế trong từng giai đoạn, thời kì nhất định đó là sản
xuất tự cung tự cấp trong thời kì công xã ngyên thuỷ, thời kỳ chế độ
phong kiến… và sản xuất hàng hoá trong xã hội tư bản…
Sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức sản xuất mà sản xuất được tạo
ra chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của chính người sản
xuất ra sản phẩm đó mà không đem đi để trao đổi mua bán với những
ngừoi khác. Ví dụ : trong thời kì phong kiến, người nông dân trong xã
hội phong kiến sản xuất ra lúa gạo để phục vụ cho cuộc sống, đáp ứng
nhu cầu về lương thực của họ. ngược lại, sản xuất hàng hoá là một kiểu
tổ chức kinh tế, hàng hoá được sản xuất ra không phải phục vụ, đáp
ứng yêu cầu sử dụng của người trực tiếp sản xuất mà nó còn phục vụ
đáp ứng nhu cầu của người không trực tiếp sản xuất ra nó sử dụng, tiêu
dùng thông qua các hoạt động mua bán trao đổi. lOMoAR cPSD| 45469857
Ví dụ : trong nền sản xuất hàng hoá, người nông dân sản xuất ra lúa
gạo sau đó đem đi trao đổi buôn bán để có thể đổi được sản phẩm mà
mình không tự làm ra được như quần áo máy móc,…
+ lao động của người sản xuất hàng hoá vừa mang tính tư nhân vừa mang tính xã hội.
Lao động của người sản xuất hàng hoá mang tính xã hội vì sản phẩm
mà người sản xuất hàng hoá tạo ra để đáo ứng nhu cầu của người khác
trong xã hội chứ khôgn phảo sản xuất nhằm mục đích phục vụ cho nhu
cầu sử dụng, tiêu dùng của các nhân.
Tuy nhiên sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất làm cho
những người sản xuất trở thành những chủ thể độc lập, tách biệt về lợi
ích nên lao động của người sản xuát hàng hoá mang tính tư nhân . Việc
sản xuất ra cái gì thực hiện như thế nào… là công việc riêng, độc lập
của chủ thể sản xuất hàng hóa.
Tính chất tư nhân có thể không phù hợp hoặc phù hợp với tính chất xã
hội. Đây chính là mẫu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa. Và mâu thuẫn
giữa lao động xã hội và lao động tư nhân chính là yếu tố mầm móng gây nên
sự khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa. +mục đích của sản xuất hàng
hóa là giá trị và lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng
Trong nền sản xuất tự cung tự , sản phẩm được các chủ thể tạo ra nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng và tiêu dùng của cá nhân, gia đình nên mục
đích của sản xuất hàng hóa chính là giá trị sử dụng.
Khác với nền sản xuất tự cung tự cấp, nên sản xuất hàng hóa nhằm đem
lại các sản phẩm cho xã hội, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, sử dụng của
những người khác trong xã hội thông qua các hoạt động trao đổi mua
bán. Hoạt động trao đổi mua bán đó đã đem lại cho chủ thể tạo ra sản
phẩm, hàng hóa giá trị về lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng
giống như nền sản xuất tự cung tự cấp.
D, Ưu thế của sản xuất hàng hoá lOMoAR cPSD| 45469857
Sản xuất hàng hoá ra đời là sự tiến bộ mang những ưu điểm vượt trội so với
nền kinh tế mang tính tự cung tự cấp trước đó.
Để một nền sản xuất hàng hoá ra đời và phát triển khi và chỉ khi có điều kiện
về sự phân công lao động trong xã hội, mang tính chuyên môn hoá. Chính nhờ
sự phân công lao động trong xã hội, nền san xuất được chuyên môn hoá đã
khai thác được tối đa những điều kiện, lợi thế về xã hội, tư nhiên, kỹ thuật ở
mỗi người, từng cơ sở sản xuất, từng vùng miền… bên cạnh đó, sự phát triển
của sản xuất hàng hoá còn thúc đẩy sự phát triển của sự phân công lao động
trong xã hội, nâng cao tính chuyên môn hoá trong quá trình sản xuất, tăng sự
gắn bó, liên hệ giữa các ngành kinh tế, các vùng…làm phá vỡ dần dân tính tự
cung tự cấp trong nền sản xuất trước đó, gây nên cản trở trong sự phát triển
của xã hội. qua đó, thúc đẩy năng lực sản xuất trong xã hội, nâng cao năng
suất lao động, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội… ngoài ra nó còn
giúp khai thác được lợi thế của các quốc gia khi nền sản xuất và trao đổi hàng
hoá được mở rộng và phát triển…
Sản xuât hàng hoá tạo ra khả năng thoả mãn nhu cầu không ngừng gia tăng của
xã hội, thúc đẩy sản xuất, lực lượng sản xuất phát triển trong sự cạnh tranh vô
cùng lớn. đồng thời nó cũng tạo điều kiện và thúc đẩy tích tụ, tập trung vốn,
tập. trung sản xuất, tạo điều kiện cho sự ra đời của nền sản xuất lớn hiện đại…
Sự phát triển của sản xuất hàng hoá, quy mô sản xuất được mở rộng, đa dạng
dựa trên cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội chứ không bị giới hạn bởi nhu
cầu và nguồn lực hạn hẹp của cá nhân, gia đình, cơ sở, vùng miền…qua đó,
tạo điều kiện để có thể ứng dụng khoa học kĩ thuật và nền sản xuất nhằm tăng
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong
nền sản xuất hàng hoá, sự tác đông của các quy luật giá trị, cung-cầu, cạnh
tranh… đã góp phần tạo nên tính năng động của sản xuất hàng hoá, người sản
xuất trở nên ngày càng linh hoạt, nhạy bén, thích nghi với mọi hoàn cảnh, biết
ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng cũng như
hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm,… và lOMoAR cPSD| 45469857
ngày càng đáp ứng được những yêu cầu ngày càng lớn của con người, sự tiến bộ của xã hội.
Sự phát triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các chủ thế sản
xuất, giữa các vùng, các nước làm cho đời sống vật chất được nâng cao ( tính
chất mở ) bên cạnh đó, đời sống văn hoá, tính thần được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
Bên cạnh những ưu thế của sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa cũng bộc lộ
những mặt tiêu cực, hạn chế như phân hoá giàu – nghèo, giữa những người sản xuất hàng
hoá, thường xuyên đối mặt nguy cơ khủng hoảng, suy thoái kinh tế bởi đó chính là bản chất
của nền kinh tế hàng hoá, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, phá hoại môi trường… 2) Nền kinh tế hàng hoá : A, khái niệm :
Kinh tế hàng hoá là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hoá, dịch vụ
giữa người này với ngừoi khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp. trong đó người
ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng B, ưu điểm của nền kinh tế hàng hoá :
Một là, thúc đẩy quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân công lao
động, chuyên môn hoá sản xuất càng sâu sắc, tạo tiền đề cho sự hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ.
Hai là, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, buộc ngừoi sản xuất phải năng
động, luôn cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng
và hình thức mẫu mã cho phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Ba là, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. mở rộng giao lưu kinh tế trong
nước và hội nhập thế giới. có tác dụng lớn trong việc tuyển chọn doanh nghiệp và cá nhân quản lý giỏi.
Bốn là, giải phóng các mối quan hệ kinh tế ra khỏi sự trói buộc của nền sản xuất khép kín
đã từng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện cần thiết cho việc tổ
chức và quản lý nền kinh tế phát triển ở trình độ cao dưới hình thức quan hệ hàng hoá, tiền tệ.
C, nhược điểm của nền kinh tế hàng hoá : lOMoAR cPSD| 45469857
Làm phân hoá đời sống dân cư, phân hoá giàu nghèo dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp, lạm phát, xã hội phat sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn xã hội gắn liền với hiện trạng
kinh tế sa sút, gây rối loạn xã hội.
Vì chạy theo lợi nhuận tối đa dẫn đến sử dụng bừa bãi tàn phá tài nguyên và huỷ diệt môi
trường, sinh thái ( điển hình là các công ty xả thải bừa bãi ra ngoài môi trường làm ô
nhiễm môi trường ). Để tối thiểu hoá đầu tư, tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp bất
chấp sức khoẻ người tiêu dùng, làm hàng giả hàng nhái, hàng kém chất lượng. II.
Vận dụng lý luận Mác-Lênin về sản xuất hàng hoá ở VN hiện nay :
(1) Tổng quan về sự phát triển nền sản xuất hàng hoá ở VN :
Có thể thấy, nền kinh tế hàng hoá là một nền kinh tế phát triển so với nền kinh tế
tự cung tự cấp . trong lịch sử, nền kinh tế VN là nền kinh tế tự cung tự cấp bởi
những đặc điểm của chế độ phong kiến. tuy nhiên, trong nền kinh tế tự cung tự
cấp, từ thế kỉ XVI những mầm mống của nền kinh tế hàng hoá bắt đầu xuất hiện,
thương nghiệp được đẩy mạnh nhất là thời đất nước bị chia cắt thành Đàng TrongĐàng Ngoài.
Hiện nay, VN đang trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Đây là nền kinh tế tiến bộ, phù hợp với những quy luật của thị trường, tạo điều
kiện thúc đẩy sự phát triển của sản xuất 1 cách nhanh chóng. Song nền kinh tế
hàng hoá ở VN xây dựng luôn có sự kèm theo yếu tố tốt đẹp, đặc trưng của chủ
nghĩa xã hội. đây chính là điểm đặc biệt của kinh tế hàng hoá ở VN so với nền
kinh tế ở các nuóc tư bản trên thế giới. thực tế sự phát triển nền kinh tế hàng hoá ở
VN hịên nay bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì vẫn còn tồn tại 1 số hạn chế xuất
phát từ bản chất của nền kinh tế hàng hoá.
(2) Vận dụng lý luận Mác-Lênin về sản xuất hàng hoá ở VN hiện nay :
Hiện nay, việc phát triển kinh tế hàng hoá vẫn không ngừng được đẩy mạnh và
đạt được những thành tựu rực rỡ theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh
tế đã có những yếu tố của 1 nền kinh tế hàng hoá, hội nhập quốc tế nhưng vẫn
đảm bảo tính định hướng đi lên XHCN : nền kinh tế có nhiều hình thức sở
hữu, nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự quản lý điều tiết hiệu quả của nhà nước. lOMoAR cPSD| 45469857
Nền kinh tế phát triển 1 cách đồng bộ, toàn diện các loại thị trường, quy mô
trao đổi, mua bán hàng hoá ngày càng được mở rộng, nền kinh tế trong nước
có sự giao lưu, gắn bó và tác động qua lại với nền kinh tế các nước trên thế
giới thông qua việc hợp tác trong các tổ chức quốc tế như hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á(ASEAN) là thành viên sáng lập của diễn đàn tinh tế
ÁÂu(ASEM), trở thành thành viên của diễn đàn hợp tác kinh tế chấu Á- THÁI
BÌNH DƯƠNG(APEC) và đặc biệt là gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO),… đánh dấu sự hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Thị
trường đã phát huy được nhiệm vụ, vai trò trong việc phân bổ nguồn lực một
cách hợp lý, điều tiết nền sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Nhà nước với vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế cũng đã có những nỗ lực,
đóng góp to lớn trong việc hoàn thiện thể chế, xây dựng nên các cơ chế chính
sách phù hợp và hiệu quả, tạo ra môi trường ổn định thuận lợi trong việc phát
triển kinh tế và thu hút đầu tư… nhưng đồng thời, đảng và nhà nước luôn chú
trọng đến các vấn đề về phát triển bền vững đối với nền kinh tế, gắn việc phát
triển kinh tế song song với việc xây dựng, phát triển, thực hiện sự tiến bộ và
công bằng của xã hội, đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội nhất là mối quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử
dụng lao động(một trong các vấn đề khó khăn trong việc xây dựng và phát
triển kinh tế thị trường với mục tiêu của chủ nghĩa xã hội)…
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế trong những năm gần đây là điều đáng tự
hào, ngày càng hội nhập một cách sâu rộng trong xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế đang diễn ra trên thế giới. Năm 2019 GDP tăng khoảng 7 % tương tự tỉ lệ
tăng trưởng năm 2018. Năm 2020, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, tăng
trưởng kinh tế cả năm là 2,8% là một trong số ít quốc gia trên thế giới không
dự báo khủng hoảng kinh tế… sự phát triển về kinh tế kéo theo chất lượng đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nền kinh tế tự cung tự cấp bị
phá vỡ, sự phân công lao động trong xã hội ngày càng mạnh mẽ, tạo nhiều
việc làm cho người lao động, trình độ khoa học công nghệ, năng lực sáng tạo lOMoAR cPSD| 45469857
ngày càng nâng cao, năng suất lao động chất lượng hàng hóa được cải thiện
nền kinh tế ngày càng năng động…
(3) Những hạn chế còn tồn tại :
Một là, nền kinh tế chưa cân xứng với tốc độ phát triển: trong những năm qua,
tốc độ phát triển của nước ta ở mức chóng mặt. Nhưng nền kinh tế vẫn chưa
thực sự vượt trội. Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo, chất lượng nhân lực còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Hai là, thu hút đầu tư nước ngoài chưa tạo ra sự liên kết, tác động lan tỏa.
Năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn thấp so với nhiều nước trong khu
vực. Hiệu quả đầu tư chưa thực sự cao, vẫn còn có những dự án đầu tư hàm
chứa tiêu cực về môi trường, sinh thái… ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước.
Ba là, sức cạnh tranh của nền kinh tế, các doanh nghiệp sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ trong nước vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu
vực. Việc áp dụng khoa học kĩ thuật trong nhiều ngành nghề vẫn còn hạn chế.
Tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực là chưa cao. Vai trò của kinh tế tư
nhân tuy đã được xác định là một trong những động lực quan trọng của nền
kinh tế nhưng cần có thêm những chính sách cụ thể để phát huy trong thời gian tới.
(4) Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng sản xuất hàng hóa và phát triển nền kinh tế Việt Nam
Nhà nước cần phải tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao vai trò chức năng của
mình trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế. Kịp thời, linh hoạt trong việc đề
ra các chủ trương quyết sách lớn một cách phù hợp, sáng tạo với tiềm lực kinh
tế trong nước, theo đúng định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng cũng đồng
thời phù hợp với quy luật phát triển khách quan của kinh tế thị trường, xu thế
phát triển của thế giới… nhà nước cần phải tinh giản gọn nhẹ, xây dựng chính
phủ điện tử, hoàn thiện thể chế kinh tế, luật pháp, giảm bớt các thủ tục hành
chính, nâng cao tính chuyên môn hóa nhầm cởi trói cho doanh nghiệp trong
nước và cả nước ngoài. Cần phải có những chính sách khuyến khích, thu hút lOMoAR cPSD| 45469857
đầu tư từ bên ngoài đặc biệt là từ các nước có nền kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong việc phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng phát huy vai trò cộng
đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường, là cầu nối giữa nền
kinh tế trong nước với bên ngoài… nâng cao năng lực của cả hệ thống chính trị.
Đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, hoàn thiện về thể chế sở hữu và phát triển các thành phần
kinh tế, phát triển một cách đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị
trường… cùng cố vai trò của nền kinh tế nhà nước làm nền tảng để phát triển
các thành phần kinh tế khác. Đảm bảo sự cạnh tranh, phát triển công bằng giữa
các thành phần kinh tế…
Thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng của xã hội, xây
dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng đời sống
cho nhân dân, thực hiện quyền lực, quyền giám sát thuộc về nhân dân. Đảm
bảo cân bằng giữa các mối quan hệ lợi ích trong xã hội, tăng cường các chính
sách phúc lợi xã hội nhằm đảm bảo sự ổn định về kinh tế chính trị.
Tích cực tham gia việc hội nhập kinh tế để tận dụng các yếu tố điều kiện khách
quan bên ngoài nhằm thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước,
phát huy tối đa mọi nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế trong
nước, bù đắp những mặt khó khăn, khiếm khuyết mà nền kinh tế trong nước
đang phải đối mặt, quyết tâm với định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội. Để mạnh
quá trình chuyển giao công nghệ, nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, “đi tắt
đón đầu” trong khoa học công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng
sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm nhằm gia tăng tính cạnh tranh với hàng hóa
của các quốc gia trên thế giới. Chú trọng phát triển ngành công nghiệp sản
xuất tư liệu sản xuất, tăng cường hoạt động đầu tư và nghiên cứu phát triển lOMoAR cPSD| 45469857
khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào tất cả các
ngành, các lĩnh vực. Xây dựng nền kinh tế tri thức…
Tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và
hiệu quả phù hợp với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế phải gắn liền với sự phát triển của phân công
lao động trong và ngoài nước, từng bước hình thành chuyên môn hóa sản xuất.
Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả của các nguồn lực trong nước, thu hút
hiệu quả các nguồn lực bên ngoài… từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất
phù hợp với trình độ sản xuất, phù hợp với những yêu cầu đòi hỏi của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Khắc phục, giải quyết triệt để những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường
vốn tồn tại đó chính là khoảng cách giàu nghèo, không giải quyết được “hàng
hoá công cộng”, sự đi ngược lại với lợi ích chung của các doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất gây tổn hại đến lợi ích chung của xã hội (ví dụ: trong buổi cảnh của
tình hình dịch bệnh covid 19, nhiều người đã lợi dụng sự khăn hiếm cũng như
sự cần thiết của các vật tư y tế để phòng chống dịch… để chiếm đoạt làm của
riêng), nguy cơ độc quyền của nền kinh tế, sự mất cân bằng cung cầu… Tiếp
đến là không ngừng đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ giáo dục và đào tạo theo
hướng coi trọng chất lượng, hiệu quả và coi trọng phát triển phẩm chất năng
lực của người học, đề cao tính ứng dụng, sáng tạo trong thực tế. Quy hoạch lại
mạng lưới giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát
triển kinh tế, xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Tăng cường cho đầu tư phát
triển nguồn nhân lực, tăng cường đầu tư cho giáo dục đào tạo, coi giáo dục là
quốc sách hàng đầu, là phương thức để tạo ra nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh
việc mở rộng quan hệ ngoại giao, đa phương hóa, đa dạng hóa, chú trọng hội
nhập kinh tế đối ngoại song song với việc phát triển bền vững, tránh tư tưởng
vì lợi ích trước mắt mà đánh đổi tương lai, chú trọng việc phát triển dài hạn
mang tính chiến lược… hội nhập kinh tế nhưng vẫn phải chú trọng kinh tế
trong nước, tránh nguy cơ đánh mất thị trường trong nước và nguy cơ bị lệ
thuộc kinh tế vào các nước khác. lOMoAR cPSD| 45469857
(5) Liên hệ vai trò và trách nhiệm của sinh viên nói chung và bản thân nói riêng
trong việc phát triển nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam :
Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, để thành
công hiệu quả thì một trong những yếu tố quan trọng quyết định và là động lực
chính là yếu tố con người. Sinh viên là tầng lớp trẻ đang được đào tạo, học tập
tại các trường đại học, được bồi dưỡng những kiến thức để phục vụ cho tương
lai sẽ là một lực lượng quan trọng, một nguồn lực chất lượng cao trong việc
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trước hết, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải học tập, rèn luyện,
tích lũy kiến thức để sau này có thể đóng góp xây dựng đất nước. Sinh viên là
một thế hệ vô cùng nhạy bén với những điều mới lạ từ bên ngoài, chính vì vậy,
sinh viên cần phải biết tiếp thu có chọn lọc những thành tựu tiến bộ từ bên
ngoài như khoa học, công nghệ, những tri thức mới… trong thời đại 4.0 thiì
việc tiếp cận những tri thức mới là không hề khó…
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, du học với các nước có nền giáo dục, kinh
tế tiến bộ trên thế giới để qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm, tiếp thu thêm
những kiến thức tiến bộ để xây dựng đất nước. Sinh viên cần nhận thức đúng
đắn hơn về vai trò của mình đối với vấn đề phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại vì sau này những sinh viên ra trường sẽ là nguồn nhân lực chất lượng cao trong nền kinh tế.
Sinh viên cần phải hiểu rõ được những chủ trương chính, chủ trương định
hướng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa của nhà nước để qua đó tuyên truyền, nhận thức đúng đắn về
chủ trương của đảng, nhà nước. Khích lệ hơn nữa có ý tưởng sáng tạo khoa
học kĩ thuật, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… để góp phần thúc đẩy sự phát triển. PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy sản xuất hàng hóa là sự tiến bộ so với nền sản xuất mang
tính tự cung, tự cấp trước đó. Trong đó, nên sản xuất hàng hóa ra đời phải hội lOMoAR cPSD| 45469857
tụ đủ hai yếu tố: sự phân công lao động trong xã hội và sự tách biệt tương đối
về mặt kinh tế giữa những người sản xuất. Sản xuất hàng hóa cũng mang
những đặc trưng và ưu thế riêng. Nên sản xuất hàng hóa có vai trò to lớn trong
việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, của xã hội, tạo ra sự phân công lao
động trong xã hội, thúc đẩy sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển, nâng cao
tính chuyên môn hóa của xã hội, giúp mở rộng quy mô kinh tế và sự giao lưu
trao đổi kinh tế giữa các địa phương, vùng miền và giữa các quốc gia trên thế
giới… cho đến ngày nay, nền sản xuất hàng hóa vẫn được tồn tại và phát triển.
Việt Nam hiện nay, nên kinh tế hàng hóa đang được toàn đảng, toàn dân nỗ lực
thực hiện, kết hợp với những định hướng, những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa
xã hội. Việc phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam hiện nay đã và đang đạt
được những thành tựu nổi bật song cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất
định đòi hỏi toàn đảng, toàn dân phải có những chủ trương, chính sách phát
triển phù hợp, những bước đi đúng đắn trong bối cảnh tình hình thế giới và
trong nước có những biến đổi ngày càng to lớn để tiếp tục thúc đẩy sự phát
triển của đất nước, hướng lên cái đích cuối cùng chính là xã hội chủ nghĩa: dân
giầu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Danh mục tham khảo
[1] Giáo trình KTCT Mác-Lênin
[2] phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại VN tron gigiai đoạn hiệnnay
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại ...
http://xaydungdang.org.vn › giai_bua_liem__vang › P...
[3]điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
ĐẶC TRƯNG VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
http://finvest.vn › dieu-kien-ra-doi-dac-trung-va-uu-the...