-
Thông tin
-
Quiz
Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế
Lý luận nhà nước và pháp luật | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (NNPL) 21 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
Nhóm 5 - LKT K47H
Lý luận nhà nước và pháp luật
Bảng đánh giá làm việc nhóm Đánh Nhóm 1: Nhận xét giá 1. Châu Bùi Khánh Như 2. Hồ Thị Thu Kiều 3. Nguyễn Thị Quyên 4. Nguyễn Văn Tân 5. Trần Thị Yến Nhi 6. Hồ Thị Thu Thảo 7. Lê Thị Ngọc Linh 8. Nguyễn Thị Bảo Ngọc 9. Phan Nguyễn Thiên An 10.Nguyễn Thị Như Uyên 11.Nguyễn Lê Vũ Hoàng
Tình huống 2/ 137: Anh Nguyễn Văn C đã kết hôn với chị Trần Thu
T, có hai người con chung là H và M. Năm 2008, anh C chung sống
công khai như vợ chồng với một đồng nghiệp nữ ở cơ quan, và anh
muốn duy trì cả hai mối quan hệ.
Hỏi: Hành vi của anh C có vi phạm pháp luật hay không? Tại sao?. Trả lời:
Hành vi của anh C có vi phạm pháp luật. Vì
+ Thứ nhất: Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình
2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:
Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình ...
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như
vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà
kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
+ Thứ 2: Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
"1. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ là hôn nhân được xác lập theo ý
chí, nguyện vọng tự do của hai bên nam, nữ.
Hôn nhân một vợ, một chồng là chế độ hôn nhân theo đó một
người chỉ có thể kết hôn với một người khác.
Chế độ hôn nhân một vợ, một chồng là chế độ hôn nhân chính
thức duy nhất được Nhà nước công nhận và bảo hộ."
Như vậy, hành vi của anh C, đã có vợ nhưng chung sống như vợ
chồng với người khác là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một
vợ, một chồng của pháp luật Việt Nam
Từ đó chúng ta căn cứ vào khoảng 1 điều 59 Nghị định
82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn
và vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng như sau:
1. Phạt tiền từ 3tr đến 5tr đồng đối với 1 trọng các hành vi sau: a)
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác. c)
Ngoài ra, hành vi của anh C cũng có thể bị xử lý kỷ luật lao
động theo quy định của pháp luật lao động.
Tình huống 3/137: A( 17 tuổi), B( 20 tuổi) biết C(18 tuổi)
không biết uống rượu nên rủ C đi nhậu. Do C không ống
rượu nên bị A và B trói lại và đổ rượu vào mồm, sau đó cả 3
đều bị say không thể làm chủ được hành vi của mình. Thấy
anh M( trước đó có hiềm khích với B) đi qua A,B cởi trói
cho C và cả ba đã xông vào đánh tập thể anh M gây thương tích 19%.
Hỏi: Theo anh ( chị ) hành vi của A,B,C có vi phạm pháp
luật hay không? Xác định yếu tố cấu thành vi phạm nếu có? Trả lời:
Hành vi của A,B và C có vi phạm pháp luật. Vì
+ Thứ nhất: Căn cứ Điều 5, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 quy định:
-Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là vi phạm quy định pháp
luật.( khoản 2)-> đối với A
- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu,
bia.(khoản 1)-> đối với A và B
+ Thứ 2: Theo điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc
chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình
sự.-> đối với A,B và C
+ Thứ 3: điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến
30% (hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp
được quy định trong luật), thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến
03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm -> đối với A,B và C
+ Thứ 4: Căn cứ điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định
khác.-> A,B và C đều phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình
+ Yếu tố cấu thành vi phạm: Mặt khách quan của VPPL
Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội:diễn ra dưới dạng hành
động đánh người tập thể được xếp vào tội cố ý gây thương
tích. Hành động này trái với quy định của PL hình sự
Hậu quả: hành động đánh người trực tiếp dẫn tới hậu quả là
người bị hại phải chịu thương tích 19% ( có thể xét tới tình
huống thiệt hại tài sản công cộng nếu anh A, B, C thực hiện
hành vi đó nơi đông người)
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái Pháp luật và hậu
quả từ hành vi đó được thể hiện ở việc chủ thể vi phạm
muốn gây thương tích hoặc tổn hại tới sức khỏe của bị hại
để trả thù hay giải quyết mối hiềm khích đã phát sinh trong
quá khứ và hành vi bạo lực đó đã trực tiếp dẫn tới thương
tích xuất hiện trên người bị hại ( có thể thiệt hại tới tài sản
khác nếu vụ xô xát diễn ra nơi công cộng) Khách thể
Hành vi của chủ thể đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân, quyền được pháp luật bảo
hộ về sức khỏe được quy định rõ tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 Mặt chủ quan của VPPL
Hành vi đánh người của A, B, C có thể được xem là lỗi cố
ý trực tiếp bởi vì cả ba người đều có thể nhận thức được
hậu quả sẽ xảy ra nhưng lại không lựa chọn cách xử lý khác
đồng thời cả ba chủ thể cũng mong muốn hậu quả ( thương
tích trên người anh M) xảy ra
Xét thấy trong tình huống nêu trong đề bài động cơ để anh
B thực hiện hành động là do mâu thuẫn đã phát sinh trong
quá khứ đối với anh M. Còn anh A, C có thể là do sư xúi giục đến từ phía anh B
Mục đích của hành động trên là nhằm trả thù cho mối hiềm
khích lúc trước của anh B đối với anh M Chủ thể VPPL:
Anh A, B, C bởi vì cả ba chủ thể đều đã đủ tuổi chịu trách
nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật trong trường
hợp trên. Mặc dù cả ba đều bị say và không làm chủ được
hành vi nhưng theo điều 13 của BLHS thì họ vẫn phải chịu
trách nhiệm cho hành động của mình