Lý thuyết Chương 7 - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Lý thuyết Chương 7 - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH1)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân tích khái niệm và những đặc trưng của gia đình ?
Khái niệm: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì,
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng,
cùng với các quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
Đặc điểm của gia đình:
+ Gia đình là tổ chức cơ bản, gắn bó nhất của mỗi cá nhân. Mọi người đều phải sinh ra từ
trong một gia đình, chịu ảnh hưởng sâu sắc của gia đình bởi sự chăm sóc, nuôi nấng, dạy
dỗ từ lúc còn là thai nhi cho đến khi trưởng thành và cả quãng đời về sau.
+ Gia đình là nhóm xã hội có các giới tính (nam, nữ) hình thành và phát triển từ hôn nhân
tái sản xuất ra con người, tạo nên quan hệ ruột thịt, huyết thống. Ðây là nét đặc trưng cơ
bản nhất của gia đình.
+ Các thành viên trong gia đình có thể thuộc nhiều thế hệ được gắn bó với nhau không
chỉ vì quan hệ ruột thịt, huyết thống, mà còn có con nuôi ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau về
nếp sống sinh hoạt, phong tục, tập quán truyền thống… tạo nên bản sắc văn hóa của gia đình.
+ Ðời sống gia đình được tồn tại và phát triển thường nhờ vào một ngân sách chung do
khả năng lao động của các thành viên đóng góp: gắn kết với nhau bằng tình cảm, trách
nhiệm thiêng liêng nhất bởi quan hệ huyết thống.
+ Gia đình thường là những thành viên sống chung với nhau dưới một mái nhà, kể cả
những lúc xa vắng, họ vẫn có mối quan hệ khăng khít với chỗ ở, tổ ấm chung đó.
Câu 2: Phân tích những chức năng của gia đình dưới chủ nghĩa xã hội
Chức năng tái sản xuất ra con người
Đây là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế. Chức
năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu
cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động và
duy trì sự trường tồn của xã hội. Việc thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người diễn
ra trong từng gia đình, nhưng không chỉ là việc riêng của gia đình mà là vấn đề xã hội.
Bởi vì, thực hiện chức năng này quyết định đến mật độ dân cư và nguồn lực lao động của
một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. Thực hiện chức năng
này liên quan chặt chẽ đến sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy, tùy theo
từng nơi, phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội, chức năng này được thực hiện theo xu hướng
hạn chế hay khuyến khích. Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến
chất lượng nguồn lực lao động mà gia đình cung cấp.
Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Bên cạnh chức năng tái sản xuất ra con người, gia đình còn có trách nhiệm nuôi dưỡng,
dạy dỗ con cái trở thành người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Chức năng này
thể hiện tình cảm thiêng liêng, trách nhiệm của cha mẹ với con cái, đồng thời thể hiện
trách nhiệm của gia đình với xã hội. Thực hiện chức năng này, gia đình có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, đạo đức, lối sống của mỗi người. Bởi vì,
ngay khi sinh ra, trước tiên mỗi người đều chịu sự giáo dục trực tiếp của cha mẹ và người
thân trong gia đình. Những hiểu biết đầu tiên, mà gia đình đem lại thường để lại dấu ấn
sâu đậm và bền vững trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, gia đình là một môi trường văn
hóa, giáo dục, trong môi trường này, mỗi thành viên đều là những chú thể sáng tạo những
giá trị văn hóa, chủ thể giáo dục đồng thời cũng là những người thụ hưởng giá trị văn
hóa, và là khách thể chịu sự giáo dục của các thành viên khác trong gia đình.
Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Cũng như các đơn vị kinh tế khác, gia đình tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và
tái sản sản xuất ra tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Tuy nhiên, đặc thù của gia đình
mà các đơn vị kinh tế khác không có được, là ở chỗ, gia đình là đơn vị duy nhất tham gia
vào quá trình sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động cho xã hội.
Gia đình không chỉ tham gia trực tiếp vào sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất và
sức slao động mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội. Gia đình thực hiện chức năng
tổ chức tiêu dùng hàng hóa để duy trì đời sống của gia đình về lao động sản xuất cũng
như các sinh hoạt trong gia đình Đó là việc sử dụng hợp lý các khoản thu nhập của các
thành viên trong gia đình vào việc đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của mỗi thành
viên cùng với việc sử dụng quỹ thời gian nhàn rỗi để tạo ra một môi trường văn hóa lành
mạnh trong gia đình nhằm nâng cao sức khỏe, đồng thời để duy tri sở thích, sắc thái riêng của mỗi người.
Cùng với sự phát triển của xã hội, ở các hình thức gia đình khác nhau và ngay cả một
hình thức gia đình, nhưng tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh tế
của gia đình có sự khác nhau, về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ
chức sản xuất và phân phối. Vị trí, vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ của kinh tế
gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giống nhau.
Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
Đây là chức năng thường xuyên của gia đình, bao gồm việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm,
văn hóa, tinh thần cho các thành viên, đảm bảo sự cân bằng tâm lý, bảo vệ chăm sóc sức
khỏe người ốm, người già, trẻ em. Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên
trong gia đình vừa là nhu cầu tình cảm vừa là trách nhiệm, đạo lý, lương tâm của mỗi
người. Do vậy, gia đình là chỗ dựa tình cảm cho mỗi cá nhân, là nơi nương tựa về mặt
tinh thần chứ không chỉ là nơi nương tựa về vật chất của con người.Với việc duy trì tình
cảm giữa các thành viên, gia đình có ý nghĩa quyết định đến sự ổn định và phát triển của
xã hội. Khi quan hệ tình cảm gia đình rạn nứt, quan hệ tình cảm trong xã hội cũng có nguy cơ bị phá vỡ.
Ngoài những chức năng trên, gia đình còn có chức năng văn hóa, chức năng chính trị...
Với chức năng văn hóa, gia đình là nơi lưu giữ truyền thống văn hóa của dân tộc cũng
như tộc người. Những phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của cộng đồng được thực
hiện trong gia đình Gia đình không chỉ là nơi lưu giữ mà còn là nơi sáng tạo và thụ hưởng
những giá trị văn hóa của xã hội. Với chức năng chính trị, gia đình là một tổ chức chính
trị của xã hội, là nơi tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước và quy chế
Chương ước) của làng xã và hưởng lợi từ hệ thống pháp luật, chính sách và quy chế đó.
Gia đình là cầu nối của mối quan hệ giữa nhà nước với công dân.
Câu 3: Phân tích vị trí của gia đình. Ý nghĩa của việc nghiên cứu. Từ đó, rút ra bài học
cho mỗi sinh viên hiện nay.
Vị trí của gia đình trong xã hộiGia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xãhội.
Với việc sản xuất ra tư liệu tiêu dùng, tư liệu sản xuất, tái sản xuất ra conngười,gia đình
như một tế bào tự nhiên, là một đơn vị cơ sở để tạo nên cơ thể - xã hội.Không có gia đình
để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triểnđược. Vì vậy, muốn có
một xã hội phát triển lành mạnh thì phải quan tâm xây dựngtế bào gia đình tốt, như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói: “…nhiều gia đình cộng lạimới thành xã hội, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.Hạt nhân của xã hội chính là gia đình.
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sốngcá nhân của mỗi thành viên
Từ khi còn nằm trong bụng mẹ, đến lúc lọt lòng và suốt cả cuộc đời, mỗi cánhân đều gắn
bó chặt chẽ với gia đình. Gia đình là môi trường tốt nhất để mỗi cánhân được yêu thương,
nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành, phát triển. Sự yên ổn,hạnh phúc của mỗi gia đình là
tiền đề, điều kiện quan trọng cho sự hình thành, pháttriển nhân cách, thể lực, trí lực để trở
thành công dân tốt cho xã hội. Chỉ trong môitrường yên ấm của gia đình, cá nhân mới
cảm thấy bình yên, hạnh phúc, có độnglực để phấn đấu trở thành con người xã hội tốt.
ia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên mà
mỗi cá nhân sinh sống, có ảnh hưởngrất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
của mỗi người. Chỉ trong gia đìnhmới thể hiện được quan hệ tình cảm thiêng liêng, sâu
đậm giữa vợ và chồng, chamẹ và con cái, anh chị em với nhau mà không cộng đồng nào
có được và có thểthay thế. Tuy nhiên, mỗi cá nhân lại không thể chỉ sống trong quan hệ
tình cảm gia đình,mà còn có nhu cầu quan hệ xã hội, quan hệ với những người khác,
ngoài các thànhviên trong gia đình. Mỗi cá nhân không chỉ là thành viên của gia đình mà
còn làthành viên của xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên đáp ứng nhu cầu quan
hệ xã hội của mỗi cá nhân. Gia đình cũng chính là môi trường đầu tiên mà mỗi cánhân
học được và thực hiện quan hệ xã hội.
Cần phải có những trách nhiệm đối với gia đình như:
Quan hệ giữa con cái với cha mẹ:
-Ý thức được tầm quan trọng của gia đình đối với bản thân và đối với xã hội.Gia
đình là tế bào của xã hội, thành viên văn minh sẽ xây dựng được giađình văn
mình, gia đình văn minh sẽ góp phần tạo nên xã hội tươi đẹp, tiếnbộ.
-Dành nhiều thời gian quan tâm đến gia cha mẹ: thường xuyên trò chuyện,tâm sự
với ba mẹ, để hiểu thêm về họ, cũng như cho họ có quyền được hiểuthêm về bản
thân mình, gạt bỏ đi những khoảng cách giữa các thế hệ.
-Hoàn thành tốt trách nhiệm của sinh viên như phấn đấu học tập, trau dồi kĩnăng,
khiến cho cha mẹ yên lòng, trở thành một cá nhân có ích trước hết làcho gia đình,
sau đó là cho cộng đồng và xã hội
-Không cãi lời ba mẹ, tham gia vào các tệ nạn xã hội, luôn luôn tỉnh táo trướcnhững cám dỗ.
-Hiếu thảo với cha mẹ, vâng lời cha mẹ, phụng dưỡng, chăm sóc cha mẹ
Quan hệ giữa anh chị em trong gia đình:
-Hiểu được rằng, tình cảm anh chị em là thứ tình cảm huyết thống thiêngliêng
không có bất kỳ thứ gì trên đời này có thể thay thế được. Đặc biệt, mốiquan hệ đó
sẽ bền chặt suốt đời và được truyền từ đời này sang đời khác.
-Tôn trọng anh chị em của mình, lựa lời mà nói để tránh gây ra những tổn thương, mâu thuẫn
-Cùng các thành viên khác chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng nhau đối diện vớikhó khăn, thử thách
-Anh chị phải có trách nhiệm yêu thương, dạy dỗ, đùm bọc các em, rèn luyệnđạo
đức, trở thành một công dân tốt, là tấm gương tốt cho các em noi theo
-Người làm em thì lắng nghe những ý kiến, góp ý của anh chị để phát huy vàsửa
đổi, giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Câu 4: Phân tích những định hướng cơ bản của việc xây dựng gia đình mới trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta. Từ đó rút ra bài học cho mỗi sinh viên hiện nay.
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hộivề xây
dựng và phát triển gia đình Việt Nam
Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ
chứcđoàn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm
quan trọngcủa gia đình và công tác xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam hiện nay
- Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,kinh tế hộ gia đình
+ Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội
+ Cần có chính sách kịp thời hỗ trợ các gia đình phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh
+ Tích cực khai thác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn vàdài hạn
- Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thunhững
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Namhiện nay
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát
huynhững giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp
với nhữnggiá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát
triển tất yếu của xãhội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình
thực sự là tế bào lànhmạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người
- Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng giađình văn hóa
Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực
vớiđời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được
tiến hànhtheo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được
nguyện vọng,tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân
Trong tương lai, sinh viên có thể sẽ kết hôn và có cho mình một gia đình nhỏ,
lúcnày, vai trò trong gia đình cũng sẽ có sự thay đổi:
Quan hệ giữa vợ và chồng:
-Tôn trọng pháp luật, nghiêm túc chấp hành chế độ hôn nhân một vợ mộtchồng, vợ
chồng bình đẳng. Đây là chế độ phù hợp với quy luật phát triển tựnhiên, với tâm lý,
tình cảm và đạo đức con người, do vậy là cơ sở đảm bảoxây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững.
-Thực hiện bình đẳng trong mọi khía cạnh của đời sống gia đình như: cùngchia sẻ
công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầucá nhân như:
giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; đượcbàn bạc, trao đổi, tham
gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũngnhư bình đẳng, tôn trọng trong
đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.
- Gia đình được gây dựng nên nhờ hôn nhân, hôn nhân là sự kết hợp thiêngliêng
trên cơ sở tình yêu, Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếutố then chốt
để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Có thể duy trì tình yêu bằng cáchchăm sóc, tôn
trọng, trung thực trong đời sống thường ngày, thăm hỏi, độngviên, chia sẻ mỗi khi
người vợ/chồng gặp khó khăn, đau ốm, không giảiquyết mâu thuẫn bằng bạo lực.
-Bên cạnh đó, quan hệ hôn nhân cũng cần có sự đảm bảo về tài chính. Mỗithành
viên cần phải nỗ lực để mang lại một cuộc sống ổn định, đảm bảo cácnhu cầu sống
và phát triển để người vợ/ chồng không cần phải vất vả gánhvác gánh nặng kinh tế một mình.
Quan hệ giữa cha mẹ và con cái
-Cần thể hiện tình yêu với con cái thường xuyên hơn để chúng biết rằng chamẹ yêu
chúng nhiều đến thế nào. Tránh để trẻ trưởng thành trong một môitrường thiếu sự
yêu thương, dẫn đến hình thành tính cách tự ti, bệnh tâm lý
-Giao tiếp nhiều với con để con có thể học được cách xây dựng các mối quanhệ
ngoài gia đình, ghi nhận quan điểm, chia sẻ những vướng mắc, khó khănmà con đang gặp phải
-Tôn trọng quan điểm, góc nhìn của con cái, không nên áp đặt cách nuôi dạycon của
người khác lên con cái của mình vì mỗi cá nhân sẽ có những thếmạnh, điểm yếu khác nhau.
-Cần tạo ra một không gian an toàn cho con cái, ở đó, con cảm thấy được bảovệ và
chăm sóc. Thỏa mãn nhu cầu được lắng nghe, được quan tâm, thấuhiểu. Đảm bảo
với con là con có thể tin tưởng rằng dù có chuyện gì xảy ra đichăng nữa, con vẫn
luôn có gia đình đứng sau ủng hộ.
-Không dùng bạo lực để răn dạy con cái vì điều đó có thể khiến trẻ có xuhướng trở
nên bạo lực, bạo lực nối tiếp bạo lực. Ngoài ra, bạo lực còn có thểđem lại tổn
thương về mặt thể xác và mặt tinh thần, làm cho trẻ luôn cónhững suy nghĩ tiêu cực,
tâm trạng buồn bã, chán nản, suy giảm khả năngnhận thức, trở nên khép mình, nổi loạn, căm ghét cha mẹ.
-Không thiên vị, không so sánh, chia đều tình thương, đối xử công bằng vớicác con.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, con người vừa là thực thể tự nhiên, vừa là thực thể
xã hội, đồng thời là chủ thể cải tạo hoàn cảnh.
Con người là một thực thể "song trùng" tự nhiên và xã hội, là sự kết hợp cái tự
nhiên (sinh học) và cái xã hội. Hai yếu tố này gắn kết với nhau, đan quyện vào
nhau, trong cái tự nhiên chứa đựng tính xã hội và cũng không có cái xã hội tách rời cái tự nhiên.
Con người trong quá trình tồn tại không chỉ tác động vào tự nhiên, làm biến đổi thế
giới tự nhiên mà con người còn quan hệ với nhau tạo nên bản chất người, làm cho
con người khác với con vật. "Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng
cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội"
Con người không thể tồn tại được một khi tách khỏi xã hội. Chỉ trong xã hội con
người mới có thể trao đổi lao động, thông qua đó mà thoả mãn những nhu cầu trong
cuộc sống, như ăn, ở, đi lại v.v.. Trong xã hội thông qua quan hệ với người khác mà
mỗi người nhận thức về mình một cách đầy đủ hơn, trên cơ sở đó mà rèn luyện,
phấn đấu vươn lên về mọi mặt, từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Quan niệm về con người xã hội chủ nghĩa:
Con người xã hội chủ nghĩa bao gồm cả những con người từ xã hội cũ để lại và cả
những con người sinh ra trong xã hội mới. Con người sống dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa mang những nét đặc trưng của chủ nghĩa xã hội, song vẫn còn chịu ảnh hưởng
không ít những tư tưởng, tác phong, thói quen của xã hội cũ. Cho nên, quá trình xây
dựng con người mới xã hội chủ nghĩa là quá trình diễn ra cuộc đấu tranh gay go,
quyết liệt giữa cái cũ và cái mới, cái tiến bộ và cái lạc hậu.
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là chủ thể trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội, vừa là sản phẩm của quá trình đó.
Một mặt, trong lao động sản xuất, đấu tranh xã hội, con người tạo ra những điều
kiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn, phục vụ con người ngày một chu đáo hơn,
cuộc sống của con người ngày càng đầy đủ hơn, môi trường xã hội ngày càng trong
sạch, ngày càng nhân văn hơn, do vậy, càng có những điều kiện để xây dựng nên
những phẩm chất của con người xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, cũng chính trong quá
trình lao động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội mà con người cải tạo chính bản thân
mình, tự rèn luyện khắc phục những hạn chế, thiếu sót của bản thân.
Mỗi thời kỳ lịch sử, trên cơ sở của sự phát triển lực lượng sản xuất, của trình độ
phát triển xã hội, cần phải xác định mô hình con người cần xây dựng. Toàn bộ mọi
hoạt động của xã hội, hệ thống luật pháp, những chính sách kinh tế - xã hội, mục
tiêu của giáo dục - đào tạo phải hướng vào mục tiêu đó, hình thành những phẩm
chất con người theo bản chất, mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Một khi con người đã hình
thành với những phẩm chất tốt đẹp đó lại trở thành chủ thể tự giác để phát triển xã
hội theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa.
Dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tiếp thu những giá trị truyền thống của dân
tộc, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, những đặc trưng con người xã hội
chủ nghĩa mà chúng ta phấn đấu xây dựng là:
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người có ý thức, trình độ và năng lực làm chủ.
Đồng thời xã hội tạo ra những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội, v.v. để con
người thực hiện được quyền làm chủ đó.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người lao động mới, có tri thức sâu sắc về
công việc mà mình đang đảm nhận, lao động có ý thức kỷ luật, có tinh thần hợp tác
với đồng nghiệp, biết đánh giá chất lượng lao động, hiệu quả lao động của bản thân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người sống có văn hoá, có tình nghĩa với anh
em, bạn bè, mọi người xung quanh, biết được vị trí của mình trong từng mối quan
hệ xã hội và giải quyết đúng đắn được những mối quan hệ đó; thường xuyên có ý
thức nâng cao trình độ tri thức về mọi mặt, ra sức rèn luyện sức khoẻ, bảo đảm phát
triển toàn diện cá nhân.
+ Con người xã hội chủ nghĩa là con người giàu lòng yêu nước, thương dân, có tình
thương yêu giai cấp, thương yêu đồng loại, sống nhân văn, nhân đạo, có ý thức và
kiên quyết đấu tranh bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những thành quả cách
mạng; kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu chống phá của kẻ thù.