Lý thuyết LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hướng phát triển của Việt Nam. Được công bố vào năm 1930, cương lĩnh này đã đặt ra các nguyên tắc quan trọng về cuộc sống xã hội, công bằng và quyền tự do cho nhân dân Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025104 PHẦN MỞ ĐẦU
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, với tôn chỉ xây
dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, đã đánh dấu bước đầu quan trọng trong lịch
sử chính trị của Việt Nam. Được công bố vào năm 1930 qua "Tuyên ngôn thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam," cương lĩnh này đã đặt ra những nguyên tắc quan trọng
về cuộc sống xã hội, công bằng, và quyền tự do cho nhân dân Việt Nam. Nhưng
không chỉ dừng lại ở lý thuyết, cương lĩnh này còn đã và đang được vận dụng trong
thực tế xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay.
Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, cương lĩnh chính trị ban
đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
hướng phát triển của quốc gia. Chính sách xã hội hóa, quyền của công nhân và nông
dân, và cam kết với quyền tự do và công bằng đã trở thành nền tảng cho việc xây
dựng một xã hội mà tất cả mọi người đều có cơ hội và quyền lợi bình đẳng. Đây
không chỉ là mục tiêu lý tưởng mà còn là mục tiêu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã
và đang cố gắng thực hiện thông qua các chính sách và biện pháp thực tiễn. Ngày
nay, Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển kinh tế và xã hội đáng kể, từ một
quốc gia nghèo và bị chiến tranh tàn phá, trở thành một quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển nhanh chóng và đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy
nhiên, các giá trị cương lĩnh chính trị ban đầu vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc
đảm bảo rằng phát triển này là bền vững và không làm gia tăng khoảng cách xã hội. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1. Hoàn cảnh ra đời
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), còn
được gọi là "Cương lĩnh chính trị năm 1930," đã được Đảng thông qua vào năm
1930 trong một cuộc họp quan trọng tại Hà Nội. Đây là một tài liệu quan trọng
định hướng cho phong trào cách mạng ở Việt Nam lOMoAR cPSD| 47025104
1.2. Phân tích nội dung cương lĩnh
Mục tiêu chiến lược CMVN : “ Chủ trương làm tư sản dân quyền CM và
thổ địa CM để đi tới xã hội cộng sản".
Phương hướng của CMVN là: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng
ruộng đất để đi tới XH cộng sản. Như vậy ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã
quán triệt và kết hợp ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa XH.
Xác định những nhiệm vụ cụ thể của CM:
Về chính trị: Đánh đổ đế quốc và phong kiến làm cho VN được hoàn
toàn độc lập, lập chính phủ công nông binh, tổ chức quân đội công
nông. Trong đó nói lên nhiệm vụ hàng đầu là chống đế quốc dành độc lập dân tộc. Phương diện kinh tế:
Tịch thu hết ruộng đất của đế quốc CN làm của công chia cho dâncày nghèo
Bỏ sưu thuế cho dân cày nghè Mở
mang công nghiệp và nông nghiệ
Thi hành luật ngày làm tám giờ...
Phương diện kinh tế xã hội
Dân chúng được tự do tổ chức Nam nữ bình quyền
Phổ thông gioá dục theo công nông hoá,...
Về lực lượng cách mạng
Đảng phải thu phục được đông đảo lực lượng dân cày, dựa vào dân cày
nghèo làm thổ địa CM, đánh đổ bọn đại địa chủ và PK.
Phải làm cho đại đoàn thể công nông ( công hội- HTX) không nằm
dưới quyền và ảnh hưởng của tử bản quốc gia. 2 lOMoAR cPSD| 47025104
Phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên,
Tân Việt,.. Để kéo họ về phía CM.
Đối với phú nông, trung tiếu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt
phản CM thì phải lợi dụng, hoặc trung lập họ, bộ phận nào ra mặt phản CM thì phải đánh đổ.
Về lãnh đạo cách mạng :
Giai cấp vô sản là lực lượng lãnh đạo cách VN. Đảng cộng sản VN là
đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục được đại bộ phận
giai cấp mình, lãnh đạo được dân chúng.
Trong khi liên lạc được với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi
noà nhân nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào còn đường thoả hiệp. Về quan hệ quốc tế:
CMVN là một bộ phận của CM thế giới, phải thực hành liên lạc với các
dân tộc bộ áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Ý nghĩa của cương lĩnh:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một văn kiện lịch sử rất quan trọng
của Đảng đã nêu lên những vẫn đề rất cơ bản thuộc đường lối chiến lược và sách lược của CMVN.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh giải phóng dân tộc
đúng đắn và sáng tạo theo con đường cách mạng HCM, phù hợp với xu thế phát
triển của thời đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử.
Giải quyết được tình hình khủng hoảng về đường lối và giải cấp lãnh đạo cách
mạng diễn ra đầu TK XX, tập hợp được sức mạnh toàn dân tộc,kết hợp được sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, mở ra con đường và phương hướng phát triển 3 lOMoAR cPSD| 47025104
mới phù hợp với đất nước VN, phù hợp với sự nghiệp đấu chung của nhân dân
thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH.
Thực tiễn quá trình vận động của CMVN trong gần 80 năm qua đã chứng
minh rõ tính khoa học và tính cách mạn, tính đúng đắn và tiến bộ của cưỡng lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
CHƯƠNG II: LIÊN HỆ VÀ VẬN DỤNG CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ
Cương lĩnh chính trị đầu tiên tuy ra đời cách đây gần trăm năm nhưng vẫn giữ
nguyên ý nghĩa, lý luận soi đường, định hướng cho cách mạng Việt Nam hiện nay.
Cương lĩnh có sự rộng mở, có hướng mở chứ không cứng nhắc câu chữ và nó có ý
nghĩa chỉ đạo cách mạng Việt Nam hiện nay. Những điều mà Đảng và Nhà nước ta
đã làm được như: đã giành được độc lập cho Tổ quốc, đã xóa bỏ chế độ phong kiến,
các vấn đề về ruộng đất đã được giải quyết nhưng vẫn còn nhiều vấn đề ta đang tiếp tục làm như:
Về phương hướng chiến lược: hiện nay chủ trương Đảng ta hiện nay xác định
kiên trì mục tiên độc lập theo chủ nghĩa xã hội trên nền tảng tư tưởng chủ
nghĩa Mác-Lênin, ra sức phát triển thực lực mọi mặt để có thể giữ vững nền
độc lập một cách tốt nhất và chăm lo cho đời sống nhân dân.
Về kinh tế: mở mang công nghiệp, nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp
hóa hiện đại hóa để đến năm 2045 nước ta sẽ trở thành một nước phát triển có
thu nhập trung bình cao và theo hướng công nghiệp hiện đại. Khuyến khích
việc hình thành và phát triển các hợp tác xã,cộng đồng dân cư, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.
Quan tâm bảo về lợi ích người lao động như thi hành luật ngày làm 8 giờ, một
tuần chỉ làm việc 6 ngày, lao động phải có hợp đồng, hợp đồng lao động phải
ghi rõ bao lâu tăng lương, mua cho người lao động các loại bảo hiểm như bảo
hiểm xã hội để có lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn,… Đảng
và Nhà nước còn chăm lo cho sức khỏe nhân dân như trẻ em dưới 6 tuổi được
miễn phí y tế, người già neo đơn được hỗ trợ mua Bảo hiểm y tế… 4 lOMoAR cPSD| 47025104
Về văn hóa: phổ thông giáo dục theo hướng công-nông hóa, nền giáo dục của
nước Việt Nam độc lập ngày càng phát triển. Hiện nay nước ta ở mỗi một thôn
xã, thôn ấp có ít nhất 3 trường tiểu học và mỗi xã đều có từ 1 đến 2 trường
cấp ba, kể cả vùng sâu vùng xa cũng có trường học. Qua đó ta thấy nền giáo
dục đang không ngừng được nhà nước quan tâm kết hợp xã hội hóa giáo dục
làm cho hiện nay mỗi người công dân đều có quyền đi học các cấp học.
Về xã hội: Đề ra những chính sách để bảo đảm bình dẳng trong các lĩnh vực
giáo dục, y tế,… đặc biệt là các chính sách hỗ trợ cho dân nghèo và các dân tộc thiểu số.
Đối ngoại: Tham gia các tổ chức quốc tế, tạo mối quan hệ gắn kết, liên minh
với các quốc gia khác và đẩy mạnh tình hữu nghị, hợp tác kinh tế.
Anh ninh và quốc phòng: Đầu tư trang thiết bị, tạo ra một lực lượng vững
mạnh có chuyên môn cao để đối phó với các vấn đề an ninh trong và ngoài nước
CHƯƠNG III: MỖI NGƯỜI CHÚNG TA CẦN LÀM GÌ ĐỂ GÓP PHẦN
VÀO CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÂT NƯỚC ?
3.1. Mỗi người chúng ta cần làm gì để góp phần vào công cuộc xây dựng,
bảovệ và phát triển đât nước ?
Từ rất lâu đảng và nhà nước ta đã nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ
trong việc góp phần bảo vệ, xây dựng non song đất nước.
Song nhận thức này qua hàng năm lại càng được đẩy mạnh hơn nữa, do nền kinh tế
có nhiều thay đổi, thời kỳ hội nhập quốc tế mở rộng nên các cấp, ngành và các tổ
chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát
huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tuy nhiên để xây dựng thì biện pháp, vai trò từ các cấp,các ngành, các tổ chức,
cơ quan thôi chưa đủ mà còn phải xuất phát từ nhận thức của thế hệ trẻ.
3.2. Trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước 5 lOMoAR cPSD| 47025104
– Mỗi con người sinh ra đều mang trong mình một sứ mệnh riêng,
nhưng hơn tất cả, sứ mệnh chung của chúng ta đặc biệt là giới trẻ thì trách
nhiệm đối với đất nước là một sứ mệnh vô cùng quan trọng. Vậy trách
nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước là gì? Trách nhiệm của tuổi
trẻ đối với quê hương, đất nước là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích
cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.
– Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một
sự maymắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát
triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù. Mỗi người khi học
tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống
hiến cho tổ quốc. Bên cạnh đó, mỗi chúng ta cần phải yêu thương, giúp đỡ
đồng bào, đoàn kết với mọi người vì điều đó không chỉ giúp cho chúng ta
được yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
– Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời
ông bàcha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn
và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung
quanh,… Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về
trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân
mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị
xã hội thẳng thắn lên án. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng không chỉ vì tương
lai của mình mà còn để xây dựng đất nước giàu đẹp xứng đáng với những
gì được hưởng.Chăm chỉ, sáng tạo, học tập, lao động; có mục đích, động
cơ học tập đúng đắn, học tập để mai sau xây dựng đất nước, hiểu học tập tốt là yêu nước.
– Quan tâm đến đời sống chính trị- xã hội của địa phương, đất
nước, đồng thời Thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước; đồng thời vận động mọi người xung quanh cùng
thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. 6 lOMoAR cPSD| 47025104
– Tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong; lối sống trong sáng, lành
mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội; biết đấu tranh chống các biểu hiện của
lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các giá trị văn hoá- đạo đức truyền thống của dân tộc.
– Tích cực tham gia góp phần xây dựng quê hương bằng những
việc làm thiết thực, phù hợp khả năng như: tham gia bảo vệ môi trường,
phòng chống tệ nạn xã hội, xoá đói giảm nghèo, chống tiêu cực, tham
nhũng, tham gia những hoạt động mang tính xã hội như hiến máu tình
nguyện, làm tình nguyện viên…
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.
– Ngày nay, trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái kinh tế thị
trường; hội nhập kinh tế quốc tế; âm mưu của các thế lực thù địch đã ảnh
hưởng đến tâm tư; tình cảm; trách nhiệm của thế hệ trẻ. Vì vậy; việc quan
trọng và cấp thiết là “phát huy vai trò xung kích; sáng tạo; tinh thần tình
nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn; lòng nhiệt huyết của các tầng lớp thanh
niên… tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tự rèn luyện; tìm được lẽ
sống cao đẹp cho mình”. Các cấp bộ; Đoàn cần tập hợp; tổ chức cho thanh
niên học sinh tham gia vào các hoạt động thiết thực; bổ ích như thông qua
các phong trào: “Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ giữ
nước”; “Khi Tổ quốc cần”; “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; “Vì Trường Sa
thân yêu”; “Góp đá xây Trường Sa”…
3.3. Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
– Trải qua nhiều năm kháng chiến để bảo vệ tổ quốc thì Việt Nam
ta càng thấy rõ Lòng yêu nước chính là vũ khí hàng đầu để dân tộc Việt
Nam mới có thể chiến thắng được mọi ách của giặc ngoại xâm. Từ đó,
chúng tôi nghĩ mỗi người cần có lòng tự tôn dân tộc, có lòng yêu nước. 7 lOMoAR cPSD| 47025104
Lòng yêu nước tại thời bình thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau, có thể kể đến đó là:
– Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước, điều này thể hiện qua
việc bảnthân mỗi chúng ta luôn hướng về cội nguồn, ông bà, cha mẹ, tổ
tiên, quê hương của mình và khi đi xa luôn hướng về quê hương, Tổ quốc.
– Là người con Việt nam thì phải có tình thương yêu đối với đồng
bào,giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân
tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc.
– Bản thân mỗi người luôn có lòng tự hào về con người, quê
hương, đấtnước, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hoá, về non sông gấm
vóc, những sản vật phong phú.
– Cần cù và sáng tạo trong lao động để xây dựng và phát triển nền
văn hoádân tộc và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.
– Trong bất kì thời đại hòa bình hay chiến tranh thì chúng ta luôn
phải xâydựng, ý thức củng cố, vững mạnh hơn nữa về Đoàn kết dân tộc, về
kiên cường bất khuất chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền, nền độc
lập, không chịu làm nô lệ.
– Ngày nay khi đất nước đã hòa bình lặp lại, chúng ta được sống
trong môitrường tốt hơn, mọi thứ đầy đủ và sung túc. Càng như vậy chúng
ta càng phải thấm nhuần, biết ơn những người đã hi sinh đi trước để Bảo vệ
Tổ quốc mang lại cuộc sống bình yên. Để cảm ơn những vị cha, anh, chị đã
hi sinh thì chúng ta phải sống ý nghĩa và phải gia sức bảo vệ Tổ quốc.
– Mỗi chúng ta để làm tốt điều này thì phải coi đây là một nghĩa
vụ thiêngliêng cao quý của mỗi công dân. Từ đó chúng ta sẽ ý thức được
Trách nhiệm của thanh niên, học sinh hiện nay là:
– Tích cực học tập, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ. 8 lOMoAR cPSD| 47025104
– Bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là một phần quan trọng
của việcbảo vệ đất nước. Hãy giảm thiểu sử dụng các tài nguyên thiên
nhiên, tái chế, và tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
– Trung thành với Tổ quốc, với chế độ xã hội chủ nghĩa, Cảnh giác
trước âmmưu chia rẽ, xuyên tạc của các thế lực thù địch; phê phán, đấu
tranh với những thái độ, việc làm gây tổn hại đến an ninh quốc gia, xâm
phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
– Tích cực tham gia các hoạt động an ninh, quốc phòng ở địa
phương; tham giahoạt động đền ơn đáp nghĩa…
– Tham gia vào các hoạt động kinh tế: Tạo ra cơ hội làm việc, đóng
góp vào nềnkinh tế quốc gia và thúc đẩy sự phát triển kinh tế là cách quan
trọng để xây dựng đất nước.
– Tôn trọng và bảo tồn di sản văn hóa: Bảo tồn và tôn trọng di sản
văn hóa là cáchđể đảm bảo rằng đất nước không chỉ phát triển về mặt kinh
tế mà còn bảo tồn những giá trị văn hóa và lịch sử.
– Tham gia đăng kí tham gia huấn luyện nghĩa vụ quân sự khi đến
tuổi; sẵn sànglên đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Vận động bạn bè, người thân thực hiện tốt nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc PHẦN KẾT LUẬN
Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng
trong việc xác định hướng phát triển của Việt Nam. Được công bố vào năm 1930,
cương lĩnh này đã đặt ra các nguyên tắc quan trọng về cuộc sống xã hội, công bằng
và quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.
Trong thời gian từ khi công bố cương lĩnh này cho đến nay, Việt Nam đã trải
qua nhiều thay đổi và phát triển đáng kể. Từ một quốc gia nghèo và bị chiến tranh 9 lOMoAR cPSD| 47025104
tàn phá, Việt Nam đã trở thành một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển nhanh
chóng và đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, việc áp dụng cương lĩnh chính trị này trong thực tế xây dựng và
phát triển đất nước vẫn còn nhiều thách thức. Khoảng cách xã hội vẫn còn tồn tại và
sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực và tầng lớp trong xã hội. Đồng thời,
sự biến đổi nhanh chóng của thế giới cũng đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với Việt Nam.
Việc áp dụng cương lĩnh chính trị này trong thực tế cần sự linh hoạt và điều
chỉnh phù hợp với bối cảnh hiện tại. Việc đảm bảo quyền lợi của người lao động,
công bằng xã hội và quyền tự do vẫn là những mục tiêu quan trọng, nhưng cần phải
được điều chỉnh và áp dụng một cách linh hoạt để đáp ứng các yêu cầu mới về kinh
tế, công nghệ và môi trường.
Để đạt được mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, việc áp dụng
cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là một nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, điều này đòi hỏi sự linh hoạt và sáng tạo trong việc điều chỉnh và áp dụng
cương lĩnh này để đáp ứng các thách thức và yêu cầu mới của thời đại.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-cong-nghiep-ha-noi/
lich-su-dang/lsd-lsd/35427590 https://www.wattpad.com/amp/1439407
https://luathoangphi.vn/trach-nhiem-cua-ban-than-trong-su-nghiep-
xaydung-va-bao-ve-to-quoc-hien-nay/ 10