Lý thuyết lượng chất và ý thức xã hội

Lý thuyết lượng chất và ý thức xã hội

lOMoARcPSD|35884202
II. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất ngược lại (Quy luật này chỉ ra phương thức của sự vận động
phát triển của sự vật) 1. Khái niệm chất và lượng:
1.1. Khái niệm chất:
*) Chất gì? chất một phạm ttriết học dùng để chỉ tính quy định vốn của
sự vật, sự thống nhất hữu của các thuộc tính làm cho sự vật chứ không
phải là cái khác
*) Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật:
- Thuộc tính của sự vật những tính chất, những trạng thái, những yếu tố
cấuthành sự vật. Thuộc tính vốn của sự vật chỉ được bộc l thông qua sự tác
động với các sự vật khác.
- Các thuộc tính tham gia hình thành chất không giống nhau, thuộc tính
bảnvà thuộc tính không bản. Tổng hợp những thuộc tính bản tạo thành chất
căn bản của sự vật, khi nào chúng thay đổi thì chất thay đổi còn các thuộc tính
không cơ bản thay đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, được xét trong từng mối liên
hệ cụ thể.
*) Quan hệ giữa chất và kết cấu của sự vật:
Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành
còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự
vật đó (kết cấu của sự vật).
Như vậy, muốn thay đổi chất của sự vật, có thể có 3 cách:
+) Thay đổi yếu tố (thuộc tính) cơ bản
+) Thay đổi phương thức liên kết các yếu tố đó
+) Thay đổi cả yếu tố và phương thức liên kết yếu tố đó
1.2. Khái niệm lượng
lOMoARcPSD|35884202
*) Lượng ? Lượng phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn của
sự vật về mặt số lượng, khối lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu ... của sự vận động
phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.
- Lượng cái vốn của sự vật, lượng bao giờ cũng lượng của một chất xác
định, không có lượng thuần tuý tồn tại. Lượng cũng có tính khách quan như chất.
*) Sự biểu thị về lượng:
những lượng thể đo đếm được như số lượng (nhiều hay ít), quy (lớn hay
nhỏ), trình độ (cao hay thấp), nhịp điệu (nhanh hay chậm), kích thước (dài hay
ngắn) những cũng lượng mang tính giá trị trừu tượng không thể đo đếm được
mà chỉ có thể nhận thức được bằng con đường trừu tượng hoá, khái quát hoá.
*) Tính tương đối giữa lượng và chất
Sự phân biệt giữa lượng chất tính tương đối. Một chất nào đó trong quan hệ
này có thể lại là lượng trong trong quan hệ khác và ngược lại.
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất
2.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.
*) Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về
lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, sự vật vẫn chưa
chuyển thành sự vật khác.
*) Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi về
lượng đã đủ làm thay đổi về chất.
*) Bước nhảy một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất
của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.
Bước nhảy kết thúc khi sự vật hoàn toàn thay đổi về chất. Khi sự vật thay đổi
về chất, kết thúc một giai đoạn phát triển một giai đoạn mới lại bắt đầu với
những quan hệ chất - lượng mới được xác lập đây lại diễn ra quá trình biến
đổi dần dần về lượng đưa đến những thay đổi về chất. Cứ như vậy luôn cái mới
ra đời thay thế cái cũ.
lOMoARcPSD|35884202
2.2. Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng
- Trong quá trình lượng thay đổi mà chất của sự vật chưa thay đổi thì chất về
cơbản chưa tác động đến thay đổi về lượng nhưng khi chất mới ra đời thì nó tác
động đến lượng ở chỗ:
Chất mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động
phát triển của sự vật.
2.3 Các hình thức cơ bản của bước nhảy:
- Căn cứ vào nhịp điệu, có:
+) Bước nhảy đột biến: được thực hiện trong thời gian ngắn, làm thay đổi chất của
sự vật.
+) Bước nhảy dần dần: bước nhảy từ từ từng bước, diễn ra trong thời gian
dài mới dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.
- Căn cứ vào quy mô, có:
+) Bước nhảy cục bộ: làm thay đổi chất ở mặt nào đó của sự vật
+) Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố
cấu thành sự vật.
*) Khái quát nội dung quy luật: Mọi sự vật hiện tượng đều sự thống nhất giữa
lượng chất. Sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút
sẽ dẫn đến sự ra đời chất của sự vật thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động
trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục, làm cho
sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Sự vận động, phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách từ những
thayđổi về lượng đến một giới hạn nhất định sự chuyển hoá về chất. vậy
trong (hoạt động) nhận thức trong thực tiễn chúng ta phải biết tích luỹ biến đổi
về lượng để tạo ra sự chuyển hoá về chất theo quy luật.
lOMoARcPSD|35884202
- Phải chống tưởng nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, muốn tạo
nhanh sựchuyển hoá về chất theo ý muốn chủ quan chưa sự tích luỹ đủ về
lượng (tả khuynh).
- Phải chống tưởng trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, chỉ nhấn mạnh quá trình
biếnđổi về lượng mà không chủ động tạo ra sự chuyển hoá về chất khi có điều kiện
(hữu khuynh)
- Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước
nhảy đểcải tạo, biến đổi sự vật.
Biện chứng giữa tồn tại hội ý thức hội. Ý nghĩa phương pháp luận 1.
Biện chứng giữa tồn tại xã hộiý thức xã hội 1.1 Khái niệm tồn tại xã hội
ý thức xã hội a. Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại hội đời sống vật chất những điều kiện sinh hoạt vật chất của
hội, bao gồm các yếu tố bản: phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên
và điều kiện dân số, trong đó:
Phương thức sản xuất vật chất cách thức làm ra của cải vật chất của con người
trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều kiện tự nhiên gồm điều kiện địa lý, khí
hậu, tài nguyên. Điều kiện dân số gồm số lượng dân số, mật độ dân số tốc độ
gia tăng dân số. Trong các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội thì phương thức sản xuất
vật chất là yếu tố cơ bản nhất. b. Khái niệm ý thức xã hội
Ý thức hội mặt tinh thần của đời sống hội bao gồm những quan điểm,
tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng hội, nảy
sinh từ tồn tại hội phản ánh tồn tại hội trong những giai đoạn phát triển
nhất định.
Trong hội giai cấp, các giai cấp những điều kiện sinh hoạt vật chất khác
nhau, lợi ích khác nhau nên ý thức hội của các giai cấp đó nội dung
phương thức phản ánh khác nhau. 1.2 Tồn tại xã hội quyết định YTXH
tưởng, quan điểm, đời sống tinh thần của con người thường sự phản
ánh điều kiện sinh sống, phản ánh đời sống vật chất của họ.
Tồn tại hội như thế nào thì sinh ra ý thức hội như thế ấy. Đời sống vật
chất các điều kiện sinh hoạt vật chất của hội quyết định sự hình thành, phát
triển đời sống tinh thần của hội. Bởi thế, khi tồn tại hội, đặc biệt là phương
thức sản xuất biến đổi thì những quan điểm tư tưởng xã hội như chính trị, triết học,
pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với các hiện tượng tâmxã hội
lOMoARcPSD|35884202
sớm muộn cũng thay đổi theo. Vì thế, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, có những
luận, quan điểm, tưởng hội khác nhau thì đó do những điều kiện khác
nhau của đời sống vật chất quyết định.
Tuy nhiên, tồn tại hội quyết định ý thức hội không phải một cách giản
đơn trực tiếp mà thường phải qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng,
quan niệm, luận hình thái ý thức hội nào cũng phản ánh ràng trực tiếp
những quan hệ kinh tế của thời đại, khi xét đến cùng ta mới thấy những
mối quan hệ kinh tế phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tưởng ấy.
1.3. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội Ý
thức hội tính độc lập tương đối, vai t to lớn tác động trở lại tồn tại
hội. Đồng thời ý thức hội tính độc lập ơng đối đối với tồn tại hội, biểu
hiện ở những nội dung sau:
a. Tính lạc hậu của ý thức xã hội
Nghĩa khi tồn tại hội mất đi, thậm chí mất đi rất lâu nhưng ý thức hội
do sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng, hoặc khi tồn tại hội mới đã ra đời, phát triển
nhưng ý thức xã hội không biến đổi kịp để phản ánh về nó.
Ý thức hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại hội các nguyên nhân bản
sau:
Một là, Sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên, trực tiếp của hoạt động thực tiễn của
con người làm cho tồn tại hội biến đổi nhanh ý thức hội thể không
phản ánh kịp nên lạc hậu hơn. xét về mặt quy luật, tồn tại hội trước, biến đổi
trước, ý thức xã hội có sau, biến đổi sau.
Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc
hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức hội. Khi ý thức xã hội đã trở thành yếu
tố bền vững, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen, nếp nghĩ,
nếp sống thì không dễ dàng mất đi khi tồn tại hội sinh ra đã mất đi. Mác
nói: Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những người
đang sống.
Ba là, trong hội giai cấp, sự đánh giá các sự kiện, hiện tượng của cuộc sống
thường mang dấu ấn của lợi ích. Ý thức hội gắn với lợi ích của những nhóm,
những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong hội. vậy, những
tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền
nhằm chống lại các lực lượng hội tiến bộ. b. Tính phản ánh vượt trước của ý
thức xã hội
Trong những điều kiện nhất định tưởng của con người, đặc biệt những tưởng
khoa học tiên tiến thể vượt trước sự phát triển của tồn tại hội, dự báo được
tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Chẳng
lOMoARcPSD|35884202
hạn, giữa thế kỷ XIX, trên cơ sở phân tích quy luật vận động của chủ nghĩabản,
Mác đã dự báo sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta chỉ rõ: “lý luận khoa học đã góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các
chủ trương phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào biên soạn cương lĩnh chiến
lược ổn định phát triển kinh tế xã hội”.
c. Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội
Kế thừa quy luật chung của mọi sự vật hiện tượng. Bản thân tồn tại hội cũng
tính kế thừa ý thức hội của mỗi thời đại bao giờ cũng phản ánh điều kiện
sinh hoạt vật chất của thời đại đó; đồng thời cũng sự kế tục những giá trị tinh
thần của các thế hệ trước tích luỹ được. Lịch sử tưởng của nhân loại cho thấy
rằng các hệ tưởng ra đời bao giờ cũng sự kế thừa các tưởng của thời đại
trước và sự kế thừa của ý thức xã hội là kế thừa có chọn lọc.
Sự kế thừa của ý thứchội tronghội có giai cấp cũng mang tính giai cấp. Mỗi
giai cấp khác nhau trong hội, lợi ích nhu cầu, quan điểm, lập trường giai cấp
khác nhau mà có nội dung phương pháp kế thừa khác nhau.
dụ: Chủ nghĩac Lênin hệ tưởng của giai cấp công nhân sự kế thừa
các giá trị tưởng của nhân loại như kinh tế chính trị Anh, triết học cổ điển Đức,
chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
d. Sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức xã hội
Ý thức hội bao gồm các hình thái: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,...
mỗi hình thái phản ánh một mặt của đời sống hội, giữa chúng mối quan hệ
với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời ... Cácnh thái ý thức
hội này sự tác động qua lại với nhau, mỗi giai đoạn lịch sử nhất định một
hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu chi phối mạnh mẽ đến các hình thái
ý thức khác.
Ngày nay, hệ tưởng chính trị khoa học đang tác động đến các lĩnh vực của
đời sống tinh thần hội. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho
sự phát triền theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức hội khác. e. Sự
tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội
Ý thức hội ra đời trên sở tồn tại hội, nhưng sau khi ra đời trong hình thức
hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động
trở lại của ý thức hội đối với tồn tại hội diễn ra nhiều chiều, đan xen, phức
tạp, nhưng nhìn chung theo hai hướng tích cực tiêu cực. Nếu ý thức hội tiến
bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại hội phát triển, ngược lại nếu ý thức hội lạc
hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.
Chẳng hạn, đường lối, chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ
thể…thì sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho tồn tại hội phát triển thuận lợi ngược
lại.
lOMoARcPSD|35884202
Tuy nhiên, mức độ tác động hiệu quả tác động của ý thức hội đối với tồn tại
hội tùy thuộc vào điều kiện lịch s cụ thể, vào những quan hệ kinh tế hội,
phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tưởng với hiện thực, phụ thuộc
vào vai trò của giai cấp đề ra hệ tưởng đó tiến bộ hay phản động khả năng
mở rộng, thâm nhập của ý thức xã hội vào trong quần chúng nhân dân.
2. Ý nghĩa phương pháp luận
ý thức hội tính lạc hậu hơn sự biến đổi của tồn tại hội nên trong
công tác tưởng, cần giáo dục quần chúng nhận thức, kế thừa phát huy những
ý thức tích cực, đặc biệt tiếp thu những tri thức khoa học tiến bộ, loại bỏ những
tàn ý thức lạc hậu, những hủ tục phản tiến bộ để xây dựng nền văn hóa tiến bộ
nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.
Quan điểm về khả năng phản ánh vượt trước của ý thức xã hội là cơ sở khoa học để
Đảng ta xác định giữ vững định hướng hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố niềm
tin vào định hướng đó. Đồng thời, tính vượt trước của ý thức hội vai trò thúc
đẩy tồn tại hội phát triển, định ớng hoạt động của con người, giúp con
người những phương hướng, giải pháp phù hợp với quy luật. Điều này đòi hỏi
con người phải phát huy cao độ năng lực duy khoa học, coi trọng những tri thức
khoa học.
Quan điểm về tính kế thừa của ý thức hội sở để Đảng Cộng sản Việt Nam
hoạch định đường lối phát triển văn hoá, tinh thần. Quan điểm của Đảng ta trong
điều kiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế: “phát triển văn hoá dân
tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa giữ gìn phát triển
bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới”. Đây biểu hiện
của sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tính kế thừa của ý thức
xã hội.
Quan điểm kế thừa đòi hỏi tránh thái độ phủ định sạch trơn ý thức hội hoặc
kế thừa máy móc, nguyên si. Thậm chí, ngay cả những yếu tố được kế thừa cũng
cần phải cải tạo cho phù hợp với điều kiện xã hội đương đại.
các hình thái ý thức hội sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hình
thành phát triển nên trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động
tưởng như triết học, văn học nghệ thuật, ... không được tách rời đường lối chính trị
đổi mới đúng đắn của Đảng, nếu không sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan
điểm sai lệch không đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân
dân.
| 1/7

Preview text:

II. Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại (Quy luật này chỉ ra phương thức của sự vận động và phát triển của sự vật) 1. Khái niệm chất và lượng:

1.1. Khái niệm chất:

*) Chất là gì? chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác

*) Quan hệ giữa chất và thuộc tính của sự vật:

  • Thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố cấuthành sự vật. Thuộc tính vốn có của sự vật chỉ được bộc lộ thông qua sự tác động với các sự vật khác.
  • Các thuộc tính tham gia hình thành chất không giống nhau, có thuộc tính cơ bảnvà thuộc tính không cơ bản. Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất căn bản của sự vật, khi nào chúng thay đổi thì chất thay đổi còn các thuộc tính không cơ bản thay đổi thì chưa dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.

Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ có ý nghĩa tương đối, được xét trong từng mối liên hệ cụ thể.

*) Quan hệ giữa chất và kết cấu của sự vật:

Chất của sự vật không những được xác định bởi chất của các yếu tố cấu thành mà còn bởi cấu trúc của sự vật, bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố cấu thành sự vật đó (kết cấu của sự vật).

Như vậy, muốn thay đổi chất của sự vật, có thể có 3 cách:

+) Thay đổi yếu tố (thuộc tính) cơ bản

+) Thay đổi phương thức liên kết các yếu tố đó

+) Thay đổi cả yếu tố và phương thức liên kết yếu tố đó

1.2. Khái niệm lượng

*) Lượng là gì? Lượng là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt số lượng, khối lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu ... của sự vận động phát triển của sự vật cũng như các thuộc tính của nó.

- Lượng là cái vốn có của sự vật, lượng bao giờ cũng là lượng của một chất xác định, không có lượng thuần tuý tồn tại. Lượng cũng có tính khách quan như chất.

*) Sự biểu thị về lượng:

Có những lượng có thể đo đếm được như số lượng (nhiều hay ít), quy mô (lớn hay nhỏ), trình độ (cao hay thấp), nhịp điệu (nhanh hay chậm), kích thước (dài hay ngắn) những cũng có lượng mang tính giá trị trừu tượng không thể đo đếm được mà chỉ có thể nhận thức được bằng con đường trừu tượng hoá, khái quát hoá.

*) Tính tương đối giữa lượng và chất

Sự phân biệt giữa lượng và chất có tính tương đối. Một chất nào đó trong quan hệ này có thể lại là lượng trong trong quan hệ khác và ngược lại.

2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất

2.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất.

*) Độ là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, sự vật vẫn là nó chưa chuyển thành sự vật khác.

*) Điểm nút là một phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà ở đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất.

*) Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra.

Bước nhảy kết thúc khi sự vật hoàn toàn thay đổi về chất. Khi sự vật thay đổi về chất, nó kết thúc một giai đoạn phát triển và một giai đoạn mới lại bắt đầu với những quan hệ chất - lượng mới được xác lập và ở đây lại diễn ra quá trình biến đổi dần dần về lượng đưa đến những thay đổi về chất. Cứ như vậy luôn có cái mới ra đời thay thế cái cũ.

2.2. Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng

  • Trong quá trình lượng thay đổi mà chất của sự vật chưa thay đổi thì chất về cơbản chưa tác động đến thay đổi về lượng nhưng khi chất mới ra đời thì nó tác động đến lượng ở chỗ:

Chất mới làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

2.3 Các hình thức cơ bản của bước nhảy:

  • Căn cứ vào nhịp điệu, có:

+) Bước nhảy đột biến: được thực hiện trong thời gian ngắn, làm thay đổi chất của sự vật.

+) Bước nhảy dần dần: là bước nhảy từ từ từng bước, diễn ra trong thời gian dài mới dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật.

  • Căn cứ vào quy mô, có:

+) Bước nhảy cục bộ: làm thay đổi chất ở mặt nào đó của sự vật

+) Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi về chất tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật.

*) Khái quát nội dung quy luật: Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất. Sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời chất của sự vật thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới. Quá trình tác động đó diễn ra liên tục, làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi.

3. Ý nghĩa phương pháp luận:

  • Sự vận động, phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách từ những thayđổi về lượng đến một giới hạn nhất định có sự chuyển hoá về chất. Vì vậy trong (hoạt động) nhận thức và trong thực tiễn chúng ta phải biết tích luỹ biến đổi về lượng để tạo ra sự chuyển hoá về chất theo quy luật.
  • Phải chống tư tưởng nóng vội, chủ quan, đốt cháy giai đoạn, muốn tạo nhanh sựchuyển hoá về chất theo ý muốn chủ quan mà chưa có sự tích luỹ đủ về lượng (tả khuynh).
  • Phải chống tư tưởng trì trệ, bảo thủ, ngại đổi mới, chỉ nhấn mạnh quá trình biếnđổi về lượng mà không chủ động tạo ra sự chuyển hoá về chất khi có điều kiện (hữu khuynh)
  • Trong hoạt động thực tiễn cần vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy đểcải tạo, biến đổi sự vật.

Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ý nghĩa phương pháp luận 1. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 1.1 Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội a. Khái niệm tồn tại xã hội

Tồn tại xã hội là đời sống vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm các yếu tố cơ bản: phương thức sản xuất vật chất, điều kiện tự nhiên và điều kiện dân số, trong đó:

Phương thức sản xuất vật chất là cách thức làm ra của cải vật chất của con người trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều kiện tự nhiên gồm điều kiện địa lý, khí hậu, tài nguyên. Điều kiện dân số gồm số lượng dân số, mật độ dân số và tốc độ gia tăng dân số. Trong các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội thì phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất. b. Khái niệm ý thức xã hội

Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội bao gồm những quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội, nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.

Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, lợi ích khác nhau nên ý thức xã hội của các giai cấp đó có nội dung và phương thức phản ánh khác nhau. 1.2 Tồn tại xã hội quyết định YTXH

Tư tưởng, quan điểm, đời sống tinh thần của con người thường là sự phản ánh điều kiện sinh sống, phản ánh đời sống vật chất của họ.

Tồn tại xã hội như thế nào thì sinh ra ý thức xã hội như thế ấy. Đời sống vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định sự hình thành, phát triển đời sống tinh thần của xã hội. Bởi thế, khi tồn tại xã hội, đặc biệt là phương thức sản xuất biến đổi thì những quan điểm tư tưởng xã hội như chính trị, triết học, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với các hiện tượng tâm lý xã hội sớm muộn cũng thay đổi theo. Vì thế, ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, có những lý luận, quan điểm, tư tưởng xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật chất quyết định.

Tuy nhiên, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội không phải một cách giản đơn trực tiếp mà thường phải qua các khâu trung gian. Không phải bất cứ tư tưởng, quan niệm, lý luận hình thái ý thức xã hội nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại, mà có khi xét đến cùng ta mới thấy rõ những mối quan hệ kinh tế phản ánh bằng cách này hay cách khác trong các tư tưởng ấy. 1.3. Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối và tác động trở lại tồn tại xã hội Ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, có vai trò to lớn tác động trở lại tồn tại xã hội. Đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối đối với tồn tại xã hội, biểu hiện ở những nội dung sau:

a. Tính lạc hậu của ý thức xã hội

Nghĩa là khi tồn tại xã hội cũ mất đi, thậm chí mất đi rất lâu nhưng ý thức xã hội do nó sinh ra vẫn tồn tại dai dẳng, hoặc khi tồn tại xã hội mới đã ra đời, phát triển nhưng ý thức xã hội không biến đổi kịp để phản ánh về nó.

Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội có các nguyên nhân cơ bản sau:

Một là, Sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên, trực tiếp của hoạt động thực tiễn của con người làm cho tồn tại xã hội biến đổi nhanh mà ý thức xã hội có thể không phản ánh kịp nên lạc hậu hơn. xét về mặt quy luật, tồn tại xã hội có trước, biến đổi trước, ý thức xã hội có sau, biến đổi sau.

Hai là, do sức mạnh của thói quen, truyền thống, tập quán cũng như do tính lạc hậu, bảo thủ của một số hình thái ý thức xã hội. Khi ý thức xã hội đã trở thành yếu tố bền vững, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành thói quen, nếp nghĩ, nếp sống thì nó không dễ dàng mất đi khi tồn tại xã hội sinh ra nó đã mất đi. Mác nói: Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những người đang sống.

Ba là, trong xã hội có giai cấp, sự đánh giá các sự kiện, hiện tượng của cuộc sống thường mang dấu ấn của lợi ích. Ý thức xã hội gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ. b. Tính phản ánh vượt trước của ý thức xã hội

Trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người, đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, dự báo được tương lai và có tác dụng tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Chẳng hạn, giữa thế kỷ XIX, trên cơ sở phân tích quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản, Mác đã dự báo sự ra đời của chủ nghĩa xã hội.

Đảng ta chỉ rõ: “lý luận khoa học đã góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho các chủ trương phát triển kinh tế, đóng góp tích cực vào biên soạn cương lĩnh chiến lược ổn định phát triển kinh tế xã hội”.

  1. Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội

Kế thừa là quy luật chung của mọi sự vật hiện tượng. Bản thân tồn tại xã hội cũng có tính kế thừa và ý thức xã hội của mỗi thời đại bao giờ cũng phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của thời đại đó; đồng thời cũng là sự kế tục những giá trị tinh thần của các thế hệ trước tích luỹ được. Lịch sử tư tưởng của nhân loại cho thấy rằng các hệ tư tưởng ra đời bao giờ cũng là sự kế thừa các tư tưởng của thời đại trước và sự kế thừa của ý thức xã hội là kế thừa có chọn lọc.

Sự kế thừa của ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp cũng mang tính giai cấp. Mỗi giai cấp khác nhau trong xã hội, vì lợi ích nhu cầu, quan điểm, lập trường giai cấp khác nhau mà có nội dung phương pháp kế thừa khác nhau.

Ví dụ: Chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng của giai cấp công nhân có sự kế thừa các giá trị tư tưởng của nhân loại như kinh tế chính trị Anh, triết học cổ điển Đức, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

  1. Sự tác động lẫn nhau của các hình thái ý thức xã hội

Ý thức xã hội bao gồm các hình thái: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn giáo,... mỗi hình thái phản ánh một mặt của đời sống xã hội, giữa chúng có mối quan hệ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, không tách rời ... Các hình thái ý thức xã hội này có sự tác động qua lại với nhau, ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định có một hình thái ý thức xã hội nào đó nổi lên hàng đầu chi phối mạnh mẽ đến các hình thái ý thức khác.

Ngày nay, hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực của đời sống tinh thần xã hội. Ý thức chính trị của giai cấp cách mạng định hướng cho sự phát triền theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức xã hội khác. e. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội

Ý thức xã hội ra đời trên cơ sở tồn tại xã hội, nhưng sau khi ra đời trong hình thức hoàn chỉnh của nó, ý thức xã hội tác động trở lại đối với tồn tại xã hội. Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội diễn ra nhiều chiều, đan xen, phức tạp, nhưng nhìn chung theo hai hướng tích cực và tiêu cực. Nếu ý thức xã hội tiến bộ thì tác động thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, ngược lại nếu ý thức xã hội lạc hậu sẽ cản trở sự phát triển của tồn tại xã hội.

Chẳng hạn, đường lối, chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh cụ thể…thì sẽ thúc đẩy, tạo điều kiện cho tồn tại xã hội phát triển thuận lợi và ngược lại.

Tuy nhiên, mức độ tác động và hiệu quả tác động của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội tùy thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào những quan hệ kinh tế xã hội, phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng với hiện thực, phụ thuộc vào vai trò của giai cấp đề ra hệ tư tưởng đó là tiến bộ hay phản động và khả năng mở rộng, thâm nhập của ý thức xã hội vào trong quần chúng nhân dân.

2. Ý nghĩa phương pháp luận

Vì ý thức xã hội có tính lạc hậu hơn sự biến đổi của tồn tại xã hội nên trong công tác tư tưởng, cần giáo dục quần chúng nhận thức, kế thừa và phát huy những ý thức tích cực, đặc biệt là tiếp thu những tri thức khoa học tiến bộ, loại bỏ những tàn dư ý thức lạc hậu, những hủ tục phản tiến bộ để xây dựng nền văn hóa tiến bộ nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quan điểm về khả năng phản ánh vượt trước của ý thức xã hội là cơ sở khoa học để Đảng ta xác định giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời củng cố niềm tin vào định hướng đó. Đồng thời, tính vượt trước của ý thức xã hội có vai trò thúc đẩy tồn tại xã hội phát triển, nó định hướng hoạt động của con người, giúp con người có những phương hướng, giải pháp phù hợp với quy luật. Điều này đòi hỏi con người phải phát huy cao độ năng lực tư duy khoa học, coi trọng những tri thức khoa học.

Quan điểm về tính kế thừa của ý thức xã hội là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định đường lối phát triển văn hoá, tinh thần. Quan điểm của Đảng ta trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế: “phát triển văn hoá dân tộc đi đôi với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, vừa giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá thế giới”. Đây là biểu hiện của sự vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tính kế thừa của ý thức xã hội.

Quan điểm kế thừa đòi hỏi tránh thái độ phủ định sạch trơn ý thức xã hội cũ hoặc kế thừa máy móc, nguyên si. Thậm chí, ngay cả những yếu tố được kế thừa cũng cần phải cải tạo cho phù hợp với điều kiện xã hội đương đại.

Vì các hình thái ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển nên trong điều kiện của nước ta hiện nay, những hoạt động tư tưởng như triết học, văn học nghệ thuật, ... không được tách rời đường lối chính trị đổi mới đúng đắn của Đảng, nếu không sẽ không tránh khỏi rơi vào những quan điểm sai lệch và không có đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân.