Lý thuyết môn LSĐ/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Trong Luận cương chính trị tháng 10/1930, Đảng đã có nhận định sai lầm trong nhận định tình hình cách mạng Đông Dương, từ đó xác định sai chiến sách, nhiệm vụ cụ thể phù hợp với bối cảnh cách mạng hiện thời. Nguyên nhân chính là do Trần Phú chịu ảnh hưởng nhiều từ quan điểm của Quốc tế Cộng sản, đồng thời chưa nhận xét đúng đắn về mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46613224
Tổng kết:
1.1. Về nhiệm vụ cách mạng:
Trong Luận cương chính trị tháng 10/1930, Đảng đã nhận định sai lầm trong nhận
định tình nh cách mạng Đông Dương, từ đó xác định sai chiến sách, nhiệm vụ cụ thể
phù hợp với bối cảnh cách mạng hiện thời. Nguyên nhân chính là do Trần Phú chịu ảnh
hưởng nhiều từ quan điểm của Quốc tế Cộng sản, đồng thời chưa nhận xét đúng đắn về
mâu thuẫn trong hội Đông Dương. Đến Đại hội lần thứ I của Đảng (3/1935), Trung
ương Đảng vẫn chưa đề ra được chủ trương phù hợp với thực tiễn ch mạng Việt Nam,
chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên ng đầu, những hạn chế trong đường lối lãnh
đạo cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có đường
hướng giải quyết thỏa đáng.
Hai văn kiện Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh (7/1936) Chung
quanh vấn đề chiếnch mới (10/1936) đã thể hiện được những chuyển biến bước đầu
của Đảng trong nhận thức về mối liên hệ giữa hai nhiệm vụ phản đếđiền địa. Trung
ương Đảng đã cơ bản xác định đúng phương hướng chiến lược phù hợp với cách mạng
Đông Dương, song vẫn còn tồn tại các hạn chế của giai đoạn trước chưa được giải quyết.
Đến giai đoạn 1939-1945, Đảng đã thực sự hiểu về bối cảnh cách mạng Việt Nam,
về sự mâu thuẫn trong hội Đông Dương xác định được đúng kẻ thù trọng tâm,
nguy hiểm nhất là Pháp – Nhật và bè lũ tay sai. Tuy có bước thụt lùi trong quan điểm ở
Nghị quyết Hội nghị tháng 11/1940, nhưng Nghị quyết tháng 5/1941 đã khắc phục được
triệt để các hạn chế trong giai đoạn trước, “sửa sai” cho một giai đoạn suy tàn của cách
mạng khi áp dụng máy móc quan điểm của Quốc tế Cộng sản vào Đông Dương từ sau
1930 khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm của Lãnh tNguyễn Ái Quốc
trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nghị quyết của Hội nghị tháng 5/1941 đã trở
thành nhọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực
lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, tự do.
1.2. Về tập hợp lực lượng cách mạng:
Do ảnh hưởng nặng nề từ ởng của Quốc tế Cộng sản, Luận cương chính trị
(10/1930) đã có những sai lầm trong việc nhận định tình hình mâu thuẫn giai cấp trong
hội Việt Nam, từ đó xác định lực lượng cách mạng hiện thời chỉ gồm hai giai cấp
lOMoARcPSD| 46613224
công – nông, bỏ qua tiềm năng cách mạng của các giai cấp còn lại. Điều này đã làm rạn
nứt khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không tập trung được sức mạnh của toàn dân để
chống kẻ thù chung. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tháng 3/1935, hạn chế
này vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có hướng khắc phục đúng đắn khi quan điểm của Đảng vẫn
được giữ nguyên.
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh (7/1936) là một chuyển biến tích
cực trong nhận định của Đảng về lực lượng cách mạng Đông Dương. Đảng đã chủ trương
tập hợp tất cả các giai cấp trong xã hội hiện thời có mâu thuẫn với thực dân Pháp, kể cả
người Pháp ở Đông ơng, để “cùng nhau đấu tranh đòi những quyền dân chủ đơn sơ”.
Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936) đã kế thừa toàn bộ quan điểm
của chủ trương tháng 7/1936. Đến đây, Đảng đã xác định lực lượng cách mạng không
chỉ là giai cấp công nhân, nông dân mà là tất cả các giai cấp trong toàn dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị tháng 11/1939, đã kế thừa phát huy tốt quan điểm của giai
đoạn trước, xác định lực lượng cách mạng toàn thể giai cấp trong hội, đồng thời
xác định vai trò nòng cốt của hai giai cấp ng, nông. Đảng đã sự nhận định đúng
đắn về tình hình giai cấp Đông Dương hiện thời. Tuy nhiên, Hội nghị tháng 11/1940
lại trở thành bước thụt lùi trong cách mạng, Đảng một lần nữa làm chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân khi nhận định giai cấp phong kiến là giai cấp cần phải thủ tiêu, bên cạnh
lOMoARcPSD| 46613224
bọn thực dân và bè lũ tay sai. Điều này đi ngược lại những quan điểm đúng đắn đã được
đề ra trong Nghị quyết tháng 11/1939. Đến Hội nghị tháng 5/1941, Đảng đã khắc phục
được triệt để những hạn chế trong nhận thức, đưa ra quan điểm lãnh đạo đúng đắn, nêu
cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân kháng chiến. Đây bước ngoặt dẫn
đến thành công của cách mạng sau này.
1.3. Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Do ảnh hưởng từ quan điểm của Luận cương chính trị tháng 10/1930, quan điểm về
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng từ sau 1930 rộng khắp trên cả ba nước
Đông ơng, chưa nêu cao được quyền tự quyết của từng quốc gia dân tộc. Hạn chế
này kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1940.
Đến Hội nghị tháng 5/1941 dưới sự chủ trì của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng đã
thay đổi chủ trương sang thành lập mặt trận đấu tranh trên từng quốc gia, song vẫn liên
kết cả ba dân tộc thuộc địa để cùng nhau chống Pháp Nhật bè lũ tay sai. Đây là sự
khẳng định lại về tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về vấn đề
tự quyết của các dân tộc, đồng thời áp dụng ng tạo quan điểm của Quốc tế Cộng sản
lên bối cảnh thuộc địa Đông Dương. Đồng thời, Hội nghị cũng bước tiến lớn trong
nhận định của Đảng về việc thành lập mô hình nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
chủ trương đã đề cao được tinh thần tự quyết, nêu cao nền độc lập, chủ quyền của dân
tộc Việt Nam.
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46613224 Tổng kết:
1.1. Về nhiệm vụ cách mạng:
Trong Luận cương chính trị tháng 10/1930, Đảng đã có nhận định sai lầm trong nhận
định tình hình cách mạng Đông Dương, từ đó xác định sai chiến sách, nhiệm vụ cụ thể
phù hợp với bối cảnh cách mạng hiện thời. Nguyên nhân chính là do Trần Phú chịu ảnh
hưởng nhiều từ quan điểm của Quốc tế Cộng sản, đồng thời chưa nhận xét đúng đắn về
mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương. Đến Đại hội lần thứ I của Đảng (3/1935), Trung
ương Đảng vẫn chưa đề ra được chủ trương phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam,
chưa đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, những hạn chế trong đường lối lãnh
đạo cách mạng Việt Nam và cách mạng Đông Dương vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có đường
hướng giải quyết thỏa đáng.
Hai văn kiện Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh (7/1936) Chung
quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936) đã thể hiện được những chuyển biến bước đầu
của Đảng trong nhận thức về mối liên hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và điền địa. Trung
ương Đảng đã cơ bản xác định đúng phương hướng chiến lược phù hợp với cách mạng
Đông Dương, song vẫn còn tồn tại các hạn chế của giai đoạn trước chưa được giải quyết.
Đến giai đoạn 1939-1945, Đảng đã thực sự hiểu rõ về bối cảnh cách mạng Việt Nam,
về sự mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương và xác định được đúng kẻ thù trọng tâm,
nguy hiểm nhất là Pháp – Nhật và bè lũ tay sai. Tuy có bước thụt lùi trong quan điểm ở
Nghị quyết Hội nghị tháng 11/1940, nhưng Nghị quyết tháng 5/1941 đã khắc phục được
triệt để các hạn chế trong giai đoạn trước, “sửa sai” cho một giai đoạn suy tàn của cách
mạng khi áp dụng máy móc quan điểm của Quốc tế Cộng sản vào Đông Dương từ sau
1930 và khẳng định lại tính đúng đắn trong quan điểm của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nghị quyết của Hội nghị tháng 5/1941 đã trở
thành nhọn cờ dẫn đường cho toàn dân Việt Nam đẩy mạnh công cuộc chuẩn bị lực
lượng, tiến lên trong sự nghiệp đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lập, tự do.
1.2. Về tập hợp lực lượng cách mạng:
Do ảnh hưởng nặng nề từ tư tưởng của Quốc tế Cộng sản, Luận cương chính trị
(10/1930) đã có những sai lầm trong việc nhận định tình hình mâu thuẫn giai cấp trong
xã hội Việt Nam, từ đó xác định lực lượng cách mạng hiện thời chỉ gồm hai giai cấp lOMoAR cPSD| 46613224
công – nông, bỏ qua tiềm năng cách mạng của các giai cấp còn lại. Điều này đã làm rạn
nứt khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không tập trung được sức mạnh của toàn dân để
chống kẻ thù chung. Đến Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ nhất tháng 3/1935, hạn chế
này vẫn còn bị bỏ ngỏ, chưa có hướng khắc phục đúng đắn khi quan điểm của Đảng vẫn được giữ nguyên.
Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh (7/1936) là một chuyển biến tích
cực trong nhận định của Đảng về lực lượng cách mạng Đông Dương. Đảng đã chủ trương
tập hợp tất cả các giai cấp trong xã hội hiện thời có mâu thuẫn với thực dân Pháp, kể cả
người Pháp ở Đông Dương, để “cùng nhau đấu tranh đòi những quyền dân chủ đơn sơ”.
Văn kiện Chung quanh vấn đề chiến sách mới (10/1936) đã kế thừa toàn bộ quan điểm
của chủ trương tháng 7/1936. Đến đây, Đảng đã xác định lực lượng cách mạng không
chỉ là giai cấp công nhân, nông dân mà là tất cả các giai cấp trong toàn dân tộc.
Nghị quyết Hội nghị tháng 11/1939, đã kế thừa và phát huy tốt quan điểm của giai
đoạn trước, xác định lực lượng cách mạng là toàn thể giai cấp trong xã hội, đồng thời
xác định vai trò nòng cốt của hai giai cấp công, nông. Đảng đã có sự nhận định đúng
đắn về tình hình giai cấp ở Đông Dương hiện thời. Tuy nhiên, Hội nghị tháng 11/1940
lại trở thành bước thụt lùi trong cách mạng, Đảng một lần nữa làm chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân khi nhận định giai cấp phong kiến là giai cấp cần phải thủ tiêu, bên cạnh lOMoAR cPSD| 46613224
bọn thực dân và bè lũ tay sai. Điều này đi ngược lại những quan điểm đúng đắn đã được
đề ra trong Nghị quyết tháng 11/1939. Đến Hội nghị tháng 5/1941, Đảng đã khắc phục
được triệt để những hạn chế trong nhận thức, đưa ra quan điểm lãnh đạo đúng đắn, nêu
cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, toàn dân kháng chiến. Đây là bước ngoặt dẫn
đến thành công của cách mạng sau này.
1.3. Về phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc:
Do ảnh hưởng từ quan điểm của Luận cương chính trị tháng 10/1930, quan điểm về
phạm vi giải quyết vấn đề dân tộc của Đảng từ sau 1930 là rộng khắp trên cả ba nước
Đông Dương, chưa nêu cao được quyền tự quyết của từng quốc gia dân tộc. Hạn chế
này kéo dài trong suốt khoảng thời gian từ năm 1930 đến năm 1940.
Đến Hội nghị tháng 5/1941 dưới sự chủ trì của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Đảng đã
thay đổi chủ trương sang thành lập mặt trận đấu tranh trên từng quốc gia, song vẫn liên
kết cả ba dân tộc thuộc địa để cùng nhau chống Pháp – Nhật và bè lũ tay sai. Đây là sự
khẳng định lại về tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng về vấn đề
tự quyết của các dân tộc, đồng thời áp dụng sáng tạo quan điểm của Quốc tế Cộng sản
lên bối cảnh thuộc địa Đông Dương. Đồng thời, Hội nghị cũng là bước tiến lớn trong
nhận định của Đảng về việc thành lập mô hình nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa,
chủ trương đã đề cao được tinh thần tự quyết, nêu cao nền độc lập, chủ quyền của dân tộc Việt Nam.