Lý thuyết Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng
Lý thuyết Nguyên lý kế toán | Học viện Ngân Hàng với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1. Nhật ký chung
Sổ nhật ký chung ghi lại các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (định khoản kế
toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên sổ nhật ký để ghi
sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
2. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến
NPT, VCSH, CP phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh,
không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền
3. Nguyên tắc hoạt động liên tục
BCTC phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên
tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương
lai gần, nghĩa là DN không có ý định cũng như không buộc phải
ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động
của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục
thì BCTC phải lập trên một cơ sở khác và phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC
4. Nguyên tắc giá gốc
Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của TS được tính
theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc
tính theo giá trị hợp lý cả tài sản đó vào thời điểm TS được ghi nhận
5. Nguyên tắc phù hợp
Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi
nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí
tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và
chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
6. Nguyên tắc nhất quán
Các chính sách và phương pháp kế toán DN đã chọn phải được
áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp có
thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải
trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi trong phần thuyết minh BCTC.
7. Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập
các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn
- Không đánh giá cao hơn giá trị tài sản và các khoản thu nhập
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng
chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí
phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
8. Nguyên tắc trọng yếu
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu hoặc
thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể
BCTC, làm ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC.
9. Cơ sở lập bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là BCTC cho biết tình hình tài sản và nguồn
vốn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ. Do đó, cơ sở lập
BCĐKT là số dư của các tài khoản phản ánh TS, NPT và VCSH
trên bảng cân đối tài khoản (hoặc trên các tài khoản chữ T sau khi đã phản ánh) 10.
Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán ● Nguyên tắc bù trừ:
Không được phép bù trừ số dư của các tài khoản phản ánh
TS với các tài khoản phản ảnh NPT. Ví dụ:
- Không được bù trừ số dư Nợ và Có của TK 131, TK 331
- Không được bù trừ số dư Nợ và Có của TK 112 với số dư Có của TK 341,...
● Các TK 131 phản ánh tài sản và TK 131 phản ánh NV
cần được tách biệt với nhau, tương tự với TK 331
● Số liệu đưa lên BCTC là số dư được tổng hợp từ các tài khoản loại 1,2,3,4. 11.
So sánh phương pháp kê khai thường xuyên với kiểm kê định kỳ
- Kê khai thường xuyên: Theo dõi thường xuyên liên tục,
có hệ thống, phản ánh tính hình nhập, xuất, tồn của
hàng tồn kho. Vẫn phải kiểm kê với sổ sách để nếu có
sai sót thì kịp thời sửa chữa. Sử dụng với các tk 152-157
- Kiểm kê định kỳ: Không theo dõi, phản ánh thường
xuyên, liên tục, chỉ phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và
cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ. Giá trị xuất
kho chỉ được xác định vào thời điểm cuối kỳ thông qua
kiểm kê thực tế. Với tk 611.
Một số câu hỏi cần lưu ý:
Câu 1: TK lợi nhuận chưa phân phối thể hiện kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ, khi TK này có số dư cuối kỳ bên Nợ chứng tỏ
trong kỳ kinh doanh bị lỗ và ngược lại: TL: Sai
Phụ thuộc vào số dư đầu kỳ. TK 421 là tài khoản lợi nhuận chưa phân
phối, nếu trong kỳ kinh doanh có lãi nhưng số lãi không đủ để bù đắp
vào phần lỗ từ kỳ trước chuyển sang thì cuối kỳ TK 421 vẫn dư bên Nợ.
Câu 2: Mục đích của các bút toán khóa sổ là điều chỉnh số dư trên
các TK kế toán tổng hợp. TL: Sai.
Bút toán khóa sổ dùng để kết chuyển số liệu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
TK kế toán tổng hợp là các TK tài sản,NV,DT,CP.
Câu 3: Một tài khoản kế toán luôn được thể hiện là chỉ tiêu trên BCTC. TL: Sai.
Tài khoản lưỡng tính như phải thu khách hàng(131) hay phải trả người
bán (331) được ghi hai lần trên BCĐKT
Tài khoản trung gian 911 - “Xác định kết quả hoạt động kinh doanh” sử
dụng để kết chuyển thu nhập, chi phí nên không được thể hiện trên bảng CĐKT. Câu 4:
VCSH = VGCSH + LNGLck =VGCSH + LNGLck + LNR - CT
Câu 5: Bảng CĐKT được lập trên cơ sở số phát sinh của các tài khoản trong kỳ kế toán. TL: Sai.
Bảng CĐKT được lập trên cơ sở số dư của các tài khoản phản ánh TS và NV.
Câu 6: Trong kỳ kế toán nếu doanh nghiệp làm ăn có lãi thì chắc chắn VCSH tăng lên. TL: Sai.
Nếu DN làm ăn có lãi nhưng số lãi nhỏ hơn số VGCSH rút ra thì VCSH vẫn giảm đi.
Câu 7: TK “Doanh thu chưa thực hiện” sẽ không còn số dư sau khi
kế toán thực hiện các bút toán khóa sổ kết chuyển thu nhập, chi phí và lãi lỗ trong kỳ. TL: Sai.
Doanh thu chưa thực hiện - TK 3387 có bản chất là nợ phải trả nên sẽ
không được kết chuyển thu nhập, chi phí, và lãi lỗ trong kỳ.
Câu 8:Các khoản thanh toán với người bán luôn là một chỉ tiêu nợ
phải trả của doanh nghiệp. TL: Sai.
Tài khoản 331 là tài khoản lưỡng tính, nó dư nợ là phản ánh Tài sản, dư
có là phản ánh Nguồn vốn.
Câu 9: Thuế GTGT được khấu trừ là tạo nên một khoản mục tài sản của DN. TL: Đúng.
Thuế GTGT được khấu trừ là thuế đầu vào( thuế của hàng hoá dịch vụ),
được ghi nhận trên TK 133. Bản chất là một khoản nộp hộ cho người
tiêu dùng cuối cùng => TK 133 phản ánh tài sản.
Câu 10: Đối với DN thương mại, thuế GTGT đầu ra phát sinh khi
bán hàng là một tài khoản giảm trừ doanh thu. TL: Sai
Thuế GTGT đầu ra được ghi nhận trên TK 3331 - “các khoản thuế phải
nộp cho nhà nước”, có bản chất là NPT, làm phát sinh tăng 1 khoản nợ
phải trả, không tác động đến VCSH.
Câu 11: Khi DN phát hành trái phiếu thì NPT tăng lên. TL: Đúng.
Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ của doanh nghiệp, dùng để huy
động vốn. Do đó, khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu thì NPT của doanh nghiệp tăng lên.
Câu 12: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên
sự cân đối của TS và NV TL: Sai.
BCKQHDKD được lập dựa trên kết chuyển thu, chi, lãi lỗ cuối kỳ. Thể
hiện thu nhập, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ.
Câu 13: Chi phí trả trước là 1 chỉ tiêu tài sản. TL: Đúng.
CPTT là nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp, do DN kiểm soát và có thể
thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Đây là 1 chỉ tiêu tài sản.
Câu 14: Phân biệt hàng hoá và thành phẩm.
Hàng hoá là tài sản mua về để nguyên
Thành phẩm là tài sản doanh nghiệp sản xuất.
Câu 15: Sổ cái cho biết số dư các tài khoản
Câu 16: Nghiệp vụ “Nhận ứng trước tiền hàng của người mua” làm
tăng doanh thu bán hàng trong kỳ. TL: Sai.
Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn hai điều kiện: Chuyển giao hàng
hóa dịch vụ cho người bán tại một mức giá xác định và người bán chấp
nhận thanh toán. Khi nhận ứng trước tiền hàng của người mua thì
doanh nghiệp chưa cung cấp hàng hóa dịch vụ nên chưa được ghi nhận doanh thu.
Câu 17: Mục đích của bút toán điều chỉnh là: Tại thời điểm cuối kỳ,
bút toán điều chỉnh dùng để điều chỉnh NPT, TS, DT, CP có liên quan tới
1 giao dịch kéo dài từ kỳ này sang kỳ khác hoặc một giao dịch phát sinh
nhưng chưa được ghi nhận, nhằm phản ánh đầy đủ về tình hình tài
chính và kết quả kinh doanh trong kỳ.
Câu 18: Bảng cân đối tài khoản là công cụ hoàn hảo để kiểm tra lại
toàn bộ quá trình ghi sổ kép kế toán; đồng thời cũng là cơ sở để kế toán lập BCTC cuối kỳ. TL: Sai.
Các BCTC dựa trên bảng cân đối tài khoản vẫn có thể cung cấp những
thông tin không trung thực vì BCDTK có rất nhiều hạn chế. Bảng cân đối
tài khoản vẫn có thể cân bằng khi:
- Quên không ghi lại một nghiệp vụ - Ghi nghiệp vụ 2 lần - ...
Câu 19: Để tăng doanh số bán hàng, rất nhiều hãng xe hơi thực
hiện chính sách bán hàng trả góp. Các hãng này ghi nhận doanh
thu bán hàng khi giao hàng cho khách. TL: Đúng.
Khi bán hàng trả góp cho khách thì đã thỏa mãn điều kiện ghi nhận
doanh thu. Ngay khi giao hàng cho khách, các hãng xe đã có thể ghi
tăng doanh thu vì KH đã chấp nhận thanh toán.
Câu 20: Sổ nhật ký chung phản ánh nghiệp vụ phát sinh trong kỳ
dù không phản ánh được số dư các tài khoản, nhưng có thể là
công cụ để kiểm tra quá trình ghi sổ kép của kế toán. TL: Đúng.
Sổ nhật ký chung là sổ ghi chép ban đầu các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, được phản ánh theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản.
Việc ghi sổ kép là việc thực hiện ghi chép vào ít nhất 2 tài khoản kế toán
theo mối quan hệ đối ứng, ghi nợ cho tk này, ghi có cho tk khác sao cho
tổng nợ luôn luôn bằng tổng có.