Lý thuyết ôn tập - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Lý thuyết ôn tập - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại Học Kiểm sát Hà Nội 226 tài liệu

Thông tin:
15 trang 5 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết ôn tập - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Lý thuyết ôn tập - Luật Thương Mại | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

59 30 lượt tải Tải xuống
A .MỞ ĐẦU
do chọn đề tài:Cuộc sống hiện đại ngày nay khi chúng ta làm bất cứ ngành nghề
nào hay là làm bất cứ công việcthì vấn đề pháp luôn được đặt lên hàng đầu ví dụ
như việc mua bán đất đai kết hợp đồng, kết hợp đồng bảo hiểm, tố cáo kiếu nại,
… tất cả những việc đó đều dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Và những căn cứ
pháp đó được chứa đựng trong những hình thức nhất định được gọi nguồn pháp
luật. Nguồn pháp luật trên thế giới rất đa dạng mỗi quốc giamỗi khác dụ như tập
quán pháp, tiền lệ pháp, pháp luật quốc tế, văn kiện của các tổ chức phi nhà nước, các
tưởng học thuyết pháp lý, các quan điểm luật học của các chuyên gia, văn bản quy
phạm pháp luật,… Trong đó ba loại nguồn pháp luật bản được sử dụng nhiều tại
Việt Nam một số nước đó văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ
pháp.Hiện nay nguồn pháp luật chủ đạo của Việt Nam văn bản quy phạm pháp luật
thế em chọn đề tài Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập
quán pháp và tiền lệ pháp. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ”
1
B.NỘI DUNG
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước ban
hành văn bản chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung). Nói cách khác, văn
bản quy phạm pháp luật văn bản do quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban
hành đảm bảo thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự
chung, hình thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của quan ban hành, được
thực hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng.
1.2. Tập quán pháp
Tập quán pháp hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà nước thừa nhận
tập quán thành pháp luật. Nếu tập quán thông thường chỉ là những quy tắc xử sự được
hình thành trong đời sống hội tính chất lặp đi, lặp lại sau một thời gian dài
được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của truyền thống hội, thì tập quán pháp
những quy tắc xử sự được nhà nước thừa nhận thành pháp luật, được bảo đảm thực
hiện bằng nhà nước, nói cách khác, các quy tắc xử sự (tập quán) đã được nhà nước
thừa nhận giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo
đảm thực hiện.
1.3. Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước thừa nhận quyết
định (cách giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các quan nhà nước thành pháp
luật để giải quyết vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp khác với cách giải quyết thông thường
của các cơ quan nhà nước ở chỗ nó được coi là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc
tương tự về sau.
2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với nhà nước, do nhà nước ban
hành và đảm bảo thực hiện. Đây cũng là một trong những thuộc tính quan trọng
2
của pháp luật nói chung. Pháp luật quy định cho một số cơ quan, người có chức
vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định
và những cơ quan, công chức đó cũng chỉ được ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về những vấn đề phù hợp với thẩm quyền (chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn) của mình do luật định. Trong một số trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật thể được ban nh sự phối hợp giữa quan nhà nước với
quan của tổ chức chính trị - xã hội. Tuy vậy, xét đến cùng thì văn bản quy phạm
phạm luật luôn gắn liền với nhà nước, bởi chỉ riêng quan của tổ chức chính
trị - hội thì không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn
bản quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện
pháp khác nhau, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc
Thứ hai, chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử schung), những quy tắc
xử sự được ban hành không phải do một trường hợp cụ thểđối với những tổ
chức hay nhân cụ thể, cho tất cả trường hợp đối với tất cả những tổ
chức, nhân liên quan bắt buộc phải hoạt động theo quy định của văn bản
quy phạm pháp luật. Cũngvậy, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện
nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huốngpháp luật đã dự liệu. Đây
đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với các văn
bản khác của nhà nước như: văn bản áp dụng pháp luật, văn bản giao dịch hành
chính,... là các văn bản không chứa quy phạm pháp luật nên không phải văn bản
quy phạm pháp luật
Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì pháp luật của các nhà nước hiện đại còn quy
định cả thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy
phạm pháp luật được phép ban hành cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như đã khẳng định, chỉ có các nhà nước
hiện đại mới quy định cụ thể về các vấn đề trình tự, thủ tục, hình thức..., do vậy,
đây không phải dấu hiệu quan trọng, dấu hiệu bắt buộc của văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định về các vấn đề trên sẽ giúp cho việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật trật tự, ổn định. Các quy định của pháp
luật về nội dung hình thức của văn bản quy phạm pháp luật tạo tiền đề pháp
cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chất lượng cao, đảm
3
bảo tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất về nội dung cũng như về hình thức
của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.
2.2. Tập quán pháp
Tập quán pháp thường xuất hiện trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất, nhà nước (thông qua các quan thẩm quyền)
tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi tập quán pháp để
các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng.
Trường hợp thứ hai, tập quán pháp chỉ xuất hiện khi các quan tòa án hay
cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó mà không có
quy định của pháp luật nên họ đã dựa vào một tập quán nào đó để giải quyết
và khi đó tập quán được lấy làm căn cứ để giải quyết vụ việc được coi là tập
quán pháp.
2.3. Tiền lệ pháp
Thứ nhất, nội dung trong văn bản phải liên quan tới pháp các vấn đề
mới chưa được pháp luật giải đáp. Phải tới khi quan tư pháptrong thực tế
xử sự việc đã tìm ra hướng xử đúng đắn. Khi đó, hướng giải quyết đó sẽ
được công nhậntiền lệnó sẽ được ứng dụng để xử lý cho các vụ việc tiếp
sau có tính chất, tình tiết tương tự.
Thứ hai tiền lệ pháp cần thể hiện quan điểm, thái độ của Hội đồng xét xử,
đặc biệt của Thẩm phán. Tuy nhiên, tiền lệ pháp chỉ được chấp nhận khi
Thẩm phán có lập luận logic, hợp lý, hợp quy với pháp lý hiện hành.
Thứ ba, tiền lệ pháp chỉ được tạo nên từ quan Tòa án thẩm quyền. Không
phải bất cứ tòa án nào cũng thể thực hiện. Sau khi được nảy sinh, tiền lệ
pháp sẽ được cập nhật vào hệ thống pháp luật chung của quốc gia đó. Đồng
thời, quan phụ trách tiền lệ pháp cũng phải công bố sự ra đời, tiếp đến hệ
thống hóa nó vào trong hệ thống pháp luật chung.
3. Ưu,Nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp
3.1. Văn bản Quy phạm pháp luật
4
-Ưu điểm:
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật thành văn, do đó,
dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại
chủ thể khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao.
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động
sáng tạo pháp luật, vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khả
năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ
nhanhn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh
của các quan hệ xã hội.
-Nhược điểm:
Thứ nhất, việc ban hành sửa đổi phải trải qua nhiều thủ tục, trình tự, với sự
tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nên khá tốn kém về thời gian, công sức
chi phí khác.
Thứ hai, do tính khái quát caon một số văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi
phải những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi nh thì mới khả
năng thực hiện được trên thực tế.
3.2. Tập Quán pháp
-Ưu điểm:
Tính thực tiễn: Tập quán pháp được hình thành từ thực tiễn đời sống hội, do
đó có tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu của người dân.
Tính dân chủ: Tập quán pháp được hình thành từ sự thừa nhậntuân theo của
người dân, do đó có tính dân chủ cao, thể hiện ý chí của nhân dân.
Tính hiệu quả: Tập quán pháp được hình thành từ sự tự giác tuân theo của
người dân, do đó có tính hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
-Nhược điểm:
5
Tính xác định: Tập quán pháp thường được hình thành một cách tự phát, không
được ghi chép lại một cách đầy đủ, do đó thể dẫn đến tình trạng thiếu xác
định, khó hiểu.
Tính thống nhất: Tập quán pháp thường được hình thành ở một địa phương, khu
vực nhất định, do đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
Tính bảo thủ: Tập quán pháp thường khó thay đổi, do đó thể dẫn đến tình
trạng bảo thủ, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thực tiễn.
3.3. Tiền lệ pháp
-Ưu điểm:
Tính linh hoạt: hình thành nhanh, thủ tục đơn giản, lại tính xác định cụ thể
nên dễ sử dụng, áp dụng.
Tính hiệu quả: Tiền lệ pháp được hình thành từ sự áp dụng thực tế, do đó
tính hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Tính công khai, minh bạch: Các bản án, quyết định của quan t xử đều
được công khai, minh bạch, do đó mọi người dân có thể biết và thực hiện.
-Nhược điểm:
Do các quan không chức năng xây dựng pháp luật tạo ra nên hiệu lực
pháp luật của chúng không cao.
Tính khái quát của tiền lệ pháp không cao, sự phụ thuộc vào các chi tiết của vụ
việc trước sẽ làm hạn chế phần nào sự linh hoạt của các chủ thể áp dụng.
Chủ thể áp dụng pháp luật cũng chính chủ thể sáng tạo pháp luật nên tính
chất tùy tiện, chủ quan thường chi phối nhiều hơn. Thủ tục áp dụng án lệ phức
tạp, đòi hỏi người áp dụng phải hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu
rộng.
6
4. Ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp, tiền lệ pháp
4.1. Văn bản quy phạm pháp luật và tập quán pháp
Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động sáng tạo
pháp luật, vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khảng cụ thể
hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi sát thực. Trái lại, tập quán pháp phần
lớn được hình thành một cách tự phát nên thiếu sở khoa học, thường mang
tính cục bộ hình thức pháp luật không thành văn nên việc áp dụng
thể gặp khó khăn tính chính xác không cao, sự nhận thức của mọi người về
tập quán pháp nhiều khi thiếu thống nhất.
Văn bản quy phạm pháp luật quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh
hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh của các
quan hệ hội. tập quán pháp, tập quán pháp vừa hình thành chậm, vừa
tính bảo thủ ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các
yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
Văn bản quy phạm pháp luật được công bố rộng rãi, do đó mọi người dân
thể biết và thực hiện. Điều này giúp cho mọi người dân có thể tham gia vào việc
xây dựng và thực hiện pháp luật ngoài ra văn bản quy phạm pháp luật được quy
định một cách ràng, cụ thể, dễ hiểu, do đó tính xác định cao. Điều này
giúp cho các chủ thể thể dễ ng thực hiện các quy tắc xử sự chung được
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.. Tập quán pháp thường được hình
thành một cách tự phát, không được ghi chép lại một cách đầy đủ, do đó có thể
dẫn đến tình trạng thiếu xác định, khó hiểu.
4.2. Văn bản quy phạm pháp luật và tiền lệ pháp
Văn bản quy phạm pháp luật hình thức pháp luật thành văn, do đó, dễ
hiểu, dễ sdụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại chủ thể
khác nhau khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao. Trái lại, tiền lệ pháp do
các quan không chức năng xây dựng pháp luật tạo ra n hiệu lực pháp
luật của chúng không cao.
7
Văn bản quy phạm pháp luật quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh
hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh của các
quan hệ hội. tiền lệ pháp do thủ tục áp dụng án lệ phức tạp vậy đòi hỏi
người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng.
Một vài án lệ cũ sẽ dần không còn phù hợp với xã hội qua thời gian, trái lại văn
bản quy phạm pháp luật luôn được sửa đổi bổ sung theo thời gian để phù hợp
với tình hình kinh tế chính trị xã hội.6
5. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
Cũng giống như pháp luật của các nhà nước hội chủ nghĩa khác, hình thức,
nguồn pháp luật chủ yếu của pháp luật Việt Nam văn bản quy phạm pháp
luật. Thực tiễn văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay có thể được
đánh giá là đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn n một số tồn tại, hạn chế
cần được khắc phục.Các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam được ban
hành khá đa dạng bởi nhiều cơ quan khác nhau với những tên gọi khác nhau.
Những kết quđạt được
Trong những năm qua, công c xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật Việt Nam đã nhiều chuyển biến tích
cực. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ng,
đáp ứng u cầu quản nhà nước phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày
ng đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, p hợp với thực tiễn đáp
ứngu cầu phát triển đấtớc.
Trước năm 2015, số lượng VBQPPL đang hiệu lực nước ta
lên đến ng chục nghìn văn bản. Tuy nhiên, sau khi Luật Ban
hành VBQPPL năm 2015 được ban hành, s lượng VBQPPL đã
được giảm đáng kể, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của
pháp luật.
Về chất lượng, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày
ng đảm bảo nh hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng
8
bộ, nh kh thi tính thực tiễn. Các n bản quy phạm pháp
luật được ban hành theo đúng quy định của Luật Ban hành n
bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính chặt chẽ, logic, khoa học
hợp.
Những tồn tại, hạn chế
Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban nh còn thiếu
nh kh thi, chưa đáp ng được yêu cầu quản nhà nước
phát triển kinh tế - hội.
Một số n bản quy phạm pháp luật n mang tính nh thức,
chưa thực sự đi vào cuộc sống.
ng c kiểm tra, giám sát việc thi nh văn bản quy phạm
pháp luật còn chưa được thực hiện hiệu quả.
Một số giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pp luật, đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, kh thi, đáp ứng yêu cầu quản nhà ớc phát
triển kinh tế - xã hội.
ng cường công c kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản
quy phạm pháp luật, bảo đảm văn bản được thực thi nghiêmc,
hiệu quả.
Đẩy mạnh công c tuyên truyền, ph biến pháp luật, ng cao
nhận thức, ý thức chấp hành pp luật của cán bộ, nhân dân.
►Để đạt được mục tiêu này, cần có s n lực của c h thống chính trị,
đặc biệt sự quan m, ch đạo sát sao của các cấpy, chính quyền, sự
phối hợp chặt chẽ của cácquan, tổ chức, nhân liên quan.
Tập quán phápnước ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục thể hiện vai trò tích cực
những giá trị xã hội của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất là ở các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khi pháp luật thành văn chưa phát huy
9
được đầy đủ vai trò, tác dụng của mình thì nhiều quan hệ hội chủ yếu vẫn
được điều chỉnh bởi tập quán pháp.
trong một số lĩnh vực, các quy tắc quan niệm đạo đức chính thống,
các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng thể trở thành nguồn nội
dung của pháp luật. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹcon
cái, của ông các cháu, của vợ chồng, của các thành viên khác
trong gia đình với nhau trong pháp luật hôn nhân gia đình sự thể
chế hóa các quan niệm đạo đức truyền thống, là sự thừa nhận các quy tắc
đạo đức thịnh hành trong xã hội,…
những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, phản tiến bộ khiến Nhà
nước ban hành VBQPPL nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi đời sống
xã hội. Ví dụ, sự tồn tại của phong tục đốt pháo gây lãng phí tiền bạc, tai
nạn thương tâm dẫn đến việc Nhà nước ban hành quy định cấm sản xuất
và đốt pháo để loại trừ phong tục này.
Trong loại nguồn này còn bao gồm cả các tập quán quốc tế đã được thừa
nhận và áp dụng tại Việt Nam như các tập quán thương mại quốc tế.
n cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng tập quán pháp
Việt Nam hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc
phục.
Tập quán pháp chưa được nghiên cứu, tổng hợp một cách
đầy đủ, khoa học: Hiện nay, chưa một công trình nghiên
cứu tổng thể về tập quán pp Việt Nam. Các nghiên cứu về
tập quán pháp chủ yếu được thực hiện cấp độ vi , tập trung
vào một lĩnh vực cụ thể hoặc một địa phương nhất định.
Tập quán pháp chưa được phổ biến rộng rãi đến các
quan nhà nước và người n: Điều này dẫn đến nh trạng
nhiều người n cán bộ, công chức chưa nắm được c quy
định của tập quán pháp, t đó nh hưởng đến việc áp dụng tập
quán pp trong thực tiễn.
Tập quán pháp th b lợi dụng để trốn tránh pháp luật:
Một số nhân, tổ chức th lợi dụng tập quán pháp để thực
10
hiện các hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự, an
toàn hội.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế u trên, cần thực hiện đồng bộ
c giải pháp sau:
ng cường nghn cứu, tổng hợp tập quán pháp: Nhà nước
cần chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân
nghiên cứu, tổng hợp tập quán pháp Việt Nam. Các nghiên
cứu cần được thực hiện một ch khoa học, toàn diện, đảm bảo
nh chính xác, khách quan.
Phổ biến rộng rãi tập quán pháp đến các quan n nước
ngườin: Nhà nước cần các chương trình, kế hoạch cụ
th để phổ biến tập quán pháp đến c quan nhà nước và
người n. Các chương trình, kế hoạch cần được thực hiện một
ch hiệu quả, phù hợp với từng đốiợng.
Xây dựng chế để kiểm soát việc áp dụng tập quán pháp:
Nhà nước cần xây dựng chế để kiểm soát việc áp dụng tập
quán pháp, nhằm đảm bảo tập quán pháp được áp dụng đúng pháp
luật, không bị lợi dụng để trốn tránh pháp luật.
Việt Nam, tiền lệ pháp đứng sau văn bản quy phạm pháp luật không thể
thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa sở để giải quyết
vụ việc vẫn các văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải tiền lệ pháp.
Tiền lệ pháp không đứng độc lập bắt buộc phải được dẫn giải từ các quy
định pháp luật thành văn. Điều này sẽ không làm thay đổi cấu trúc của hệ thống
pháp luật nước ta. Việc tòa án tham khảo các án lệ sẽ làm tăng tính thuyết phục
của bản án, làm tăng sự thống nhất trong khâu áp dụng pháp luật. Từ đó,
nâng cao chất lượng và thể làm giảm thời gian xét xử của Tòa án. Hiện nay,
số lượng án lệ được công bố và áp dụng ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
Tính đến ngày 31/12/2022, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố 70 án
lệ. Các án lệ này được công bố trên Trang thông tin điện tcủa Tòa án
nhân dân tối cao được tập hợp trong cuốn sách "Án l của a án
nhân dân tối cao".
11
Đến nay, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban nh được 70 án lệ,
trong đó Án lệ bị bãi bỏ (0), Án lệ chưa hiệu lực (0), Hình sự (17),
Hành chính (4), Dân sự (33), Hôn nhân gia đình (5), Kinh doanh,
thương mại (9), Lao động (2).
Các án lệ này được xây dựng trên sở các bản án, quyết định đã
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, có tính chất điển hình, có
giá trị hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các vụ án tương tự.
12
D. Tham khảo
[1] PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ: “Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luất ở Việt Nam hiện nay”.
[2] PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ: “Bình luận khoa học Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) - Lý thuyết, thực định và thực
tiễn”, Nxb. Tư pháp.
[3] Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Hưởng (chủ biên): “Giáo trình
lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật.
[4] TS. Phan Nhật Thanh: “Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức
pháp luật ở Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[5] Trường Đại học luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016.
[6] Tòa án nhân dân tối cao trang tin điện tử về án lệ,
Website:https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle.
[7] Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật,
Website:https://vbpl.vn/pages/portal.aspx.
14
| 1/15

Preview text:

A .MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:Cuộc sống hiện đại ngày nay khi chúng ta làm bất cứ ngành nghề
nào hay là làm bất cứ công việc gì thì vấn đề pháp lí luôn được đặt lên hàng đầu ví dụ
như việc mua bán đất đai ký kết hợp đồng, kí kết hợp đồng bảo hiểm, tố cáo kiếu nại,
… tất cả những việc đó đều dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định. Và những căn cứ
pháp lí đó được chứa đựng trong những hình thức nhất định được gọi là nguồn pháp
luật. Nguồn pháp luật trên thế giới rất đa dạng mỗi quốc gia là mỗi khác ví dụ như tập
quán pháp, tiền lệ pháp, pháp luật quốc tế, văn kiện của các tổ chức phi nhà nước, các
tư tưởng học thuyết pháp lý, các quan điểm luật học của các chuyên gia, văn bản quy
phạm pháp luật,… Trong đó ba loại nguồn pháp luật cơ bản được sử dụng nhiều tại
Việt Nam và một số nước đó là văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ
pháp.Hiện nay nguồn pháp luật chủ đạo của Việt Nam là văn bản quy phạm pháp luật
vì thế em chọn đề tài “ Phân tích ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập
quán pháp và tiền lệ pháp. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay ” 1 B.NỘI DUNG
1. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp
1.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước ban
hành văn bản có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung). Nói cách khác, văn
bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban
hành và đảm bảo thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có quy tắc xử sự
chung, có hình thức, nội dung phù hợp với thẩm quyền của cơ quan ban hành, được
thực hiện nhiều lần để điều chỉnh các quan hệ xã hội vì lợi ích cộng đồng. 1.2. Tập quán pháp
Tập quán pháp là hình thức pháp luật được hình thành bằng việc nhà nước thừa nhận
tập quán thành pháp luật. Nếu tập quán thông thường chỉ là những quy tắc xử sự được
hình thành trong đời sống xã hội có tính chất lặp đi, lặp lại sau một thời gian dài và
được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của truyền thống xã hội, thì tập quán pháp là
những quy tắc xử sự được nhà nước thừa nhận thành pháp luật, được bảo đảm thực
hiện bằng nhà nước, nói cách khác, các quy tắc xử sự (tập quán) đã được nhà nước
thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện. 1.3. Tiền lệ pháp
Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật hình thành bằng việc nhà nước thừa nhận quyết
định (cách giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các cơ quan nhà nước thành pháp
luật để giải quyết vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp khác với cách giải quyết thông thường
của các cơ quan nhà nước ở chỗ nó được coi là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự về sau.
2. Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tiền lệ pháp, tập quán pháp
2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
 Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật gắn liền với nhà nước, do nhà nước ban
hành và đảm bảo thực hiện. Đây cũng là một trong những thuộc tính quan trọng 2
của pháp luật nói chung. Pháp luật quy định cho một số cơ quan, người có chức
vụ nhà nước được quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhất định
và những cơ quan, công chức đó cũng chỉ được ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật về những vấn đề phù hợp với thẩm quyền (chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn) của mình do luật định. Trong một số trường hợp văn bản quy phạm
pháp luật có thể được ban hành có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với cơ
quan của tổ chức chính trị - xã hội. Tuy vậy, xét đến cùng thì văn bản quy phạm
phạm luật luôn gắn liền với nhà nước, bởi chỉ riêng cơ quan của tổ chức chính
trị - xã hội thì không được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn
bản quy phạm pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện
pháp khác nhau, trong đó các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất nghiêm khắc
 Thứ hai, có chứa quy phạm pháp luật (quy tắc xử sự chung), là những quy tắc
xử sự được ban hành không phải do một trường hợp cụ thể và đối với những tổ
chức hay cá nhân cụ thể, mà cho tất cả trường hợp và đối với tất cả những tổ
chức, cá nhân có liên quan bắt buộc phải hoạt động theo quy định của văn bản
quy phạm pháp luật. Cũng vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện
nhiều lần trong đời sống khi xảy ra tình huống mà pháp luật đã dự liệu. Đây là
đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật với các văn
bản khác của nhà nước như: văn bản áp dụng pháp luật, văn bản giao dịch hành
chính,... là các văn bản không chứa quy phạm pháp luật nên không phải văn bản quy phạm pháp luật
 Ngoài hai đặc điểm cơ bản trên thì pháp luật của các nhà nước hiện đại còn quy
định cả thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung của văn bản quy
phạm pháp luật được phép ban hành cho các cơ quan và cá nhân có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Như đã khẳng định, chỉ có các nhà nước
hiện đại mới quy định cụ thể về các vấn đề trình tự, thủ tục, hình thức..., do vậy,
đây không phải là dấu hiệu quan trọng, dấu hiệu bắt buộc của văn bản quy
phạm pháp luật. Tuy nhiên, quy định về các vấn đề trên sẽ giúp cho việc ban
hành văn bản quy phạm pháp luật có trật tự, ổn định. Các quy định của pháp
luật về nội dung và hình thức của văn bản quy phạm pháp luật tạo tiền đề pháp
lý cho việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao, đảm 3
bảo tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất về nội dung cũng như về hình thức
của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. 2.2. Tập quán pháp
Tập quán pháp thường xuất hiện trong hai trường hợp:
 Trường hợp thứ nhất, nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền)
tuyên bố trước những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán pháp để
các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng.
 Trường hợp thứ hai, tập quán pháp chỉ xuất hiện khi các cơ quan tòa án hay
cơ quan quản lý nhà nước giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó mà không có
quy định của pháp luật nên họ đã dựa vào một tập quán nào đó để giải quyết
và khi đó tập quán được lấy làm căn cứ để giải quyết vụ việc được coi là tập quán pháp. 2.3. Tiền lệ pháp
 Thứ nhất, nội dung trong văn bản phải liên quan tới pháp lý và là các vấn đề
mới chưa được pháp luật giải đáp. Phải tới khi cơ quan tư pháp ở trong thực tế
xử lý sự việc đã tìm ra hướng xử lý đúng đắn. Khi đó, hướng giải quyết đó sẽ
được công nhận là tiền lệ và nó sẽ được ứng dụng để xử lý cho các vụ việc tiếp
sau có tính chất, tình tiết tương tự.
 Thứ hai tiền lệ pháp cần thể hiện rõ quan điểm, thái độ của Hội đồng xét xử,
đặc biệt là của Thẩm phán. Tuy nhiên, tiền lệ pháp chỉ được chấp nhận khi
Thẩm phán có lập luận logic, hợp lý, hợp quy với pháp lý hiện hành.
 Thứ ba, tiền lệ pháp chỉ được tạo nên từ cơ quan Tòa án thẩm quyền. Không
phải bất cứ tòa án nào cũng có thể thực hiện. Sau khi được nảy sinh, tiền lệ
pháp sẽ được cập nhật vào hệ thống pháp luật chung của quốc gia đó. Đồng
thời, cơ quan phụ trách tiền lệ pháp cũng phải công bố sự ra đời, tiếp đến là hệ
thống hóa nó vào trong hệ thống pháp luật chung.
3. Ưu,Nhược điểm của văn bản quy phạm pháp luật, tập quán pháp, tiền lệ pháp
3.1. Văn bản Quy phạm pháp luật 4 -Ưu điểm:
 Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn, do đó,
nó dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại
chủ thể khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao.
 Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động
sáng tạo pháp luật, vì vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khả
năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.
 Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ
nhanh hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh
của các quan hệ xã hội. -Nhược điểm:
 Thứ nhất, việc ban hành sửa đổi phải trải qua nhiều thủ tục, trình tự, với sự
tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân nên khá tốn kém về thời gian, công sức và chi phí khác.
 Thứ hai, do tính khái quát cao nên một số văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi
phải có những văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành thì mới có khả
năng thực hiện được trên thực tế. 3.2. Tập Quán pháp -Ưu điểm:
 Tính thực tiễn: Tập quán pháp được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội, do
đó có tính thực tiễn cao, phù hợp với nhu cầu của người dân.
 Tính dân chủ: Tập quán pháp được hình thành từ sự thừa nhận và tuân theo của
người dân, do đó có tính dân chủ cao, thể hiện ý chí của nhân dân.
 Tính hiệu quả: Tập quán pháp được hình thành từ sự tự giác tuân theo của
người dân, do đó có tính hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. -Nhược điểm: 5
 Tính xác định: Tập quán pháp thường được hình thành một cách tự phát, không
được ghi chép lại một cách đầy đủ, do đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu xác định, khó hiểu.
 Tính thống nhất: Tập quán pháp thường được hình thành ở một địa phương, khu
vực nhất định, do đó có thể dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất trong việc điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
 Tính bảo thủ: Tập quán pháp thường khó thay đổi, do đó có thể dẫn đến tình
trạng bảo thủ, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu của thực tiễn. 3.3. Tiền lệ pháp -Ưu điểm:
 Tính linh hoạt: hình thành nhanh, thủ tục đơn giản, lại có tính xác định cụ thể
nên dễ sử dụng, áp dụng.
 Tính hiệu quả: Tiền lệ pháp được hình thành từ sự áp dụng thực tế, do đó có
tính hiệu quả cao trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Tính công khai, minh bạch: Các bản án, quyết định của cơ quan xét xử đều
được công khai, minh bạch, do đó mọi người dân có thể biết và thực hiện. -Nhược điểm:
 Do các cơ quan không có chức năng xây dựng pháp luật tạo ra nên hiệu lực
pháp luật của chúng không cao.
 Tính khái quát của tiền lệ pháp không cao, sự phụ thuộc vào các chi tiết của vụ
việc trước sẽ làm hạn chế phần nào sự linh hoạt của các chủ thể áp dụng.
 Chủ thể áp dụng pháp luật cũng chính là chủ thể sáng tạo pháp luật nên tính
chất tùy tiện, chủ quan thường chi phối nhiều hơn. Thủ tục áp dụng án lệ phức
tạp, đòi hỏi người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng. 6
4. Ưu thế của văn bản quy phạm pháp luật so với tập quán pháp, tiền lệ pháp
4.1. Văn bản quy phạm pháp luật và tập quán pháp
 Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động sáng tạo
pháp luật, vì vậy, khả năng phù hợp với thực tiễn khách quan, khả năng cụ thể
hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực. Trái lại, tập quán pháp phần
lớn được hình thành một cách tự phát nên thiếu cơ sở khoa học, thường mang
tính cục bộ và là hình thức pháp luật không thành văn nên việc áp dụng nó có
thể gặp khó khăn vì tính chính xác không cao, sự nhận thức của mọi người về
tập quán pháp nhiều khi thiếu thống nhất.
 Văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh
hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh của các
quan hệ xã hội. Ở tập quán pháp, tập quán pháp vừa hình thành chậm, vừa có
tính bảo thủ và ít thay đổi nên thường lạc hậu, khả năng đáp ứng linh hoạt các
yêu cầu của cuộc sống hiện đại không cao.
 Văn bản quy phạm pháp luật được công bố rộng rãi, do đó mọi người dân có
thể biết và thực hiện. Điều này giúp cho mọi người dân có thể tham gia vào việc
xây dựng và thực hiện pháp luật ngoài ra văn bản quy phạm pháp luật được quy
định một cách rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, do đó có tính xác định cao. Điều này
giúp cho các chủ thể có thể dễ dàng thực hiện các quy tắc xử sự chung được
quy định trong văn bản quy phạm pháp luật.. Tập quán pháp thường được hình
thành một cách tự phát, không được ghi chép lại một cách đầy đủ, do đó có thể
dẫn đến tình trạng thiếu xác định, khó hiểu.
4.2. Văn bản quy phạm pháp luật và tiền lệ pháp
 Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn, do đó, nó dễ
hiểu, dễ sử dụng, áp dụng khá thống nhất trong thực tế đối với các loại chủ thể
khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao. Trái lại, tiền lệ pháp do
các cơ quan không có chức năng xây dựng pháp luật tạo ra nên hiệu lực pháp
luật của chúng không cao. 7
 Văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh
hơn so với tập quán pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời như cầu điều chỉnh của các
quan hệ xã hội. Ở tiền lệ pháp do thủ tục áp dụng án lệ phức tạp vì vậy đòi hỏi
người áp dụng phải có hiểu biết pháp luật một cách thực sự sâu rộng.
 Một vài án lệ cũ sẽ dần không còn phù hợp với xã hội qua thời gian, trái lại văn
bản quy phạm pháp luật luôn được sửa đổi bổ sung theo thời gian để phù hợp
với tình hình kinh tế chính trị xã hội.6
5. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
 Cũng giống như pháp luật của các nhà nước xã hội chủ nghĩa khác, hình thức,
nguồn pháp luật chủ yếu của pháp luật Việt Nam là văn bản quy phạm pháp
luật. Thực tiễn văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay có thể được
đánh giá là đang trên đà phát triển, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
cần được khắc phục.Các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam được ban
hành khá đa dạng bởi nhiều cơ quan khác nhau với những tên gọi khác nhau.
 Những kết quả đạt được
 Trong những năm qua, công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích
cực. Số lượng văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tăng,
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày
càng đầy đủ, chặt chẽ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và đáp
ứng yêu cầu phát triển đất nước.
 Trước năm 2015, số lượng VBQPPL đang có hiệu lực ở nước ta
lên đến hàng chục nghìn văn bản. Tuy nhiên, sau khi Luật Ban
hành VBQPPL năm 2015 được ban hành, số lượng VBQPPL đã
được giảm đáng kể, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật.
 Về chất lượng, văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày
càng đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng 8
bộ, tính khả thi và tính thực tiễn. Các văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành theo đúng quy định của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính chặt chẽ, logic, khoa học và hợp lý.
 Những tồn tại, hạn chế
 Một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn thiếu
tính khả thi, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và
phát triển kinh tế - xã hội.
 Một số văn bản quy phạm pháp luật còn mang tính hình thức,
chưa thực sự đi vào cuộc sống.
 Công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản quy phạm
pháp luật còn chưa được thực hiện hiệu quả.
 Một số giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế
 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo tính đồng bộ,
thống nhất, khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành văn bản
quy phạm pháp luật, bảo đảm văn bản được thực thi nghiêm túc, hiệu quả.
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao
nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
►Để đạt được mục tiêu này, cần có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị,
đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền, sự
phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
 Tập quán pháp ở nước ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục thể hiện vai trò tích cực và
những giá trị xã hội của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất là ở các vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, khi mà pháp luật thành văn chưa phát huy 9
được đầy đủ vai trò, tác dụng của mình thì nhiều quan hệ xã hội chủ yếu vẫn
được điều chỉnh bởi tập quán pháp.
 trong một số lĩnh vực, các quy tắc và quan niệm đạo đức chính thống,
các truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng có thể trở thành nguồn nội
dung của pháp luật. Các quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con
cái, của ông bà và các cháu, của vợ và chồng, của các thành viên khác
trong gia đình với nhau trong pháp luật hôn nhân và gia đình là sự thể
chế hóa các quan niệm đạo đức truyền thống, là sự thừa nhận các quy tắc
đạo đức thịnh hành trong xã hội,…
 có những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu, phản tiến bộ khiến Nhà
nước ban hành VBQPPL nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi đời sống
xã hội. Ví dụ, sự tồn tại của phong tục đốt pháo gây lãng phí tiền bạc, tai
nạn thương tâm dẫn đến việc Nhà nước ban hành quy định cấm sản xuất
và đốt pháo để loại trừ phong tục này.
 Trong loại nguồn này còn bao gồm cả các tập quán quốc tế đã được thừa
nhận và áp dụng tại Việt Nam như các tập quán thương mại quốc tế.
 Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng tập quán pháp ở
Việt Nam hiện nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần được khắc phục.
Tập quán pháp chưa được nghiên cứu, tổng hợp một cách
đầy đủ, khoa học: Hiện nay, chưa có một công trình nghiên
cứu tổng thể về tập quán pháp ở Việt Nam. Các nghiên cứu về
tập quán pháp chủ yếu được thực hiện ở cấp độ vi mô, tập trung
vào một lĩnh vực cụ thể hoặc một địa phương nhất định.
Tập quán pháp chưa được phổ biến rộng rãi đến các cơ
quan nhà nước và người dân: Điều này dẫn đến tình trạng
nhiều người dân và cán bộ, công chức chưa nắm được các quy
định của tập quán pháp, từ đó ảnh hưởng đến việc áp dụng tập
quán pháp trong thực tiễn.
Tập quán pháp có thể bị lợi dụng để trốn tránh pháp luật:
Một số cá nhân, tổ chức có thể lợi dụng tập quán pháp để thực 10
hiện các hành vi trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
 Để khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Tăng cường nghiên cứu, tổng hợp tập quán pháp: Nhà nước
cần có chính sách khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân
nghiên cứu, tổng hợp tập quán pháp ở Việt Nam. Các nghiên
cứu cần được thực hiện một cách khoa học, toàn diện, đảm bảo
tính chính xác, khách quan.
Phổ biến rộng rãi tập quán pháp đến các cơ quan nhà nước
và người dân: Nhà nước cần có các chương trình, kế hoạch cụ
thể để phổ biến tập quán pháp đến các cơ quan nhà nước và
người dân. Các chương trình, kế hoạch cần được thực hiện một
cách hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng.
Xây dựng cơ chế để kiểm soát việc áp dụng tập quán pháp:
Nhà nước cần xây dựng cơ chế để kiểm soát việc áp dụng tập
quán pháp, nhằm đảm bảo tập quán pháp được áp dụng đúng pháp
luật, không bị lợi dụng để trốn tránh pháp luật.
 Ở Việt Nam, tiền lệ pháp đứng sau văn bản quy phạm pháp luật và không thể
thay thế văn bản quy phạm pháp luật. Điều này có nghĩa là cơ sở để giải quyết
vụ việc vẫn là các văn bản quy phạm pháp luật chứ không phải tiền lệ pháp.
Tiền lệ pháp không đứng độc lập mà bắt buộc phải được dẫn giải từ các quy
định pháp luật thành văn. Điều này sẽ không làm thay đổi cấu trúc của hệ thống
pháp luật nước ta. Việc tòa án tham khảo các án lệ sẽ làm tăng tính thuyết phục
của bản án, và làm tăng sự thống nhất trong khâu áp dụng pháp luật. Từ đó,
nâng cao chất lượng và có thể làm giảm thời gian xét xử của Tòa án. Hiện nay,
số lượng án lệ được công bố và áp dụng ở Việt Nam ngày càng nhiều hơn.
 Tính đến ngày 31/12/2022, Tòa án nhân dân tối cao đã công bố 70 án
lệ. Các án lệ này được công bố trên Trang thông tin điện tử của Tòa án
nhân dân tối cao và được tập hợp trong cuốn sách "Án lệ của Tòa án nhân dân tối cao". 11
 Đến nay, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành được 70 án lệ,
trong đó Án lệ bị bãi bỏ (0), Án lệ chưa có hiệu lực (0), Hình sự (17),
Hành chính (4), Dân sự (33), Hôn nhân và gia đình (5), Kinh doanh,
thương mại (9), Lao động (2).
 Các án lệ này được xây dựng trên cơ sở các bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, có tính chất điển hình, có
giá trị hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với các vụ án tương tự. 12 D. Tham khảo
[1] PGS.TS. Nguyễn Văn Cừ: “Hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy
phạm pháp luất ở Việt Nam hiện nay”.
[2] PGS.TS. Đinh Dũng Sỹ: “Bình luận khoa học Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) - Lý thuyết, thực định và thực tiễn”, Nxb. Tư pháp.
[3] Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, TS. Nguyễn Xuân Hưởng (chủ biên): “Giáo trình
lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Nxb. Chính trị quốc gia – sự thật.
[4] TS. Phan Nhật Thanh: “Tập quán pháp, tiền lệ pháp và việc đa dạng hóa hình thức
pháp luật ở Việt Nam”, Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[5] Trường Đại học luật Hà Nội: Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2016.
[6] Tòa án nhân dân tối cao trang tin điện tử về án lệ,
Website:https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/anle.
[7] Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật,
Website:https://vbpl.vn/pages/portal.aspx. 14