Lý thuyết ôn tập - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Lý thuyết ôn tập - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Lý thuyết ôn tập - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Lý thuyết ôn tập - Xã hội học đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

88 44 lượt tải Tải xuống
XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu hỏi: Trình bài khái niệm về thiết chế xã hội? Lấy VD về thiết chế xã hội
và phân tích dựa trên các đặc điểm của thiết chế xã hội.
Khái niệm thiết chế xã hội:
- “Thiết chế xã hội chính là một hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số
chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã
hội” (Fichter, 1971)
- “Thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn
nhu cầu xã hội quan trọng” (N.Smelser)
→ Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế,
vai trò và nhóm, vận động xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội.
Ví dụ: thiết chế gia đình
Đặc điểm 1: Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội
- Gia đình là yếu tố cơ bản hình thành nên xã hội cộng đồng. Xã hội có nhu
cầu sinh sản nòi giống, giáo dục từng cá nhân, xã hội hóa và là nơi đầu tiên
hình thành nên tính cách và suy nghĩ của trẻ nhỏ, vậy nên gia đình ra đời
nhằm phục vụ mục đích đó.
Đặc điểm 2: Thiết chế có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ
sở kinh tế - xã hội
- Thiết chế gia đình có chức năng đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia
đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất. Ví dụ: gia đình của
người ngư dân đánh cá:
+ Đơn vị sản xuất: người ngư dân đánh cá, sử dụng chính nguồn tài nguyên
thu được làm thực phẩm trong gia đình, đồng thời đem số cá đánh bắt ra thị
trường bán, thu lời.
+ Đơn vị tiêu dùng: người ngư dân dùng số tiền thu được mua các nhu yếu
phẩm hang ngày, trở thành một người tiêu dùng của thị trường hang hóa
→ Thiết chế gia đình của người ngư dân có tính độc lập tương đối và việc
sản xuất – tiêu dùng của họ có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội.
Đặc điểm 3: Trong xã hội có giai cấp, thiết chế có tính giai cấp
- Trong thời kỳ phong kiến, theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ trong gia
đình bắt buộc phải tuân theo tư tưởng “tam tòng tứ đức” do chế độ gia đình
phụ hệ. Người đàn ông và con trai trong nhà đóng vai trò là “bề trên” – trụ
i
cột gia đình, trong khi người phụ nữ và con gái nằm ở phận “bề dưới”, chịu
những thiệt thòi do người cha và con trai áp bức.
Đặc điểm 4: Trong thời kỳ phát triển “bình thường” của xã hội, các thiết chế xã
hội vẫn ổn định và vững chắc. Tính hiệu quả của các thiết chế xã hội không có khả
năng tổ chức các lợi ích xã hội sẽ gây ra khủng hoảng xã hội
- Trong thời kỳ hiện đại, thiết chế gia đình được xây dựng dựa trên quyền
bình đẳng giới và các tư tưởng tiến bộ, mối quan hệ vợ chồng công bằng
trong việc làm kinh tế, chăm lo cho gia đình.
- Tuy nhiên, nếu thiết chế gia đình không có khả năng giáo dục con cái: con
gái không được đi học, con trai nuông chiều, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Trong hoàn cảnh như trên, xã hội sẽ sớm lâm vào khủng hoảng và trì trệ.
Đặc điểm 5: Thiết chế xã hội càng phức tạp thì xã hội càng phát triển, nó xác định
vị trí, vai trò của cá nhân càng rõ ràng
- Khi thiết chế gia đình phức tạp thì xã hội càng phát triển vì khi gia đình giáo
dục và nuôi dưỡng nên những người công dân tốt, cộng đồng có những con
người văn minh, họ kiến tạo nên một xã hội tiến bộ. Trong xã hội tiến bộ
vượt bậc ấy, mỗi cá nhân đều có nhận thức rõ về vị trí, vai trò của mình
trong cộng đồng, đó là bước tiền đề để xã hội đa dạng hóa các lĩnh vực phát
triển: văn hóa, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục,…
Đặc điểm 6: Mỗi thiết chê xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới, vậy nên
mỗi thiết chế lại có một loại chức năng
- Đối tượng hướng tới của thiết chế gia đình bao gồm cha mẹ và con cái,
mang chức năng xã hội hóa trẻ em, diều chỉnh hành vi tình dục và giới, duy
trì sự tái sinh, thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình và đảm bảo cung
cấp kinh tế gia đình. Ví dụ: cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe
trẻ nhỏ; người con có nghĩa vụ học tập, rèn luyện, biết ơn bậc sinh thành.
- Khác với thiết chế kinh tế nhiệm vụ đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối
lợi ích và các dịch vụ.
Đặc điểm 7: Các quan hệ thiết lập trong thiết chế tỏ ra khá bền vững. Các khuôn
mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần của truyền thống
văn hóa
- Trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán, văn hóa đoàn viên đã trở thành phong tục
chung của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đặc trưng này của thiết chế không
chỉ bền vững theo năm tháng, tạo nên một bản sắc truyền thống văn hóa mà
còn giáo dục con người ở tình yêu, sự gắn bó và củng cố niềm tự hào về nét
đẹp dân tộc.
Đặc điểm 8: Sự thay đổi trong thiết chế dẫn đến sự thay đổi đáng kể ở các lĩnh vực
khác:
- Nếu thiết chế gia đình tan vỡ, phụ nữ bị chồng bạo hành, trẻ nhỏ bị cha mẹ
bỏ rơi, tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình không được nuôi dưỡng ảnh
hưởng tới thiết chế luật pháp bởi tỉ lệ nạn nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ
vấn đề gia đình tăng lên, dẫn đến hệ lụy về tội phạm vị thành niên, đồng thời
gây ra di chứng cho nền kinh tế với một lượng lớn những người thất nghiệp,
vô gia cư cần được Nhà nước chăm sóc.
Đặc điểm 9: Mỗi thiết chế tự nó được cấu trúc ở một mức cao và được tổ chức
xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, các khuôn mẫu đã được xã
hội thừa nhận
- Trong thiết chế ở các gia đình, đạo làm con cần phải biết ơn và báo hiếu cha
mẹ nhờ công sinh thành và dưỡng dạy đã trở thành một chuẩn mực chung
cần có ở con cháu.
i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI . (2015). https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12240/5/Lu
%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20ho%C3%A0n%20ch%E1%BB%89nh.pdf
| 1/4

Preview text:

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu hỏi: Trình bài khái niệm về thiết chế xã hội? Lấy VD về thiết chế xã hội
và phân tích dựa trên các đặc điểm của thiết chế xã hội.

 Khái niệm thiết chế xã hội:
- “Thiết chế xã hội chính là một hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số
chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội” (Fichter, 1971)
- “Thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn
nhu cầu xã hội quan trọng” (N.Smelser)
→ Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững của các giá trị, chuẩn mực, vị thế,
vai trò và nhóm, vận động xung quanh những nhu cầu cơ bản của xã hội.
 Ví dụ: thiết chế gia đình
Đặc điểm 1: Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội
- Gia đình là yếu tố cơ bản hình thành nên xã hội cộng đồng. Xã hội có nhu
cầu sinh sản nòi giống, giáo dục từng cá nhân, xã hội hóa và là nơi đầu tiên
hình thành nên tính cách và suy nghĩ của trẻ nhỏ, vậy nên gia đình ra đời
nhằm phục vụ mục đích đó.
Đặc điểm 2: Thiết chế có tính độc lập tương đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội
- Thiết chế gia đình có chức năng đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình để gia
đình như là một đơn vị tiêu dùng và đơn vị sản xuất. Ví dụ: gia đình của người ngư dân đánh cá:
+ Đơn vị sản xuất: người ngư dân đánh cá, sử dụng chính nguồn tài nguyên
thu được làm thực phẩm trong gia đình, đồng thời đem số cá đánh bắt ra thị trường bán, thu lời.
+ Đơn vị tiêu dùng: người ngư dân dùng số tiền thu được mua các nhu yếu
phẩm hang ngày, trở thành một người tiêu dùng của thị trường hang hóa
→ Thiết chế gia đình của người ngư dân có tính độc lập tương đối và việc
sản xuất – tiêu dùng của họ có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội.
Đặc điểm 3: Trong xã hội có giai cấp, thiết chế có tính giai cấp
- Trong thời kỳ phong kiến, theo quan niệm Nho giáo, người phụ nữ trong gia
đình bắt buộc phải tuân theo tư tưởng “tam tòng tứ đức” do chế độ gia đình
phụ hệ.i Người đàn ông và con trai trong nhà đóng vai trò là “bề trên” – trụ
cột gia đình, trong khi người phụ nữ và con gái nằm ở phận “bề dưới”, chịu
những thiệt thòi do người cha và con trai áp bức.
Đặc điểm 4: Trong thời kỳ phát triển “bình thường” của xã hội, các thiết chế xã
hội vẫn ổn định và vững chắc. Tính hiệu quả của các thiết chế xã hội không có khả
năng tổ chức các lợi ích xã hội sẽ gây ra khủng hoảng xã hội
- Trong thời kỳ hiện đại, thiết chế gia đình được xây dựng dựa trên quyền
bình đẳng giới và các tư tưởng tiến bộ, mối quan hệ vợ chồng công bằng
trong việc làm kinh tế, chăm lo cho gia đình.
- Tuy nhiên, nếu thiết chế gia đình không có khả năng giáo dục con cái: con
gái không được đi học, con trai nuông chiều, tham gia vào các tệ nạn xã hội.
Trong hoàn cảnh như trên, xã hội sẽ sớm lâm vào khủng hoảng và trì trệ.
Đặc điểm 5: Thiết chế xã hội càng phức tạp thì xã hội càng phát triển, nó xác định
vị trí, vai trò của cá nhân càng rõ ràng
- Khi thiết chế gia đình phức tạp thì xã hội càng phát triển vì khi gia đình giáo
dục và nuôi dưỡng nên những người công dân tốt, cộng đồng có những con
người văn minh, họ kiến tạo nên một xã hội tiến bộ. Trong xã hội tiến bộ
vượt bậc ấy, mỗi cá nhân đều có nhận thức rõ về vị trí, vai trò của mình
trong cộng đồng, đó là bước tiền đề để xã hội đa dạng hóa các lĩnh vực phát
triển: văn hóa, kinh tế, kỹ thuật, giáo dục,…
Đặc điểm 6: Mỗi thiết chê xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới, vậy nên
mỗi thiết chế lại có một loại chức năng
- Đối tượng hướng tới của thiết chế gia đình bao gồm cha mẹ và con cái,
mang chức năng xã hội hóa trẻ em, diều chỉnh hành vi tình dục và giới, duy
trì sự tái sinh, thiết lập vị thế đã được thừa kế từ gia đình và đảm bảo cung
cấp kinh tế gia đình. Ví dụ: cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy, chăm sóc sức khỏe
trẻ nhỏ; người con có nghĩa vụ học tập, rèn luyện, biết ơn bậc sinh thành. -
Khác với thiết chế kinh tế có nhiệm vụ đảm bảo quá trình sản xuất, phân phối
lợi ích và các dịch vụ.
Đặc điểm 7: Các quan hệ thiết lập trong thiết chế tỏ ra khá bền vững. Các khuôn
mẫu hành vi được hình thành trong thiết chế trở thành một phần của truyền thống văn hóa
- Trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán, văn hóa đoàn viên đã trở thành phong tục
chung của toàn thể nhân dân Việt Nam. Đặc trưng này của thiết chế không
chỉ bền vững theo năm tháng, tạo nên một bản sắc truyền thống văn hóa mà
còn giáo dục con người ở tình yêu, sự gắn bó và củng cố niềm tự hào về nét đẹp dân tộc.
Đặc điểm 8: Sự thay đổi trong thiết chế dẫn đến sự thay đổi đáng kể ở các lĩnh vực khác:
- Nếu thiết chế gia đình tan vỡ, phụ nữ bị chồng bạo hành, trẻ nhỏ bị cha mẹ
bỏ rơi, tâm lý của mỗi thành viên trong gia đình không được nuôi dưỡng ảnh
hưởng tới thiết chế luật pháp bởi tỉ lệ nạn nhân chịu ảnh hưởng tiêu cực từ
vấn đề gia đình tăng lên, dẫn đến hệ lụy về tội phạm vị thành niên, đồng thời
gây ra di chứng cho nền kinh tế với một lượng lớn những người thất nghiệp,
vô gia cư cần được Nhà nước chăm sóc.
Đặc điểm 9: Mỗi thiết chế tự nó được cấu trúc ở một mức cao và được tổ chức
xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc, các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận
- Trong thiết chế ở các gia đình, đạo làm con cần phải biết ơn và báo hiếu cha
mẹ nhờ công sinh thành và dưỡng dạy đã trở thành một chuẩn mực chung cần có ở con cháu. i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI . (2015). https://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/12240/5/Lu
%E1%BA%ADn%20v%C4%83n%20ho%C3%A0n%20ch%E1%BB%89nh.pdf