Lý thuyết tài liệu ôn tập - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Trường Đại Học Duy Tân
1. Giới thiệu về Hồ Chí Minh.Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (POS 361)
Trường: Đại học Duy Tân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi
học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho
yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay
thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là
Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
Với tinh thần yêu nước nồng nàn, thương dân sâu sắc, sự nhạy
bén về chính trị, Người đã bắt đầu suy nghĩ về những nguyên
nhân thành bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ và quyết
tâm ra đi tìm con đường để cứu dân, cứu nước. Ngày 5/6/1911 với
tên gọi mới là Văn Ba, Người đã lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời
bến cảng Nhà Rồng đi Mác xây (Pháp).
Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến
nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ.
Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân
các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt
động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm
1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của
Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ
đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải
phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước,
triệu tập Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám,
quyết định đường lối đánh Pháp, đuổi Nhật, thành lập Mặt trận
Việt Minh, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong
trào đấu tranh cách mạng quần chúng, chuẩn bị tổng khởi nghĩa
giành chính quyền trong cả nước.
Tháng 7-1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp
định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng. Miền Nam bị
đế quốc Mỹ xâm lược biến thành thuộc địa kiểu mới của
chúng. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả
nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã
hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9-1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng
Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta
vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc
kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam,
thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2-9-1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu
chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp
của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất,
một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến
dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng
sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Năm 1987, tại kỳ họp lần thứ 24, Tổ chức Giáo dục - Văn hóa -
Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ra Nghị quyết tôn vinh
Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam và nhà văn hóa kiệt xuất”.
Bước vào thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, sự vận dụng đúng đắn và sáng tạo tư
tưởng Hồ Chí Minh cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin càng trở nên
quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết. Học tập, quán triệt
những quan điểm cơ bản và vận dụng có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí
Minh vào thực tiễn cuộc sống xã hội toàn Đảng, toàn quân, toàn
dân ta là nhân tố quyết định thắng lợi của toàn bộ sự nghiệp đổi
mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. CH NG 1: V Ư AI
Ơ TRÒ, V TRÍ, TỊẦẦM QUAN TR NG C Ọ A ỦT T Ư Ư NG Đ Ở O Ạ Đ C HỒẦ CHÍ MINH Ứ I/V tr ị í, vai trò c a đ ủ o đ ạ c tr ứ ong t t ư ng Hồồ Chí Minh ưở -T rấất s ừ m, Hồồ Chí Minh đã kh ớ ng đ ẳ nh đ ị o đ ạ c là gồấc c ứ
ủ a ngườ i cách mạ ng. Trong tác ph ẩ m
Đường Kách mệ nh, Ngườ i đã nêu lên 23 điể m thuộ c “t ư cách m ộ t ng ườ i cách m ệ nh”, trong đó ch ủ
yêấu là các têu chu n vêồ đ ẩ o đạ c, th ứ hiể n ch ệ yêấu tro ủ
ng 3 mồấi quan h :ệ vớ i mình, vớ i ngườ i và v ớ i cồng việc. -Ng i viêất: “Làm c ườ ách m ng đ ạ c ể i t ả o xã h ạ i cũ thành xã h ộ i m ộ
ới là mộ t sự nghiệ p rấất v ẻ vang, nh ng nó cũng là m ư t nhi ộ m vệ rấất n ụ ng nêồ, m ặ t cu ộ c đấấu tr ộ
anh rấất phức tạp, lấu dài, gian khổ . Sứ c có m nh m ạ i gánh đ ớ c n ượ ng và đi đ ặ c xa. Ng ượ
ườ i cách mạ ng phả i có đạ o đứ c cách mạ ng làm nêồn t ng ả , mới hoàn thành đ c nhi ượ
ệm vụ cách mạ ng vẻ vang”. V i mồỗi ng ớ i, Hồồ Chí Minh ví đ ườ o đ ạ c là nguồồn nuồi d ứ
ưỡng và phát triển con ngườ i, như gồấc c ủ a cấy, nh ng n nguồồn c ư ọ a sồng suồấi. Ng ủ i viêất: “Cũng nh ườ sồng thì có nguồồn m ư
ớ i có nướ c, khồng có
nguồồn thì sồng c n. Cấy ph ạ i có g
ả ồấc, khồng có gồấc thì cấy héo. Người cách mạ ng phả i có đạ o đứ c, khồng có đ o đ ạ c thì dù t ứ
ài gi i mấấy cũng khồng lãnh đ ỏ ạ o đ ượ c nhấn dấn”.
-Theo Hồồ Chí Minh, đ o đ ạ c cách m ứ ng giúp cho c ạ
on người vữ ng vàng trong mọ i thử thách. Ngườ i viêất : “có đ o đ ạ c ứ cách m ng thì g ạ p khó khăn, gian kh ặ , thấất b ổ
ạ i khồng rụ t rè, lùi bướ c”; “khi g ặ p
thu n lậi, thành cồng vấỗn gi ợ vữ ng tnh thấồn gian kh ữ , chấất phác, khiêm t ổ
ồấn”, mớ i “lo trướ c thiên h ạ ,
vui sau thiên h ”; “lo hoàn thành nhi ạ m v ệ cho tồất ch ụ khồng k ứ èn c a vêồ m ự
ặ t hưở ng thụ ; khồng
cồng thấồn, khồng quan liêu, khồng kiêu ngạo, khồng hủ hóa”. -V i yêu cấồu đó ớ
, Hồồ Chí Minh nêu ra năm đi m đ ể o đ ạ c
ứ mà người đả ng viên phả i giữ gìn cho đúng, đó là:
+ Tuy t đồấi trung thành v ệ i Đ
ớ ả ng, vớ i nhấn dấn.
+ Ra s c phấấn đấấu đ ứ ể thự c hi ệ n m ụ c têu củ a Đả ng. + Vồ lu n trong hoàn c ậ nh nào cũng quy ả êất tấm chồấng m i k ọ đ ẻ ch, luồn luồn c ị nh giác, săỗn s ả àng
chiêấn đấấu, quyêất khồng ch u khuấất ph ị c, khồng ch ụ u cúi đấồu. ị + Vồ lu n trong hoàn c ậ nh nào cũng ph ả i đ ả t l ặ i ích ợ
củ a Đả ng lên trên hêất.
+ Hòa mình v i quấồn chúng thành m ớ
t khồấi, tn quấồn chúng, hi ộ
u quấồn chúng, lăấng nghe ý kiêấn c ể ủ a quấồn chúng.
-Đồấi v i Đớ ngả, t ch
ổ c têồn phong chiêấn đấấu c ứ
ủa giai cấấp cồng nhấn, nhấn dấn lao độ ng và củ a cả dấn t c Viộ t Nam, ệ
Hồồ Chí Minh yêu cấồu ph i xấ ả
y dựng Đả ng ta thật trong sạch, Đả ng phả i “là đạ o đứ c, là văn minh”. Ng i th ườ ng nhăấc l ườ
ại ý củ a V. I. Lênin: Đ ả ng C ộ ng s ả n ph ả i têu bi ể u cho trí tu ệ , danh d ự ,
lươ ng tấm củ a dấn tộc và thờ i đạ i. -Vấấn đêồ đ o đ c đ
ạ ứ c Hồồ Chí Minh đêồ c ượ p m ậ t cách to ộ àn di n. Ng ệ i nêu yêu c ườ
ấồu đạo đứ c đồấi v ớ i
các giai cấấp, tấồng l p v ớ à các nhóm xã h i, trên m ộ i lĩnh v ọ
ự c hoạ t độ ng, trong mọ i phạ m vi, từ gia đình đêấn xã h i, trong c ộ ba mồấi quan h ả c a con ng ệ ủ i: đồấi v ườ i mình, đồấi v ớ i ng ớ i, đồấi v ườ ớ i việ c. T ư t ng Hồồ Chí Minh đ ưở c bi ặ t đ ệ c m ượ r
ở ộng trong lĩnh vự c đạ o đứ c củ a cán bộ , đả ng viên, nhấất là khi Đ ng đã tr ả thành Đ ở ng cấồm quyêồn. ả Trong b n Di chúc bấất h ả , Ng ủ i viêất: “Đ ườ ng ta là m ả t Đ ộ ảng cấồm
quyêồn. Mồỗi đ ng viên v ả à cán b ph ộ i th
ả t sậ thấấm nhuấồn đ ự o đ ạ c cách m ứ ng, th ạ t s ậ ự cấồn ki ệ m liêm
chính, chí cồng vồ tư”. II/Tầồm quan tr ng c ọ a t ủ t ư ng đ ưở o đ ạ ức Hồồ Chí Minh
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để đô i ng c n bô , đ ng viên tu dư$ng, r&n luyê n đạo đức
-Hiện nay, trong xã hội đang tồn tại tình trạng một bộ phận dân cư xem nhẹ các giá trị đạo đức,
chạy theo tiền tài, địa vị, bất chấp đạo lý, coi thường pháp luật và tình nghĩa con người. Một
nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là trong một thời gian dài, đứng trước những khó
khăn về kinh tế - xã hội, chúng ta đã tập trung nhiều cho phát triển kinh tế, trong khi đó nhận
thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội. Một xã hội Việt Nam phát
triển trong tương lai chắc chắn không thể để tình trạng đó tiếp tục diễn ra. Với ý nghĩa là nền
tảng tư tưởng cho việc xây dựng nền đạo đức mới, thực hành theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí
Minh thực sự là giải pháp quan trọng nhất, giúp xác lập lại vị trí, vai trò của đạo đức - yếu tố gốc
rễ, nền tảng tinh thần của mỗi con người.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là gốc của mỗi người, trước hết là các cán bộ, đảng
viên, khẳng định đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển của con người, cũng giống như gốc
của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,
không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải
có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”(2).
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Người cách mạng phải có
đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang là
phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Người chỉ rõ: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành
xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc
đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa.
Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”(3).
-Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, là nhân tố quyết định sự thắng lợi
của mọi công việc, phẩm chất, uy tín của mỗi con người. Người cho rằng, mọi việc thành công
hay thất bại, chủ yếu là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không và “Tuy năng
lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ
được đạo đức đều là người cao thượng”(4).
Đạo đức cách mạng giúp người cách mạng đứng vững trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn hay
thuận lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn gian khổ,
thất bại cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước..., khi gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh
thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, không kèn cựa về mặt
hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa. Đó là đạo đức
cách mạng, là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của cá nhân, mà vì lợi
ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người.
-Trong điều kiện Đảng cầm quyền, cán bộ, đảng viên là những người đi tiên phong trong các
phong trào, các hoạt động của đời sống xã hội, có vai trò và ảnh hưởng đến việc định hướng dư
luận xã hội. Do đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở với nguy cơ cán bộ, đảng viên, nhất là những
người nắm giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị xa rời cuộc sống, xa rời
quần chúng, rơi vào căn bệnh chủ nghĩa cá nhân - kẻ địch nguy hiểm của đạo đức, “căn bệnh
gốc” gây nên tình trạng thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Vì vậy, Chủ tịch
Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải “là đạo đức, là văn minh”, phải tiêu biểu cho lương tâm, phẩm
giá và trí tuệ của dân tộc. Trong Di chúc, Người căn dặn: “mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”(5).
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở những chuẩn mực đạo đức cơ b n của con
người Việt Nam hiện tại và tương lai
-Mỗi một mô hình xã hội mới đòi hỏi phải có những con người mới cụ thể, với những phẩm chất
năng lực cụ thể để xây dựng và phát triển xã hội đó. Sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước hiện tại và tương lai chắc chắn phải trải qua một quá trình khó khăn, gian khổ. Chủ tịch Hồ
Chí Minh xác định rõ, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có những con người xã
hội chủ nghĩa. Đó là những con người vừa có đức, vừa có tài, vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Riêng
về khía cạnh đạo đức, đó trước hết là những người có tinh thần yêu nước, thương dân, đặt lợi
ích của đất nước, của dân tộc lên trên hết, trước hết. Đó là những người luôn luôn gắn bó với
nhân dân, yêu thương, kính trọng nhân dân và do đó được nhân dân yêu mến, quý trọng, được
dân tin, dân phục, dân yêu. Đó phải là những con người có ý thức trách nhiệm với công việc, có
tinh thần lao động siêng năng, cần cù, lao động với năng suất và chất lượng cao, tạo ra nhiều
của cải cho xã hội. Đó đồng thời phải là những con người có tinh thần tiết kiệm, biết tiết kiệm
sức người, sức của, tiết kiệm thời gian cho đất nước và nhân dân.
-Sự phát triển đất nước hiện nay đòi hỏi những con người trong xã hội, trước hết là cán bộ nắm
giữ các cương vị trong hệ thống chính trị, phải là những người không để các căn bệnh tiêu cực,
như quan liêu, tham nhũng... xâm nhập, khống chế, đồng thời dám đấu tranh chống các căn
bệnh, tiêu cực đó. Đó là những chuẩn mực đạo đức được Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng chỉ ra
và quan trọng hơn là nêu gương thực hành trong thực tiễn đời sống. Sinh thời, Người đã làm
cuộc cách mạng về đạo đức khi sử dụng những khái niệm trong Nho giáo truyền thống nhưng
với những nội hàm mới.
-Trước hết là phẩm chất “Trung với nước”, “Hiếu với dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, người
cách mạng phải đặt quyền lợi của Tổ quốc lên trên hết và trước hết. Trung với nước là tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất
nước; là suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho cách mạng, như mônt lẽ sống tự nhiên, một nhu cầu
luôn luôn thường trực và phải được đo bằng kết quả cụ thể, bằng hiệu suất công việc thực tế.
Hiếu với dân là nội dung rất cơ bản trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có hiếu
với cha mẹ mình và rộng ra là tình họ hàng, rộng nữa là tình người đối với cộng đồng, với dân
tộc. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ gần dân, kính trọng dân, học tập dân, dựa vào dân và lấy dân
làm gốc, thương dân, tin dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức coi trọng phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.
Người chỉ ra rằng cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của “đời sống mới”, nền tảng của thi đua ái
quốc; là chuẩn mực đạo đức cần phải có của con người, là tiêu chí xác định “chất người” của
mỗi người, bởi “Thiếu một đức, thì không thành người”(6). Cần, kiệm, liêm, chính gắn bó mật
thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong một chỉnh thể thống nhất, không thể thiếu một yếu tố nào.
Thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính, thì sẽ tiến đến chỗ chí công, vô tư, biết đặt lợi ích chung
lên trên lợi ích riêng, lo lắng trước mọi người, hưởng thụ sau mọi người. Người nhắc nhở: “Đem
lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc”(7), “khi làm bất kỳ việc gì cũng đừng nghĩ đến
mình trước, mà phải nghĩ đến đồng bào, đến toàn dân đã. Ta có câu nói: “Có khó nhọc thì mình
nên đi trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; làm việc gì mình cũng nghĩ đến lợi ích chung
trước và lợi ích riêng sau”(8).
-Chủ tịch Hồ Chí Minh còn quan tâm, chú trọng đến các chuẩn mực đạo đức khác là tình thương
yêu con người và tinh thần quốc tế trong sáng trên lập trường của giai cấp công nhân. Đó không
dừng lại ở lòng trắc ẩn, mà còn được nâng lên ở tầm cao, gắn tình yêu thương với khát vọng
giải phóng con người không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, tôn giáo khỏi những áp bức,
bất công. Tình yêu thương con người ở Người vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia, dân tộc, đến
với nhân loại tiến bộ và thu hút sự ngưỡng mộ, cảm phục của nhân loại tiến bộ.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở để xây dựng những nguyên tắc tu dư$ng, r&n
luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện đại
-Trên thực tế, trong xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng suy thoái, xuống cấp về đạo đức xã hội
trong một bộ phận dân cư không chỉ do thiếu sự nhận thức đúng đắn và thống nhất về vị trí, vai
trò của đạo đức trong đời sống xã hội, về các chuẩn mực đạo đức xã hội, mà còn có một phần
nguyên nhân do chưa có sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đúng đắn và thống nhất trên cả
phương diện lý thuyết và thực hành. Nhiều lý thuyết đạo đức, bài học đạo đức đã được tuyên
truyền, nhưng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong
những năm trước đây mới chỉ đạt được phần nào kết quả, chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn và
yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
-Để hình thành được các chuẩn mực đạo đức, không phải là điều một sớm, một chiều, dễ dàng
có được, mà phải trải qua một quá trình tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Đó chính là quá trình trên
cơ sở đã nhận thức thấu đáo vị trí, vai trò của đạo đức, sự cần thiết phải tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức, mỗi người trở thành chủ thể của quá trình tự giáo dục đạo đức, tự tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức theo những chuẩn mực chung của xã hội.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo quá trình tu
dưỡng, rèn luyện đạo đức của mỗi con người, Người đã nêu gương thực hành những nguyên
tắc đó trong quá trình chỉ đạo xây dựng nền văn hóa mới, nền đạo đức mới của Việt Nam. Đó là
các nguyên tắc nói đi đôi với làm, phải nêu gương đạo đức; phải tu dưỡng đạo đức suốt đời.
Người từng sớm khẳng định từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX rằng: “Nói chung thì các dân
tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một
trăm bài diễn văn tuyên truyền”(9). Người cũng thẳng thắn nhắc nhở các cán bộ, đảng viên:
“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến.
Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình
phải làm mực thước cho người ta bắt chước”(10). Một nền đạo đức mới chỉ có thể được xây
dựng trên một nền tảng rộng lớn, vững chắc, khi những chuẩn mực đạo đức mới trở thành hành
vi đạo đức hằng ngày của toàn xã hội.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm
cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là
thái độ của người cách mạng”(11). Để xây dựng một nền đạo đức mới, cần phải kết hợp chặt
chẽ giữa xây và chống. Xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây; phải bằng nhiều
biện pháp kết hợp cả giáo dục, phê phán và trừng trị bằng pháp luật; phải kết hợp giữa quét
sạch chủ nghĩa cá nhân và nâng cao đạo đức cách mạng...
Đồng thời, Người cũng nhắc nhở hết sức sâu sắc: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa
xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc
càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”(12). Đạo đức không phải là cái nhất thành bất
biến, không phải là điểm đến, chỉ cần phấn đấu vươn tới một lần là xong xuôi, mà là quá trình tu
dưỡng, rèn luyện suốt đời. Một nền đạo đức mới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở sự tự giác tu
dưỡng đạo đức của mỗi người.
-Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời đã gần nửa thế kỷ, nhưng tư tưởng và tấm gương đạo đức của
Người vẫn có giá trị thời sự đối với sự nghiệp đổi mới đất nước hôm nay và mai sau, vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, là nền tảng tinh thần cho xây dựng nền
đạo đức mới ở trong hiện tại và tương lai ở Viênt Nam. CH NG 2: SINH ƯƠ VIÊN LÀM THEO T T Ư NG Đ ƯỞ O Đ Ạ C HỒẦ CHÍ MINH Ứ
Thanh niên, sinh viên là những lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3
dân số và trên 1/2 lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá về vai trò của thanh
niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước
nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần
lớn là do các thanh niên”.
Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng
phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục
sự nghiệp cách mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết”.
Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta
khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập
quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
1. Thực trạng đạo đức của thanh niên, sinh viên hiện nay: * Mặt tích cực:
Phần lớn sinh viên, thanh niên tri thức vẫn giữ được lối sống tình
nghĩa, trong sạch, lành mạnh; khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo
trong học tập; sống có bản lĩnh, có chí lập thân, lập nghiệp, năng
động, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn, thách thức,
dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại, chầy lười; luôn gắn bó với
nhân dân, đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu cho sự nghiệp dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Đại bộ phận sinh viên, thanh niên cơ bản giữ vững đạo đức cách
mạng, biết vươn tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Sống có hoài bão,
có lý tưởng, có niềm tin ở tương lai tươi sáng của dân tộc. Họ dám
đấu tranh để bảo vệ cái đúng, bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự công
bằng, lên án cái xấu, cái ác như tham nhũng, lãng phí… Những
tấm gương cao đẹp hy sinh thân mình vì hạnh phúc của nhân dân
luôn được tuổi trẻ ngưỡng mộ, học tập và làm theo. Điều đó cho
thấy, thanh niên nước ta ngày nay vẫn ý thức rõ trách nhiệm
trước Tổ quốc và nhân dân, mong muốn được đóng góp vào công
việc xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như Bác
Hồ kính yêu hằng mong ước.
Lấy ví dụ như có rất nhiều những sinh viên đặt cho bản thânmục
đích là phát triển và hoàn thiện cá nhân như học thêm, làm thêm,
đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích xem biểu diễn nghệ
thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội
truyền thống. Những sinh viên này hướng những hoạt động của
mình vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng
thời cũng có những hoạt động hướng ngoại tích cực như hướng
đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến và
tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành mạnh. Mặt hạn chế:
Do mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập
kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của
các thế lực thù địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên, sinh
viên khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa
ngã, hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có
thái độ thờ ơ, bàng quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của
đất nước. Một số thanh niên mơ hồ về bản chất, âm mưu, thủ
đoạn của kẻ thù. Điều nguy hiểm hiện nay là đã xuất hiện một bộ
phận thanh niên tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ,
chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết. Cá biệt có một
số thanh niên, sinh viên phạm vào các tệ nạn xã hội, viphạm pháp
luật. Nhiều vụ án được khám phá trong thời gian gần đây cho thấy
tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều hướng gia tăng.
Một trong các nguyên nhân của những biểu hiện yếu kém nêu
trên là do chúng ta chưa thật sự quan tâm giáo dục đạo đức, lối
sống cho thế hệ trẻ trước những biến đổi to lớn của đất nước. Nội
dung giáo dục đạo đức, lối sống còn thiếu chiều sâu, chưa thiết
thực. Hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn sơ sài, chưa có sức
hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan
chức năng, giữa nhà trường, gia đình, xã hội còn nhiều hạn chế.
2. Phương pháp, định hướng của sinh viên trong việc học
tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Từ thực trạng trên đây, để thiết thực thực hiện cuộc vận động:
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cần đặc
biệt chú trọng giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, sinh
viên. Phát huy vai trò to lớn của thanh niên, sinh viên trong sự
nghiệp cách mạng là việc làm quan trọng và mang tính cấp
thiết.Giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên hiện nay là trách
nhiệm của cả hệ thống chính trị, của mỗi gia đình và toàn xã hội
với nội dung sâu rộng, hình thức phong phú đa dạng. Trước hết,
tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp dưới dây:
Một là, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối
sống trong sạch, lành mạnh cho thanh niên, sinh viên.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách
con người mới xã hội chủ nghĩa cho thanh niên, vì đạo đức là “gốc
của người cách mạng”. Trước hết cần quan tâm giáo dục những
vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức và
phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho thanh niên thế giới
quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do
thực tiễn đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho thanh niên nhận thức
đúng các giá trị chân, thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình, các tổ chức, đoàn thể, đặc
biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải thường xuyên
quan tâm bồi dưỡng cho thanh niên những tình cảm cao đẹp về
tình yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì
mình”, “thương người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa
lớn… Từ đó hình thành cho họ lối sống trong sạch, lành mạnh,
những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với các giá trị truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các
phong trào hành động cách mạng của thanh niên mà tiêu biểu là
phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh
niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè xanh”…
Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội
trong việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, sinh viên.
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục,
rèn luyện đạo đức, lối sống cho thanh niên, hình thành phẩm chất
cao đẹp của con người mới Xã hội chủ nghĩa
Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức
cho thanh niên. Gia đình là nơi mà tình yêu quê hương, đất nước,
yêu thương con người được truyền từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu mực,
làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Hiện nay do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các
bậc làm cha, làm mẹ mải miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà
thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho con cái, hoặc khoán
trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm đạo đức
hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc
không biết cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho
thanh niên, mỗi gia đình cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong,
phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, làm cho các giá trị đó
ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cao
đẹp cho thế hệ con cháu.
Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy
người. Giáo dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục
hàng đầu trong nhà trường hiện nay và phải đặc biệt coi
trọng.Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị kiến thức
chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
Thanh niên, sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ
thông tin, kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế
ngày càng mở rộng. Thanh niên đã và đang chịu ảnh hưởng cả
mặt tích cực và mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Vì vậy
các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị lực lượng vũ trang cần quan tâm
định hướng tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phấn đấu, rèn
luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn
thể, nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cần tổ chức
nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp thanh
niên, rèn luyện thanh niên theo các chuẩn mực đạo đức cách
mạng. Kịp thời biểu dương, nhân rộng cách làm hay và kiên quyết
uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những biểu hiện lệch chuẩn
trong đạo đức, lối sống của thanh niên.
Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự du dưỡng, rèn luyện đạo đức,
lối sống của thanh niên, sinh viên.
Thanh niên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy
cảm với cái mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của thanh niên trong
tự học tập, tự tu dưỡng đạo đức lối sống là biện pháp quan trọng
giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành. Đó còn là điều kiện
quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải hình
thành cho thanh niên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng
đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến
bộ, vươn lên tự khẳng định mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi
để thanh niên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu
cho thanh niên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của
thanh niên về vật chất, tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở
trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý của họ sẽ tạo điều kiện
tốt để thanh niên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi thanh niên phải
xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý
tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản
thân mỗi người tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua
những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa
cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Thanh niên cần
phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào
các giá trị chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như
Bác Hồ đã dạy: “gian nan rèn luyện mới thành công”.
Thực hiện tốt một số giải pháp giáo dục rèn luyện đạo đức cách
mạng cho thanh niên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập kinh tế thế giới là góp phần đào tạo, giáo dục thế hệ
thanh niên, sinh viên,là những chủ nhân tương lai đưa nước nhà
vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với mong
ước của Bác Hồ kính yêu. KẾT LUẬN
Với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu
tượng ngời sáng về đạo đức cách mạng, tấm gương hi sinh, hiến
dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, hết
lòng, hết sức phụng sự tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người không chỉ
đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà
còn để lại cho các thế hệ sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu,
đó là tư tưởng, là đạo đức, là phong cách Hồ Chí Minh.
Tại lễ truy điệu của Người, trong điếu văn Chủ tịch Hồ Chí Minh do
đồng chí Lê Duẩn đọc đã khẳng định “suốt đời học tập đạo đức, tác
phong của người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian
khổ, không sợ hi sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung
thành với Đảng, với dân. Xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ Tịch”.
Và những năm sau đó, khẩu hiệu “Sống, chiến đấu, lao động và học
tập theo gương Bác Hồ vĩ đại” với yêu cầu học tập và làm theo
gương Bác đã được toàn Đảng, toàn dân nêu cao thực hiện.
Tư tưởng Hồ Chí Minh gồm tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người, tư tưởng về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức
mạnh thời đại, tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại
đoàn kết dân tộc, tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây
dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân, tư tưởng về quốc
phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tư tưởng về
phát triển kinh tế và văn hóa. Không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Tư tưởng về đạo đức cách mạng,
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tư tưởng về chăm lo bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Tư tưởng về xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, Đảng viên vừa là người lãnh đạo,
vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển
dân tộc. Là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách
mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta, thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ đối với mỗi thời kì cách mạng.
Tử tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt
Nam. Tư tưởng đó mãi sống với chúng ta vì nó đã thấm sâu vào
quần chúng nhân dân, được kiểm nghiệm qua thực tiễn cách mạng,
ngày càng tỏa sáng, chiếm lĩnh trái tim, khối óc của hàng triệu,
hàng triệu con người Việt Nam. Những giá trị tinh thần đó đã, đang
và sẽ mãi mãi là chân lí sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và
phát triển của nhân loại.
Về vị trí của đạo đức trong đời sống xã hội và của mỗi người.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức là gốc của người cách
mạng, muốn làm cách mạng phải lấy đạo đức làm gốc, người viết :
“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự
nghiệp rất vẻ vang nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề. Một
cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới
gánh nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang.”
Hồ Chí Minh coi đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con
người, như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông, suối. Người
viết : “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì
sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng
không lãnh đạo được nhân dân.”
Hồ Chủ Tịch quan niệm đạo đức cách mạng là chỗ dựa giúp cho con
người vững vàng trong mọi thử thách. Theo người, có đạo đức cách
mạng thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ sệt, rụt
rè, lùi bước… khi gặp thuận lợi và thành công cũng giữ vững tinh
thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”, lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về
mặt hưởng thụ, không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo, không hủ hóa.
Bác cho rằng , trong thế hệ trẻ việc tu dưỡng đạo đức là vô cùng quan
trong vì đối với mỗi người sinh viên , họ chính là những con người được
đào tạo bài bản để đóng góp cho đất nước của chúng ta khi họ ra
trường, hay nói cách khác sinh viên chính là " người chủ tương lai của
nước nhà" ; là cầu nối giữa các thế hệ và sinh viên chính là người tiếp
sức cho cách mạng trong thời đại hiện nay.
Sinh viên là những con người được đào tạo trong các trường đại học và
có tài năng tuy nhiên có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng ,
cho nên việc tu dưỡng đạo đức với sinh viên là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bác không chỉ là nha đạo đức học lỗi lạc mà con là một tấm gương đạo
đức vô song. Chính điều này đã đem lại cho tư tưởng và tấm gương
đạo đức của Người có một sức sống mãnh liệt và cổ vũ lớn lao với nhân
dân ta và nhân dân thế giới. Để có đủ tài đức để trở thành chủ nhân
tương lai của đất nước , thanh niên cần phải học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Thanh niên cần trung với nước , hiếu với dân , suốt đời đấu tranh cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp , giải phóng con
người.đó chính là một phẩm chất đạo đức quan trọng của sinh viên hiện
nay, chính là sự trung thành với đất nước với nhân dân, và đó cũng
chính là phẩm chất đạo đức cần có với sinh viên của đất nước đi theo
con đường Xã hội Chủ nghĩa như đất nước Việt Nam chúng ta, đạo đức
vì cộng đồng vì nhân loại.
Học cần, kiệm, liêm , chính, chí công vô tư, đời riêng trong sáng , nếp
sống giản dị và đức khiêm tốn vô thường. Một đạo đức hi sinh tính cá
nhân của con người, không phải vì riêng tư, từ bỏ những ham muốn cá
nhân , sống trong sạch, giản dị , giàu lòng nhân ái , gương mẫu trong
sinh hoạt học tập, tránh rơi vào thói ích kỉ , cá nhân , tham lam .
Học tấm gương về ý chí và nghị lực tinh thần to lớn quyết tâm vượt qua
mọi thử thách, gian nguy để đạt được mục đích trong cuộc sống. Có
được đức tính như vậy sinh viên có thể vượt qua các khó khăn thủ
thách gặp được trong cuộc sống và sẽ gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.
Để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả thì
sinh viên phải có sự tu dưỡng, rèn luyện hết mình , luôn luôn cố gắng
phấn đấu vì gia đình quê hương đất nước, luôn yêu quê hương đất
nước, giàu lòng nhân ái, tránh xa các tệ nạn xã hội và tích cực làm theo
tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh trong cuộc sống. M c l ụ ụ c L I M Ờ ĐẦẦU Ở CH NG 1: V Ư AI
Ơ TRÒ, V TRÍ, TỊẦẦM QUAN TR NG C Ọ A ỦT T Ư Ư NG Đ Ở O Ạ Đ C HỒẦ CHÍ MINH Ứ I/ Vai trò, v trí c ị a t ủ ng đ ưở o đ ạ c Hồồ Chí Minh ứ II/ Tầồm quan tr ng c ọ a t ủ t ư ng đ ưở o đ ạ ức Hồồ Chí Minh CH NG 2: SINH ƯƠ VIÊN LÀM THEO T T Ư NG Đ ƯỞ O Đ Ạ C HỒẦ CHÍ MINH Ứ I/Thự c tr ạ ng đ ạ o đứ c c
ủ a thanh niên sinh viên hi ệ n nay
II/ Phươ ng pháp đị nh hướ ng c
ủ a sinh viên trong việ c h ọ c t ậ p t ư t ưở ng Hồồ Chí Minh KÊẾT LU N Ậ TÀI LI U ỆTHAM KH O Ả Chươ ng 1 http://khcncaobang.gov.vn https://yenbai.gov.vn
(1) Văn kiê n Đ i hô i đ i bi u to n qu"c l%n th& XII, Văn ph*ng Trung ương Đ/ng, H Nô i, 2016, tr. 47
(2) Hồ Chí Minh: To n tập, Nxb. Chính trị qu"c gia - Sự thật, H Nội, 2011, t. 5, tr. 292
(3) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 11, tr. 601
(4) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 9, tr. 508
(5) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 15, tr. 611 - 612
(6) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 6, tr. 117
(7) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 5, tr. 217
(8) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 11, tr. 400
(9) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 1, tr. 284
(10) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 6, tr. 16
(11) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 15, tr. 672
(12) Hồ Chí Minh: To n tập, Sđd, t. 11, tr. 612 Chươ ng 2 http://vksbinhdinh.gov.vn
https://tinhdoan.quangbinh.gov.vn
https://dienkhanh.khanhhoa.gov.vn