Lý Thuyết về ý thức xã hội - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằnghình thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

THUYẾT VỀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội: là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của
xã hội.
Gồm:
Phương thức sản xuất vật chất (quan trọng, quyết định nhất đối với sự phát triển
của xã hội)
VD: Phương thức kỹ thuật canh tác nông nghiệp lúa nước được xác định là nhân tố cơ
bản tạo thành điều kiện hoạt động vật chất truyền thống của người Việt Nam
Giới tự nhiên: Vị trí , địa lý, thổ nhưỡng…
VD: Việt Nam có những đồng bằng rộng lớn, nằm giáp với biển Đông đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế vùng đồng bằng. Chính
những điều kiện tự nhiên đặc biệt đó tạo ra không gian sinh tồn xã hội.
Dân số và mật độ dân số:
VD: Cấu trúc dân cư của nền nông nghiệp trong xã hội Việt Nam xưa thì tổ chức dân
cư theo mô hình làng xã sẽ phù hợp và tạo thuận lợi hơn so với tổ chức dân cư theo
lối du mục di động.
VD: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằnghình
thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đãcó
những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục
vụđời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu
nhưđá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời
sốngcon người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài
nguyên rất phong phú
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của xã hội những tư tưởng, quan điểm, lý luận cùng những
tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
VD: Đức tính của dân tộc Việt Nam
Truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc
Đức tính cần cù chăm chỉ và truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang
đời khác.
Ca dao tục ngữ thể hiện tư tưởng:
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
Hay một số tư tưởng hiện hành như bảo thủ, ganh ghét, ...
1. Hình thành: trong quá trình lao động sản xuất và trong giao tiếp, tức là nó không
phải do bẩm sinh mà là kết quả của quá trình lao động
ý thức xã hội là sản phẩm của xã hội, là sự phản ánh của tồn tại xã hội
VD: Tập quán sản xuất nông nghiệp tiểu nông, một loại hình lao động tương đối
tự do nên đã hình thành ở chúng ta phong cách khá tùy tiện, tản mạn trong suy
nghĩ, kỷ luật kém
2. Mang tính đối kháng:
Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị: luôn ra sức áp đặt, bảo vệ địa vị thống
trị về kinh tế và chính trị của nó
Hệ tư tưởng của giai cấp bị trị: thể hiện nguyện vọng và lợi ích của đông
đảo quần chúng bị bóc lột.
Cho nên cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp có lợi ích đối lập ấy được thể hiện ra
là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
3. Kết cấu của ý thức xã hội:
Bao gồm:
o Ý thức xã hội thông thường: là những quan niệm của con
người được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn
hàng ngày, nó chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa, mà chỉ
dừng lại ở trình độ kinh nghiệm
Phản ánh sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau củacuộc sống hằng ngày của
con người
Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phog phú hơn
ý thức lý luận.
Tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận.
o Ý thức lý luận (ý thức khoa học): là những tư tưởng, quan điểm, được hệ
thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết khoa học và được trình bày
dưới dạng hệ thống khái niệm, các phạm trù và các quy luật.
Phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính
xác.
Vạch ra mối liên hệ khách quan bản chất, tất yếu mang tính quy luật
của các sự vật và các quá trình xã hội.
Và tương ứng với hai cấp độ này là:
o Tâm lý xã hội: là bộ phận của ý thức xã hội thông thường bao gồm tâm
trạng, tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán, truyền thống của con
người được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của
những điều kiện sống và phản ánh đời sống
Đặc điểm:
Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người
Là sự phản ánh có tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội
Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của
con người.
Tuy nhiên: Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận,
còn yếu tố trí tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm.
o Hệ tư tưởng: là trình độ cao của ý thức xã hội, là nhận thức tồn tại xã hội ở
dạng lý luận, nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học,
đạo đức, tôn giáo…), nó được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học
thuyết, thành lý luận
Đặc điểm:
Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng
Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội
Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất địnhvà truyền bá
trong xã hội.
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ, hai nấc thang của của sự nhận thức, phản ánh
tồn tại xã hội nhưng nó luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng đều có cùng
nguồn gốc là tồn tại xã hội
VD: ví dụ, thói quen, tập quán tín ngưỡng đa thần bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp
đã gây trở ngại cho hệ tư tưởng ky tô giáo khi truyền vào Việt Nam.
Ngược lại, với kinh nghiệm từ thực tiễn hết sức sinh động, phong phú giúp cho hệ tư
tưởng không sa vào tri thức lý luận suông…
3. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Không
thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong
đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Do vậy, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định. Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý
thức xã hội ấy. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi thì sớm hay
muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
VD: trong xã hội nguyên thủy, con người tìm thức ăn bằng cách săn bắt hái lượm, sử
dụng công cụ thô sơ, dân cư thưa thớt, sống họp thành những thị tộc, bộ lạc. Trong tồn tại xã hội
ấy nảy sinh ý thức xã hội bình đẳng, các thành viên trong xã hội phối hợp với nhau tìm kiếm
thức ăn và cùng chia sẻ sản phẩm đồng đều. Dần dần các công cụ bằng kim loại xuất hiện, con
người biết cách chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra thức ăn thì họ tách ra sống theo từng gia đình, khi
ấy hình thành ý thức xã hội mới, đó là chế độ tư hữu.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Tính lạc hậu của ý thức xã hội biểu hiện ở chỗ nhiều yếu tố của ý thức xã hội có thể còn
tồn tại rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi căn bản, mặt khác
không phải mọi ý thức xã hội đều ngay lập tức nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội mới.
Các yếu tố này phổ biến là các yếu tố thuộc cấp độ ý thức đời thường với cốt lõi là tâm
lý xã hội như thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống. Những yếu tố này do đã được
hình thành trong một thời gian dài có thể hàng trăm năm, hàng nghìn năm nên đã ăn sâu
vào đời sống xã hội. Mặt khác, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, tập
đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu
thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình, chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
VD: trong xã hội phong kiến, phụ nữ ít ai được học tập văn thơ, lý luận mà đa phần chỉ
được dạy nữ công gia chánh, hầu chồng, chăm con. Trong thời đại ngày nay, quyền và
nghĩa vụ học tập được trao cho tất cả công dân không phân biệt giới tính, nhưng ý thức
xã hội vẫn khắt khe và còn nhiều định kiến đối với phái nữ. Người phụ nữ phải gánh vác
sự nghiệp nhưng vẫn bị áp đặt phải giỏi việc nhà.
Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, tư duy của khoa học tiên tiến
có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, mở đường, định hướng cho tồn tại xã
hội. Tuy nhiên, xét đến cùng, khả năng vượt trước của ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào
tồn tại xã hội.
VD: trong thời kì chủ nghĩa tư bản đang phát triển thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng
quan hệ sản xuất này nhất định sẽ bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn.
Tư duy của Các Mác vượt trước thời đại, tuy nhiên phải nhờ vào kiến thức,
trải nghiệm mà ông đúc kết được từ tồn tại xã hội lúc bấy giờ mới có được.
Vì vậy, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh
đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của
các thời đại trước, dẫn đến một tính độc lập tương đối khác của ý thức xã hội,
đó là tính kế thừa.
Thứ ba, tính kế thừa của ý thức xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, ý thức xã hội luôn kế thừa, lọc bỏ những tư
tưởng quá lỗi thời, không còn phù hợp với tồn tại xã hội đương thời. Cho nên, không thể
lý giải một tư tưởng mà chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà lại không chú ý
đến mối liên hệ của tư tưởng đó với các thời kỳ trước.
VD: trong xã hội hiện đại, con người vẫn luôn kế thừa những thành tựu khoa học kỹ
thuật, những giá trị văn hóa từ thế hệ trước. Bên cạnh đó xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu,
những hủ tục mê tín dị đoan.
4. Các hình thái ý thức xã hội
Các hình thái ý thức xã hội thể hiện các phương thức nắm bắt khác nhau về mặt tinh thần đối với
hiện thực xã hội. Đời sống xã hội rất đa dạng, phong phú. Vì vậy nên mới có nhiều hình thái
khác nhau của ý thức xã hội, bao gồm các hình thái chủ yếu sau:
Ý thức chính trị: xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh
các mối quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội, các mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân
tộc trong một quốc gia; các mối quan hệ giữa thái độ của các giai cấp đối với quyền lực
nhà nước.
Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với xã hội, nó giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội, thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác. Bởi vì
giai cấp thống trị về mặt chính trị bao giờ cũng áp đặt tư tưởng bảo vệ lợi ích, ý c
của giai cấp mình vào xã hội thông qua các cương lĩnh chính trị, đường lối và chính
sách, pháp luật. Đó là công cụ thống trị xã hội của giai cấp thống trị. Cho nên, hệ tư
tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội; và ngược lại,
giai cấp thống trị có hệ tư tưởng lạc hậu, bảo thủ sẽ kìm hãm, kéo lùi sự đi lên của
quốc gia.
VD: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,kim chỉ
nam hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa
Mác-Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ người bóc lột người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
điều kiện cụ thể của nước ta; kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta. Nhờ có hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, Đảng
cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập thắng lợi và làm cho
đất nước ngày càng tiến xa.
Ý thức pháp quyền: toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và
vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công
dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, cùng với
nhận thức của con người trong việc thực thi pháp luật của Nhà nước.
Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị. Ý thức pháp quyền ra
đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, do đó nó cũng mang tính giai cấp tương
tự như ý thức chính trị. Ý thức pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của
xã hội, trước hết là các quan hệ sản xuất được thể hiện trong hệ thống pháp luật. Pháp
luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, do đó mỗi chế độ xã
hội, mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền.
Nhưng trong xã hội có các giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau lại có những ý
thức khác nhau về pháp luật, phản ánh lợi ích của giai cấp mình.
VD: Ở Việt Nam hiện nay, ý thức pháp quyền của xã hội là ý thức pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đã tạo nên hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành.
Ý thức đạo đức: toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc, tâm lí
chung của cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc,
công bằng, v.v… và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực hành vi cùng cách
ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với xã hội.
Ý thức đạo đức phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của
đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện
bản chất của con người. Từ ý nghĩa đó, sự phát triển đạo đức là nhân tố biểu hiện tiến
bộ xã hội.
Trong ý thức đạo đức, yếu tố tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu
thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận
được bằng con đường lí tính không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.
Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính
toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau. Đó là
những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh hành vi, duy trì trật tự xã hội và các sinh hoạt
thường ngày của con người trong cộng đồng xã hội.
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh
quan hệ giai cấp. Các phạm trù đạo đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai
cấp. Mỗi giai cấp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều có
những quan niệm đạo đức của riêng mình. Giai cấp tiêu biểu cho sự phát triển đi lên
của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ. Còn các giai cấp phản động thì
đại diện cho đạo đức suy thoái.
VD: từ xưa đến nay người Việt Nam ta luôn tuân theo những chuẩn mực đạo đức như
là hiếu thuận với cha mẹ, biết chia sẻ với người khác, siêng năng lao động…
Ý thức nghệ thuật: Không giống như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức nghệ
thuật phản ánh thế giới thông qua hình tượng nghệ thuật, bằng cái đẹp, cái hoàn mỹ. Đó
là sự nhận thức cái bản chất trong các hiện tượng phổ biến, sự lĩnh hội cái chung trong
cái riêng.
Không phải bao giờ nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp,
dễ thấy. Do đó, Mác đã viết: “Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời
kỳ hưng thịnh nhất của nó hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung
của xã hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của
xã hội, cơ sở này dường như cấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội”
Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực, đáp
ứng nhu cầu thẩm mỹ của con nguời, tác động đến lí trí và tình cảm của con
người, kích thích tính tích cực của con người, sẽ nuôi dưỡng cho con người
những hành vi đạo đức tốt đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, bao giờ nghệ thuật cũng mang tính giai
cấp. Tính giai cấp của nghệ thuật biểu hiện trước hết ở chỗ nó không thể không
chịu sự tác động của các quan điểm chính trị của một giai cấp, không thể đứng
ngoài chính trị và các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, bởi vì “bản thân cái đẹp chính
là đạo đức”, ý thức nghệ thuật mang tính toàn nhân loại. Nhiều tác phẩm nghệ
thuật, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các giai đoạn lịch sử khác
nhau, của các tác giả thuộc các giai cấp và dân tộc khác nhau đã trở thành những
giá trị văn hóa chung tiêu biểu, trường tồn và vô giá của nhân loại.
VD: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đánh giá cao
vai trò của văn nghệ, của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng đòi hỏi ở văn nghệ và
văn nghệ sĩ tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
Ý thức tôn giáo: Nói về bản chất của tôn giáo, Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế”.
Nguồn gốc của tôn giáo phải tìm trong tồn tại xã hội, trong quan hệ giữa con
người với tự nhiên lẫn trong các quan hệ xã hội của con người. Khi những công
cụ lao động và phương tiện sản xuất còn kém phát triển, con người dễ cảm thấy
yếu đuối, bất lực trước giới tự nhiên. Sự bất lực và sợ hãi của con người trước
những sức mạnh của giới tự nhiên là một trong những nguồn gốc của tôn giáo.
Nguồn gốc của tôn giáo còn nằm trong những mối quan hệ xã hội. Trong xã hội
mà quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột đến cùng cực, bị dồn đến bước đường
cùng thì họ chỉ có thể bấu víu, dựa dẫm vào niềm tin có cuộc đời tốt đẹp hơn ở
thế giới bên kia.
Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái xã hội gồm có tâm lí tôn giáo và hệ tư
tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng,
thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ
thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội.
Tâm lí tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo có liên hệ tác động qua lại và bổ sung cho
nhau. Tâm lí tôn giáo tạo cơ sở cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc trưng,
một sắc thái tình cảm riêng, dễ dàng xâm nhập vào quần chúng.
Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chủ yếu chức năng của
mình là chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù – hư ảo.
Chức năng đền bù hư ảo nói lên khả năng tôn giáo có thể bù đắp, bổ sung một
cách hư ảo cái hiện thực mà trong đó con người bất lực trước sức mạnh của tự
nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Vì vậy tôn giáo luôn
được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một
phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng điều
kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo như một hình thái ý thức có tính chất tiêu
cực là phải xóa bỏ nguồn gốc xã hội của nó; cải tạo bản thân, giải phóng ý thức
mình khỏi những quan niệm sai lầm; kể cả những quan niệm tôn giáo.
Ý thức khoa học: Khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm
bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực về bản chất
các hiện tượng, các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội.
Nếu như ý thức tôn giáo hướng con người vào thế giới những ảo tưởng, siêu t
nhiên thì trái lại, ý thức khoa học lại mang một nhiệm vụ cao cả là hướng con
người vào việc biến đổi hiện thực, cải tạo thế giới để phục vụ nhu cầu cuộc sống
ngày càng tốt hơn, cao hơn của con người.
Nguồn gốc sâu xa của khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất. Cùng với sự
phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát
triển. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng
tăng lên. Ngày nay, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực
lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả
trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn
là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri
thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất. Do những biến đổi căn bản về vai
trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp.
Ý thức triết học: Đây là loại ý thức đặc biệt và cao nhất củatri thức cũng như của các ý
thức xã hội. Triết học, nhất là Triết học Mác-Lênin cung cấp cho con người tri thức về
thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa
học và chính bản thân triết học. Khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết học,
Hêghen khẳng định: “Xét từ góc độ tinhthần, chúng ta có thể gọi Triết học là cái cần thiết
nhất.”
Đồng thời, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất
là triết học duy vật biện chứng nói riêng, có sứ mệnh trở thành thế giới quan, mà
cơ sở và hạt nhân của thế giới quan đó là tri thức. Chính thế giới quan đó giúp
con người trả lời cho các câu hỏi được nhân loại từ xưa tới nay thường xuyên đặt
ra cho mình.
Như vậy, thế giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan. Trong thời
đại hiện nay, thế giới quan khoa học chân chính nhất là thế giới quan triết học
duy vật biện chứng. Triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức
đúng đắn ý nghĩa và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định
đúng đắn vị trí của những hình thái ấy trong cuộc sống và trong xã hội để nhận
thức tính quy luật cùng những đặc điểm và sự phát triển của chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
| 1/8

Preview text:

LÝ THUYẾT VỀ Ý THỨC XÃ HỘI
1. Khái niệm tồn tại xã hội và các yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội: là đời sống vật chất cùng toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Gồm:
Phương thức sản xuất vật chất (quan trọng, quyết định nhất đối với sự phát triển của xã hội)
VD: Phương thức kỹ thuật canh tác nông nghiệp lúa nước được xác định là nhân tố cơ
bản tạo thành điều kiện hoạt động vật chất truyền thống của người Việt Nam
Giới tự nhiên: Vị trí , địa lý, thổ nhưỡng…
VD: Việt Nam có những đồng bằng rộng lớn, nằm giáp với biển Đông đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế vùng đồng bằng. Chính
những điều kiện tự nhiên đặc biệt đó tạo ra không gian sinh tồn xã hội.
Dân số và mật độ dân số:
VD: Cấu trúc dân cư của nền nông nghiệp trong xã hội Việt Nam xưa thì tổ chức dân
cư theo mô hình làng xã sẽ phù hợp và tạo thuận lợi hơn so với tổ chức dân cư theo lối du mục di động.
VD: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy các bộ lạc người sống bầy đàn sống bằnghình
thức săn bắt, hái lượm, dùng đá để chế tác công cụ. Công cụ còn rất thô sơ song đãcó
những bước tiến lớn trong kỉ thuật chế tác, đã có nhiều hình loại ổn định nhằm phục
vụđời sống. Thời kì này con người biết tận dụng và sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu
nhưđá, đất sét, xương, sừng, tre gỗ… Bên cạnh đó điều kiện khí hậu thuận lợi cho đời
sốngcon người cộng với sự đa dạng phong phú của các loài động thực vật nên nguồn tài nguyên rất phong phú
2. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của xã hội những tư tưởng, quan điểm, lý luận cùng những
tình cảm, tâm trạng, tập quán, thói quen, phong tục, truyền thống… nảy sinh từ tồn tại xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
 VD: Đức tính của dân tộc Việt Nam
 Truyền thống yêu nước, nhân đạo nhân nghĩa của dân tộc
 Đức tính cần cù chăm chỉ và truyền thống hiếu học được truyền từ đời này sang đời khác.
 Ca dao tục ngữ thể hiện tư tưởng:
 Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau
 Hay một số tư tưởng hiện hành như bảo thủ, ganh ghét, ...
1. Hình thành: trong quá trình lao động sản xuất và trong giao tiếp, tức là nó không
phải do bẩm sinh mà là kết quả của quá trình lao động
 ý thức xã hội là sản phẩm của xã hội, là sự phản ánh của tồn tại xã hội
VD: Tập quán sản xuất nông nghiệp tiểu nông, một loại hình lao động tương đối
tự do nên đã hình thành ở chúng ta phong cách khá tùy tiện, tản mạn trong suy nghĩ, kỷ luật kém
2. Mang tính đối kháng:
 Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị: luôn ra sức áp đặt, bảo vệ địa vị thống
trị về kinh tế và chính trị của nó
 Hệ tư tưởng của giai cấp bị trị: thể hiện nguyện vọng và lợi ích của đông
đảo quần chúng bị bóc lột.
 Cho nên cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp có lợi ích đối lập ấy được thể hiện ra
là cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
3. Kết cấu của ý thức xã hội: Bao gồm: o
Ý thức xã hội thông thường: là những quan niệm của con
người được hình thành một cách trực tiếp từ hoạt động thực tiễn
hàng ngày, nó chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa, mà chỉ
dừng lại ở trình độ kinh nghiệm
 Phản ánh sinh động và trực tiếp các mặt khác nhau củacuộc sống hằng ngày của con người
 Trình độ ý thức thông thường tuy thấp hơn ý thức lý luận nhưng lại phog phú hơn ý thức lý luận.
 Tiền đề quan trọng cho sự hình thành ý thức lý luận. o
Ý thức lý luận (ý thức khoa học): là những tư tưởng, quan điểm, được hệ
thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết khoa học và được trình bày
dưới dạng hệ thống khái niệm, các phạm trù và các quy luật.
 Phản ánh hiện thực khách quan một cách khái quát, sâu sắc và chính xác.
 Vạch ra mối liên hệ khách quan bản chất, tất yếu mang tính quy luật
của các sự vật và các quá trình xã hội.
Và tương ứng với hai cấp độ này là: o
Tâm lý xã hội: là bộ phận của ý thức xã hội thông thường bao gồm tâm
trạng, tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán, truyền thống của con
người được hình thành một cách tự phát dưới ảnh hưởng trực tiếp của
những điều kiện sống và phản ánh đời sống  Đặc điểm:
 Phản ánh một cách trực tiếp điều kiện sống hàng ngày của con người
 Là sự phản ánh có tính tự phát, thường ghi lại những mặt bề ngoài của tồn tại xã hội
 Không có khả năng vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người.
 Tuy nhiên: Còn mang tính kinh nghiệm, chưa được thể hiện về mặt lý luận,
còn yếu tố trí tuệ thì đan xen với yếu tố tình cảm. o
Hệ tư tưởng: là trình độ cao của ý thức xã hội, là nhận thức tồn tại xã hội ở
dạng lý luận, nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng (chính trị, triết học,
đạo đức, tôn giáo…), nó được hệ thống hóa, khái quát hóa thành các học thuyết, thành lý luận  Đặc điểm:
 Được hình thành khi con người nhận thức sâu sắc về sự vật, hiện tượng
 Có khả năng đi sâu vào bản chất các mối quan hệ xã hội
 Được hình thành tự giác bởi các nhà tư tưởng của những giai cấp nhất địnhvà truyền bá trong xã hội.
Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai trình độ, hai nấc thang của của sự nhận thức, phản ánh
tồn tại xã hội nhưng nó luôn có mối quan hệ tác động qua lại với nhau. Chúng đều có cùng
nguồn gốc là tồn tại xã hội
VD: ví dụ, thói quen, tập quán tín ngưỡng đa thần bắt nguồn từ nền văn minh nông nghiệp
đã gây trở ngại cho hệ tư tưởng ky tô giáo khi truyền vào Việt Nam.
Ngược lại, với kinh nghiệm từ thực tiễn hết sức sinh động, phong phú giúp cho hệ tư
tưởng không sa vào tri thức lý luận suông…
3. Biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, vật chất có trước, nó sinh ra và quyết định ý thức.
Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất. Không
thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong
đầu óc con người mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Do vậy, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã
hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định. Tồn tại xã hội nào thì sinh ra ý
thức xã hội ấy. Khi tồn tại xã hội thay đổi, nhất là khi phương thức sản xuất thay đổi thì sớm hay
muộn ý thức xã hội cũng thay đổi theo.
VD: trong xã hội nguyên thủy, con người tìm thức ăn bằng cách săn bắt hái lượm, sử
dụng công cụ thô sơ, dân cư thưa thớt, sống họp thành những thị tộc, bộ lạc. Trong tồn tại xã hội
ấy nảy sinh ý thức xã hội bình đẳng, các thành viên trong xã hội phối hợp với nhau tìm kiếm
thức ăn và cùng chia sẻ sản phẩm đồng đều. Dần dần các công cụ bằng kim loại xuất hiện, con
người biết cách chăn nuôi, trồng trọt để tạo ra thức ăn thì họ tách ra sống theo từng gia đình, khi
ấy hình thành ý thức xã hội mới, đó là chế độ tư hữu.
Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
Thứ nhất, ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội
Tính lạc hậu của ý thức xã hội biểu hiện ở chỗ nhiều yếu tố của ý thức xã hội có thể còn
tồn tại rất lâu dài ngay cả khi tồn tại xã hội sản sinh ra nó đã thay đổi căn bản, mặt khác
không phải mọi ý thức xã hội đều ngay lập tức nảy sinh trên cơ sở tồn tại xã hội mới.
Các yếu tố này phổ biến là các yếu tố thuộc cấp độ ý thức đời thường với cốt lõi là tâm
lý xã hội như thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống. Những yếu tố này do đã được
hình thành trong một thời gian dài có thể hàng trăm năm, hàng nghìn năm nên đã ăn sâu
vào đời sống xã hội. Mặt khác, ý thức xã hội luôn gắn với lợi ích của những nhóm, tập
đoàn người, những giai cấp nhất định trong xã hội. Vì vậy, những tư tưởng cũ, lạc hậu
thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm bảo vệ quyền
lợi của mình, chống lại các lực lượng xã hội tiến bộ.
VD: trong xã hội phong kiến, phụ nữ ít ai được học tập văn thơ, lý luận mà đa phần chỉ
được dạy nữ công gia chánh, hầu chồng, chăm con. Trong thời đại ngày nay, quyền và
nghĩa vụ học tập được trao cho tất cả công dân không phân biệt giới tính, nhưng ý thức
xã hội vẫn khắt khe và còn nhiều định kiến đối với phái nữ. Người phụ nữ phải gánh vác
sự nghiệp nhưng vẫn bị áp đặt phải giỏi việc nhà.
Thứ hai, ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, tư duy của khoa học tiên tiến
có thể vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, mở đường, định hướng cho tồn tại xã
hội. Tuy nhiên, xét đến cùng, khả năng vượt trước của ý thức xã hội vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội.
VD: trong thời kì chủ nghĩa tư bản đang phát triển thì Các Mác đã đưa ra dự báo rằng
quan hệ sản xuất này nhất định sẽ bị thay thế bởi một quan hệ sản xuất khác tiến bộ hơn.
 Tư duy của Các Mác vượt trước thời đại, tuy nhiên phải nhờ vào kiến thức,
trải nghiệm mà ông đúc kết được từ tồn tại xã hội lúc bấy giờ mới có được.
 Vì vậy, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh
đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận của
các thời đại trước, dẫn đến một tính độc lập tương đối khác của ý thức xã hội, đó là tính kế thừa.
Thứ ba, tính kế thừa của ý thức xã hội
Trong quá trình hình thành và phát triển, ý thức xã hội luôn kế thừa, lọc bỏ những tư
tưởng quá lỗi thời, không còn phù hợp với tồn tại xã hội đương thời. Cho nên, không thể
lý giải một tư tưởng mà chỉ dựa vào những quan hệ kinh tế hiện có mà lại không chú ý
đến mối liên hệ của tư tưởng đó với các thời kỳ trước.
VD: trong xã hội hiện đại, con người vẫn luôn kế thừa những thành tựu khoa học kỹ
thuật, những giá trị văn hóa từ thế hệ trước. Bên cạnh đó xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu,
những hủ tục mê tín dị đoan.
4. Các hình thái ý thức xã hội
Các hình thái ý thức xã hội thể hiện các phương thức nắm bắt khác nhau về mặt tinh thần đối với
hiện thực xã hội. Đời sống xã hội rất đa dạng, phong phú. Vì vậy nên mới có nhiều hình thái
khác nhau của ý thức xã hội, bao gồm các hình thái chủ yếu sau:
Ý thức chính trị: xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước. Nó phản ánh
các mối quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội, các mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân
tộc trong một quốc gia; các mối quan hệ giữa thái độ của các giai cấp đối với quyền lực nhà nước.
 Ý thức chính trị có vai trò rất quan trọng đối với xã hội, nó giữ vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần của xã hội, thâm nhập vào các hình thái ý thức xã hội khác. Bởi vì
giai cấp thống trị về mặt chính trị bao giờ cũng áp đặt tư tưởng bảo vệ lợi ích, ý chí
của giai cấp mình vào xã hội thông qua các cương lĩnh chính trị, đường lối và chính
sách, pháp luật. Đó là công cụ thống trị xã hội của giai cấp thống trị. Cho nên, hệ tư
tưởng chính trị tiến bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của xã hội; và ngược lại,
giai cấp thống trị có hệ tư tưởng lạc hậu, bảo thủ sẽ kìm hãm, kéo lùi sự đi lên của quốc gia.
VD: Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng,kim chỉ
nam hoạt động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa
Mác-Lênin là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ người bóc lột người.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh
điều kiện cụ thể của nước ta; kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân
và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân ta. Nhờ có hệ tư tưởng chính trị tiến bộ, Đảng
cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập thắng lợi và làm cho
đất nước ngày càng tiến xa.
Ý thức pháp quyền: toàn bộ các tư tưởng, quan điểm của một giai cấp về bản chất và
vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của nhà nước, các tổ chức xã hội và công
dân, về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội, cùng với
nhận thức của con người trong việc thực thi pháp luật của Nhà nước.
 Ý thức pháp quyền có mối liên hệ chặt chẽ với ý thức chính trị. Ý thức pháp quyền ra
đời trong xã hội có giai cấp và có nhà nước, do đó nó cũng mang tính giai cấp tương
tự như ý thức chính trị. Ý thức pháp quyền phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của
xã hội, trước hết là các quan hệ sản xuất được thể hiện trong hệ thống pháp luật. Pháp
luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể hiện thành luật lệ, do đó mỗi chế độ xã
hội, mỗi nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật của giai cấp nắm chính quyền.
Nhưng trong xã hội có các giai cấp đối kháng, các giai cấp khác nhau lại có những ý
thức khác nhau về pháp luật, phản ánh lợi ích của giai cấp mình.
VD: Ở Việt Nam hiện nay, ý thức pháp quyền của xã hội là ý thức pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Sự thống nhất cao về mặt lợi ích cơ bản giữa giai cấp công nhân và nhân
dân lao động đã tạo nên hệ thống pháp luật do Nhà nước ban hành.
Ý thức đạo đức: toàn bộ những quan niệm, tri thức và các trạng thái cảm xúc, tâm lí
chung của cộng đồng người về các giá trị thiện, ác, lương tâm, trách nhiệm, hạnh phúc,
công bằng, v.v… và về những quy tắc đánh giá, những chuẩn mực hành vi cùng cách
ứng xử giữa các cá nhân với nhau và giữa các cá nhân với xã hội.
 Ý thức đạo đức phản ánh khả năng tự chủ của con người, là sức mạnh đặc biệt của
đạo đức, là nét cơ bản quy định gương mặt đạo đức của con người, cũng là biểu hiện
bản chất của con người. Từ ý nghĩa đó, sự phát triển đạo đức là nhân tố biểu hiện tiến bộ xã hội.
 Trong ý thức đạo đức, yếu tố tình cảm đạo đức là yếu tố đặc biệt quan trọng. Nếu
thiếu nó thì những khái niệm, phạm trù đạo đức và mọi tri thức đạo đức thu nhận
được bằng con đường lí tính không thể chuyển hóa thành hành vi đạo đức.
 Trong tiến trình phát triển của xã hội đã hình thành những giá trị đạo đức mang tính
toàn nhân loại, tồn tại trong mọi xã hội và ở các hệ thống đạo đức khác nhau. Đó là
những quy tắc ứng xử nhằm điều chỉnh hành vi, duy trì trật tự xã hội và các sinh hoạt
thường ngày của con người trong cộng đồng xã hội.
 Trong xã hội có sự phân chia giai cấp thì nội dung chủ yếu của đạo đức phản ánh
quan hệ giai cấp. Các phạm trù đạo đức luôn luôn phản ánh địa vị và lợi ích của giai
cấp. Mỗi giai cấp trong những giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội đều có
những quan niệm đạo đức của riêng mình. Giai cấp tiêu biểu cho sự phát triển đi lên
của xã hội thì đại diện cho một nền đạo đức tiến bộ. Còn các giai cấp phản động thì
đại diện cho đạo đức suy thoái.
VD: từ xưa đến nay người Việt Nam ta luôn tuân theo những chuẩn mực đạo đức như
là hiếu thuận với cha mẹ, biết chia sẻ với người khác, siêng năng lao động…
Ý thức nghệ thuật: Không giống như các hình thái ý thức xã hội khác, ý thức nghệ
thuật phản ánh thế giới thông qua hình tượng nghệ thuật, bằng cái đẹp, cái hoàn mỹ. Đó
là sự nhận thức cái bản chất trong các hiện tượng phổ biến, sự lĩnh hội cái chung trong cái riêng.
 Không phải bao giờ nghệ thuật cũng phản ánh tồn tại xã hội một cách trực tiếp,
dễ thấy. Do đó, Mác đã viết: “Đối với nghệ thuật, người ta biết rằng những thời
kỳ hưng thịnh nhất của nó hoàn toàn không tương ứng với sự phát triển chung
của xã hội, do đó cũng không tương ứng với sự phát triển của cơ sở vật chất của
xã hội, cơ sở này dường như cấu thành cái xương sống của tổ chức xã hội”
 Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng gắn bó mật thiết với đời sống hiện thực, đáp
ứng nhu cầu thẩm mỹ của con nguời, tác động đến lí trí và tình cảm của con
người, kích thích tính tích cực của con người, sẽ nuôi dưỡng cho con người
những hành vi đạo đức tốt đẹp, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
 Trong xã hội có sự phân chia giai cấp, bao giờ nghệ thuật cũng mang tính giai
cấp. Tính giai cấp của nghệ thuật biểu hiện trước hết ở chỗ nó không thể không
chịu sự tác động của các quan điểm chính trị của một giai cấp, không thể đứng
ngoài chính trị và các quan hệ kinh tế. Tuy nhiên, bởi vì “bản thân cái đẹp chính
là đạo đức”, ý thức nghệ thuật mang tính toàn nhân loại. Nhiều tác phẩm nghệ
thuật, nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở các giai đoạn lịch sử khác
nhau, của các tác giả thuộc các giai cấp và dân tộc khác nhau đã trở thành những
giá trị văn hóa chung tiêu biểu, trường tồn và vô giá của nhân loại.
VD: Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn đánh giá cao
vai trò của văn nghệ, của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng đòi hỏi ở văn nghệ và
văn nghệ sĩ tinh thần trách nhiệm cao cả đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ý thức tôn giáo: Nói về bản chất của tôn giáo, Ăngghen viết: “Tất cả mọi tôn giáo
chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những lực lượng
bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực
lượng ở trần thế đã mang những hình thức siêu trần thế”.
 Nguồn gốc của tôn giáo phải tìm trong tồn tại xã hội, trong quan hệ giữa con
người với tự nhiên lẫn trong các quan hệ xã hội của con người. Khi những công
cụ lao động và phương tiện sản xuất còn kém phát triển, con người dễ cảm thấy
yếu đuối, bất lực trước giới tự nhiên. Sự bất lực và sợ hãi của con người trước
những sức mạnh của giới tự nhiên là một trong những nguồn gốc của tôn giáo.
Nguồn gốc của tôn giáo còn nằm trong những mối quan hệ xã hội. Trong xã hội
mà quần chúng lao động bị áp bức, bóc lột đến cùng cực, bị dồn đến bước đường
cùng thì họ chỉ có thể bấu víu, dựa dẫm vào niềm tin có cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia.
 Ý thức tôn giáo với tính cách là hình thái xã hội gồm có tâm lí tôn giáo và hệ tư
tưởng tôn giáo. Tâm lý tôn giáo là toàn bộ những biểu tượng, tình cảm, tâm trạng,
thói quen của quần chúng về tín ngưỡng tôn giáo. Hệ tư tưởng tôn giáo là hệ
thống giáo lý do các giáo sĩ, các nhà thần học tạo ra và truyền bá trong xã hội.
Tâm lí tôn giáo và hệ tư tưởng tôn giáo có liên hệ tác động qua lại và bổ sung cho
nhau. Tâm lí tôn giáo tạo cơ sở cho hệ tư tưởng tôn giáo một tính chất đặc trưng,
một sắc thái tình cảm riêng, dễ dàng xâm nhập vào quần chúng.
 Ý thức tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội thực hiện chủ yếu chức năng của
mình là chức năng đền bù – hư ảo trong một xã hội cần đến sự đền bù – hư ảo.
Chức năng đền bù hư ảo nói lên khả năng tôn giáo có thể bù đắp, bổ sung một
cách hư ảo cái hiện thực mà trong đó con người bất lực trước sức mạnh của tự
nhiên và những điều kiện khách quan của đời sống xã hội. Vì vậy tôn giáo luôn
được các giai cấp thống trị sử dụng như một công cụ áp bức tinh thần, một
phương tiện củng cố địa vị thống trị của họ. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng điều
kiện tiên quyết để khắc phục tôn giáo như một hình thái ý thức có tính chất tiêu
cực là phải xóa bỏ nguồn gốc xã hội của nó; cải tạo bản thân, giải phóng ý thức
mình khỏi những quan niệm sai lầm; kể cả những quan niệm tôn giáo.
Ý thức khoa học: Khoa học là sự khái quát cao nhất của thực tiễn, là phương thức nắm
bắt tất cả các hiện tượng của hiện thực, cung cấp những tri thức chân thực về bản chất
các hiện tượng, các quá trình, các quy luật của tự nhiên và của xã hội.
 Nếu như ý thức tôn giáo hướng con người vào thế giới những ảo tưởng, siêu tự
nhiên thì trái lại, ý thức khoa học lại mang một nhiệm vụ cao cả là hướng con
người vào việc biến đổi hiện thực, cải tạo thế giới để phục vụ nhu cầu cuộc sống
ngày càng tốt hơn, cao hơn của con người.
 Nguồn gốc sâu xa của khoa học là do nhu cầu phát triển sản xuất. Cùng với sự
phát triển của sản xuất và thực tiễn xã hội, khoa học cũng không ngừng phát
triển. Trong quá trình đó, vai trò của khoa học trong đời sống xã hội ngày càng
tăng lên. Ngày nay, tri thức khoa học được kết tinh trong mọi nhân tố của lực
lượng sản xuất - trong đối tượng lao động, kỹ thuật, quá trình công nghệ và cả
trong những hình thức tổ chức tương ứng của sản xuất; người lao động không còn
là nhân tố thao tác trực tiếp trong hệ thống kỹ thuật mà chủ yếu là vận dụng tri
thức khoa học để điều khiển quá trình sản xuất. Do những biến đổi căn bản về vai
trò của khoa học đối với sản xuất mà khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Ý thức triết học: Đây là loại ý thức đặc biệt và cao nhất củatri thức cũng như của các ý
thức xã hội. Triết học, nhất là Triết học Mác-Lênin cung cấp cho con người tri thức về
thế giới như một chỉnh thể thông qua việc tổng kết toàn bộ lịch sử phát triển của khoa
học và chính bản thân triết học. Khi đánh giá mối liên hệ của tinh thần với triết học,
Hêghen khẳng định: “Xét từ góc độ tinhthần, chúng ta có thể gọi Triết học là cái cần thiết nhất.”
 Đồng thời, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, triết học nói chung và nhất
là triết học duy vật biện chứng nói riêng, có sứ mệnh trở thành thế giới quan, mà
cơ sở và hạt nhân của thế giới quan đó là tri thức. Chính thế giới quan đó giúp
con người trả lời cho các câu hỏi được nhân loại từ xưa tới nay thường xuyên đặt ra cho mình.
 Như vậy, thế giới quan triết học bao hàm trong nó cả nhân sinh quan. Trong thời
đại hiện nay, thế giới quan khoa học chân chính nhất là thế giới quan triết học
duy vật biện chứng. Triết học duy vật biện chứng có vai trò to lớn để nhận thức
đúng đắn ý nghĩa và vai trò của các hình thái ý thức xã hội khác; để xác định
đúng đắn vị trí của những hình thái ấy trong cuộc sống và trong xã hội để nhận
thức tính quy luật cùng những đặc điểm và sự phát triển của chúng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO