Mẹ và quả | Soạn văn 7 Cánh diều
Mời các bạn học sinh tham khảo bài Soạn văn 7: Mẹ và quả, rất hữu ích và cần thiết. Các bạn học sinh lớp 7 có thể tham khảo để chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Preview text:
Soạn văn 7: Mẹ và quả
Soạn bài Mẹ và quả - Mẫu 1 1. Chuẩn bị
- Tác giả Nguyễn Khoa Điềm:
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943
Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964,
ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố,
xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..
Sau khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên - Huế.
Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng
thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin,
từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư trung
ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương.
Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu
lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường
ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm
(tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007)...
- Khi nghĩa về cha mẹ, điều khiến bản thân cảm thấy xúc động là sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. 2. Đọc hiểu
Câu 1. Số tiếng ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ “lặn” và “mọc” ở đây nghĩa là gì?
- Số tiếng ở mỗi dòng có 7 và 8 tiếng xen kẽ; Vần chân và vần cách, nhịp thơ linh hoạt.
- Từ “lặn” và “mọc” ý chỉ mùa quả đến rồi lại đi, “mọc” là đến mùa ra quả, còn
“lặn” là hết mùa quả.
Câu 2. Hình ảnh này minh họa cho nội dung nào của bài thơ?
Hình ảnh minh họa cho nội dung: Người mẹ đang vun trồng, chăm sóc cây bầu và cây bí.
Câu 3. Em hiểu “lớn lên” và “lớn xuống” ở dòng thơ số 5 và số 6 như thế nào?
“Lớn lên”: Sự khôn lớn, trưởng thành của con người.
“Lớn xuống”: Sự phát triển của trái bầu, trái bí (Quả mọc từ trên giàn cao
sẽ hướng xuống mặt đất ).
Câu 4. Từ “quả” ở khổ 1 và từ “quả” ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?
Từ “quả” có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3 (khổ 1).
Từ “quả” có ý nghĩa tượng trưng trong các câu thơ 9 và 12 (khổ 3), chỉ
những đứa con đã khôn lớn dưới sự chăm sóc của người mẹ.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của
người nói như thế nào?
Bài thơ là lời của người con, nói với mẹ về công lao chăm sóc, nuôi
dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại.
Tâm trạng và thái độ của người nói: Biết ơn, tự hào và trân trọng người mẹ.
Câu 2. Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc
vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?
Những dòng thơ: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Người mẹ trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, đảm đang. Mẹ đã
chăm sóc, vun trồng cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Chúng lớn lên nhờ sự
vất vả lặng thầm của người mẹ biết bao năm tháng. Cũng giống như
những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, yêu thương của người mẹ.
Câu 3. Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ
ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
- Từ ngữ: giản dị, dễ hiểu
- Hình ảnh mang tính biểu tượng như: mùa quả lặn rồi mọc, giọt mồ hôi mặn, quả non xanh.
- Vần, nhịp: Vận dụng linh hoạt.
- Biện pháp tu từ: So sánh (Những mùa quả lặn rồi lại mọc/Như Mặt Trời, khi
như Mặt Trăng); Ẩn dụ (Mình vẫn còn một thứ quả non xanh), Nói giảm nói
tránh (Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi)...
Câu 4. Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn
còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao
điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?
- Nhà thơ“hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” vì:
Trước hết, “quả non xanh” ý chỉ con người chưa khôn lớn, trưởng thành. Hình
ảnh “bàn tay mẹ mỏi” ý chỉ mẹ đã già yếu đi. Tác giả cảm thấy “hoảng sợ” khi
mình vẫn còn chưa trưởng thành để mẹ vẫn phải lo lắng cho mình. Tác giả cũng
sợ rằng không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
- Bài thơ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của nhà thơ.
Câu 5. Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?
Dòng thơ, khổ thơ yêu thích: Khổ cuối
Bài thơ nói giúp về: Sự kính trọng, biết ơn và lòng yêu thương dành cho cha mẹ.
Soạn bài Mẹ và quả - Mẫu 2
Câu 1. Bài thơ là lời của ai, nói với ai và về điều gì? Tâm trạng và thái độ của
người nói như thế nào?
Bài thơ là lời của đứa con, nói với người mẹ; nói về công lao chăm sóc, nuôi
dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại.
Tâm trạng và thái độ của người nói: Lòng biết ơn, trân trọng và yêu thương.
Câu 2. Người mẹ trong bài thơ không được miêu tả trực tiếp, nhưng người đọc
vẫn nhận ra được phẩm chất của bà qua những dòng thơ nào?
Những dòng thơ: Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Phẩm chất của người mẹ: Một người phụ nữ tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm
sóc, vun trồng cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Chúng lớn lên nhờ sự vất vả
lặng thầm của người mẹ biết bao năm tháng. Cũng giống như những đứa
con được mẹ nuôi dưỡng, yêu thương của người mẹ.
Câu 3. Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ
ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…
Từ ngữ dễ hiểu, mộc mạc
Hình ảnh mang tính biểu tượng như: mùa quả lặn rồi mọc, giọt mồ hôi mặn, quả non xanh.
Vần, nhịp vận dụng một cách linh hoạt
Biện pháp tu từ: So sánh (Những mùa quả lặn rồi lại mọc/Như Mặt Trời, khi
như Mặt Trăng); Ẩn dụ (Mình vẫn còn một thứ quả non xanh), Nói giảm nói
tránh (Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi)...
Câu 4. Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn
còn là “một thứ quả non xanh”? (Gợi ý: “Quả non xanh” chỉ điều gì? Tại sao
điều ấy làm tác giả “hoảng sợ”?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?
- Nhà thơ “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” vì:
Trước hết, “quả non xanh” ý chỉ con người chưa khôn lớn, trưởng thành. Hình
ảnh “bàn tay mẹ mỏi” ý chỉ mẹ đã già yếu đi. Tác giả cảm thấy “hoảng sợ” khi
mình vẫn còn chưa trưởng thành để mẹ vẫn phải lo lắng cho mình. Tác giả cũng
sợ rằng không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ.
- Bài thơ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của nhà thơ.
Câu 5. Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?
Dòng thơ yêu thích: “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng
thầm lặng mẹ tôi” đã khắc họa hình ảnh người mẹ hiện lên thật đáng trân trọng và yêu mến.
Bài thơ nói giúp về: Sự kính trọng, biết ơn và lòng yêu thương dành cho cha mẹ.